NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
Văn bản : LỚP 8 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích “ Bình Ngô đại cáo”) Ng. Trãi I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả -Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442). - Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh dân văn hóa thế giới. 2. Tác phẩm - Thể loại: Cáo - Thể văn nghị luận cổ, có tính chất hùng biện. Thường được biết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, các câu dài, ngắn, không gò bó, mỗi cặp có hai vế đối nhau. - Bài cáo này được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục ( từng cặp cặp câu, mỗi câu 10 chữ, ngắt theo nhịp 4/6), kết cấu 4 phần theo thể cao nói chung. - Hoàn cảnh ra đời: + Trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng ( đầu 1428) Tổ quốc sạch bóng quân thù, đất nước bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên phục hưng dân tộc. - Vị trí đoạn trích: Phần đàu của bài bình ngô đại cáo” nêu luận đề chính nghĩa với 2 nội dung chính: + Nguyên lí nhân nghĩa +Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc. II/ Đọc_ hiểu văn bản: 1. Nguyên lí nhân nghĩa: - Nguyên lí nhân nghĩa cơ bản Nhân nghĩa +Yêu dân ( Dân tộc Đại Việt đang bị xâm lược) +Trừ bạo ( giặc Minh cướp nước) Nhân nghĩa gắn với yêu nước, chông quân xâm lược. • Theo Nho giáo: “ Nhân nghĩa” => quan hệ giữa người với người. • Theo Nguyễn Trãi: “ Nhân nghĩa” => quan hệ giữa dân tộc và dân tộc. Là nội dung mới _ sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với Nho giáo. 2. Vị trí nộ dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt ( 8 câu tiếp theo) - Sau nguyên lí nhân nghĩa => độc lập chủ quyền - Nội dung: + Nền văn hiến lâu đời ( yếu tố cơ bản nhất) + Cương vực lãnh thổ +Phong tục tập quán. + Lịch sử riêng. + Chế đọ chủ quyền riêng. Xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc Tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài “ Nam Quốc Sơn Hà” ( 2 yếu tố: lãnh thổ_ chủ quyền). 3. Nghệ thuật : - Sử dụng những từ ngữ có tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời. - So sánh ngang bằng. - Dùng dẫn chứng thực tiễn: lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Độ, Ô MÃ => Tăng sức thuyết phục cho lập luận, thể hiện niềm tự hào dân tộc.