(BQ) Phần 2 cuốn giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc tiểu học mầm non giới thiệu tới người đọc các nội dung: Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1„ CHƯƠNG lIIl -.-.-«« TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MÂM NON
I _ SỰ GẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HợP
THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Một trong những mục tiêu giáo dục mầm non là phát triển ở trẻ một số giá trị,
nét tính cách, phẩm chất và năng lực như mạnh dạn, tự tin, tự lực, sáng tạo, linh
hoạt, dễ hoà nhập, dễ chia sẻ, dễ hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia
vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một và các bậc học sau có kết quả như mong đợi
Trẻ em lứa tuổi mầm non có nhu cầu hoạt động rất sớm vì chúng muốn hiểu biết vẻ thế giới xung quanh, muốn tìm hiểu, khám phá và chính nhu câu
nhận thức vẻ thế giới xung quanh của trẻ trở thành động lực giúp trẻ tích cực
trong khi hoạt động Việc dạy cho trẻ lĩnh hội được các thao tác trí tuệ khác
nhau là rất quan trọng, bởi lẽ chính thao tác trí tuệ tạo điều kiện phát triển tính
tích cực của trẻ, hình thành hệ thống thao tác trí tuệ giúp trẻ lĩnh hội những tri thức mới, thông tin mới vẻ thế giới xung quanh Quá trình lĩnh hội tri thức cũng như hiệu quả của quá trình ấy phụ thuộc vào sự sáng đạ, óc quan sát, tính tự lập, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực trí tuệ của trẻ Mà muốn đứa trẻ bộc lộ được những phẩm chất trên thì cần phải tạo điều điều kiện cho trẻ được đứng ở vị trí của “nhà nghiên cứu” để tìm ra con đường giải quyết nhiệm vụ nhận thức một cách đúng đắn Giáo dục tích hợp theo chủ để đã đáp ứng được điều kiện này Việc tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ để ở trường, lớp mầm non giúp cho trẻ nhanh chóng thích ứng, hoà nhập tích cực vào các mối
quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực và sáng tạo theo khả năng, theo nhu cầu, hứng thú của trẻ
Thực tiễn chương trình giáo dục mầm non trước đây được chỉnh lí, biên soạn và thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX đã bộc lộ những hạn chế nhất định
Trang 2Hạn chế lớn nhất của chương trình đó là coi giáo viên là trung tâm của quá trình giáo dục trẻ, áp đặt trẻ theo ý muốn chủ quan của người lớn Từ đó, trẻ không phát huy được tính tích cực, sáng tạo và biến thành những con người thụ động,
phụ thuộc
Nội dung giáo dục trẻ chưa gắn chặt với cuộc sống thực của trẻ và còn bị
chồng chéo vào nhau Nội dung giáo dục được chia theo phân môn học như ở phổ
thông dẫn đến hiện tượng phổ thông hoá ở trường mâm non
Các bài soạn gợi ý hướng dẫn có sẵn, ban hành chung trong toàn quốc làm giảm sức sáng tạo của giáo viên dẫn đến hiện tượng giáo dục trẻ rập khuôn, cứng nhắc, không quan tâm đến đặc điểm cá nhân trẻ, không chú ý đến sự khác biệt giữa các vùng, miễn khác nhau Công tác đánh giá trong giáo dục mầm non còn mang tính
hình thức, không khai thác được tiềm năng của trẻ trong hoạt động
Như vậy, về cơ bản chương trình cũ còn coi trọng mục tiêu cung cấp kiến thức và kĩ năng đơn lẻ, khai thác nhiều nội dung gây nên tình trạng quá tải, dạy trước,
học trước Kiến thức, kĩ năng mang tính áp đặt theo chủ quan của người lớn, coi nhẹ vốn kinh nghiệm của trẻ và hơn thế không xuất phát từ cuộc sống thực của trẻ số kiến thức, kĩ năng trong chương trình còn chưa cập nhật và phù hợp với khả năng của trẻ trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay
Trong xu thế đổi mới và phát triển của ngành giáo dục mầm non hiện nay cần có nhiều cách tiếp cận mới về nội dung, phương pháp cũng như hình thức giáo dục
trẻ Một trong những cách tiếp cận ấy là ứiếp cận tích hợp theo chủ dé trong giáo
dục mâm non
Phương pháp tiếp cận này dựa trên quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” của Dewey, giáo dục trẻ cần dựa trên đặc điểm cá nhân, phù hợp với nhu cầu, hứng,
thú và nguyện vọng, sở thích của trẻ trên nguyên tắc tự nguyện, chủ động tích cực
tham gia vào các hoạt động cá nhân, của nhóm ở nhà cũng như ở trường mầm non
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, đứa trẻ chỉ có thể hoàn thiện và phát triển ngay chính bản thân mình, thực sự bộc lộ nhu cầu ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động khi và chỉ khi:
~— Trẻ có hứng thú với hoạt động và hiện tượng và sự vật xung quanh
— Trẻ phải có cơ hội và điều kiện để hành động;
"hoạt động tích cực với môi trường
— Giáo viên tạo điều kiện, giúp đỡ kịp thời cho trẻ có thể tích cực hoạt động theo khả năng và nhu cầu của từng trẻ nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non
Trang 3Phương pháp tiếp cận tích hợp theo chủ đề tạo điều kiện cho trẻ có những cơ hội học tập và rèn luyện để trở thành “nhà nghiên cứu”, tạo cơ hội cho giáo viên
mầm non hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá những sự kiện, hiện tượng tự nhiện và
xã hội xung quanh trẻ Trong quá trình tìm tồi khám phá, trẻ có cơ hội đặt ra
những câu hỏi, những vấn đẻ quan tâm, thu hút trẻ và trong chừng mực nào đó chúng có thể tự tìm ra câu trả lời Chính điều này kích thích trẻ tích cực suy nghĩ,
vận dụng những điều đã biết để giải quyết các tình huống
II KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ
CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ để cho trẻ được hiểu như là phương pháp đan cài, lồng ghép, đan xen các hoạt động giáo dục theo chủ đề một cách tự nhiên, hài hòa dựa theo nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của trẻ trên cơ sở lấy hoạt
động chủ đạo của lứa tuổi làm “hoạt động công cụ” để tích hợp các hoạt động khác
nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non
Đây chính là quá trình tập hợp những tác động sư phạm phù hợp với khả năng
và tiểm năng vốn có của trẻ nhằm hướng đến việc cung cấp cho trẻ cơ hội vận
dụng kiến thức, kĩ năng trong những hoàn cảnh nhất định, phát huy thế mạnh của
trẻ giúp trẻ tích cực tìm kiếm, lựa chọn va dua ra quyế định của mình đồng thời
tạo điều kiện thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động khác nhau ở trường mầm non
cũng như tạo cơ hội cho giáo viên hướng dẫn trẻ cách tìm hiểu khám phá vẻ những
vấn đê, sự kiện trong môi trường xung quanh
Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đẻ chính là một phương pháp giáo dục mà ở đó một cá nhân hay một nhóm trẻ cùng nhau học tập, tìm kiếm khám phá và nghiên cứu sâu vẻ một chủ đẻ mà trẻ đặc biệt quan tâm và có nhu cầu, có hứng thú
Từ một chủ đề đã được lựa chọn, trẻ cùng nhau tiến hành các hoạt động tìm hiểu, khám phá, phát hiện và thu thập thông tin dưới sự trợ giúp của giáo viên
nhằm lĩnh hội các biểu tượng về sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh
Phương pháp này cung cấp cho trẻ cơ hội được học tập và luyện tập để trở
thành “nhà chuyên môn” và tạo điều kiện cho giáo viên hướng dẫn trẻ cách tìm
hiểu, khám phá về những vấn đẻ, sự kiện, hiện tượng trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh Chính trong quá trình tìm hiểu và khám phá ấy, trẻ có cơ hội đặt ra những vấn để hay câu hỏi dự đoán rồi tự tìm ra câu trả lời, điều này kích thích trẻ tích cực suy nghĩ, tích cực vận dụng các kĩ năng xã hội đã biết vào
Trang 4
những tình huống, hoàn cảnh phù hợp có ý nghĩa với trẻ giúp trẻ phát triển kĩ năng
giao tiếp, diễn đạt cũng như phát triển tư duy lôgic
Mục tiêu cơ bản của việc tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ để ở trường mầm non là nhằm khai thác tiêm năng cũng như “thế giới tỉnh thân của tr, hướng tới hình thành và phát triển các kiến thức, kĩ năng, xu hướng và cảm nhận
của các em cả vẻ trí tuệ, đạo đức, tình cảm và thẩm mĩ,
Theo một số nhà giáo dục như Katz và Chard cho rằng mục đích cơ bản của phương pháp tiếp cận chủ để là:
— Tăng cường và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh Tăng cường hoạt động khám phá, tìm hiểu theo chit dé thông qua các hoạt động đặc biệt
là hoạt động học có chủ đích một cách tự giác và tự nguyện
~— Phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động của chúng ở
trường mâm non Giáo viên phải biết tạo ra những tình huống có vấn đề, mang tính chất tìm kiếm và khuyến khích trẻ suy nghĩ, sáng tạo, tích cực tìm ra nhiều các
giải quyết bằng nhiều con đường khác nhau
~ Giúp trẻ phát triển nhận thức đồng thời hình thành cho trẻ kĩ năng làm việc theo nhóm, phát triển tình cảm bạn bè, gắn bó và biết chia sẻ cùng nhau,
~ Kết hợp chặt chẽ giữa cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ với thực tiễn hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non cũng như ở nhà
Như vậy, tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ để được coi như là một phương pháp tiếp cận chủ đẻ được thực hiện bởi một cá nhân hay một nhóm trẻ trong các hoạt động tìm hiểu, khám phá theo chủ đề ở trường mâm non, ở một nhóm lớp hay ở nhà dưới sự tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục (cô giáo hoặc bố mẹ của tré, ) Quá trình khám phá tìm hiểu theo chủ để cung cấp cho trẻ cơ hội vận dụng những điều đã biết vào hoàn cảnh thực tiến của cuộc sống, trẻ được trực tiếp lựa chọn các nội dung có thể thực hiện được và lựa chọn phương pháp thuận lợi và phù hợp với trẻ để thực hiện Trong quá trình khám phá chủ để thì động cơ bên trong giữ vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng kiến thức, kĩ năng của trẻ làm cho trẻ tích cực và năng động khi đưa ra sự lựa chọn của mình và đi đến quyết định
ll MOT SO YEU CẦU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DUC TICH HOP THEO CHU ĐỀ CHO TRE MAM NON
— Coi trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục, tổ chức hoạt động theo nhu câu, hứng thú và sự tự nguyện của trẻ Nhà giáo dục là người tổ chức, hướng dẫn,
Trang 5tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ phát triển theo nhu cầu hứng thú, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi cũng như đặc điểm của từng cá nhân trẻ
— Tổ chức lỏng ghép, đan cài các hoạt động giáo dục theo chủ để dưới các
tình thức khác nhau (cá nhân, nhóm, ) dựa trên cơ sở lấy hoạt động chủ đạo của
lứa tuổi làm “hoạt động công cụ” để lỏng ghép, tích hợp theo các chủ đẻ Từ đó nhằm hình thành những phẩm chất chung, giúp trẻ có khả năng giải quyết những tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa đối với cuộc sống thực của chúng
— Nội dung giáo dục được thiết kế theo các chủ để gần gũi với trẻ Nội dung các chủ để được mở rộng dân theo hướng đồng tâm phát triển từ lứa tuổi nhà trẻ
lên đến tuổi mẫu giáo
— Giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt vận dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức môi trường đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động, trải nghiệm trong khám phá, tìm hiểu theo các chủ đề
— Khuyến khích giáo viên xác định, lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động của trẻ một cách đa dạng, giúp trẻ có hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo nhiều cách khác nhau
~ Quan tam xây dựng môi trường giáo dục hấp dẫn, lành mạnh, an toàn và khuyến khích giáo viên tận dụng các vật liệu thiên nhiên, phế liệu làm đỏ dùng, đồ
chơi cho trẻ một cách sáng tạo
~ Đánh giá thường xuyên kết quả hoạt động giáo dục trẻ và coi đây là cơ sở quan trọng để điều chỉnh cũng như lập kế hoạch cho chu kì giáo dục tiếp theo
IV PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HOP THEO CHU ĐỀ
Ở TRƯỜNG MẦM NON
1 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề
Là cách thức tổ chức đan cài, lồng ghép, tích hợp các hoạt động cùng nhau của giáo viên và trẻ theo chủ để dựa vào nhu cầu, hứng thú của trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tích hợp đã đặt ra
Phương pháp giáo dục trẻ theo hướng tích hợp dựa trên quan điểm “hướng vào trẻ” hay "lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ chính là người quyết định đến việc học, việc chơi của mình Giáo viên có thể cùng trẻ tham gia khám phá, cùng học cùng giải quyết và cùng đi tới những kết luận cụ thể
Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực, tích cực vận dụng vốn kinh nghiệm đã có vào các hoàn cảnh mới, được thử sức mình trong các điều kiện
Trang 6khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra trong các hoạt động khám phá
theo chủ dé dựa vào sở thích, hứng thú Và như thế, nhiệm vụ chính của giáo viên ở đây, một mặt là tổ chức cho trẻ hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ tích cực
hoạt động, dẫn dắt trẻ, giúp từng cá nhân cũng như toàn thể nhóm trẻ đạt được mục đích và thoả mãn nhu cầu được hoạt động, tìm kiếm khám phá môi trường
xung quanh của mình Mặt khác dựa vào hoạt động thực tiễn của mình và nghiên
cứu kinh nghiệm của đồng nghiệp khác, giáo viên cần tích luỹ nhiều biện pháp tổ chức hoạt động đa dạng, sử dụng chúng một cách có hệ thống nhằm chiếm lĩnh nghệ thuật sư phạm và phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động cá
nhân của mình
Giáo viên tổ chức các hoạt động tìm tồi khám phá, tổ chức các tình huống
giáo dục, tận dụng cơ hội, tăng cường giao tiếp, tạo hoàn cảnh thực tiễn để trẻ trải
nghiệm Trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục đa dạng và hấp dẫn chúng sẽ có hứng thú và động lực để tích cực hoạt động
2 Các nhóm phương pháp thường sử dụng trong tổ chức hoạt động
giáo dục tích hợp theo chủ đề
Đổi mới phương pháp giáo dục từ xu hướng coi giáo viên là trung tâm của quá trình giáo dục thành xu hướng lấy trẻ làm trung tâm còn giáo viên là người tạo cơ
hội, hướng dẫn trẻ học theo đúng khả năng và nhu cầu của bản thân là một quá trình lâu dài Phương pháp đổi mới phải được kế thừa, phát triển dựa trên các thành tựu vẻ phương pháp khoa học giáo dục mâm non trên thế giới, trong khu vực và ở Viet Nam, phải chọn lọc và vận dụng những kinh nghiệm tiên tiến ở nước ngoài
phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh giáo dục mầm non trong nước Học tập và đón
đâu các kinh nghiệm tiên tiến trong giáo dục trẻ mẫu giáo là bước đi của quá trình
đổi mới ở bậc học Mầm non ở nước ta và đây là việc làm cần thiết có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn
Việc triển khai và vận dụng phương pháp tích hợp theo chủ đẻ phải linh hoạt, mềm dẻo theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường, lớp, vùng, miền, địa
phương tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm trong các hoạt động một
cách chủ động, sáng tạo giúp trẻ phát huy được sở trường và khả năng vốn có của chúng góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ toàn diện cả vẻ thể chất,
tinh than và trí tuệ
Tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục ở trường mâm non theo hướng
tích hợp có thể sử dụng một số phương pháp “tấn công, não” kích thích trẻ tư
duy và khuyến khích trẻ vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết vào các tình huống
Trang 7có ý nghĩa đối với trẻ, ủng hộ các quyết định và sự lựa chọn của trẻ trong qua trình tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh thông qua các chủ để gần gũi với
trẻ Các phương pháp có thể kể đến như phương pháp trực quan; phương pháp thực hành, trải nghiệm; phương pháp trò chơi; phương pháp lời nói; phương
pháp tạo tình huống có tính vấn để, mang tính tìm kiếm; phương pháp động viên khuyến khích trẻ; phương pháp phân tích đánh giá sản phẩm hoạt động
của trẻ, Các phương pháp trên hỗ trợ bổ sung lẫn cho nhau trong quá trình
giáo dục trẻ theo chủ đề
Một số nhóm phương pháp thường được dùng trong hoạt động tích hợp theo chủ đề ở trường mâm non nước ta hiện nay:
a Phương pháp trực quan
Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong dạy học theo chủ đẻ, nó phù
hợp với tư duy trực quan của trẻ mẫu giáo Vì vậy, giáo viên cần tăng cường cho
trẻ được sử dụng các giác quan trong quá trình tìm hiểu, khám phá các chủ đề
Tạo cơ hội, điều kiện phương tiện cho trẻ tìm tòi, khám phá bằng cách xây dựng và duy trì các góc học — chơi theo nhóm, tạo điểu kiện vẻ thời gian và không gian cùng những điều kiện phương tiện đồ dùng, đồ chơi cần thiết theo
chủ đề
Chuẩn bị môi trường cho trẻ học qua sự khám phá, tìm tòi và giao tiếp với người lớn, với bạn bè và các học liệu đa dạng, hấp dẫn
b Sử dụng trò chơi nhằm tích cực hoá hoạt động của trẻ
Hoạt động chơi chiếm vị trí trung tâm trong chương trình giáo dục mầm non
Trẻ mẫu giáo học tốt nhất là học thông qua chơi Vì thế, giáo viên cẩn phải sử dụng nhiều trò chơi hấp dẫn, phù hợp với chủ đề khám phá của trẻ
Cho trẻ học thông qua hoạt động chơi tự chọn trong môi trường chơi đa dạng và hấp dẫn đã được hoạch định
Tạo ra hoàn cảnh chơi, tình huống chơi, các vai chơi trong dạy học tích hợp theo chủ để cho trẻ mẫu giáo
c Phuong pháp thực hành, trải nghiệm
Trẻ mẫu giáo thực sự nắm bắt được các đặc điểm, tính chất bên trong của
các sự vật và hiện tượng xung quanh khi chúng được thực hành hoạt động,
Trang 8được trải nghiệm trong thực tiễn Giáo viên cần tăng cường cho trẻ được thực
hành, được trải nghiệm và sử dụng các giác quan trong quá trình khám phá các chủ để gân gũi với trẻ Trên cơ sở đó, phát triển quá trình tư duy và tưởng tượng của trẻ mẫu giáo trong hoạt động khám phá theo chủ đẻ ở trường mầm non
d Khuyến khích và động viên trẻ
Trẻ mẫu giáo rất thích được người lớn khen, những lời khen ngợi, động viên đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp trẻ nỗ lực cố gắng hơn, tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập Giáo viên cân quan sát trẻ trong hoạt động học theo chủ để để có thể động viên, khuyến khích trẻ đúng lúc, giúp trẻ tích cực, sáng tạo hoàn thành
nhiệm vụ học tập đã đặt ra
e Sử dụng phương pháp đan cài, tích hợp các hoạt động thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau theo chủ đề
Việc giáo viên đan cài, lồng ghép các hoạt động của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau (hoạt động chơi, học, giao tiếp, lao động, ) trên cơ sở lấy một hoạt động nào đó của trẻ (thường là hoạt động vui chơi) để tích hợp các nội dung phù hợp theo chủ để sẽ
giúp trẻ hứng thú, tự nhiên trong quá trình tìm hiểu, khám phá chủ đẻ
'Việc đan cài, lồng ghép các hoạt động theo chủ đẻ giúp cho người giáo viên tìm ra cách đạy mới, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khám phá, tìm tòi, giúp chúng trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn Khi khám phá và tìm hiểu các chủ để trong các hoạt động tích hợp, trẻ được làm cái mà chúng thích, được học cái mà chúng cân, được vận dụng vốn kinh nghiệm cá nhân vào những tình huống, những hoàn cảnh có ý nghĩa đối với chúng
g Sử dụng các câu hỏi ngắn gọn kết hợp với việc tạo các tình huống và
cách thức phát hiện để kích thích trí tưỗng tượng sáng tao, kha năng giải
quyết vấn đề, khai thác tối đa những ý tưởng của trẻ
'Việc sử dụng các câu hỏi, lời gợi ý, lời để nghị mang tính định hướng sẽ giúp
tré dé dang hơn trong việc lựa chọn các phương án, các phương tiện để thực hiện
nhiệm vụ đã đặt ra trong quá trình khám phá chủ đẻ Những tình huống giáo viên đưa ra và lôi cuốn trẻ vào các tình huống đó sẽ góp phần khai thác và phát triển
các ý tưởng của trẻ, sẽ kích thích óc sáng tạo, tưởng tượng của trẻ Vì thế, trong
dạy học tích hợp theo chủ đề, giáo viên cẩn tăng cường sử dụng các câu hỏi,
¡ ý, đưa ra các tình huống để kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ; tạo cơ hội cho
Trang 9
trẻ được bộc lộ, được phát triển những dự định, những ý tưởng trong khi học, trong
khi chơi theo các chủ đề
Sau đây là ví dụ cụ thể về việc sử dụng một vài phương pháp nêu trên khi tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề: Sau khi chọn được chủ đề dựa trên hứng
thú, ý thích của trẻ, giáo viên cho trẻ thảo luận, trình bày những điều trẻ đã biết
và những điều trẻ muốn biết về chủ đẻ đó Đồng thời tạo ra cơ hội cho trẻ học cách hợp tác, chia sẻ trách nhiệm trong việc tìm kiếm tài liệu, vật liệu cần thiết bằng những câu hỏi định hướng, lời gợi ý, động viên khuyến khích trẻ chia sẻ cùng nhau tạo ra các tình huống hấp dẫn có vấn đề để trẻ suy nghĩ và quyết định lựa chọn phương tiện, con đường thực hiện dự định và ý tưởng của nhóm, Giáo viên giúp trẻ vạch ra kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề trẻ và nhóm bạn quan tâm, cung cấp cho trẻ cơ hội và điều kiện vận dụng những điều đã biết vào hoàn cảnh, tình huống nhất định mà trẻ gặp phải trong khi khám phá chủ đẻ Thông qua việc thực hiện chủ để giáo viên hướng trẻ biết cách quan sát sự phát triển và
thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh chủ đề, cho trẻ được thực hành trải
nghiệm trong các hoat động khám phá ấy và thông qua đó để giúp trẻ hiểu được vấn đẻ mà trẻ quan tâm Trong quá trình tham gia hoạt động cùng trẻ, giáo viên
đưa ra nhận xét, đánh giá giúp trẻ điều chỉnh các hành vi của mình, khuyến
khích trẻ tham gia vào các trò chơi tự nguyện, làm việc theo nhóm, ủng hộ những sáng kiến của trẻ, phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân, Giáo viên giúp trẻ lựa chọn, trưng bày triển lãm sản phẩm của cá nhân và của nhóm mình và giới thiệu nét độc đáo của các sản phẩm đó với các bạn nhóm khác, lớp khác, với ban giám hiệu và phụ huynh sau mỗi chủ đề
V MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP
THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Có hai hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề, đó là tổ chức hoạt động theo chủ đẻ có sự hướng dẫn của giáo viên và tổ chức hoạt động tự chơi, tự chọn của trẻ trong môi trường giáo dục được sắp xếp theo kế
hoạch, theo nhu cầu hứng thú của trẻ
Hai hình thức hoạt động của trẻ được thực hiện theo cá nhân, theo nhóm nhỏ, nhóm lớn tuỳ thuộc vào mục đích của giáo viên
~ Hoạt động cá nhân thường được sử dụng khi giáo viên muốn trẻ có kiến thức, kĩ năng cụ thể nào đó Hoạt động cá nhân cho phép quan sát đánh giá kha năng thực của từng trẻ để có thể điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của cá
Trang 10~— Hoạt động theo nhóm nhỏ thường được dùng để cung cấp kiến thức mới, giới thiệu các hoạt động, tạo sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa trẻ và đặc biệt phù hợp để
trẻ thảo luận, trao đổi ý tưởng, ý kiến của chúng với nhau
— Hoạt động theo nhóm lớn cho phép trẻ chia sẻ các trải nghiệm và kinh nghiệm hoặc cùng nhau nghe một thông tin nào đó Không gian lớp học, thời gian cho trẻ hoạt động tạo cơ hội kích thích trẻ tìm tồi khám phám phá và tập cho trẻ kĩ năng thực hiện công việc chung và nhiệm vụ được giao đến cùng
1 Tổ chức cho trẻ được hoạt động theo chủ đề có sự hướng dẫn của
giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm
Phân nhóm linh hoạt, và lựa chọn hoạt động cho các nhóm, cá nhân, tập thể lớp dựa vào nhu câu, hứng thú của trẻ
Giáo viên có thể chủ động khởi xướng đưa ra ý tưởng và gợi ý hoặc là khuyến
khích trẻ và duy trì ý tưởng của trẻ,
Giáo viên xác định xem mình nên hợp tác chơi với trẻ như thế nào đó cho
thích hợp, một mặt trợ giúp, hướng dẫn trẻ và mặt khác không lấn át vị thế chủ thể của trẻ trong hoạt động
Cân lưu ý ở đây là hình thức và mức độ tác động từ phía giáo viên dần dần thay đổi, từ sự chỉ dẫn có tính gợi mở khi giáo viên đặt nhiệm vụ này hay nhiệm vụ khác và chỉ cho trẻ phương thức cụ thể thực hiện đến việc tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ tính độc lập của mình trong quá trình hoạt động Lúc này, giáo viên dùng những lời khuyên, lời mách bảo trẻ và khuyến khích trẻ tự mình tìm kiếm cách thức giải quyết tốt nhất để đạt được kết quả cao Những lời khen ngợi, động viên khuyến khích của giáo viên đối với những sáng kiến, câu hỏi và lời đẻ nghị hợp lí của trẻ giúp trẻ hào
hứng, nỗ lực vượt qua một số khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra
Tạo điều kiện cho trẻ dân dân tự lập hơn, lôi cuốn sự tích cực của trẻ và giáo viên giữ vai trò người giám sát, là trọng tài giúp trẻ điều chỉnh các mối quan hệ
trong hoạt động cùng nhau của trẻ Điều cần lưu ý là khi tổ chức cho trẻ hoạt
động, giáo viên phải chú ý đến đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ để có biện pháp đối
đối với trẻ khá, giao cho chúng nhiệm vụ phức tạp hơn, duy trì hứng thú và thúc day tính tích cực của chúng; còn đối với trẻ yếu hơn cần quan tâm giúp đỡ
nhiều, giao cho nhiệm vụ vừa sức và nâng dân độ khó của nó
Trong quá trình tổ chức hoạt động của trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau, giáo viên tạo điều kiện cho trẻ cơ hội thường xuyên được luyện tập, được chơi
Trang 11được vận dụng kinh nghiệm vào trong các tình huống khác nhau Giáo viên dẫn
đất trẻ đi theo từng bậc thang của sự khó khăn và sự thành công, hình thành cho
trẻ kĩ năng thực hành ở mọi lúc, mọi nơi
2 Trẻ tự tổ chức các hoạt động mà trẻ thích dưới nhiều hình thức
khác nhau theo: nhóm nhỏ, nhóm vừa, cả tập thể lớp,
Thông qua hoạt động tự chọn, trẻ có thể khám phá, tìm kiếm những điều mới mẻ thoả mãn nhu cầu học hỏi của mình, trẻ được hoạt động theo những hiểu biết và hứng thú của mình Điều đó giúp trẻ tích cực, chủ động và có sáng kiến trong hoạt động của mình Chẳng hạn, khi tự tổ chức chơi những trò chơi mà trẻ thích, trẻ không cảm thấy “phải chơi”, chúng được tự do tham gia, tự do lựa chọn chơi theo hứng thú, theo nhu cầu của bản thân, được bộc lộ khả năng
cá nhân, được trao đổi nhận xét, tự lựa chọn các giải pháp trong quá trình chơi,
giúp trẻ trở nên năng động hơn, dân dân có kĩ năng nhận xét, đánh giá và tự đánh giá bản thân, giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ với các bạn cùng chơi
Khi tổ chức hình thức này, giáo viên cần tạo ra và duy trì môi trường học tập,
các góc chơi và khuyến khích trẻ trong hoạt động tự chọn
Giáo viên thường xuyên cung cấp cơ hội, kích thích sự tò mò của trẻ; trợ giúp những trẻ có khả năng tổ chức, điều khiển cuộc chơi với các bạn trong nhóm, trong lớp bằng những lời khích lệ, tán thưởng đồng tình; động viên khích lệ cho trẻ
tự chơi, tự hoạt động cùng nhau và tự phát triển
Giáo viên đứng ngoài cuộc, trong vai trò “trọng tài”, giám sát giúp đỡ trẻ khi chúng có yêu cầu cần được giúp đỡ, giúp trẻ phân xử kết quả, điều chỉnh mối quan hệ giữa các trẻ cùng chơi với nhau, khi trẻ xảy ra xung đột hoặc khi thấy trẻ bị cô lập, bị tẩy chay
“Trong khi theo dõi quan sát trẻ, giáo viên có thể tạo cơ hội cho trẻ phát huy
tính tự lập của mình như giúp trẻ kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của chúng
bằng cách đưa ra câu hỏi, lời dé nghị hoặc lời tán thưởng, lời nhận xét, hướng trẻ quan tâm đến kết quả, biết so sánh đối chiếu kết quả của mình với nhiệm vụ được
giao, Nếu thấy chưa được, giáo viên gợi ý cho trẻ tự sửa lỗi
Khi thấy hoạt động của trẻ trở nên nhàm chán, đơn điệu, lặp đi lặp lại nhiều lần giáo viên có thể gợi ý, khuyến khích trẻ tự nghĩ ra nội dung mới
Trang 12CÁC GIAI ĐOẠN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHU BE
Ở TRƯỜNG MẦM NON
'Vận dụng lí thuyết “Điều khiển học” vào việc tổ chức các hoạt động của con người nói chung và hoạt động giáo dục trẻ em nói riêng đều cẩn trải qua ba giai đoạn Đó là giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động, triển khai thực hiện hoạt động và
cuối cùng là đánh giá kết quả hoạt động VI
loạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn quan trọng đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ để ở trường mầm non thành công Sau khi thảo luận thống nhất cùng với trẻ để lựa chọn chủ đề, giáo viên cần phải tiến hành công việc chuẩn bị cho thực hiện triển khai chủ để (mỗi chủ để được chọn thường được trẻ tìm hiểu khám phá trong một thời gian nhất định, thông thường ở một số nước khoảng từ 1 - 2 tuần còn ở nước ta ít nhất là khoảng 2 tuần và nhiều nhất là khoảng 4 hoặc 5 tuân) Ở giai đoạn chuẩn bị này, công việc chính của giáo viên đưa ra lí do chọn chủ để, xây dựng “mạng” nội dung và “mạng” hoạt động, lựa chọn một số
khái niệm cơ bản của chủ đẻ, chuẩn liệu, chuẩn bị môi trường hoạt động
cho trẻ, xây dựng phiếu mục lục các hoạt động cụ thể ở từng nhóm, xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cụ thể theo chủ đề, thông báo cho phụ huynh và đẻ nghị hỗ trợ từ phía gia đình cũng như các lực lượng xã hội trong cộng đồng, đưa ra dự kiến địa điểm tham quan học tập thực tiễn, dự kiến mời nhà chuyên môn đến giao lưu về nội dung chủ đề
Các công việc chuẩn bị được tiến hành như sau:
a Lựa chọn chủ dé
Chủ đẻ có thể do giáo viên xác định hoặc chủ đẻ xuất phát từ nhu cầu và hứng
thú của học sinh (trẻ), hoặc có thể cả giáo viên và trẻ cùng lựa chọn chủ đề cho hoạt động học tập của trẻ ở trường mầm non
Giáo viên có thể chọn chủ đề đã có trong tài liệu hướng dẫn hoặc xây dựng chủ để xuất phát từ nhu cầu thực tế ở địa phương, hay từ sự hứng thú của những
trẻ trong lớp
Chẳng hạn, chủ đề được bắt đâu bởi trẻ Trẻ em thể hiện sự quan tam hứng
thú của chúng bằng cách nêu câu hỏi, tò mò, biểu lộ sự nhiệt tình với các sự vật,
con người, các sự kiện trong cuộc sống Những biểu hiện đó sẽ giúp giáo viên nhận ra chủ để nào đang gây hứng thú cho trẻ Có thể gợi ý cho trẻ mẫu giáo các
Trang 13chủ để theo nhiều cách khác nhau như hỏi các câu gợi mở các ý tưởng chủ đẻ: Em/con có thể chơi với cái đó không? Em/con làm cái này như thế nào? Trẻ có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm từ cuộc sống của mình với bạn ở lớp, từ đó
kích thích trẻ khác tham gia cuộc trao đổi; chia sẻ những thứ ở nhà mang đến
lớp, từ đó thu hút sự quan tâm của những trẻ khác Nếu giáo viên quan sát,
lắng nghe những ý kiến của trẻ thì có thể nhận ra các chủ để thích hợp đối với lớp Những cách làm này thường được áp dụng trong các chương trình có độ linh hoạt cao và giáo viên được đào tạo biết cách thiết lập chương trình theo các mạng chủ đề
Chủ để được bắt đâu bởi giáo viên Thông thường, các chủ đề do giáo viên chủ động đưa ra theo hướng dẫn của chương trình Các chủ đẻ thường được các nước đưa vào chương trình mẫu giáo là: bản thân, gia đình, con người và xã hội, giao thông, động vật, thực vật, các mùa, thời tiết, ngày nghỉ, ngày lễ Vì các chủ để do giáo viên định ra nên muốn đảm bảo đáp ứng sự hứng thú của trẻ, tránh sự áp đặt, giáo viên nên giới thiệu trước ý tưởng của chủ đẻ ở lớp và lắng nghe những ý tưởng của trẻ vẻ chủ để, cho phép trẻ tham gia xây dựng mạng nội dung cũng như các hoạt động trẻ thích thú Qua đó, giáo viên điều chỉnh nội dung hoặc hoạt động trước khi tiến hành Hướng thiết lập chủ đề chương trình theo cách này sẽ dễ dàng hơn cho giáo viên mâm non
'Khi lựa chọn và xây dựng các chủ đề cần lưu ý một số điểm sau đây:
~— Chủ đề được lựa chọn phải có mối liên quan mật thiết với cuộc sống sinh hoạt của trẻ; phải dé tìm kiếm trong môi trường xung quanh các sự vật, hiện tượng có liên quan, địa điểm tham quan học tập thực tiễn và có thể dễ dàng mời được các nhà chuyên môn để trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức vẻ chủ đẻ đó Chủ đề cần đặt tên đơn giản, gần gũi với những kinh nghiệm của trẻ
— Chủ đề phải có sự tích hợp các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội đồng
thời mang lại nhiều cơ hội kích thích trẻ hợp tác cùng nhau, chia sẻ và giao lưu tích cực với nhau giúp trẻ hiểu biết vẻ nhau hơn, đoàn kết thân ái hơn
~— Kiến thức được cung cấp theo nguyên tắc đồng tâm phát triển, từ gần đến xa,
từ đơn giản đến phức tạp, mở rộng dần
— Phải mang đến nhiều cơ hội cho trẻ có thể tham gia tích cực vào các hoạt
động học tập tìm kiếm và nhiều loại trò chơi khác nhau
— Cho phép tích hợp các tri thức khác nhau của các “môn học” trong các hoạt
động của trẻ
Trang 14~ Mỗi chủ đẻ chứa đựng một số nội dung cần thiết, phong phú đủ cho trẻ khám phá ít nhất 1 — 2 tuần
~ Chủ để cũng phải cho thấy được sự quan tâm nhiệt tình và hứng thú của giáo viên đối với chủ đẻ hoạt động
— An toàn đối với trẻ
b Xây dựng “mạng” nội dung và "mạng” hoạt động chủ đề dự thảo
~ “Mạng” nội dung là một hình thức thể hiện các ý tưởng vẻ nội dung, khái niệm của chủ để cẩn cung cấp cho trẻ Nội dung trong từng mạng và giữa các mạng có mối liên hệ qua lại với nhau xoay quanh chủ để trung tâm, giúp giáo viên dễ đàng nhìn thấy ngay được các mối liên quan giữa các nội dung học tập của trẻ và các hoạt động sẽ tiến hành
“Mạng” nội dung chủ đẻ chính là mạng dự thảo được xây dựng trên cơ sở nhận thức và suy nghĩ của giáo viên hay đúng hơn giáo viên thể hiện sự nhận thức, sự suy nghĩ, ý tưởng của bản thân vẻ chủ đề để xây dựng hệ thống chủ đề mạng dự kiến
— “Mạng” hoạt động chính là sự dự kiến các hoạt động sẽ cho trẻ trải nghiệm nhằm khám phá, lĩnh hội nội dung của chủ đẻ Hay nói cách khác, trong khi lựa chọn những khái niệm liên quan đến chủ đẻ, giáo viên định ra các hoạt động sẽ triển khai và những nội dung giáo dục có khả năng mang lại hiệu quả cao
Việc xây dựng các “mạng” theo chủ để sẽ được cô và trẻ cùng thực hiện là
tốt nhất
'Ví dụ, cho trẻ nhỡ (4 — 5 tuổi) khám phá chủ đề “Gia đình” thông qua các hoạt động như: thể dục, vận động, âm nhạc, hát múa, tạo hình, kể chuyện, làm quen với các biểu tượng toán, tìm hiểu môi trường xung quanh, trò chơi, dạo chơi, tham quan Từ mạng hoạt động, giáo viên sẽ lựa chọn 2 — 3 hoạt động phù hợp cho từng, để tài hằng ngày, những hoạt động đó được tích hợp trong một chỉnh thể Qua đó trẻ sẽ tiếp thu các kiến thức và các kĩ năng cần thiết như kĩ năng vận động cơ bản, Kĩ năng phối hợp vận động tay với mắt và vận động toàn thân, kĩ năng giao tiếp,
Những kiến thức và kĩ năng này sẽ tiếp tục được mở rộng ở lớp mẫu
Trang 15Một số hiện tượng tự nhiên Động vật hoang dã Nước và một số l fi
hiện tượng tự nhiên "Thế giới động vat
Nước MÔI TRƯỜNG ‘Dong vat nuôi
Trang 16Tên gọi và đặc điểm của ngành, nghề ị Một số ngành, nghề ị Người làm nghề Các hoạt động của trường mắm non ị Trường mắm non _ || Lớp mẫu giáo |
y Cô giáo của bé
à ý nghĩa nghề MOI TRUONG
và ý nghĩa ngi XKHOI i i Một số phương Wise me | ome tiện giao thông | Bé tham gia giao thông
Hình Ic Mạng nội dung theo chủ đê “Môi trường xã hội”
Lam ý: Từ các chủ đẻ nhánh trên lại tiếp tục xây dựng các “mạng” nội dung
cho các chủ để này
Trang 17Lam ý: Từ các “mạng” hoạt động dự định trên lại tiếp tục thiết kế các “mạng” hoạt động nhánh Hoạt động học tập Hoạt động giao tiếp Hoạt động ngồi trời MƠITRƯỜNG XãAHột Hoạt động vui chơi Chế độ sinh hoạt hằng ngày
Hình 2b Thiết kế “mạng” hoạt động theo chủ đê “Môi trường xã hội” cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Litu ý: Từ các “mạng” hoạt động dự định trên lại tiếp tục thiết kế các “mạng”
hoạt động nhánh
Hoạt động học tập
Hoạt động ngoài trời Hoạt động giao tiếp
Chế độ sinh hoạt hàng ngày
Hình 2c Thiết kế “mạng” hoạt động tích hợp theo chủ đê “Môi trường tự nhiên” trên cơ sổ lấy hoạt động chơi làm hoạt động “công cụ "để lông ghép,
Trang 18Lam ý: Từ các “mạng” hoạt động dự định trên lại hoạt động nhánh tục thiết kế các “mạng” “Chế độ sinh hoạt hằng ngày Thể dục [| "Tổ chức van động Ƒ mm + Hoạt động ngoài trời thể chất Hoạt động họ tộp Hoại động học tập
Hoại động Phát biển Hoạt động
giao tiếp Phat tién ngôn ngữ nhậnthức [-—) chứ
Hoạt động chơi 4 MOI TRUONG |
XAHOL
Chế độ sinh hoạt hằng ngày Chế độ sinh hoạt hằng ngày
Hoat dng choi |, Phat ida Puile: | —HoaLđồng nghệ thuat tình cảm đạo đức thẩm mĩ Hoạt động giao tiếp I ] Chế độ sinh hoạt 5 — hằng ngày Chế độ sinh hoạt hằng ngày Hoạt động chơi
Hình 2d Thiết kế “mạng” hoạt động theo chủ đê “Môi trường xã hội” theo mục tiêu giáo dục cho trẻ mẫu giáo ở trường mâm non
Trong quá trình xây dựng “mạng” nội dung hoặc “mạng” hoạt động, giáo viên cần sử dụng kĩ thuật “động não” Đây là hình thức huy động được cả ý tưởng sáng tạo của những người tham gia xây dựng chủ đề (kể cả trẻ em trong lớp) để làm cho chủ để phù hợp hơn với đặc điểm của trẻ ở lớp và của địa phương, vùng, miễn
c Lựa chọn những khái niệm trọng tâm và từ ngữ cơ bản
Giáo viên sẽ tìm và lựa chọn một số khái niệm trọng tâm và những từ ngữ
phù hợp với trẻ để sử dụng trong quá trình triển khai các hoạt động theo chủ để và những nội dung mang lại cho trẻ những kiến thức cơ bản, trọng tâm của chủ
đề đó
Trang 19d Chuẩn bị môi trường hoạt động theo chủ đề và đề nghị sự giúp đỡ của
gia đình và xã hội
~ Giáo viên dự kiến không gian hoạt động ở trong nhà, ngoài hiên, ngoài
dự kiến tạo các góc hoạt động hay các khu vực hoạt động theo chủ đẻ Suy
nghĩ và dự tính cách bài trí môi trường phù hợp với chủ để, tạo cho trẻ hứng thú và
tích cực tham gia vào hoạt động
— Chuẩn bị và bày biện sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi và học hấp dẫn, phong phú đa đạng vẻ chủng loại, tận dụng vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu, Ngoài ra chuẩn bị thêm những tài liệu như sách vở, tranh ảnh, các đồ vật thật Giáo viên thường xuyên bổ sung, thay đổi đồ chơi, vật liệu chơi và đồ dùng học tập cho trẻ một cách thường xuyên phù hợp với yêu cầu của các hình thức hoạt động giúp cho trẻ có điều kiện tiếp xúc, làm quen với thế giới đồ chơi kì diệu, tạo cho trẻ có cơ hội được hoạt động, được biến đổi những vật liệu chơi tạo ra đồ chơi cho mình cho nhóm
— Dự kiến địa điểm tham quan, mời nhà chuyên môn, chuẩn bị các phương
tiện kĩ thuật trợ giúp (nếu có)
— Thông báo cho phụ huynh vẻ mục đích và nội dung hoạt động theo chủ đẻ, đề nghị họ giúp đỡ và hợp tác trong một số công việc cân thiết như cùng sưu tầm, tìm kiếm và cung cấp tài liệu cho các hoạt động theo chủ đẻ Đồng thời hướng dẫn họ những công việc cần giúp đỡ cho trẻ, trò chuyện, giải đáp thắc mắc và cùng trẻ tìm kiếm trong thời gian trẻ ở gia đình
e Xây dựng mục lục về hoạt động cụ thể ở từng góc
Việc xây dựng mục lục cho các hoạt động cụ thể cho trẻ ở từng góc phải dựa vào những quy định chung của chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đồng thời dựa vào đặc điểm cá nhân trẻ và phải có sự đan cài, lồng ghép tích hợp các hoạt động cụ thể khi thực hiện theo chủ đề Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ tiến hành xây dựng mục lục các hoạt động cụ thể theo từng góc
hoạt động một cách có hệ thống
ø Lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề và phân nhóm linh hoạt
Việc lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề và phân nhóm linh hoạt là khâu đâu
tiên không thể thiếu được của công tác tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, nó có vai
trò định hướng trong hoạt động của giáo viên và trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tích hợp đã đặt ra
Trang 20Việc kế hoạch hoá các tác động sư phạm cụ thể và phân nhóm linh hoạt trong hoạt động cùng nhau của giáo viên và trẻ hướng tới sự hình thành và phát triển các
hình thức hoạt động của trẻ có hệ thống theo một trình tự từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự phát triển toàn diện, liên tục
của trẻ và đặc biệt là phát huy được tính chủ động, của trẻ và của cô
`Yêu cầu khi lập kế hoạch và phân nhóm linh hoạt tổ chức hoạt động cho trẻ, ngoài việc đảm bảo một số yêu cầu chung của giáo dục như tính mục đích, tính
định hướng, tính phát triển, tính toàn vẹn, tính thực tiễn, còn đảm bảo tính linh
hoạt, mềm dẻo và tính đặc thù từng hoạt động của trẻ, đồng thời đảm bảo được
mối quan hệ biện chứng giữa vai trò chủ thể tích cực của trẻ với vai trò dẫn đất của
người lớn trong các hình thức hoạt động đa dạng
Lập kế hoạch giáo duc theo chủ dé và phân nhóm linh hoạt là một khâu quan trọng trong việc chuẩn bị công tác giáo đục trẻ của người giáo viên mâm non Cả cô giáo và trẻ đều tham gia vào việc hoạch định lập kế hoạch theo nhu cẩu và sự
phát triển của trẻ
Kế hoạch chính là bản dự kiến về ý tưởng, nội dung và cách thực hiện các hoạt động theo chủ để của cô và trẻ trong khoảng thời gian nhất định nhằm phát triển hoạt
động của trẻ Nó được thực hiện một cách tương, đối linh hoạt và mềm dẻo
Kế hoạch giáo dục trẻ ở trường mầm non có nhiều loại như là kế hoạch chung, cho cả chủ đẻ, kế hoạch tuân và kế hoạch hằng ngày theo chủ đề
Bản kế hoạch giáo dục theo chủ để sẽ cho thấy các hoạt động cụ thể được tích: hợp theo chủ đẻ, chỉ ra cụ thể với hoạt động này thì tiến hành vào thời điểm nào, cân bao nhiêu thời gian, mục tiêu giáo dục của hoạt động là gì? Trước khi lập kế
hoạch và phân nhóm phải xác định cơ sở để lập kế hoạch cho trẻ trên cơ sở phân
tích khả năng hiện tại và mức độ phát triển của trẻ trong hoạt động, theo các tiêu
chí đánh giá từ hứng thú đến hoạt động: kĩ năng hoạt động; kĩ năng vận dụng vốn kinh nghiệm đã biết vào các điều kiện mới; khả năng giải quyết nhiệm vụ
được giao,
Bên cạnh đó, lưu ý những trường hợp cá biệt (bao gồm những trẻ đạt mức độ xuất sắc hoặc rất thấp so với tình hình chung của lớp, của nhóm) và có tính đến khả năng mở rộng vốn sống của trẻ do chương trình giáo dục mang lại trong thời
gian tới
Cấu trúc của một bản kế hoạch giáo dục gồm có:
* Mục tiêu giáo dục: đó chính là các mục tiêu cụ thể đặt ra trong hoạt động
giáo dục trẻ
Trang 21* Nội dung giáo dục và hình thức giáo dục: Nội dung giáo dục chính là các nội dung hoạt động hợp theo chủ đề và theo nhu cầu, hứng thú của trẻ Hình thức giáo dục chính là hình thức tổ chức hoạt động của trẻ theo chi dé một cách tự
nhiên, phù hợp với trẻ
* Các phương pháp, biện pháp được lựa chọn: Các cách làm trong hoạt động cùng nhau của giáo viên và trẻ khi khám phá tìm hiểu chủ đề
* Chuẩn bị môi trường giáo dục: bao gồm chuẩn bị không gian và thời gian;
đồ chơi và vật liệu cùng các trang thiết bị cần thiết cho việc tổ chức hoạt động của
giáo viên với trẻ
* Tiến hành thực hiện hoạt động giáo dục: dự kiến tiến hành hoạt động cùng nhau của giáo viên với trẻ, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ tích cực chủ động tìm hiểu, khám phá chủ đề
Ví dụ gợi ý kế hoạch hoạt động giáo dục theo chủ để lớn đã chọn (thời gian trong khoảng 3 — 4 tuân):
Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đê “Thế giới thực vật” Độ tuổi: 1 Mục tiêu giáo dục —Giáo dục sức khoẻ — Phát triển nhận thức — Phát triển ngôn ngữ ~ Giáo dục tình cảm đạo đức — xã hội ~ Giáo dục thẩm mĩ
II Lựa chọn nội dung giáo dục theo chủ đê — Nội dung hoạt động chính
— Nội dung các hoạt động tích hợp
THỊ Chuẩn bị môi trường hoạt động theo chủ đê
— Tạo không gian hoạt động cho trẻ (có thể tạo các góc, tạo các khu vực hoạt
động) ở trong nhà, ngoài trời, ngoài hiên lớp,
~ Chuẩn bi đồ chơi và vật liệu chơi, đồ dùng học tập, vật liệu học từ các nguồn khác nhau, chứ ý tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, trong thiên nhiên
~ Chuẩn bị phương tiện kĩ thuật (nếu có)
Trang 22
IV Dự kiến các phương pháp, biện pháp sé sử dụng V.Tiến hành hoạt động giáo dục trẻ theo chủ đề
~ Tuân 1, Tuần 2, Tuần 4
— Mỗi tuân: Thứ hai, Thứ ba Thứ sáu
Ví dụ gợi ý kế hoạch tuần:
4 Nội dung hoạt động
Mục tiêu caer động giáo dục t Thứ2 | Thứ3 | Thứ4 | thes | Thứ = - - -
Tạo cho trẻ có tâm thế vui vẻ, _ | Đồn trẻ ‘Bén trẻ vào lớp, trao đổi cùng phụ huynh, điểm danh, chuẩn bị vào các hoạt động cho trẻ chơi theo ý thích 'Thể dục sáng 'Ổn định ép, thảo luận về chủ để, về các hoạt động Nhằm phát tiển ngôn ngữ, nhận thức, Hoạt động học 9 hoại động học tong tuần, ống ghép, {ch hợp các hoại động đó
Pháttiển ở tẻ khả năng hợp éc, | Chơivàhoatđộng ngoài | Các góc chơi, các trò chơi (đóng vai, tạo hình, xây chia sễ 'rời, hoạt động góc dựng, học tập, vận động )
Đảm bảo trẻ ăn ngon miệng, | Ve sinh va an tra
biết giữ gìn vệ sinh,
"Trẻ ngủ sâu, ngủ đủ giấc Ngủ trưa
"Đảm bảo đù lượng keo cần biết | An phy
"Đảm bảo trẻ được tự do lựa chọn | Hoạt động chiều Chơi và hoại động theo ý tích
hoạt động
'Kết hợp công tác với phụ huynh Trả trẻ "Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
Ví dụ gợi ý lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cụ thể trong ngày:
Trang 23II Lua chọn nội dung học tập theo chủ dé ~ Nội dung hoạt động chính
— Nội dung hoạt động tích hợp
1H Chuẩn bị môi trường hoạt động theo chủ đề — Không gian học tập
— Đồ dùng học tập, vật liệu học theo chủ đề
— Phuong tiện kĩ thuật (nếu có)
1V Dự kiến các phương pháp, biện pháp sẽ sử dụng V Tiến hành hoạt động học theo chủ đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
2 Giai đoạn triển khai thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ để
Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động học tập khám phá, hoạt động chơi, hoạt động giao tiếp hằng ngày theo chủ
để, gợi mở các hoạt động của trẻ, tạo nhiễu tình huống, hoàn cảnh điều kiện cho
trẻ tìm tòi khám phá Trẻ được lôi cuốn tham gia thực hiện các hoạt động đó một cách chủ động tích cực, hứng thú
Giáo viên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng, hấp dẫn dưới
nhiều hình thức khác nhau theo khả năng của chúng và giúp đỡ trẻ giải quyết các
vấn để nảy sinh Tạo cơ hội cho trẻ khám phá và lĩnh hội kiến thức, kĩ năng đó
bằng nhiều con đường khác nhau, theo cách tiếp cận “mở” chứ không vội khép kín
hoặc bắt trẻ phải công nhận, phải ghỉ nhớ
Sau khi đã lựa chọn chủ đề, giáo viên triển khai tổ chức hoạt động giáo dục
tích hợp theo chủ đề cho trẻ theo các bước sau đây: ~ Giới thiệu chủ để cho lớp
— Cho trẻ khám phá, tìm hiểu chủ để qua các hoạt động tích hợp với các
phương tiện học liệu phù hợp
~ Kết thúc hoặc đóng chủ đề
Trang 24— sức khoẻ là những chủ đề thường được cung cấp cho trẻ mẫu giáo ở các nước
cũng như ở nước ta
* Giới thiệu chủ đề
Các chủ để có thể được giới thiệu ở lớp theo nhiều cách khác nhau Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dẫn dát trẻ hướng vào chủ đẻ một cách tự nhiên, logic như trò chuyện, đàm thoại với trẻ, nêu câu hỏi, tạo tình huống, thông qua bài hát, câu đố, 46 vat minh hoa, thông báo cho gia đình vẻ chit dé hoc mới và cha mẹ được yêu cầu giúp trẻ sưu tâm những thứ liên quan đến chủ để đem đến lớp, cùng với lớp lên kế hoạch cho các hoạt động,
*_ Khám phá chủ để
Giáo viên tổ chức cho trẻ khám phá chủ để thông qua các hoạt động mang tính tích hợp, theo một trình tự trong ngày và các ngày tiếp theo Việc khám phá chủ đẻ không phải chỉ diễn ra một lần, một buổi hoặc một ngày mà diễn ra cả vài ba tuần
Những nội dung cần thiết có thể lặp lại ở mức phát triển cao hơn và được đặt
trong mối quan hệ với các chủ để khác (Ví dụ: chủ đẻ “Bản thân” có mối quan hệ
với chủ đề “Gia đình”, với chủ để “Trường mâm non” hoặc với chủ để “Môi trường,
tự nhiên”)
Các hoạt động trong thời điểm tập trung cả lớp (hát, thể dục vận động) hoặc nhóm nhỏ (kể chuyện, nấu ăn, hoạt động góc) sẽ tạo cơ hội cho giáo viên giúp trẻ
mở rộng các khái niệm, vốn từ, kĩ năng phát triển chung cần cho cuộc sống *_ Đóng chủ để
Chủ đề được hoàn thành khi các nội dung hoạt động không thể tiếp tục một cách lôgic nữa hoặc khi đa số trẻ không còn hứng thú Trước khi chuyển sang chủ để mới, giáo viên lên kế hoạch đóng lại chủ để theo nhiều cách khác nhau Chẳng hạn như chuẩn bị cho buổi lễ tổng kết chủ để và trưng bày sản phẩm của
cá nhân trẻ, của cả nhóm, của cả tập thể lớp đã thu hoạch được trong quá trình
hoạt động theo chủ để cho bố mẹ, các bạn ở lớp khác các bạn ở trong lớp cùng chia sé
Cũng có thể cùng trẻ trò chuyện, nhớ lại các hoạt động của tuân qua, chia sẻ những gì chúng đã học được (bài hát, câu chuyện, ), cho trẻ vẽ minh họa một câu chuyện hoặc vẻ những điều trẻ đã học và thích thú ghỉ nhớ, quay video ghỉ lại một hoạt động nào đó để báo hiệu trẻ chuẩn bị sang chủ để mới; giới thiệu
Trang 25chủ đề mới bằng cách cùng trẻ cất các thứ đã trưng bày ở các góc hoạt động, bày các đồ vật mới,
Qua các cách đóng chủ đẻ như vậy, trẻ sẽ không bị giảm hứng thú đột ngột, giáo viên sẽ nắm được mức độ đạt được trên trẻ, củng cố thêm kiến thức hiểu biết của trẻ, cho phép trẻ tự đánh giá và cảm thấy tự hào vẻ sự lớn lên của mình
3 Đánh giá kết quả hoạt động của trẻ theo chủ đề
Việc thực hiện chủ đề bao gồm đánh giá trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc chủ đề Trong thời gian thực hiện các nội dung và hoạt động thuộc chủ đề, giáo viên cần tiến hành đánh giá thường xuyên qua việc lên kế hoạch quan sát, hỏi trẻ hàng ngày, qua sản phẩm của trẻ và ghi vào sổ nhật kí của giáo viên, phiếu kiểm kê môi trường giáo dục, phiếu tự đánh giá của giáo viên
'Việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp giáo viên nhận ra ngay những vấn đẻ và kịp thời điều chỉnh về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học, hoặc môi trường giáo dục Sau khi kết thúc một chủ đề, giáo viên ở lớp cùng nhau trao đổi rút kinh nghiệm về việc thực hiện chủ để và chuẩn bị cho chủ đẻ tiếp theo Hiệu quả tích hợp được xác nhận qua sự tổ chức nhịp nhàng đan xen của các hoạt động, qua sự phong phú đa dạng của các hoạt động hàng ngày, qua sự tham gia hứng thú của
trẻ, và sau hết là những tiến bộ về mặt phát triển của trẻ qua từng thời kì
Đánh giá kết quả hoạt động của trẻ có một vai trò quan trong then chốt của quá trình tổ chức sư phạm bởi vì nó vừa là khâu cuối nhưng lại được coi như bước khởi đầu cho quá trình sư phạm tiếp theo Dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên có thể xác định được chất lượng và hiệu quả của những phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức, phát hiện ra những thiếu sót, tổn tại của chúng để từ đó điều chỉnh và khắc phục, đồng thời đưa ra những dự kiến cho tương lai, hướng tới một kết quả khả quan hơn trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non
Để đánh giá kết quả hoạt động của trẻ (chính là sự hiện thực hoá các mục tiêu đã để ra) cần phải xây dựng những tiêu chí đánh giá Việc đánh giá kết quả hoạt động của trẻ phải căn cứ vào những mục tiêu cụ thể đã để ra trên cơ sở những thông tin đẩy đủ chính xác vẻ mức độ phát triển, khả năng của trẻ trong các hình thức hoạt động của chúng Các thông tin này phải được phân tích một cách đây đủ vẻ tất cả các mặt và đồng thời chỉ ra chiêu hướng phát triển có tính đến đặc điểm
cá nhân của trẻ
Để đánh giá hoạt động của trẻ, đầu tiên giáo viên phải xác định rõ yêu cầu với từng trẻ (sự tiến bộ của trẻ phải được hiểu như là sự nâng cao từ mức độ hiểu biết,
Trang 26Kĩ năng này sang mức độ khác) Vì thế, khi đánh giá kết quả của trẻ cần phải thực hiện một số bước như sau:
— Thu thập thông tin xác định những hiểu biết, kĩ năng hoạt động của trẻ ~— So sánh kiến thức và kĩ năng hiện tại của trẻ với mức độ trước đó
— So sánh kiến thức và kĩ năng hiện tại của trẻ với mục tiêu, yêu cầu cần đạt ở trẻ
Có hai cách thu thập thông tin vẻ khả năng biết và làm của trẻ trong hoạt động
của trẻ:
Cách thứ nhất, quan sát theo dõi thường xuyên hành vi và hoạt động của trẻ
hoặc là xem xét sản phẩm của trẻ trong các hình thức hoạt động của trẻ ở trường mầm non như:
+ Tâm trạng, sự trải nghiệm của trẻ trong khi hoạt động thể hiện việc trẻ thích
chơi gì; có hứng thú hay không có hứng thú; trẻ có biểu lộ vui hay buồn, có biết chia sẻ với các bạn không; có gây xung đột với bạn không; cách giải quyết xung
đột thế nào
+ Những phương thức trẻ sử dụng trong hoạt động đơn điệu hay sáng tạo; trẻ
quyết đoán hay chẩn chừ khi lựa chọn cách giải quyết nhiệm vụ; tần suất hoạt
động của trẻ thế nào; vai trò của trẻ trong hoạt động đó ra sao; trẻ tự chọn hay do
cô khởi xướng; có biết vận dụng kinh nghiệm vốn có vào những hoàn cảnh khác
nhau không; trẻ có kĩ năng đánh giá, kiểm tra kết quả không; trẻ tự phát hiện lỗi
và sửa lỗi hay phải nhờ sự giúp đỡ mách bảo của giáo viên
+ Xem xét kết quả cụ thể: Tất cả những gì quan sát và ghỉ chép, nhận xét đều
được lưu giữ trong túi hồ sơ của từng cá nhân
Cách thứ hai, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi, trò chơi, những tình huống, bài tập trắc nghiệm dưới hình thức chơi trong đó trẻ phải giải quyết một vấn để nào đó
Cả hai cách làm trên đều có điểm mạnh và những hạn chế nhất định Vì thế
trong kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của trẻ ở trường mâm non cần kết hợp
cả hai cách thu thập thông tin trên để có được những thông tin chính xác và khách quan hơn
Muốn đánh giá kết quả giáo dục theo chủ đề một cách thật sự khách quan đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng đánh giá (biết quan sát, chọn cách quan sát phù hợp với đối
tượng và biết ghi chép thông tin cần thiết, biết cách thu thập và xử lí thông tin thu được Số lượng trẻ trong từng lớp, nhóm không quá đông để cô giáo có thể quan sát
Trang 27được từng cá nhân; có phương tiện cần thiết để xử lí các số liệu thu được; đánh giá trẻ
thường xuyên, đánh giá trẻ theo từng ngày, theo từng giai đoạn
VII VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP
THEO CHU DE
“Trong mọi xã hội, người lớn đều giữ vai trò chuyển giao những hiểu biết, kĩ năng cho trẻ em Có những điều trẻ tự học được trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong trò chơi, nhưng trẻ cũng rất cần đến sự hướng dẫn của người lớn như việc dạy trẻ
những ý tưởng mới, giúp trẻ thấy được mối liên hệ giữa những kinh nghiệm đã có với
những vấn đẻ mới trẻ quan tâm Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, trẻ có thể giải quyết
được các vấn đẻ mà chúng không thể tự mình giải quyết được Tuy nhiên, vai trò của
người lớn cần được thể hiện như thế nào để không lấn át vai trò chủ thể của trẻ luôn là
câu hỏi đặt ra cho người lớn khi tham gia vào hoạt động cùng trẻ
Các nhà sư phạm ở các nước Úc, Mĩ, Canađa, Nga, Pháp, Anh, đã khái quát vai trò của giáo viên bằng hình tượng “điển rự”, “thang đỡ” trong các hình thức hoạt động của trẻ Mặc dù còn có những điểm bất đồng về ảnh hưởng của người lớn đến trẻ nhưng họ đều gặp nhau ở chỗ là: để tạo điều kiện giúp đỡ trẻ thực sự trong hoạt động, giáo viên phải là người cộng tác, người làm mẫu, người cổ vũ khuyến khích trẻ, người dàn xếp, điều phối các mối quan hệ, người quan sát, theo dõi trẻ và giúp đỡ khi cần thiết, kịp thời giải quyết mâu thuẫn giữa trẻ; là người lên kế hoạch chơi, đảm bảo môi trường giáo dục và sự an toàn của trẻ trong khi hoạt động Trẻ là
chủ thể tích cực hoạt động, tích cực tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh với
bao điều bí ẩn thú vị nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình Mặc dù vậy, vai
trò của nhà giáo dục không bị loại bỏ, họ chính là người tổ chức, tạo điêu kiệ
irẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ở trường mầm non
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mâm non theo hướng tích hợp hiện nay là một trong các con đường giúp giáo viên mầm non thực hiện mục đích giáo dục trẻ phát triển nhân cách toàn diện Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mâm non, người giáo viên cân biết được các mức độ phát triển khác nhau của trẻ cũng như những đặc điểm cá nhân của chúng như khả năng, hứng thú, giới tính, văn hoá, Từ đó lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đó nhằm đảm bảo sự phát triển chung của trẻ, tạo cho trẻ có cơ hội được hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm sống và các kĩ năng cũng như các năng lực cần thiết cho hiện tại và trong
cuộc sống sau này của trẻ
Trong các hoạt động ở trường mầm non, trẻ luôn là chủ thể tích cực, chủ động
khám phá tìm kiếm và trải nghiệm các tình huống của cuộc sống Tuy nhiên,
Trang 28trong hoạt động của mình trẻ cũng rất cân đến sự giúp đỡ của nhà giáo dục = người tổ chức hướng dẫn giúp đỡ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, được khám phá thế giới hiện thực xung quanh
'Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng đổi mới tích hợp theo chủ để thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với nhau, chúng phù hợp với đặc điểm phát triển tâm — sinh lí, đặc biệt là nhu cầu và hứng thú của trẻ trong hoạt động Trong suốt thời gian trẻ tham gia hoạt động cần phải duy tr tính hap din của nhiệm vụ, tạo cho trẻ có hứng thú, niêm say mê khám phá thế giới thong qua các trò chơi và các hoạt động tìm tòi khám phá Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động, trải nghiệm các tình huống của cuộc sống, làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm của mình Giáo viên và trẻ cùng tham gia vào việc hoạch định kế hoạch
theo nhu cầu và sự phát triển của trẻ Hình thức hoạt động của giáo viên và của trẻ
cũng đa dạng, thường xuyên làm việc với từng cá nhân trẻ, từng nhóm trẻ Trẻ thực
hiện nhiệm vụ theo sự hiểu biết và năng lực của bản thân trong hoạt động cá nhân
cũng như trong nhóm Giáo viên linh hoạt giải quyết các tình huống mới nảy sinh trong nhóm trẻ, giúp đỡ trẻ đúng lúc và phù hợp với khả năng của từng trẻ Trẻ không bị áp đặt, được lựa chọn và tham gia vào hoạt động theo hứng thú và nhu cầu
của bản thân, trẻ trở nên tích cực, chủ động hơn, dân dân biết đánh giá bản thân và
người khác Việc tổ chức các hoạt động của trẻ ở trường mầm non có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với với các yếu tố khác như mục tiêu, nội dung, điều kiện, phương tiện thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động của trẻ ở trường mâm non
vill TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIAO DUC CU THE CHO TRE Ở TRƯỜNG
MẦM NON THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
4 Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non
1.1 Nguyên tắc xây dựng chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non ~— Chương trình giáo dục trẻ được thực hiện trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non Vì thế, chế độ sinh hoạt cần sắp xếp đảm bảo cân đối giữa các
yếu tố sau:
+ Trong lớp, ngoài sân + Tĩnh, động
+ Cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp
+ Vận động của cơ bắp lớn, cơ bắp nhỏ
+ Trẻ chủ động khởi xướng, cô chủ động
Trang 29
— Khoảng thời gian cho các hoạt động được phân phối không cố định cứng nhắc, không bị ràng buộc nghiêm ngặt mà có sự linh hoạt mềm dẻo
~ Đảm bảo trình tự và đủ thời gian cho trẻ thực hiện công việc được giao,
tránh vội vàng, tránh chờ đợi quá lâu khi chuyển tiếp các hoạt động và duy trì ồn
định nhằm tạo thói quen cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày
1.2 Nội dung và phương pháp tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ Đón trẻ, hoạt động tự chọn, thể dục sáng, trò chuyện, điểm danh
~ Giáo viên vui vẻ, âu yếm chào đón trẻ đến lớp tạo cho trẻ cảm giác an toàn, được yêu thương, được chơi ~ học cùng cô và các bạn Giáo viên tranh thủ trao đổi với phụ huynh nếu thấy cần thiết, tạo cho họ có cảm giác an tâm
— Đưa trẻ vào hoạt động fĩnh, cho trẻ tự chọn đồ chơi, trò chơi mà trẻ thích
— Cho trẻ tập thể dục sáng (có thể tập ngoài trời, nếu mưa tập trong nhà) tạo cho trẻ cảm giác sảng khoái khi được vận động và thích thú với việc tập thể dục
~ Giáo viên có thể trò chuyện, trao đổi với trẻ về một số điêu có liên quan đến
vấn để cô và trẻ quan tâm, vẻ bản thân trẻ, về những điều đang xảy ra xung quanh
trẻ Cô tăng cường đưa câu hỏi gợi mở, nêu tình huống để trẻ trả lời giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử
— Điểm danh dưới nhiều hình thức nhằm làm cho trẻ biết tên và quan tâm lẫn nhau
* Hoat động ngoài trời và các hoạt động khác — Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ Nó mang lại cho trẻ nguồn không khí trong lành tự nhiên Trẻ được tiếp xúc với môi trường bên ngoài: nắng, gió, nước, không khí, trẻ được thoả mãn nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp nhận thông tin qua sự khám phá, làm quen với môi trường Tuỳ theo hứng thứ
của trẻ, giáo viên cho trẻ quan sát, làm thí nghiệm ngoài trời, vận động, chơi ở ngoài
trời, ; khêu gợi và khuyến khích trẻ tự khám phá tìm tồi và phát hiện những thay đổi của môi trường thiên nhiên, xã hội xung quanh trẻ (ví dụ, sự thay đổi của thời tiết, của cây cối ngoài sân trường, ); cho trẻ được chơi ngoài sân với những đồ chơi và vật liệu chơi từ thiên nhiên, ôn luyện trò chơi vận động, cho trẻ lao động (nhặt lá, quét sân, thu gom rác, )
Trang 30
* Té chite an
— Tạo cảm giác ăn ngon miệng, vệ sinh ban ăn, bát dia an, vệ sinh tay, chân trước khi ăn, bày biện thức ăn,
~ Động viên khuyến khích trẻ ăn hết phân của mình, quan sát phát hiện và xử lí kịp thời những hiện tượng xảy ra trong bữa ăn như: sặc, hóc, chán ăn, bỏ bữa,
~— Hình thành kĩ năng vệ sinh trước và sau khi ăn uống, tự phục vụ,
*_ Tổchức ngủ
~ Tập cho trẻ thói quen nằm xuống là ngủ ngay, không nói chuyện
~ Quan sát theo đối trẻ trong khi ngủ, xử lí kịp thời những tình huống có thể xảy ra (trẻ di vệ sinh, trẻ khó ngủ, trẻ bỏ ra ngoài )
~— Tập cho trẻ thói quen tự cởi bớt hoặc thay quần áo ngủ khi đi ngủ, tự thu dọn
chỗ ngủ (đối với trẻ mẫu giáo lớn)
*_ Hoạt động tự do buổi chiều và trả trẻ
— Cho trẻ tự chọn công việc mà trẻ thích, giáo viên quan sát và hỗ trợ giúp đỡ
khi cần thiết -
~— Cho trẻ chơi - học theo những nhóm nhỏ, ôn luyện và rèn thói quen làm việc độc lập, phát huy sáng kiến cá nhân
— Sử dụng các câu hỏi kích thích trí tưởng tượng của trẻ, khai thác những ý tưởng của trẻ và giúp trẻ thực hiện ý tưởng đó Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và cố
gắng tìm ra cách giải quyết vấn đẻ mà trẻ quan tâm
~ Tạo ra môi trường cho trẻ tự lực chọn hoạt động và đỏ dùng đồ chơi phù hợp với chúng, sử dụng câu hỏi gợi ý ngắn gọn giúp trẻ nhận biết được những gì liên quan đến hoạt động của chúng,
~ Khi trả trẻ, giáo viên tranh thủ trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày, cùng phụ huynh phối hợp trong công tác giáo dục trẻ
2 Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ em lứa tuổi ấu nhỉ
* Lựa chọn chủ đề, xây dựng “mạng" nội dung và “mạng” hoạt động
theo chủ đề phù hợp độ tuổi: dự kiến cho trẻ khám phá thế giới đồ vật xung
quanh theo chủ dé gần gũi với trẻ thông qua các hoạt động mang tính tích hợp, lồng ghép, đan cài
Trang 31Xác định hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật theo chủ đề đã chọn tùy theo mục tiêu giáo dục lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động với đô vật phù hợp (hướng dẫn có chủ đích của giáo viên hoặc cho trẻ tự chọn hoạt động tự do với
đồ vật theo ý thích của trẻ) Tổ chức linh hoạt theo các hình thức khác nhau, tuỳ
thuộc vào điều kiện, thời gian và sự phân bố chương trình chung *_ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật cho trễ ấu nhỉ
Kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vậtÍngày Độ tháng tuổi:
Chủ đề:
— Mục tiêu giáo dục: kiến thức, kĩ năng và thái độ
~ Nội dung hoạt động: Khám phá thế giới đồ vật (Cái gì)
— Chuẩn bị môi trường hoạt động: liệt kê công việc, đỏ dùng cần cho giáo
viên; công việc, đồ vật cân cho trẻ; thiết lập môi trường đồ vật đồ chơi hấp dẫn,
phong phú và thuận lợi cho việc khám phá của trẻ ~ Dự kiến các phương pháp, biện pháp thực hiện — Tiến hành hoạt động với đồ vật
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
* Chuẩn bị môi trường hoạt động với đồ vật, đồ chơi đa dạng
— Tạo khu vực hoạt động hoặc góc hoạt động trong lớp, ngoài sân trường tùy điều kiện thực tiễn của lớp học
— Chuẩn bị đồ vật, đồ chơi và sắp xếp, bày biện vừa tầm tay trẻ, để ở trạng thái “mở”, màu sắc sặc sỡ, đảm bảo an tồn vệ sinh, khơng sử dụng đồ dùng có kích thước quá nhỏ gây nguy hiểm cho trẻ
*_ Tiến hành cho trẻ thực hiện hoạt động với đồ vật
~ Tạo hứng thú đến hoạt động với đồ vật bằng nhiều cách khác nhau: sử dụng âm nhạc, tạo hoàn cảnh chơi, giới thiệu đồ vật đồ chơi, cho xem vật mẫu,
— Sử dụng phương pháp làm mẫu kết hợp với lời nói giúp trẻ có kĩ năng mới
Dạy trẻ cách chơi, khi chơi trò chơi mới, giáo viên chủ động khởi xướng, tham gia
điều khiển trò chơi, dạy trẻ kĩ năng chơi mới
Trang 32Có hai hình thức dạy trẻ kĩ năng thao tác với đồ vật: gián riếp (cung cấp kĩ năng,
đưa lời khuyên, gợi ý, tạo tình huống chơi ) vA ruc tiếp (trực tiếp làm mẫu)
~— Cho trẻ thực hành hoạt động với đồ vật theo nhu cầu và hứng thú của chúng
Giáo viên quan sát, bao quát theo dõi trẻ hoạt động, sử dụng biện pháp động viên khuyến khích trẻ kịp thời, sửa sai cho trẻ nếu trẻ không làm được
~ Đưa ra hệ thống các câu hỏi hướng trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, tính chất của đồ vật; cung cấp thêm đồ vật, đồ chơi tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được hoạt
động với chúng,
~ Hướng trẻ biết giữ gìn sản phẩm, chơi thân thiện với các bạn bên cạnh *_ Đánh giá kết quả hoạt động với đồ vật của trễ
Sự phát triển của trẻ trong hoạt động với đồ vật được đánh giá theo một số
tiêu chí như hứng thú hoạt động với đồ vật, đỏ chơi, kĩ năng thao tác với đồ vật,
nhận biết và phân biệt đặc điểm tính chất, công dụng của đỏ vật, sản phẩm hoạt
động của trẻ, Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của trẻ, giáo viên tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật tiếp theo cho trẻ ấu nhi ở trường
mầm non
3 Tổ chức hoạt động học cho trẻ (Hoạt động học có sự hướng dẫn chủ
đích của giáo viên)
Lựa chọn chủ đề và xây dựng mục tiêu cho chủ để
~ Thiết kế “mạng” nội dung và “mạng” hoạt động theo chủ để
~ Lập kế hoạch (soạn giáo án) tổ chức hoạt động học cho trẻ theo chủ đề Ví dụ: Kế hoạch (Giáo án) tổ chức hoat déng hoc theo chi: dé/ngay
Độ tuổi:
Chủ đẻ:
~ Mục tiêu giáo dục (quan trọng nhất: trì thức mới, kĩ năng mới, thái độ
~ Nội dung day va hoc: Khám phá đồ vật (hoạt động chính và hoạt động tích hợp)
— Chuẩn bị: liệt kê công việc, đồ dùng cần cho giáo viên; công việc, đồ vật cho
trẻ; thiết lập môi trường học tập linh hoạt, phong phú và thuận lợi cho việc học tập
của trẻ
~ Dự kiến sử dụng các phương pháp, biện pháp thực hiện
Trang 33~ Tiến hành hoạt động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
Chuẩn bị môi trường học tập theo chủ đề
~ Tạo không gian học tập thuận lợi phù hợp với thực tiễn của lớp học
— Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học theo chủ đề; tận dụng đồ vật thật và
nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên, của địa phương
Tổ chức thực hiện hoạt động học cho trẻ
Tiến hành hoạt động của cô và hoạt động của trẻ, giáo viên có thể trò chuyện vẻ chủ để gây hứng thứ cho trẻ; cung cấp kiến thức mới qua hoạt động học, cho trẻ làm, ôn luyện, tạo tình huống cho trẻ tìm kiếm, khám phá, giải quyết vấn để trong điều kiện mới
Giáo viên chú ý đến tiểm năng của từng trẻ để đưa ra kế hoạch hoạt động chung cho tập thể, hoạt động riêng cho cá nhân, cách kiểm soát hoạt động của trẻ, khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi,
Đánh giá về việc học và phát triển của trẻ
Thu thập thông tin và xử lí thông tin vẻ việc học của trẻ, qua đó đưa ra những nhận định về quá trình dạy và học Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tiếp theo cho việc dạy — học tích hợp theo chủ đề
4 Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo * Lập kế hoạch chơi Ví dụ: Kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi của trẻngày ~ Mục tiêu giáo dục (quan trọng nhất): tri thức mới, kĩ năng chơi mới, thái độ chơi của trẻ
— Nội dung chơi: chơi gì, các loại trò chơi
— Chuẩn bị môi trường chơi linh hoạt, phong phú và thuận lợi cho việc chơi
của trẻ
Trang 34~ Dự kiến sử dụng các phương pháp biện pháp hướng dẫn và hình thức tổ chức chơi cho trẻ ~ Tiến hành hoạt động chơi Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
*_ Chuẩn bị môi trường chơi
~ Tạo góc chơi Khu vực chơi trong nhà, ngoài sân, ngoài hiên, ngoài vườn ~ Chuẩn bị đô chơi, vật liệu chơi từ các nguồn như từ các đồ chơi có sẵn trong lớp, từ trong thiên nhiên, tận dụng vật liệu địa phương, đồ phế thải (giấy vụn, bìa
lịch tranh ảnh cũ, ) và dạy trẻ làm đồ chơi *_ Tổ chức hướng dẫn trẻ chơi
~ Tạo hứng thú chơi, cho trẻ tự chọn góc chơi, chọn trò chơi mà chúng thích Điều chỉnh, gợi ý để tránh tình trạng có quá nhiều trẻ trong một chơi hoặc chơi quá lâu trong một góc
~ Giáo viên bao quát các nhóm đã vào chơi, nhóm nào khó khăn giáo viên sẽ giúp đỡ Sau đó giáo viên quan sát trẻ chơi và chỉ can thiệp khi nào cho là cần
thiết Chẳng hạn như trẻ không chơi, trẻ khó khăn trong việc cùng nhau hợp tác
với các bạn khác, khi trò chơi trở nên đơn điệu nhàm chán, lặp lại, khi trẻ yêu cầu, khi có xung đột, khi trẻ có hiện tượng cô lập và bị tẩy chay, Giáo viên can thiệp bằng cách: chơi bên cạnh trẻ, giáo viên chơi làm mẫu, tự nhận xét về mình, khiến trẻ nhìn theo giáo viên và bắt chước (đối với trẻ nhút nhát) Hoặc là chơi cùng trẻ: trẻ vẫn điều khiển, giáo viên sẽ can thiệp vào trò chơi nhàm chán, bế tắc, khi giáo viên muốn điều chỉnh trò chơi
~ Hướng dẫn trẻ cách chơi: khi chơi trò chơi mới, giáo viên chủ động khởi xướng, tham gia điều khiển trò chơi, dạy trẻ kĩ năng chơi mới
Có hai hình thức hướng dẫn chơi: gián riếp (cung cấp kĩ năng, đưa lời khuyên, gợi ý, tạo tình huống chơi ) và rực riếp (đóng vai trực tiếp)
— Tạo điêu kiện cho các nhóm được giao lưu, liên kết với nhau, mở rộng chủ
đề, nội dung chơi
~ Khuyến khích những sáng kiến của trẻ, ủng hộ các dự định (ý đồ chơi) chơi
của trể,
Trang 35~ Kết thúc trò chơi có thể nêu nhận xét về nét độc đáo của nhóm chơi và lưu ý hãy tạo cho trẻ có tâm thế chờ đợi niềm vui ngày mai được chơi tiếp
* Đánh giá về kết quả chơi của trễ, sự phát triển của trễ trong trò chơi
Giáo viên thu thập thông tin và xử lí thông tin về chơi của trẻ bằng nhiều cách
khác nhau Chẳng hạn, giáo viên quan sát kết quả chơi, qua đó đưa ra những nhận định về quá trình chơi Đánh giá hiệu quả chơi trong từng nhóm (từng góc chơi)
theo một số tiêu chí (hứng thú chơi, kĩ năng chơi, nội dung và chủ đề chơi, mối
quan hệ của trẻ trong trd ch
‘Vi du, quan sát trẻ chơi im hiểu về hứng thú chơi; kĩ năng chơi; chủ đề, nội
dung chơi; khả năng sử dụng vật thay thế (vật thật; vật gần giống; mô phỏng theo
cách sử dụng; tưởng tượng; tự tạo ra vật thay thế); quan hệ của trẻ trong khi chơi;
chức năng sử dụng kí hiệu tượng trưng, Kết quả chơi của trẻ sẽ là cơ sở điều
chỉnh cho lần chơi sau được vui hơn, hiệu quả hơn
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Khái niệm về tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đẻ và ý nghĩa của nó
2 Một số yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đẻ ở trường mâm non
3 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ để ở
trường mầm non Lay vi du minh hoa
4 Các giai đoạn tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ để ở trường
mầm non
5 Hãy thiết kế “mạng” nội dung và “mạng” hoạt động theo các chủ đề ở trường
mầm non (cho các độ tuổi mẫu giáo bé, nhỡ, lớn)
6 Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đẻ lớn ở trường mâm non (cho các độ tuổi mẫu giáo bé, nhỡ, lớn)
7 Lập kế hoạch cho từng hoạt động giáo dục cụ thể trong ngày ở trường mầm
non (hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhỉ; hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo ở
các độ tuổi bé, nhố, lớn; hoạt động học tập có chủ đích cho trẻ mẫu giáo ở các
độ tuổi bế, nhỡ, lớn)
Trang 36TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị dịch, NXB Giáo dục
MR Aufauvre-Bouilly, G Henry (2003), Dé gitip trẻ em chơi, Lưu Huy Khánh dịch, NXB Trẻ
Jean Piaget (1999), Tam lí học và giáo dục học, NXB Giáo dục
Lê Thu Hương (2008), Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 — 6 tuổi, NXB Giáo dục
Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo đục học mâm non, NXB Đại học Sư phạm
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mâm non, Ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009
Katz, L.G (1994), The project approach, ERIC Digest, Champaign, IL: ERIC Clearinghouse on the Elementary and Early Childhood Education
A.B Giapôrôgiet, T.A Marcôva (1980), Cơ sở giáo đục học mâm non, NXB Giáo dục Mátxcơva, Bản tiếng Nga
L.X Vugơtxki (1966), Tuyển tập tâm lí học, NXB Mátxcova, Bản tiếng Nga
Trang 37PHAN PHU LUC
THONG TU SO 17/2009/TT - BGDDT
NGAY 25 THANG 7 NAM 2009
CUA BO GIAO DUC VA DAO TAO BAN HANH
Trang 38THONG TU CUA BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 17/2009/TT-BGDĐT
NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2009
BAN HANH CHUONG TRINH GIAO DUC MAM NON BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Can cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và
Dao tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ biên bản thẩm định của Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục mầm non ngày 5/1/2009;
Theo để nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Thông tư như sau:
Điều 1 Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục mầm non
Điều 2 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 9 năm 2009 và thay thế Quyết định số 5205/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẻ việc ban hành Chương trình thí điểm giáo dục mâm non Chương trình giáo dục mâm non ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng cho tất cả các cơ sở giáo dục mâm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Điều 3 Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non trong cả nước
Điều 4 Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,
thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thiện Nhân
Trang 39CHUONG TRINH GIAO DUC MAM NON
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17!2009/TT- BGDĐT
ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
PHẦN MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG A MUC TIEU GIAO DUC MAM NON
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cân thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiểm ẩn, đặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
B YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
1 YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON
— Dam bao tinh khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ
đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp Tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc
sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống
— Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hồ giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học
II YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP GIAO DUC MAM NON
~ Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý
Trang 40đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn vẻ thể chất và tinh thân; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích
cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đỏ vật và vui chơi, kích thích sự
phát triển các giác quan và các chức năng tâm — sỉnh lí; tạo môi trường giáo dục gân gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghỉ với nhà trẻ
~ Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tồi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế
III YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên
qua quan sát hoạt động hằng ngày