Phần 2 cuốn sách Nghiên cứu giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành trình bày các nội dung: Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố; khảo sát tình trạng lo âu - trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên lang thang kiếm sống trên đường phố,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1BAI7
MOT SO DAC DIEM TAM LY co BAN CUA TRE LANG THANG KIEM SONG TREN DUONG PHO
Van Thị Kim Cúc Hoàng Gia Trang
A.MỞ ĐÀU 1 Tầm quan trọng của đề tài
Hơn chục năm nay, ở nước ta, dưới tắc động của kinh tế thị trường
bên cạnh mặt tích cực như cải thiện và nâng cao tình hình kinh tế của người dân cũng đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, trong đó nỗi cộm lên vấn đề trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố Các em này hoặc do tự ý bỏ nhà đi tìm “tự đo” hoặc do gia đình đối xử thô bạo, khắt khe, bố mẹ ly dị, cảnh mẹ ghẻ bố dugng hoặc do muốn bước ra khỏi cảnh nghèo túng của gia đình, cũng có trường hợp bố mẹ khuyến khích con cái ra đi kiếm sống nhằm giúp đỡ kinh tế cho gia đình Theo số liệu tổng hợp của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội, số trẻ em lang thang cả nước tăng từ 14.596 năm 1996 lên 16.263 vào năm 1997 và 19.024 vào năm 1998 (như vậy trong hai năm số lượng trẻ lang thang tăng lên tới 4.428 em), đến năm 1999, con số này đã tăng tới 23.039 và 22.423 vào năm 2000 Năm 2001 con số này là
21.016 em và năm 2002 là 20:230 em, chiếm khoảng 0,1% tổng số trẻ em cả nước
Trang 2Đây là một vấn đề hết sức bức xúc của gia đình và xã hội Riêng ở địa bàn Hà Nội, theo tải liệu của tác giả Phạm Huyền Thanh (2003), năm 1995 có hơn 2.500 trẻ, tới năm 1999, con số này đã tăng lên đến 4.358 em, tăng 64% so với lần điều tra năm 1997 (2.772 em) Tuy thé điều đáng mừng là số trẻ lang thang kiếm sống trên địa bàn Hà Nội giảm đáng kế năm 2002, chỉ còn 1.509 em Phần lớn các em này xuất thân từ các vùng nông thôn
Những năm gần đây, xuất hiện một số công trình nghiên cứu về hiện tượng trẻ em lang thang kiếm sống Đáng kể là các công trình sau: công trình của nhóm các tác giả của Viện nghiên cứu thanh niên "Khảo
sát thực trạng trẻ em đường phố", năm 1995; của tác giả Nguyễn Thuý
Lành "Nghiên cứu trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội" hay của ngành Lao động thương binh xã hội "Khảo sát tình hình trẻ em lang thang Thanh Hoá", năm 2002; của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, do TS, Phạm Đức Quang làm chủ nhiệm "Nghiên cứu các giải pháp giáo
dục trẻ em lang thang Việt Nam" năm 2000 Các cong t trình nghiên cứu
này chủ yếu cung cấp cho chúng ta những thông tỉn về thực trạng, đặc điểm và một số tình hình cuộc sống, bọc tập, giáo dục văn hố phổ thơng, hướng nghiệp, dạy nghề, các chuẩn mực, quan niệm, thái độ của trẻ và gia đình về đời sống gia đình, các yếu tố tác động đến sự ra đi và hội nhập của trẻ lang thang kiếm sống mà chưa quan tâm tới những đặc
điểm tâm lý của những trẻ này, tức là chưa trả lời được các câu hỏi nỗi cộm ding sau sự lựa chọn ra đi kiếm sống lang thang của các em: các
em tự đánh giá mình như thế nào? Các em có những nét nhân cách nỗi trội nào, cụ thẻ là về trí tuệ, tư duy, cảm xúc, tình cảm, khả năng tự kiểm soát? Tâm trạng của các em ra sao trong lúc lang tbang kiếm sống?
Thực tế, trẻ em lang thang, do tuổi còn trẻ, chưa trang bị cho mình
được về mặt nhận thức cũng như về năng lực thích nghỉ, trước những thử thách nghiệt ngã của sự mưu sinh khơng thể thốt khỏi những lo lắng, sợ hãi về chỗ ăn, nghỉ, chỗ làm, về công việc, về bạn bè, kẻ thù
và những nguy cơ nhỡn tiền và tiềm ẩn Điều này ảnh hưởng đến trạng thái sức khoẻ tâm thần của các em, dé nay sinh ở các em những
khuynh hướng ứng xử tiêu cực, phó mặc cho đời và do đó rất dễ sa vào
Trang 3các tệ nạn xã hội Thế nhưng ở nước ta chưa có một công, trình nghiên
cứu nào về vấn đề này Nghiên cứu của chúng tôi về các đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố Hà Nội có tham vọng đưa ra một số chỉ báo về nhân cách, về sự tự đánh giá bản thân, về các cảm xúc chính cũng như trạng thái sức khoẻ tâm thần thông qua
việc đánh giá tỉnh trạng lo âu và mức độ trầm cảm ở trẻ
Nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý cơ bản của thiểu niên lang thang
kiếm, sống ở Hà Nội vừa mang, ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận của đề tài thể hiện ở chỗ cung cấp cho những ai quan tâm vấn đề này những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài cũng như lịch sử nghiên cứu vấn đề, những kết quả nghiên cứu mà giới chuyên môn đã đạt được - đặc biệt các nhà nghiên cứu Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội đặc thù hiện nay - cũng như những câu hỏi còn bỏ ngỏ `Ý nghĩa thực tiễn của đề tai thể hiện ở chỗ từ các kết quả nghiên cứu về thiếu niên lang thang kiếm sống ở Hà Nội, giúp các nhà quản lý xã hội nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về các đặc điểm tâm lý cơ bản của các em, sự tự đánh giá bản thân, một số nét nhân cách, các cảm xúc chung, tình trạng lo âu và trầm cảm ở các em, nhất là các yếu tố cơ bản làm phát sinh tình trạng lo âu, trầm cảm, để từ đó họ có các chính sách quản lý, các biện pháp giáo dục phù hợp, các mô hình hỗ trợ có hiệu quả đối
với những em ở hoàn cảnh này Đặc biệt, qua nghiên cứu các đặc điểm
tâm lý cơ bản của thiểu niên lang thang chúng tôi có tham vọng giúp các gia đình có con em lang thang kiếm sống nhận thức đầy đủ hơn những khó khăn mà con em họ gặp phải để bản thân gia đình có những sự điều chỉnh tích cực, lôi kéo con em trở về sống trong vòng tay gia đình, cùng gia đình tìm những hướng đi tích cực hơn cho cuộc sống của các thành viên gia đình nói chung và nhất là của các em thiếu niên đang cần được hưởng những quyền lợi mà các em vốn có
2 Mục đích nghiên cứu
~ Chỉ ra một số đặc điểm tâm lý cơ bản của thiếu niên lang thang kiếm sống: một số nét nhân cách cơ bản, sự tự đánh giá bản thân, các
cảm xúc chung
Trang 4~ Đánh giá tình trạng lo âu và mức độ trằm cảm và chỉ ra các yếu
tố cơ bản liên quan đến tình trạng, lo âu và trầm cảm ở thiếu niên lang thang kiểm sống trên đường phố Hà Nội
- be xuất một số biện pháp giải quyết vấn để trẻ lang thang và
một số mô hình hỗ trợ thiếu niên lang thang kiếm sống trên đường
phố Hà Nội
3 Nội dung nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu lý luận
~ Định nghĩa các khái niệm, nội hàm các phạm trù thuộc phạm vi : đặc điểm tâm lý, tự đánh giá bản thân, nét aban cách, thiếu niên,
ên lang thang kiếm sống, tình trạng lo âu, rồi loạn trằm cảm ~ Tông quan nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến để tài
đềt thiếu
3.2 Nghiên cứu thực tiễn
~ Một số đặc điểm tâm lý của thiếu niên lang thang kiểm sống: nhân cách, tự đánh giá bản thân, các cảm xúc chung,
- Tình trạng sức khoẻ tâm thần của thiếu niên lang thang kiếm sống trên đường phố Hà Nội, cụ thể là tình trạng lo âu và trầm cảm
~ Tìm hiểu các yếu tổ liên quan đến các đặc điểm tâm lý cơ bản của thiểu niên lang thang kiếm sống 'Yà các tương quan giữa các yếu tố nhân cách, tự đánh giá bản thân, cảm xúc, tình trạng lo âu và trầm cam ở thiếu
niên lang thang kiếm sống trên đường phố thuộc nội thành Hà Nội 4 Khách thể nghiên cứu
58 thiếu niên 12-18 tuổi lang thang kiếm sống trên đường phố Hà Nội
3 Giả thuyết nghiên cứu
Thiếu niên lang thang kiếm sống trên đường phố Hà Nội có tư
duy thực tế, thiếu én định về mặt tình cảm, nhiều cảm xúc tiêu CỰC,
Trang 5một tỷ lệ nhất định các em có rồi loạn lo âu và rối loạn tram cam Tinh trạng này xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố : giới, tuổi, lý do lang thang, số năm lang thang, tính chất cạnh tranh
của việc kiếm sống, các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, quan hệ gia đình và bạn bè của các em
6 Phạm vỉ nghiên cứu
- Thời gian : một năm (từ 7/2003 đến 7/2004)
- Không gian: thiếu niên lang thang kiếm sống trên đường phố
thuộc các quận Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu một cách ngẫu nhiên trên cơ sở số liệu điều tra tháng 11/2002 vẻ trẻ lang thang tại Hà Nội phối hợp giữa Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Sở Công an Hà Nội 7.2 Xác định biến số ~ Biến số độc lập + Giới tính + Tuổi + Lý do lang thang + Số năm lang thang + Quan hệ gia đình + Quan hệ bạn bè - Biến số phụ thuộc:
+ Một số nét nhân cách thiếu niên lang thang + Các cảm xúc chung của thiếu niên lang thang + Sự tự đánh giá bản thân của thiếu niên lang thang + Tinh trang lo âu ở thiếu niên lang thang
+ Mức độ trầm cảm ở thiếu niên lang thang
Trang 67.3 Các phương pháp tiến hành eụ thể
- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về hiện tượng trẻ lang thang cũng như các công trình nghiên cứu ở trên thế giới và trong
nước về trẻ lang thang được tiến hành trong những năm gần đây
~ Phỏng vấn sâu: Lựa chọn 20 em và tiễn hành phỏng vấn sâu với các em này, trên cơ sở đó xây dựng bảng hỏi
~ Nghiên cứu bằng bảng hỏi
- Phương pháp sử dụng thang đo: Sử dụng trắc nghiệm lo âu của Zung (Self Rating Anxiety Scale) va Thang do tram cảm của Beck (Beck Depression Inventory-BDI)
~ Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các phân tích tần số, phân tích nhị biến, các kiểm định t test, ANOVA, phân tích tương tác, hồi quy,
B NỘI DUNG VÀ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 1, Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Đặc điểm tâm lý
Theo Từ điển tiếng Việt (1988), tâm lý là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người
Trong Tâm lý hoc đại cương (2000)', tâm lý được định nghĩa là
bao gồm tất cả những hiện tượng tỉnh thần xảy ra trong đầu óc con
người, gắn liền và điều hành mọi hành động
† Nguyễn Quang Uấn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, 2000
Trang 7Từ đó chúng ta hiểu đặc điểm tâm lý chính là các hiện tượng tỉnh thần, bao gồm các quá trình tâm lý (nhận thức, cảm xúc, hành dong ¥ chi ), các trạng thái tâm lý (chú ý, tâm trạng, .) và các thuộc tính tâm lý (xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực)
'Trong khuôn khổ của dé tài, chúng tôi chỉ tập trung vào một số đặc điểm tâm lý cơ bản đặc trưng cho lứa tuổi thiểu niên: nhận thức về bản thân, cảm xúc, tâm trạng, một số nét nhân cách
1.1.2 Nét nhân cách
Có rất nhiều định nghĩa về nét nhân cách Tuy nhiên điểm chung của các định nghĩa lả xem nét nhân cách là cơ sở để hiểu, mô tả và đánh giá về một cá nhân, giúp ta phân biệt được cá nhân này với hằng loạt các cá nhân khác Rõ ràng nét nhân cách là đặc điểm tương đối bền vững của hành vi con người, lặp đi lặp lại trong những hoàn cảnh khác nhau (Từ điển Tâm: [ý học, 2000)
Do những hạn chế của đề tài, chúng tôi tìm hiểu một số nét chính của nhân cách theo cách phân biệt của Cattell: đặc điểm tư duy, ý chí,
tình cảm và khả năng kiểm soát
1.1.3 Thiếu niễn
Theo Từ điển tiếng Việt, "Thiếu miền lã trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10-11 đến 14-15" (Hoàng Phê, 1998, tr 911) Khái niệm nay tương đương với thuật ngữ “adolescence”: "tuỗi thiếu niên "(Từ điển Pháp - Việt, Lê Khả Kế, 1998, tr 33)! hay “thoi &) giữa tuổi niên thiếu và tuổi trưởng thành trong cuộc đời mỗi người” (Từ điền Anh - Việt, 1991, tr 22) Việc xác định độ tuổi của giai đoạn này còn là vấn đề luôn luôn bàn cãi Chẳng hạn ở Mỹ và châu Âu, người ta hiểu ađolescence là tuổi vị thành niên, từ 10 đến 17 tuổi, còn ở ta, từ thuở xa xa, các cụ đã thường nói “nữ thập tam, nam thập lục", nhưng cũng là để chỉ ra sự thành thục về giới tính
! Lê Khả Kế, Từ điển Pháp - Việt, NXB KHXH Hà Nội, 1998
3 Từ điển Anh -Việt, NXB KHXH, 1997
Trang 8Nếu hiểu theo từ điên tiếng Việt, các khách thể nghiên cứu của chúng tôi là trẻ em từ 10 đến 17 tuổi và nếu hiểu theo thuật ngữ “adolescence” thì họ nằm vào giai đoạn đầu và giữa của tuổi adolescenee Xác định khái niệm này là một việc làm cần thiết, nhằm giúp chúng ta có những điểm mốc khi phân tích tâm lý của các khách
thể nghiên cứu
1.1.4 Thiéu nién lang thang kiếm sống
Trước hết, chúng ta phải xác định được định nghĩa thế nào là trẻ em lang thang trên đường phố Về khái niệm này, hiện nay tổn tại nhiều định nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào các tiêu chí mà khái niệm
xuất phát
Theo định nghĩa thứ nhất, trẻ em lang thang đường phố là loại trẻ
em dưới 18 tuổi, ngủ via hè, những nơi công cộng, hay ở các cơ sở từ
thiện, nhà trọ, nhà người quen, một mình hoặc cùng với gia đình Chúng kiếm tiền để nuôi bản thân hoặc gửi tiền về giúp gia đình Chúng thường xuyên kiếm sống trên đường phố bằng các hoạt động sau:
~ Nhóm lao động đơn giản trên đường phố hoặc nơi công cộng: đánh giày, nhặt rác ~ Nhóm dịch vụ thương mại trên đường phố hoặc nơi công cộng : bán báo, bán hàng rong - Nhóm kiếm sống dựa vào lỏng từ thiện, hảo tâm của người khác: ăn xin, hát xắm
Tén tai định nghĩa thứ hai theo đó trẻ em đường phố là loại trẻ em dưới 18 tuổi bỏ nhà ra đi hoặc không có gia đình, hoặc sống với gia đình là những người đi kiếm sống bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố: đánh giày, bởi rác, bán hàng rong, ăn xin Chúng kiếm tiền để nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình vì lý do nghèo đói Chúng thường có hai loại: ngủ trên đường phố hoặc không ngủ
trên đường phố
Định nghĩa thứ ba: Trẻ em đường phố là loại trẻ em dưới 18 tuổi,
Trang 9mình hoặc cùng với một vải thành viên trong gia đình thường xuyên kiếm sống trên đường phố để nuôi bản thân hoặc gửi tiền về giúp gia đình bằng các hoạt động đánh giày, nhặt rác, bán hàng rong, ăn xin thường xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu: do nghèo đói và/hoặc do gia đình bị phá vỡ (bố mẹ ly hôn, hoặc bế có vợ lẽ, hoặc mẹ có chồng
riêng thiếu trách nhiệm với con)
Theo TS Phạm Đức Quang, qua trưng câu ý kiến của 19 chuyên gia, cần bộ quản lý, giáo dục, hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến trẻ đường phố, có 8% đồng tình với định nghĩa thứ nhất, 40% nhất trí với định nghĩa thứ hai và 52% cho rằng định nghĩa thứ ba phù
hợp với Việt Nam (2003, tr 16)
Vậy chúng ta có thể định nghĩa thiếu niên lang thang kiếm sống là trẻ em từ 10-15 tuổi, ngủ via hè, những nơi công cộng, nhà trọ, nhà mái Ấm tình thương, một mình hoặc cùng với một vài thành viên trong, gia đình thường xuyên kiếm sống trên đường phố để nuôi bản thân hoặc gửi tiền về giúp gia đình bằng các hoạt động đánh giày, nhặt rác, bán hàng rong, ăn xin thường xuất phát từ hai nguyễn nhân chủ yếu: do nghèo đói và/hoặc do gia đình bị phá vỡ (bố mẹ ly hôn, hoặc bố có vợ lẽ, hoặc mẹ có chồng riêng thiếu trách nhiệm với con),
1.1.5 Tinh trang lo âu
Lo âu là trạng thái cảm xúc thông thường của con người trước những sự kiện của cuộc sống, là tín hiệu báo trước một trở ngại sắp xây ra kèm theo sự suy diễn tính toán sắp đặt của quá trình tư duy trước sự thay đổi của cuộc sông hàng ngày và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để giải quyết, đương đầu với những mỗi đe doạ
Trên thế giới, lần đầu tiên Kerkagaard (1844), người Đan Mạch sử dụng thuật ngữ Angest để chỉ trạng thái lo âu, Dacosta (1871) mô tả
trạng thái lo âu và gọi là trạng thái tim bị kích thích Vào thời kỳ này, người ta xếp tình trạng này vào dạng bệnh suy nhược thần kinh và
'Beard là người đã có công tách trạng thái này ra khỏi bệnh suy nhược thần kinh (Pault M.G Emmelkamp, Theok, Bourman, Agnes Sholing,
Trang 101989) S Freud (1895) goi trạng thái lo âu là nhiễu tâm lo âu, nguyên nhân chủ yếu theo ông là do xung đột nội tâm vô thức Tới những năm
80 của thế kỷ XX, quan điểm của các nhà tâm lý học Nga, đại diện là
Miaxishev và học trò của ông đều xếp tình trạng lo âu vào hội chứng loạn thần kinh chức năng Cho tới thời điểm này, DSM IV và ICD 10 xếp lo âu vào lo âu tâm căn và sở đĩ có tình trạng này là do nguyên nhân tâm lý,
Trong các nghiên cứu về tình trạng lo âu ở trẻ, phải kể đến công trình của M Prior và cộng sự (1983-2001) trên 2.443 trẻ theo chiều đọc từ lúc trẻ mới sinh đến tuổi 18 Kết quả cho thấy 42% những em có tính cách hay xấu hổ, nhút nhát, thu mình trước 9 tuổi thường có rối loạn lo âu vào giai đoạn 13-14 tuổi Warren và Huston (1997) cho rằng
mối quan hệ gắn bó mẹ con quá kéo dài sẽ làm tăng trạng thái lo âu của trẻ và sự gắn bó kéo dài là một yếu tố dự đoán quan trọng về trạng
thái lo âu ở trẻ em
Trong nước, nghiên cứu của Hoàng Cảm Tú và cộng sự trên hơn 1500 trẻ tại hai phường Kim Liên và Trung Tự (2000) cho thấy có tới 1,9%-3% trẻ có lo âu-trầm cảm Nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh (2000) trên 503 học sinh cấp II cho thấy tỉ lệ trẻ đã từng trải qua rồi loạn lo âu là rất cao: 17,65%-19.20%
1.1.6 Trạng thái trầm cảm
Người mang trạng thái trầm cảm thường có những biểu hiện suy giảm khí sắc, mất hứng thú và thiếu thoải mái trong cuộc sống, trong
i i giảm năng lượng hoạt động, thường cảm
thấy hấu vọng, buồn phiền, cô đơn, trống rỗng, chán nản, không hài lòng với bất kỳ điều gì, thân thể đau đớn, mệt mỏi mà không có một nguyên nhân thực thê tương ứng, nhận thức kém, mắt khả năng tập trung chú ý, trí nhớ nghèo nàn, rồi loạn giấc ngủ, cảm giác chán ăn, sút
cân Người mang rối loạn trầm cảm thường hay có mặc cảm tự tỉ, cho
mình là vô tích sự, mặc cảm tội lỗi về những thất bại Đặc biệt tuổi vị thành niên, trong các biểu hiện lâm sàng thường quan sát được ở tuổi này, người ta nhận thấy sự xuất hiện thường xuyên cảm giá chán nản,
Trang 11
buồn rầu, thiếu tập trung, giảm học, thiểu đầu tư, thiếu quan tâm, nhiều lời phản nàn về cơ thể, suy nhược, những lời phan nản về bệnh tật, lo hãi Trên phương diện cư xử, trầm cảm xuất hiện đưới hình thức “hành vi” cho phép trẻ trốn tránh những khó khăn và những sự xung đột thông cua hành vi của mình mà không cần phải đối mặt với chúng Các xung đột nổi bật nhất là sự manh động, tấn công huỷ hoại bản thân, do chuyển di đối tượng tình yêu bị đánh mắt sang cái tôi, có thể đi đến chỗ có các hành vi tự sát
“Trầm cảm có thể được xem như một phản ứng tình cảm theo cơ sở tâm sinh học giống như sự lo hãi, sẽ trở nên không bình thường, nếu như nó xuất hiện trong các bối cảnh không thích hợp và khi mà nó kéo dài trong một thời gian quá mức, khiến cho trẻ không có khả năng sống thích nghỉ một cách hợp lý Các cảm giác buồn và trầm cảm, luân phiên với các cảm giác vui mừng thường xuyên xảy ra Trong khi cường độ của những nỗi buồn vui này không vượt qua giới hạn cần thiết, chúng ta có thể xem cảm giác trầm cảm như là một phản ứng bình thường và cần thiết cho sự vận hành chung của bộ máy tâm trí Nếu như hoàn toàn vắng thiểu trầm cảm thì có dấu hiệu của tình trạng bệnh lý khi mà một số bối cảnh cuộc sống cần một đáp ứng mang tính trầm cảm
Trên thể giới, tồn tại nhiều lý thuyết khác nhau về trạng thái trầm cảm, có thể kê đến là thuyết phân tâm học, thuyết nhận thức của A 'Beck, thuyết liên cá nhân Thuyết phân tâm học về trằm cảm của Freud xuất hiện năm 1917 cho rằng khả năng tiểm ẩn của trầm cảm được tạo ra từ rất sớm trong thời thơ ấu Thuyết nhận thức của Beck (1967, 1985, 1987) cho rằng quá trình tư duy là yếu tố khởi phát trằm cảm, tức là người trầm cảm có khuynh hướng nhận thức sai lệch về thế giới, về con người, về những sự kiện liên quan tới bản thân Thuyết liên cá nhân không đề cập tới nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, mà chủ yếu là phân tích hành vi, đặc biệt trong quan hệ liên cá nhân của người mắc chứng trầm cảm
Nhiều tác giả quan tâm đến hiện tượng trầm cảm ở thanh thiếu
niên, Đáng kể là nghiên cứu của Prieto, Cole và Tageson (1992) hay
Trang 12nghiên cứu của Choquet (1994), cia Joffe va Sauller (1995), Phần lớn các kết quả nghiên cứu thống nhất cho rằng trầm cảm ở thanh thiếu niên thể hiện bằng thái độ buồn rau, ú rũ, không thích tiếp xúc với
người khác, cảm giác chán nản, hay mệt nhọc và thường đi cùng các
triệu chứng cơ thể Về nguyên nhân, các tác giả đưa ra một loạt các nguyên nhân khác nhau: là những sự thay đổi tâm-sinh lý lứa tuổi, sự không thích ứng không gian tâm lý bên trong và các biểu tượng tâm trí, đo đỏ trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển “cái tôi” trong lòng “cái chúng ta” (F Ladame, J.J Rassial) Một số tác giả khác tập trung vào việc cắt nghĩa trầm cảm từ yếu tế gia đình và các mối quan hệ trong gia đình (Gurrison, 1992) hay từ những gì cản trở trong quá trình xã hội hoá của đứa trẻ
Trong nước, nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng (1991) cho thấy tổn tại một tỷ lệ khá cao các em học sinh phổ thông trung học có triệu chứng trầm cảm và các nguyên nhân cỏ thể là do lo âu, do thiếu hụt
các kĩ năng xã hội cần thiết hay là do lối sống thụ động, thu mình Một nguyên nhân nữa mà tác giả này cũng nhắn mạnh là mâu thuẫn gia đình, cha mẹ xung đột, bắt hoà, ly dị
Đáng tiếc là chưa có nghiên cứu nào về tình trạng lo âu và/hoặc
tram cảm ở thiểu niên lang thang kiếm sống trên địa bàn Hà Nội 1.1.7 Tự đánh giá bản thân
Sự tự đánh giá bản thân là thái độ ít hay nhiều tích cực mà mỗi cá nhân có yề bản thân, sự tôn trọng và tình cảm đối với giá trị của bản
thân với tư cách là một con người (Rosenberg, 1979) Nói cách khác, sự đánh giá bản thân là sự đánh giá tổng thể về bản thân với tư cách là con người Đó là một sự đánh giá mà cá nhân có được về giá trị của mình
Tén tai hai xu hướng quan niệm về sự tự đánh giá bản thân Theo
James (1892), sự đánh giá bản thân không thể qui về một tri giác trung
Trang 13trong chừng-mực mà những thành tích đạt được ngang, tầm hoặc cao hơn những khát vọng, những chờ đợi của anh ta Ngược lại các khát
vọng và những sự mong đợi lớn hơn so với những thành tích mà cá
nhân đạt được thì anh ta lại có sự đánh giá thấp về bản thân, mặc dù có
thể những thành tích ma anh ta đạt được cao hơn nhiều so với những
người bạn cùng lứa với anh ta Sâu hơn nữa, James còn cho rằng một
lĩnh vực nào đó không quan trọng đối với một cá nhân thì những thành tích hay thất bại trong lĩnh vực này không ảnh hưởng gì đến sự đánh giá bản thân của cá nhân đó Khác với James, Coolsy (1902) cho rằng, sự đánh giá bản thân sẽ cao khi mọi người có ý kiến tốt về cá nhân đó và sẽ thấp nếu ngược lại, mọi người có ý kiến không hay về cá nhân
Những năm sau nảy, các nghiên cứu (Rosenberg, 1979; Harter, 1986, 1990a, 1993) thống nhất rằng bắt đầu từ tuổi thứ 8, sự tự đánh giá bản thân sẽ bj chi phối trực tiếp bởi các cách thức mà trẻ tri giác về
các năng lực của trẻ trong lĩnh vực mà sự thành công được xem là
quan trọng Sự chênh lệch giữa cái bản thân lý tường và bản thân thực
tế càng lớn thì sự tự đánh giá bản thân cảng thấp
Điều khẳng định là sự tự đánh giá bản thân thể hiện niềm tin vào
bản thân Liệu các em lang thang có niềm tin như thể nào vào bản thân trước cuộc sống mưu sinh đẫy rẫy những khó khăn, đó là điều chúng
tôi muốn tìm hiểu trong nghiên cứu của mình
1.2 Tổng quan nghiên cứu trẻ em lang thang ở Việt Nam
Chăm sóc giáo dục trẻ em là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Văn bản pháp luật, các quyết định nhằm tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn điện như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu học Điều đó cho thấy, vẫn đề trẻ em luôn luôn được ưu tiên hàng đầu, bởi vì, "Trẻ em
hôm nay - thể giới ngày mai" Chăm lo giáo dục tốt cho trẻ em là nhằm
tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, tri thức và đạo đức tốt cho xã hội
Trang 14trong tương lai Chính vì vậy, trong những năm qua, trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn nói chung, trẻ em lang thang kiếm sống nói riêng luôn giành được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội Mục tiêu của chúng ta đến năm 2010 là phải giảm cho được 90% trẻ lang thang kiếm sống, Vì vậy đã có nhiều chương trình, dự án, công trình nghiên cứu, bài viết từ các lĩnh vực khác nhau về trẻ em lang thang nhằm tìm hiểu thực trang, để xuất các giải pháp giúp đỡ các em
một cách có hiệu quả Dưới đây, chúng tôi điểm quan một số công
trình nghiên cứu của các tác giả về trẻ em lang thang
TS Vũ Dũng (2000) với đề tài “Một số khó khăn của trẻ em lang thang trong việc thích ứng với các tổ chức nhân đạo” thông qua việc nghiên cứu sâu 60 trẻ tại làng trẻ em SOS Hà Nội và Tổ Bán báo Xa Mẹ đã chỉ ra rằng, trẻ em lang thang trong những tổ chức nhân đạo gặp một số khó khăn về tâm lý, Trước hết, khó khăn về nhận thức và tình cảm chiếm tỉ lệ cao nhất thể hiện như : hoài nghỉ, căng thẳng và cảnh giác đối với các tổ chức nhân đạo vi sợ bị lừa ban sang Trung Quốc Ngoài ra số trẻ có khó khăn về mặt hành vi chiếm khoảng 35% Trẻ em lang thang còn có tâm trạng tủi nhục, cô đơn và tuyệt vọng: không tin
vào tổ chức nhân đạo và sợ bị bỏ rơi Trong quan hệ với bạn bè, trẻ lang thang sợ bị trẻ em đã sống lâu ở cùng địa bàn bắt nạt, sợ các bạn trong tổ chức nhân đạo cũng như trẻ lang thang khác bắt nộp tiền, sợ bị trêu chọc Trong quan hệ với người quản lý thì các em luôn giữ khoảng cách và nghỉ ngờ người quản lý Thời gian đầu các em thiếu niềm tín, sợ bị đuỗi và bị đối xử không tốt do các em hay vi phạm các qui định trong tổ chức!
Đứng từ góc độ của nhà giáo dục, TS Phạm Đức Quang? đã thực hiện đề tài cấp Viện “Nghiền cứu các giải pháp giáo dục trẻ em lang thang Việt Nam" (2000) Nghiên cứu thực hiện đối với 70 trường hợp trẻ em lang thang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh, Hai Phong và
' Vũ Dũng, Mật số &hó khẩm của tró em lang thang trong việc thích ứng với các tổ chức nhân đạo, Kỳ yếu Hội thảo Việt Pháp về Tầm lý học, Hà Nội, 4/2000
? Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục
Trang 15‘Thanh Hoá Trong nghiên cứu này, tác giả đi vào tìm hiểu các yếu tố như : hiện trạng cuộc sống của trẻ em lang thang, nguyên nhân khiến trẻ bỏ nhà đi lang thang và những hậu quả của việc đi lang thang đối với trẻ em Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu cơ hội học văn hoá và học nghề của trẻ trong quá trình đi lang thang kiếm sống Cuối cùng, tác giả đưa ra những mô hình giúp đỡ trẻ em lang thang dựa trên cơ sở ý Kiến của các em và những người làm công tác với các em Tác giả
cũng đưa ra một số phát hiện sau đây thông qua việc phân tích quả nghiên cứu:
- Phát hiện 1: Tác giả đưa ra định nghĩa về trẻ em đường phó, là
loại trẻ em dưới 18 tuổi, ngủ via hè, những nơi công cộng, nhà trọ, nhà
mái ấm tình thương, một mình hoặc cùng với một vài thành viễn trong gia đình thường uyên kiếm sống trên đường phố để nuôi bản thân hoặc gửi tiền về giúp gia đình bằng các hoạt động đánh giày, nhặt rác, bán hàng rong, xin ăn Các em đi lang thang thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu: Do nghèo đói và do gia đình bị phá vỡ (ly hôn, bố hoặc mẹ có gia đình mới, thiểu trách nhiệm với con)
- Phát hiện 2: Đó là phân loại trẻ em đường phố Tác giả cho rằng, có thể chia trẻ đường phố thành 2 loại:
+ Nhóm xuất thân từ những gia đình bị phá vỡ: 25/70 em = 36% + Nhóm xuất thân từ những gia đình không bị phá vỡ: 45/70 em = 64%
Ở nhóm gia đình bị phá vỡ, nguyên nhân đi lang thang kiếm sống chủ yếu là do mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái (88%), còn nhóm thử hai là do nghèo đói (80%)
~ Phát hiện 3: Trẻ đường phố thường xuất thân từ những gia đình
nông thôn: 56/70 = 80% và gia đình đông con (3 con trở lên) chiếm
48/10 = 68% Trình độ văn hoá của bố mẹ thắp, gia đình nghèo khó ~ Phát hiện 4: Trẻ đường phố ở nhóm gia đình bị phá vỡ có mặc
cảm bị bỏ rơi, không yêu quý bố (14/25 em) = 56%, không yêu quý mẹ
8/25 em = 32%, không yêu quý dượng, di ghé 24/25 em = 96% va ước
Trang 16mơ có một mái ấm gia đình nên rất thích sống và gắn bó với mái ấm
tình thương (100%) Trẻ đường phổ ở nhóm gia đình không bị phá vỡ
thường yêu quý bố mẹ, gắn bó với gia đình 43/45 em = 95% Thích sống ở các nhà trọ rẻ tiền để có điều kiện tự do kiểm sống 35/45 em =
71% và các em chịu khó, chịu khô, có ý thức tiết kiệm
- Phát hiện 5: Đại đa số trẻ em đường phố có hứng thú học văn hoá 61/70 em = 87%; có nguyện vọng được học nghề 65/70 em = 93% Trong thực tế đã có 31/ em= 44% được học văn hoá tại các lớp linh
hoạt, Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ được hướng nghiệp, học nghề trong thời gian
kiểm sống còn đang ở mức rất thấp
Như vậy, nghiên cứu của TS Phạm Đức Quang nhằm tìm ra các biện pháp hỗ trợ trẻ em lang thang có điều kiện tham gia học văn hoá,
học nghề để tạo lập cuộc sống sau này cho các em; đưa ra mô hỉnh hỗ trợ nơi ở cho trẻ em lang thang Ngoài ra, tác giả cũng xây dựng các chân dung tâm lý của trẻ em lang thang nhằm mô tả những nguyên
nhân thúc đây trẻ bỏ nhà đi lang thang và cuộc sống hiện tại của các em cũng như những nguy cơ, rủi ro mà các em gặp phải trong cuộc mưu sinh tại các thành phố
Từ góc độ của người làm việc trực tiếp với trẻ em lang thang, tác giả Hoàng Thị Bích Hường! đã chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá đổi với Trẻ em lang thang tại Hà Nội"
cho luận án tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo dục học (2001) Tác giả cho rằng, trẻ em lang thang thường phải đối diện với nhiều tiêu cực ngoài xã hội,
đo đó, có ảnh hưởng không tốt tới nhận thức, hành vi, ứng xử của trẻ, làm xuất hiện những biểu hiện sai lệch Vì vậy, cần phải tổ chức các
biện pháp giáo dục nói chung, giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá
cho trẻ lang thang nói riêng nhằm cảm hoá, khơi đậy niềm tin ở trẻ, từng bước nâng cao nhận thức và hình thành thỏi quen hành vi giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã
1 Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quận Ba Đình
Trang 17hội và văn hố đơ thị ở Thủ đô Tác giả đưa ra 5 nhóm biện pháp giáo
dục như sau:
~ Tiuứ nhất tà Nhóm biện pháp Tổ chức các hoạt động nhằm khơi dậy lòng tự trọng và cùng cố niềm tỉn vào cuộc sống ở trẻ em lang thang Biện pháp này tiếp cận theo hai cách thức chủ yếu là: Tổ chức hỗ trợ nhu cầu vật chất cơ bản (ăn, mặc, ở, việc làm, sức khoẻ) và bảo
đảm sự an toàn
- Thứ hai là Nhóm biện pháp tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục: nhằm cung cấp kiến thức để chuyển biến nhận thức, từ đó thay
đổi về hành vi, tạo thói quen thực hiện hành vi giao tiếp có văn hoá ở
trẻ em lang thang
~ Thứ ba là Nhóm biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp lĩnh hoạt là hình thức thuận lợi để giúp trẻ trong thời gian ngắn nhất có thể nắm vững nội dung và quy tắc thực hiện chuẩn mực
~ Thứ tư là Nhóm biện pháp tổ chức sinh hoạt tập thể của trẻ em
lang thang, thông qua các hình thức câu lạc bộ Trẻ em lang thang
~ Thủ năm là Nhóm biện pháp tổ chức chế độ sinh hoạt trong cuộc sống
Để cập đến những yếu tố kinh tế, xã hội của trẻ em đường phố, tác giả Nguyễn Phương Thảo! trong “Mộ! số đặc điểm xã hội và kinh tế của trẻ đường phó và trẻ lao động” (1999) đã thực hiện đối với 201 trẻ lang thang tại quận Thanh Xuân Nghiên cứu để cập đến 3 nhóm trẻ là: nhóm trẻ đường phố, nhóm trẻ lao động và nhóm trẻ giúp việc gỉa đình Trong 3 nhóm đó, nhóm trẻ đường phố được xác định là có trình độ văn hoá thấp nhất: toàn bộ nhóm trẻ không, biết chữ rơi vào nhóm này Tỷ lệ trẻ học cấp 1 là 39,3%, cấp 2 là 49,3% và chỉ có 2% học cấp 3 Trong bài viết, tác giả đề cập đến các vấn đề khác nhau của trẻ lang thang như: quê quán, học vẫn, thời gian sinh sống và lao động tại Hà Nội, công việc, thu nhập và chỉ tiêu của các trẻ Kết quả điều tra cho
—————
Trang 18thấy, lý do để trẻ đi lang thang chủ yếu là do gia đình-nghèo khó
(68,8%); do các em muốn giúp đỡ gia đình (43,7%); do ở Hà Nội dễ
kiểm tiền (20, 6%); do muốn có một cuộc sống mới, tự lập (9,0%) Bên
cạnh những yếu tổ trên, tác giả cồn thực hiện so sánh giữa các nhóm trẻ về một số mặt sau: Trẻ đường phố tuy có trình độ học vấn thấp nhất nhưng lại có thu nhập cao nhất trong 3 nhóm trẻ và nhóm trẻ đường, phố có tỉ lệ cao nhất trong 3 nhóm trẻ gửi tiền về giúp đỡ gia đình
Đồng thời, trẻ đường phố cũng là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc vào
các loại tệ Phật xã hội Trong số những trẻ khảo sát trả lời có dùng tiền để “mua xổ số, thuốc lá, rượu, chơi điện tử” thì đều thuộc vào nhóm trẻ đường phố Tác giả đưa ra kết luận, dù ở bắt cứ nhóm trẻ nào thì nhu cầu kiếm được nhiều tiền vẫn là mỗi quan tâm hàng đầu và nhiều khi là duy nhất của trẻ em lang thang
Cùng mỗi quan tâm trẻ em lang thang mắc vào các tệ nạn xã hội,
tác giả Nguyễn Thị Vân Anh! đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thái độ của trẻ lang thang trên địa bàn Hà nội đối với việc sử dụng ma trợ?” (2003) cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tâm lý học của mình Trong nghiên cứu, tác giả đi vào phân tích các mặt sau ở trẻ em lang thang:
Nhận thức của trẻ em lang thang đối với việc sử dụng ma tuý
Những đặc trưng về xúc cảm, tình cảm của trẻ lang thang đối với
việc sử dụng ma tuý
Ý chí quyết tâm phòng chống nghiện hút của trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội
Trên cơ sở phân tích các kết quả thu được trong nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận rằng, phần lớn trẻ lang thang có nhận thức đúng
dan về tác hại của mã tuý đối với sức khoẻ, trí tuệ cũng như phẩm
chất đạo đức Tuy nhiên, trẻ lang thang chưa hiểu được hành vi sử dụng ma tuý là bất hợp pháp mà chỉ cho đó là hành vi xấu, hành vi có hại không nên làm,
` UBDS, GÐ và Trẻ em Quận Hai Bả Trưng
Trang 19'Về mặt cảm xúc, trẻ em lang thang đều phản đối và cảm thấy buồn khi có người thân dùng ma tuý Các em thể hiện xúc cảm căm ghét những người sản xuất ma tuý Tác giả coi đó là những cảm xúc tích
cực đề giúp trẻ lang thang, tránh xa ma tuý Tác giả cũng lưu ý, trẻ lang
thang tuy có thái độ phản đối hành vi sử dụng chất ma tuý nhưng thải
độ không thực sự cương, quyết
Phạm Huyền Thanh! trong tham luận “Một n pháp giáo dục trẻ em đường phế trên địa bàn Hà Nội” tại Hội thảo, iến tới xây dựng Chiến lược Giáo dục cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt do Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục tổ chức (2003) đã đề cập đến thực trạng số lượng trẻ em lang thang tại Hà Nội giảm dần qua các năm từ 4.558 em năm 1999 xuống còn 1.509 em năm 2002 Độ tuổi của trẻ lang thang, từ 11-16 chiếm 53,1%, từ 17-18 tuổi chiếm 39,05% Công việc của trẻ lang thang là đánh giày (20,9%); bán báo (4); ăn xin (1,6%); nhật rác
(4,19); bán hàng rong (5,6%); các nghề khác như rửa xe, giúp việc gia đình chiếm 63,8% Trẻ lang thang chủ yếu sống tại nơi lầm việc (53%); tại các khu nhà trọ (29,8%); một số ít sống trong các mái ấm tình thương (9,3%); và một số sống lang thang tại các khu chợ, bến xe, công viên (7,9%), Khi được hỏi thì đa số trẻ em lang thang không muốn quay trở về quê (94%) Bên cạnh việc chỉ ra thực trạng trẻ em lang thang tại Hà Nội, tác giả còn chỉ ra một số biện pháp giáo dục đối với trẻ em lang thang đã được thực hiện gồm: Hoạt động tư vấn, hoạt động câu lạc bộ trẻ em đường phố, hoạt động của lớp học link hoạt Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong chương trình giáo dục hiện nay đối với trẻ em lang thang và cần có biện pháp khắc phục về việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, về đội ngũ giáo viên, tình nguyện viên, về chương trình giáo dục cho trẻ và chứng nhận trình độ cho trẻ lang thang để các em có thể học tiếp lên cao trong tương lai
Tham luận của tác giả Lê Tuyết Nhung” về “Thực trạng và giải pháp về giáo dục đối với trẻ em kiếm sống trên đường phố” tại Hội
! UBDS GĐ-TE Hà Nội
Trang 20thảo Tiến tới xây dựng Chiến lược Giáo dục cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt do Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục tổ chức (2003), cũng đi vào phân tích thực trạng số lượng trẻ em lang thang trên toàn quốc qua các năm Năm 1999 có số trẻ em lang thang cao nhất lên.tới 23.039 em; sau đó số lượng có giảm dần xuống 22.423 trẻ em vào năm 2000; năm 2001 còn 21.016 em vả sang năm 2002 là 20.230 em, chiếm tỉ lệ 0,1% tổng số trẻ em trên toàn quốc,
Cũng như những nghiên cứu khác, tác giả chỉ ra động lực chính thúc đấy trẻ di lang thang là do tình trạng nghèo đói của các gia đình nông dân ở các vùng nông thôn như Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Phú Yên, Long An, Tiền Giang, Bến Tre Tác giả còn chỉ ra rằng, đa số trẻ em lang thang không còn đi học; số trẻ tiếp tục đi học chiếm khoảng 2194-25% Với trẻ em
lang thang thì học văn hoá là nhu cầu không thật sự bức thiết bằng nhu cầu kiếm tiễn
Cuối cùng tác giả cũng đề xuất một số biện pháp nhằm tạo cơ hội học tập tốt hơn cho trẻ em lang thang gồm:
~ Bồ sung chính sách hỗ trợ giáo dục đối với nhóm trẻ lang thang - Phát triển các hình thức giáo dục thích hợp để có thể thu hút trẻ
em lang thang theo học
~ Phát triển mô hình lớp học linh hoạt dành cho trẻ em lang thang trong hệ thống các trường phổ thông chính quy để các em hoà nhập với
học sinh khác
- Phát triển các hình thức giáo dục thay thế như giáo dục trên đường phố Đồng thời, cần có chính sách đối với giáo viên dạy học cho
trẻ lang thang
TS, Nguyễn Minh Tâm! trong tham luận “Một số ý kiến góp phần xây dựng chính sách giáo dục cho trẻ em lang thang” tại Hội thảo Tiến tới xây dựng Chiến lược Giáo dục cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt do
? Viện Nghiên cửu Thanh niên
Trang 21Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục tổ chức (2003) đã chỉ ra cơ sở
pháp lý và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng chính sách giáo dục cho trẻ
em lang thang gồm: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Phô
cập giáo dục tiểu học; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai
đoạn 2001-2010 Tác giả cũng đưa ra một số biện pháp giáo dục cho trẻ lang thang gồm: tìm hiểu nhu cầu của trẻ; lịch học tập, phạm vi va dia bàn tổ chức, nội dung học tập, hình thức học tập, lực lượng giáo dục Một số biện pháp để xây dựng và triển khai chính sách giáo dục gồm: 'Nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà giáo dục, cán bộ công tác xã hội; thực hiện phối hợp giữa ngành giáo dục với Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em và các Tổ chức chính trị
xã hội trong việc biên soạn nội dung, chương trình giáo dục cho trẻ em
lang thang; Tiền hành phân loại trình độ học vấn và nhu cầu học tập của
trẻ; mở rộng và thu hút lực lượng làm công tác giáo dục trẻ eIn; Nhà
nước đầu tư ngân sách hàng năm cho việc giáo dục trẻ em
Thiều Văn Tâm! với tham luận “Vấn đề giáo đục và phòng ngừa trẻ em lang thang” trình bày tại Hội thảo Tiến tới xây dựng Chiến lược Giáo dục cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt do Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục tổ chức (2003) đã đề cập đến trẻ em lang thang tại tỉnh Thanh Hoá” Theo tác giả, trẻ em lang thang của Thanh Hoá vào đầu những năm 90 có trên 1.500 em, tập trung chủ yếu ở một số xã ven biển có điều kiện kinh tế khỏ khăn, đất canh tác ít, phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ lạc hậu Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc chăm sóc giáo dục trẻ em còn yếu kém Trên 20% lao động dư thừa phải tìm mọi cách để kiếm sống (ăn xin, làm thuê, bán hàng rong ) tại các đô thị đã kéo theo trẻ em đi lang thang kiểm sống cùng gia đình và những người lớn khác, Sau khi phân tích thực trạng trẻ em lang thang, tác giả cũng
đưa ra những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động với trẻ em lang thang tại tỉnh Thanh Hoá và một số biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề trẻ em lang thang có hiệu quả như:
' UBDS, GÐ và Trẻ em tính Thanh Hoá
Trang 22Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho các cấp lãnh đạo, các gia đình về trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em
Tổ chức các hình thức giáo dục không chính quy nhằm nâng cao
nhận thức, trình độ văn hoá và kỹ năng sống, sự hiểu biết cho trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Phối hợp thực hiện tốt chính sách xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn; vận động các nguồn lực hỗ trợ cho trẻ em
Tổ chức nhiều mô hình dạy nghề, hướng nghiệp cho trẻ em láng thang hồi gia, hỗ trợ vay vốn cho các gia đình để phát triển kinh tế, giảm nghèo đói cho các hộ nông dân
Khảo sắt của Diễn đàn Phát triển Việt Nam (2004) do Nhật Bản tài trợ đã thực hiện đối với 116 trẻ em lang thang tại 4 quận của Hà
Nội : Hoàn Kiếm, Tây Hỗ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân Khảo sát này nhằm mục đích phân loại các nguyên nhân thúc đẩy trẻ em nông
thôn ra thành phố kiếm sống và tìm ra cơ chế ẩn chứa dang sau các nguyên nhân đó Kết quả khảo sát cho thấy, cũng tương tự các nghiên cứu khác, hầu hết trẻ em đi lang thang kiếm sống là do tình tình trạng
nghèo đói của các gia đình (chiếm 86%), kiếm tiễn chữa bệnh (32%),
tìm kiếm cuộc sống tốt hơn (23%), do cha mẹ ly hôn (17%), do bị bắt buộc đi lang thang kiểm sống (9%), do bạo lực gia đình (8%) và do các nguyên nhân khác chiếm 5% Khảo sát này cũng cho thấy, công việc trẻ làm tại Hà Nội là nhặt rác (23%), ăn xin (22%), bán xổ số (17%), đánh giày (16%) bán hàng rong (10%), giúp việc nhà (6%), ăn cấp (2%) Trẻ em lang thang có nguồn gốc Thanh Hố là đơng
nhất, sau đó là Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định, Hà Nam Nghiên cứu
này vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục thực hiện khảo sát và phân tích kết quả nghiên cứu,
Tóm lại, các công trình, đề tài, bài viết nghiên cứu đề cập trên đây
chủ yếu cung cấp cho chúng ta những thông tin về thực trạng, đặc điểm và một số tình hình cuộc sống, học tập, giáo dục văn hố phổ thơng, hướng nghiệp, dạy nghề, các chuẩn mực, quan niệm, thái độ của
Trang 23
đi với tệ nạn xã hội, với những người quan lý trong các cơ sở bảo trợ
trẻ em, các yếu tố tác động đến sự ra đi và hội nhập của trẻ em lang thang kiếm sống, các giải pháp giáo dục, hỗ trợ trẻ học văn hoá mà chưa quan tâm nhiều tới những đặc điểm tâm lý của những trẻ này, đặc
biệt tâm trạng của trẻ đang ở trong hoàn cảnh mà các em đang phải
chịu, cho đù xuất phát từ sự lựa chọn của các em hay bị bối cảnh khách
quan xô đây 1.3 Tổ chức nghiên cứu 1.3.1 Tiến trình thực hiện Đề tài thực hiện theo trình tự 6 bước sau: ~ Phỏng vấn sâu - Thiết kế bảng hỏi trên cơ sở những thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu ~ Điều tra thử, thử độ tin cậy, điều chỉnh bảng hỏi ~ Điều tra chính thức - Xử lý số liệu
- Viết báo cáo
1.3.2 Phương pháp lựa chọn khách thể nghiên cứu
Thời gian khảo sát đúng lúc ở Hà Nội chuẩn bị diễn ra SEAGAMES (Đại hội thể thao Đông Nam Á), đó là đình điểm của phong trào hồi hương trẻ em lang thang trên đường phố Hà Nội Tuy nhiên một số em vẫn tìm mọi cách ở lại Hà Nội và chúng tôi đã nghiên cứu tất cả các em có độ tuổi 10-17 lang thang kiếm sống ở các quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Đống Đa, không có những biểu hiện tâm thần bất thường
1.3.3 Công cụ nghiền cứu
1) Các đặc điểm tâm lý của trẻ lang thang được chúng tôi tìm hiểu là:
~ Một số nét nhân cách điển hình của thiếu niền lang thang,
~ Các cảm xúc chung của thiếu niên lang thang
Trang 24~ Sự tự đánh giá bản thân của thiếu niên lang thang, ~ Tình trạng lo âu ở thiểu niên lang thang
~ Mức độ trầm cảm ở thiểu niên lang thang
2) Để tìm hiểu một vài nét suân cách điển hình của thiểu niên lang thang, chúng tôi sử dụng một số yếu tố trong thang đo 16 yếu tố nhân cách của Cattell Sở dĩ chúng tôi chọn thang đo này là bởi những lý do
sau đây:
~ Các yếu tố được lựa chọn đáp ứng yêu cầu của nhóm nghiên cứu chúng tôi, đó là các đặc điểm về tư duy, về ý chí, tình cảm, về khả
năng tự kiểm soát
~ Các mệnh đề thuộc các yếu 16 đơn gian, dé hiểu và do đó dễ trả lời đối với các em lang thang vốn có trình độ học vấn thấp
~ Thang đo Cattell đánh giá rat cao va được thích nghỉ với hơn 40 ngôn ngữ khác nhau và được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu có giá trị hiện nay trên thế giới
Những đặc điểm mà chúng tôi tìm hiểu là đặc điểm tư duy bao gồm các yếu tố: B “trí tuệ”, M “thực tế-viỄn vông”, Q1 “bảo thủ- cấp tiến”; là đặc điểm ý chí: C “tình cám ổn định-không ổn định” và đặc
điểm tự kiểm soát: G “tố chất tình cảm, chuẩn mực cao của hành vi”, Q3 “tự kiểm soát thấp-tự kiểm soát cao”
Mỗi yếu tố của Cattell gồm một số mệnh đề Mỗi mệnh đẻ của Cattell có ba phương án trả lời Khách thể chọn một trong ba phương
án đó Mỗi mệnh đề được lựa chọn sẽ thuộc một khung điểm khác
nhau theo bảng mã của Cattell Điểm số sẽ được tính theo từng yếu tố
dựa trên cơ sở bảng mã của tác giả
Điểm đạt được mức trung bình là khoảng của điểm trung vi +1
Các kết quả ở trên mức điểm nảy được coi là điểm cao và dưới khoảng điểm này được coi là điểm thấp (Pevin, 1989, 502-503)
(Pevin, L.A, 1989, Personality: Theory and Research, 5th Ed NewYork)
Trang 25
Như vậy, ta có thể đánh giá mức điểm của các yếu tố theo cơ sở
Sau:
- Yếu tố B “trí tuệ” :
1-2.9 điểm : Mức độ thấp 3-5 điểm : Mức độ trung bình 3,1 điểm trở lên : Mức độ cao
~ Yếu tố Q1”bảo thủ-cấp tiền” và M “Tư duy thực tế-viễn vông”: 1-3,9: Mức độ thấp 4-6 : Mức trung bình 6,1 trở lên: Mức độ cao ~ Yếu tố khác: 1-5,9 điểm: Mức độ thấp 6-§ điểm : Mức trung bình
8,1 điểm trở lên: Mức cao
3) VỀ các cảm xúc của thiểu niên lang thang, chúng tôi xây dựng bảng hỏi bao gồm 50 mệnh đề Các mệnh đề này được chúng tôi xây
dựng trên cơ sở những trả lời của các em lang thang được phỏng vấn sâu Để xử lý bảng hỏi này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích
yếu tổ, so sánh điểm trung bình theo T.test, ANOVA, tương quan Pearson
4) VỀ sự tự đánh giá bản thân của trẻ lang thang, chúng tôi sử
dung thang đo “Estime de soi” dành cho lứa tuổi thiếu niên của một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tổng hợp Toulouse
Thang đo này gồm 60 mệnh đề hàm chứa 5 lĩnh vực: cái tôi cảm xúc, cái tôi xã hội, cái tôi trường học, cái tôi thể chất và cái tôi tương lai
Vì các em lang thang đã bỏ học và hơn nữa vì những lý do tế nhị, chúng tôi bỏ đi những mệnh để của cái tôi trường học Mỗi mệnh đề có 3 phương án trả lời “Không đúng”, “Hoi ding”, “Rat đúng”, tương ứng với điểm là 0, 1,2 Các mệnh đề ngược được mã lại điểm Điểm
Trang 26Điểm trung bình tối thiểu là 0 và điểm trung bình tối đa là 2 Cũng
giống như thang đo trên, để xử lý bảng hoi này chúng tôi sử dụng
phương pháp phân tích yếu tố, so sánh điểm trung bình theo T.test, ANOVA, tương quan Pearson
5) Về mức độ lo âu của thiếu niên lang thang, chúng tôi sử dụng thang đánh giá lo âu của Zung (Self Rating Anxiety Scale), là thang do đã được Viện Sức khoẻ tâm thần thích nghỉ và sử dụng nhiều năm nay Thang đo gồm 20 mệnh đề, mỗi mệnh để gồm bốn phương án trả lời “Hầu như không", “Thỉnh thoảng”, “Khá thường xuyên” và “Rất thường xuyên” Ứng với mỗi phương án trả lời là điểm lần lượt : I, 2, 3, 4 Sau khi mã hoá lại các mệnh để ngược cho phù hợp, điểm của
thang đo là tổng điểm của 20 mệnh đẻ Điểm tối đa của thang đo là 80
và tối thiểu là 20 Chúng tôi sử dụng điểm trung bình, các phương
pháp so sánh để phân tích các kết quả của thang đo này,
6) Về mức độ trầm cảm, chúng tôi sử dụng thang đo trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory, BDI) bao gdm 21 yếu tố, mỗi yếu tố.có 4 phương án trả lời (trừ hai yếu tố XVI và XVIII có 8 phương án a Ứng với các phương án 1, 2, 3, 4 là số điểm tương đương Chúng tôi sử dụng điểm trung bình, các phương pháp phân tích nhị
biến, phân tích phương sai để xử lý số liệu của thang đo này
II Kết quả nghiên cứu thực tiễn
3.1 Giới thiệu về nhóm trẻ lang thang được nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm chung của thiếu niên lang thang được nghiên cứu Trong nghiên ' cứu này, chúng tôi đã hỏi trực tiếp 58 trẻ em lang thang, trong đó gồm 35 em trai (chiếm 60, J3): và 23 em gái (chiếm
39,7%) Số em từ 16 tuổi trở lên là 27 em (chiếm 46,6%); từ 16 tuổi trở xuống là 28 em (chiếm 50,9%); 27 em (54%) sống tại quận Hai Bà Trưng, 19 em (38%) sống tại quận Thanh Xuân và 4 em (8%) sống ở quận Đống Đa Phần lớn số trẻ em được điều tra có trình độ học vấn
tiểu học (46,6%) và trung học cơ sở (51,7%); số em có trình độ Trung học phổ thông chiếm tỉ lệ không đáng kể (1,7%) Về học lực của các
Trang 27em trước khi đi lang thang kiếm sống: 3,6% số em trả lời đạt loại Giỏï; 14.3% đạt loại Khá; 64.3% đạt loại trung bình và 17,9% loại Yếu Như vậy, nhìn nhận khách quan thì trình độ học vấn của trẻ em lang thang đã có nhiều tiến bộ; trong số trẻ được điều tra, không có em nào không biết ch, số trẻ có trình độ trung học cơ sở tăng đáng kể Số em có học lực khá giỏi chiếm 17,9% Qua điều tra cho thấy, trước khi đi lang thang kiếm sống, các em thường đã bỏ học Lý do khiến các em bỏ học giữa chừng là do hoàn cảnh gia đình khó khăn (75,49)
Từ khi chúng ta thực hiện đổi mới, sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, miễn, giữa các khu vực đã tạo ra sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt trong xã hội Nguồn thu nhập của nhiều gia đình ở nông thôn chỉ trông chờ vào các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi Thực tế điều tra cho thấy, trẻ em lang thang thường sinh ra trong những gia đình nghèo, đông con, số gia đình có từ 3 con trở lên chiếm tỉ lệ 91,4% Số trẻ em lang thang là con đầu trong gia đình chiếm 22,4%, là con thứ chiếm 77,6% Do đông con nên nhiều gia đình không thể lo đủ chỉ phí học tập Nhiều em đã phải bỏ học để cùng với bố mẹ làm kinh tế và trở thành một lao động thực sự trong gia đình
2.1.2 Hoàn cảnh gia đình của trẻ em lang thang
Trang 28còn sinh ra và lớn lên trong những gia đình có bố mẹ, người thân mắc
vào các tệ nạn xã hội như: bố nghiện rượu chiếm 19,6%; bỗ ham mê cờ
bạc là 5,9%; bố nghiện ma tuý chiếm 2% Trong bối cảnh gia đình như
vậy, việc chăm sóc giáo dục các em cũng, bị ảnh hưởng rất nhiều, có
26,8% các em thường bị bố mẹ chửi mắng, hoặc thờ ơ, không quan
tâm đến các em khi các em còn chung sống với gia đình Phương thức giáo dục của gia đình đối với các em cũng là điều đáng quan tâm, khi
các em mắc lỗi thì có 37,1% cha mẹ đánh chửi các em hoặc không quan tâm tới những gì các em làm
2.1.3 Quá trình lang thang kiếm sống của trẻ em
Các em có hoàn cảnh gia đình phức tạp như vậy, nhưng lý do thực
su nao khiến các em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống ? Qua khảo sát 58 em cho thấy kết quả như sau:
Phần lớn các em trả lời ly do di lang thang là do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn chiếm 76,4%, do đó, 64,5% em cho biết đi lang thang cũng nhằm để kiếm tiễn giúp đỡ bố mẹ; bên cạnh đó, một tỷ lệ đáng kể trẻ em bỏ nhà lên Hà Nội kiếm việc làm để muốn được tự do và muốn có cuộc sống tự lập, số em trả lời lý do này chiếm 49,1% Điều đáng chú ý là một số em cho biết lý do đi lang thang là do bố mẹ bắt buộc chiếm 14,5% và do bị bố mẹ hắt hủi, không quan tâm là 5,4%; 9,1% do gia đình tan vỡ Qua đây chúng ta thấy, một em đi lang thang kiếm sống có thể do nhiều nguyên nhân đan xen nhau Song về cơ bản, trẻ em bỏ nhà đi kiếm sống đều do hoàn cảnh gia đình không thuận lợi
“Trong số trẻ em lang thang được hỏi, số em có thời gian kiếm sống,
tại Hà Nội từ 1-3 năm chiếm 46,0%; từ 4-5 năm chiếm 48%; số trẻ em
lang thang tại Hà Nội trên 5 năm chiếm tỷ lệ 8% Như thể chúng ta thấy rằng, nhiều em có thời gian đi lang thang kiếm sống khá lâu
Trong số các trẻ em lang thang được hỏi thì có một tỉ lệ đáng kế trẻ em
đi lang thang cùng với bố mẹ hoặc cùng anh chị em chiếm 33,3%; số
trẻ đi lang thang cùng bạn bè chiếm 35.2% và số em ra đi một mình chiếm 31,5% Dù các em đi lang thang với bắt cứ lý do nào và bất cứ
Trang 29với ai thì các em cũng phải đối diện với những khó khăn và các nguy cơ luôn rình rập trong cuộc sống tại Hà Nội do các em còn nhỏ tuổi,
vốn sống và kinh nghiệm ít và sự hiểu biết hạn chế
Do các em không được học hành chu đáo và còn nhỏ tuổi nên
công việc các em làm chủ yếu là lao động giản đơn, vất vả Trong đó, số em lang thang làm nghề đánh giầy chiếm 31%, bán hàng rong chiém 31%, còn các nghề khác chiếm 37,9% Do tính chất công việc như đã nêu trên nên các em phải đi lang thang khấp nơi và thu nhập
của các em cũng không ổn định, tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi em Song nhìn chung, số em có thu nhập hàng tháng trên 300.000 đồng
tương đối cao (chiếm 82,7%): số em có thu nhập ở mức dưới 300.000
đồng chiếm 17,3% Với gia đình các em thì đây là một khoản thu nhập không nhỏ Nhiều em trở thành lao động chính của gia đình Ngoài việc chỉ tiêu cho bản thân thì các em đều có ý thức dành dụm một khoản tiền để gửi về giúp đỡ cho gia đình 6% số em trả lời dành dụm gửi về cho gia đình được hơn 300.000đ/tháng; số em gửi về cho gia đình từ 200.000đ-300.000đ chiếm 26%; còn lại 68% số em trả lời gửi cho gia đình dưới 200.000đ/tháng Đối với nhiễu bậc cha mẹ thì số tiền
nảy của các em sẽ giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống gia đình vi thé ma
một số cha mẹ chấp nhận để con họ đi lang thang kiếm sống nhằm giảm bớt khó khăn kinh tế cho gia đình Điều này được thẻ hiện rõ hơn khi các em trả lời câu hỏi: "Đối xử của bố mẹ đối với em lúc em chưa
kịp gửi tiền về giúp đỡ gia đình?" thì có 9,3% số em cho biết, gia đình
em tỏ thái độ khó chịu, chửi bới và 13,0% không quan tâm, không để ý đến các em Việc làm này của bố mẹ cũng tạo nên cho các em một áp
lực lớn trong cuộc mưu sinh tại Hà Nội, các em phải bằng mọi cách để
kiếm tiền giúp đỡ gia đình
'Hàng ngày, trẻ em lang thang đều phải làm việc rất vất vả với thời gian trung bình mỗi ngày từ 10 tiếng trở lên (chiếm 92,2%), từ 8-10 tiếng chiếm 7,8% Nhất là đối với những em làm nghề đánh giày và bán hàng rong thì mỗi ngày các em phải đi lang thang với một đoạn
Trang 30đàng gì Khi được hỏi, các em có thích cuộc sống ở Hà Nội không thì
có 39,3% cho biết, các em không thích cuộc sống hiện tại; khoảng 1/5 số em trả lời (19,0%) cảm thấy thích cuộc sống ở Hà Nội Qua câu trả lời của các em, chúng ta thấy rằng, không phải tất cả các em đi lang thang đều muốn bám trụ lại Hà Nội mà thực sự một bộ phận các em
muốn được trở về quê hương, về sông với gia đình, người thân nhưng
vì cuộc sống khó khăn nên các em phải bươn chải, chấp nhận khó khăn
để có thể kiếm tiền nhằm giảm bớt khó khăn cho gia đình
Một điều cần quan tâm khi nghiên cửu đối với nhóm trẻ lang thang là mối quan hệ của các em với những người xung quanh Chúng tôi
cho rằng, nếu các em có gia đình, người thân hoặc bạn bè cùng đi kiếm
sống tại Hà Nội thì sẽ giúp các em giảm bớt phần nào những lo lắng,
bất an trong cuộc sống Qua điều tra cho thấy, phần lớn ae, em lang thang đều có người thân hay bạn bè cùng quê đang kiếm sống ở Hà Nội, 14,3% số em trả lời có người thân ở Hà Nội và 80,3% cho biết có người thân và bạn thân
“Trẻ em lang thang có tính cộng đồng rất lớn Do vậy, khi có người
thân và bạn bè ở Hà Nội sẽ giúp các em yên tâm hơn Mỗi khi gặp khó
khăn hay ốm đau, bệnh tật thì các em có thể nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ, chia sẻ, 69,8% cho biết nhờ vào bạn bè khí các em gặp khó khăn; 34% nhờ cậy vào người thân tại Hà Nội Điều đáng chú ý ở
đây là những tổ chức xã hội có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em lang
thang thì lại không phải là địa chỉ để các em tìm đến khi gặp khó khăn trong cuộc sông Chỉ có 13,2% trẻ lời nhờ cậy vào công an khu vực khi gặp khó khăn và 29,3% trả lời có nhờ vào nhân viên của các mái ấm,
các trung tâm giúp đỡ trẻ em lang thang Do đó, chúng ta cần phải tạo
lập được một màng lưới rộng khắp để giúp đỡ các em lang thang và điều quan trọng nữa là phải làm sao giúp các em tiếp cận được các hoạt động hỗ trợ cho các em một cách đễ dàng và có hiệu quả
Ngoai việc nhờ vào người thân, bạn bè giúp đỡ thì các em còn có thể tìm đến sự giúp đỡ của chủ các nhà trọ Một tỉ lệ đáng kể (39,6%) các em trả lời là dựa vào chủ trọ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống
Trang 31
Với những mối quan hệ như trên, phần nào giúp cho trẻ em lang thang có thể vượt qua được những điều kiện không thuận lợi trong hoạt động kiếm sống tại Hà Nội
2.1.4 Điều kiện sinh hoạt hàng ngày của trẻ lang thang
Trẻ em đi lang thang kiếm sống với công việc giản đơn, vất và và thu nhập thấp nên cuộc sống của các em nhìn chung cũng, hết sức tạm bợ, khó có thể đảm bảo cho việc tái tạo lại sức lao động sau một ngày làm việc mệt mỏi của các em
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các em lang thang trong nhóm nghiên cứu đều thuê ngủ trọ với mức tiền 2000-3000đ/đêm, 96,44 trả lời hiện đang sống trong những khu nhà trọ đo người dân xây dựng để cho những người lao động ngoại tỉnh thuê Các nhà trọ thường có những tắm phản rộng hoặc trải chiếu xuống đất và nhiều người ngủ chưng với
nhau Do đó, điều kiện ăn ở, vệ sinh khó có thể đảm bảo tốt được:
22,2% trẻ em cho biết thường sử dụng nhà vệ sinh ở nơi công cộng, 50% sử dụng nước giếng, 1,8% hồn tồn khơng vệ sinh răng miệng,
41,19% đánh răng 1 lần/ngày và 50% đánh răng 2 lằn/ngày Về ăn uống,
số trẻ ăn 2 bữa/ngày chiếm 25%, 3 bữa/ngày chiếm 71,4% Cuộc sống lang thang của các em với mục đích chủ yếu là kiếm tiền nuôi sống bản thân và để giúp đỡ gia đình nên việc chỉ tiêu cho sinh hoạt cá nhân của
các em cũng hạn chế và cũng ít được các em quan tâm
Số em chỉ tiêu cho bản thân dưới mức 200.000đ/tháng chiếm
32,7%, ở mức 200.000đ-300.000đ chiếm 46,2% Với khoản tiên đó cho toàn bộ cuộc sống từ tiền thuê chỗ ngủ, tiền ăn, uống, các chỉ phí cá nhân của các em ở Hà Nội thì khó có thẻ đảm bảo có một cuộc sống tốt được Về điều kiện sinh hoạt, ăn uống thì như vậy, còn về thời gian nghỉ ngơi của các em trong một ngày như sau: số em có thời gian nghỉ ngơi dưới 8 giờ chiếm 32,7%; từ 8-10 giờ chiếm 60%; trên 10 giờ
chiếm 7,3%
Đối với những em được nhận vào sống trong các mái ấm tình
thương thì có cuộc sống sinh hoạt tốt hơn so với những em sống trọ ở
Trang 32các nhà dân Trong số trẻ em lang thang được hỏi, có 20 em (chiếm 37,7%) đang ở và đã từng ở trong mái ấm tình thương hoặc các trung
tâm giúp đỡ trẻ em lang thang Tại đây các em được quan tâm, chăm sóc tốt hơn, 75% em nói rằng sống trong các mái 4m các em có cảm
giác an toàn hơn; 70% cho biết được học văn hoá, 50% được tham gia học nghề, 85% cho biết được tạo điều kiện về chỗ ăn, ngủ tốt hơn và các em không phải trả tiền Tại một số mái ấm, các em còn được
hỗ trợ một bữa ăn Ngoài ra, các em còn được những người làm việc
tại đây bảo ban, dạy đỗ giúp các em xoá bớt mặc cảm và tự tin hơn vào bản thân mình
Với những điều trình bày trên đây, chúng ta thấy, cuộc sống của trẻ em lang thang tại Hà Nội không đễ dàng gì Không chỉ có cuộc
sống khó khăn, tạm bợ mà các em còn phải đối mặt với nhiều điều
phức tạp khác trong cuộc sống có ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất,
tâm thần và sự phát triển nhân cách lành mạnh của các em
2.1.5 Những nguy cơ đối với trẻ em lang thang
Do phải kiếm sống trên đường phổ nên trẻ em lang thang được xác
định là nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ bị lạm dụng, bị tiêm nhiễm các thói hư, tật xâu, tệ nạn xã hội và phạm pháp Bởi vì do tính chất công, việc, cuộc sống tạm bợ, nhỏ tuổi và ít được người lớn bảo ban,
uốn nắn, che chở kịp thời nên các em rất dễ bị lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động trái pháp luật Hơn nữa, do các em có trình độ học vấn thấp, nhận thức hạn chế nên cũng khiến cho các em nhiều lúc không phân
biệt được đúng sai trong việc làm của mình Nếu không được quan tâm
đúng mức thì trẻ em lang thang có thể trở thành nguồn bổ sung cho tệ
nạn xã hội và tội phạm ở tuổi vị thành niên Ngoài ra, tré em lang
thang còn là đối tượng để các nhóm thanh niên lớn tuổi hơn bắt ép nộp tiễn cho chúng Tóm lại, trẻ em lang thang biện đang phải đối mặt với
rất nhiều nguy cơ bắt lợi trong cuộc sống Kết quả thực tế khảo sát 58
trẻ em lang thang cho thầy sự lo lắng của các em như sau:
Trang 33
9,3% sợ bị những nhóm trẻ lang thang khác bắt nạt, lấy tiền Thực tế cho thấy, trẻ em lang thang cũng phân chia thành các địa bàn để hoạt động Nếu nhóm trẻ lang thang ở nơi này sang kiếm sống ở địa bàn của nhóm khác thì có thể xảy ra xô xát hoặc có tình trạng tranit giảnh
khách nên trẻ em lang thang trở nên mâu thuẫn với nhau Không chỉ có vậy, có trường hợp những trẻ em lang thang lớn tuổi hơn hoặc ở Hà
'Nội nhiễu năm hơn bắt nat va lấy tiền của những trẻ em mới đến kiếm sống Đặc biệt đáng lo ngại là có 37,9% số em trả lời sợ những thanh niên nghiện ngập, càn quấy : các em dễ trở thành đối tượng để chúng
bắt nộp tiền vì khả năng tự vệ của các em kém và không có ai bênh
vực, bảo vệ; 50% các em cho biết lo sợ những đối tượng khác bắt nạt, cưỡng bức trong khi kiếm sống Trong số trẻ em được chọn nghiên cứu thì có tới 35 em (chiếm 62,5%) cho biết đã từng bị rủ rê làm vi ấu Đã có 22/58 (37,03%) em từng bị dụ dỗ tham gia các việc làm xấu,
trong đó, số em bị dụ dỗ tham gia 1 lần chiếm 31,8%; số em tham gia
nhiều lần chiếm 68,2% Có trường hợp các em không nhận thức được việc làm sai trải, cũng có trường hợp các em bị cưỡng bức hoặc do bị
lừa phinh, dụ dỗ tham gia vào những hoạt động tội phạm
Các em còn cho biết, trong những trường hợp bị bọn người xấu lôi
kéo tham gia vào các việc làm xấu, nếu các em cự tuyệt sẽ bị bọn
chúng hành hung, đánh đập, 67,9% số em trả lời như vậy Như thé, chúng ta có thể thấy rằng, nguy cơ tham gia vào các hoạt động phạm pháp của trẻ em lang thang là rất lớn, nếu như các em không được các tổ chức đoàn thẻ xã hội hoặc những cơ quan chức năng quan tâm, giúp
đỡ kịp thời
Ngoài sợ bị bọn người xấu lôi kéo vào việc làm phi pháp, sợ bị
những trẻ lang thang khác bắt nạt thì trẻ em lang thang còn có nỗi lo sợ
công an Tuy nhiên chỉ có một ít số em có nỗi lo sợ này (18,5%) Sở đĩ
như vậy là vì vào những ngày kỷ niệm hay những dịp lễ hội như
SEAGAMES 22 vừa qua, Nhà nước thực hiện chủ trương đưa trẻ em lang thang về quê hương mà công an là một trong những lực lượng chủ chốt tham gia chiến dịch này Các em thường bị đưa về quê, trong khi
Trang 34bản thân các em lại muốn bám trụ lại Hà Nội để kiếm sống, giúp đỡ
gia đình nên khi gặp những người công an, các em rất lo sợ và thường
tìm cách trốn tránh
Ngoài những nỗi 1o trong khi đi lang thang kiếm sống, các em còn
cảm thấy lo lắng về nơi ở trọ không được an toàn: 29,6 em cho biết
cảm thấy khơng an tồn khi ở nhà trọ; 23,6% lo Sợ bị mất trộm Nhà trọ là nơi tập hợp nhiều người từ khắp mọi nơi về Hà Nội kiếm sống
nên có cả người xấu lẫn người tốt Do đó, ử các nhà trọ dé xảy ra tình trạng lấy cắp đồ đạc của nhau Mặt khác, các chủ trọ xây nhà với mục đích kinh doanh nên khi có cơ hội cho thuê với giá cao hơn thì họ sẵn sàng đuổi trẻ em lang thang đi chỗ khác để cho những người khác ở thuê với mục đích thu lời cao hơn Vì thế có 11,1% các em lo sợ không được ở lâu dài tại nhà trọ
Tất cả những khó khăn, thách thức nêu trên đối với trẻ em trong quá trình đi lang thang kiếm tiền và trong cuộc sống sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm thần và sự phát triển
nhân cách của các em Điều này đặt ra cho những người làm công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ em cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa đến nhóm đối tượng này Đã thành lập các văn phòng tư vấn, hỗ trợ và gần đây là đường dây nóng nhằm giúp đỡ trẻ em kịp thời Tuy nhiên, số trẻ em lang thang biết đến những sự trợ giúp này không nhiều nên cần có đội ngũ cộng tác viên giới thiệu, tuyên truyền cho các em về địa chỉ và
các lĩnh vực hoạt động hỗ trợ để các em có thể nhận được sự giúp đỡ
kịp thời khi cần thiết Làm được điều đó chúng ta sẽ giúp các em giảm được các nguy cơ và những rủi ro trong cuộc sống; giúp các em biết cách chống đỡ những cám dỗ và tránh xa các tệ nạn xã hội và sự lạm dụng của các đối tượng xấu trong xã hội
2.1.6 Mi liên hệ với gia đình của trẻ em lang thang
Bên cạnh việc có người thân, bạn bè cùng kiếm sống thì Sự quan
tâm của các gia đình đối với trẻ em lang thang là một nhân tố quan
trọng nhằm giúp các em vượt qua những khó khăn trong quá trình đi lang thang kiếm sống tại Hà Nội Kết quả khảo sát cho thấy, các em
Trang 35đều có mối liên hệ với gia đình khá chặt chẽ: 64,3% về thăm nha 1-2 tháng/lần; 21,4% về thăm nhà 2 lần/năm Đối với các em, sự quan tâm, động viên của gia đình có ý nghĩa rất quan trọng khi các em còn nhỏ tuổi mà phải sống xa bố mẹ trong một môi trường xã hội hết sức phức tạp Kết quả nghiên cứu cho thấy, các gia đình cũng thường xuyên liên hệ với các em: 40,49% liên hệ ở mức thường xuyên, 42,69% ở mức thỉnh thoảng; chỉ có 6,4% số em trả lời rằng không có liên lạc từ phía gia đình Hình thức liên lạc của gia đình đối với các em chủ yếu bằng điện thoại (chiếm 51%), gửi thư (25,5%) và người trong gia đình lên thăm 07,5%)
3.1.7 Cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em lang thang
Quyền được học tập là một trong những quyển cơ bản của trẻ em Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã chỉ rõ: “Trẻ em có quyền
được học tập và có bỗn phận học hết chương trình giáo dục phố cập
Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em, khuyến
khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng
khiếu” Những trẻ em lang thang cũng sẽ gia nhập lực lượng lao động sau này Nếu các em không được học hành chủ đáo thì sẽ không có đượcwnguồn lao động có trình độ tay nghề và sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả lao động trong tương lai
Điều đáng mừng là thời gian qua, nhiều tổ chức xã hội đã tham gia
vào công tắc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em lang thang, như các Văn phòng tư vấn, Mái ấm tình thương, Nhà mở thuộc Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em; các trung tâm giáo đục thường xuyên, một số trường phổ thơng Ngồi ra còn có một vài tổ chức tư nhân cũng tham gia giúp đỡ trẻ lang thang, Nhờ đó mà trong qué trình di lang thang
kiếm sống, các em đã được tham gia học văn hoá tại các lớp học tình
thương, lớp học linh hoạt, loại hình trường vừa học vừa làm của các tổ
chức xã hội với hình thức chủ yếu là xoá mù và học tiểu học Kết quả Khảo sắt cho thấy, trong số 55 em trả lời, có 33 em (chiếm 60%) tham
gia học văn hoá Mong muốn được học văn hoá là một nhụ cầu thực sự
của các em Có 94,1% em tham gia hoc van hoá một cách tự nguyện và
Trang 3692,9% em cảm thấy hứng thú với việc học tập, cho dù mục đích chính
của các em lên Hà Nội là để kiếm tiền giúp đỡ gia đình Nhiều em đã ý
thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với cuộc sống của các
em sau này Tuy nhiên, việc học văn hoá của trẻ em gặp những khó
khăn nhất định Trình độ của các em không đồng đều nhau, nhiều em đã bỏ học lâu nên kiến thức không nhớ rõ Các em đều phải đi làm
kiếm sống nên việc tổ chức đi điểm lớp học và thời gian học sao cho phù hợp với các em là một điều không dễ Nhiều em đi làm về mệt nên khả năng tiếp thu hạn chế
Việc tái hoà nhập trẻ em lang thang vào học tại các trường phổ thông còn hạn chế Thực tế cho thấy có ít trẻ em lang thang được học tập tại trường phổ thông cùng với những học sinh bình thường khác, Một mặt có thể do trình độ các em không theo kịp Nhưng mặt khác, các trường tiếp nhận trẻ em lang thang vào học không thể bao cắp hoàn toàn chỉ phí học tập cho các em Điều này đặt ra vấn đề, chúng ta cần
có chính sách hỗ trợ học tập và có chương trình giáo dục dành riêng
đối với những trẻ em lang thang Đồng thời, có chính sách ưru tiên các trường phổ thông tiếp nhận trẻ em lang thang vào học tại trường,
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã dành nhiều Sự quan tâm cho công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trong đó có trẻ em lang thang, song
nhìn chung, (rẻ em lang thang vẫn là nhóm chịu nhiều thiệt thôi trong cuộc sống
Cùng với nhu cầu học văn hoá thì học nghề cũng là nhu cầu thiết
thực đối với các em; giúp các em có thể đảm bảo cuộc sống sau này Tuy nhiên, trẻ em lang thang không dễ đàng gì để tiếp cận với các chương trình học nghề Bởi vì muốn được học nghề miễn phí thì các
em cần được một tổ chức xã hội nào đó đỡ đầu như Mái ấm tình thương, các trung tâm hỗ trợ, Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em
quận/huyện, phường/xã Đồng thời còn có khó khăn trong việc xác định quê quán và những thông tỉn liên quan đến bản thân các em Mặt khác, việc học nghề của trẻ em lang thang cũng gặp những khó khăn nhất định Thứ nhất do hạn chế nguồn kinh phí hỗ trợ cho mỗi em
Trang 37trong việc hoàn thành khóa học; thứ hai, do trình độ của các em thấp nên ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức nghề; thứ ba, do các em vừa phải đi làm kiếm tiền, vừa tham gia học nghề nên cũng bị chỉ phối về thời gian, sức lực
Trong số trẻ em được hỏi trong nghiên cứu của chúng tôi có 74.1% em chưa được tham gia các lớp học nghề dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Nguyên nhân ở đây là do nguồn kinh phí hạn chế Mặt khác, những em lang thang sống tại các mái ấm tỉnh thương, các trung tâm hỗ trợ thì dễ được tham gia học nghề hơn những em sống lang thang và ở tại các khu nhà trọ bên ngoài Như thể, tỉ lệ trẻ em lang thang được tham gia học nghề chiếm một tỉ lệ còn khiêm tốn
Những em tham gia học nghề đều dựa trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với năng lực, sở thích của các em và cả cơ hội tìm kiếm việc làm sau này Những nghề phổ biến đối với các em như nấu ăn, phục vụ nhà hàng, khách sạn, sửa chữa xe máy, may, thêu
3.1.8 Nguyện vọng của trẻ em lang thang
Để đưa ra một biện pháp giải quyết vấn đề trẻ lang thang có hiệu quả, tạo cơ sở cho những người làm chính sách và các cơ quan chức năng lập kế hoạch, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu mong muốn của trẻ
em lang thang đối với cuộc sống tương lai của các em sau này Kết quả
cho thấy, trong số những em chưa được tham gia học nghề trong quá trình kiếm sống tại Hà Nội, có 66.7% bày tỏ mong muốn được hỗ trợ học nghề để giúp các em có thể có một công việc ôn định, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của các em
Nhằm hiểu rõ hơn những dự định của trẻ em lang thang, chúng tôi đặt câu hỏi "Em có ý định trong tương lai như thế nào?" thì kết quả thu được như sau: có 29,1% mong muốn ở lại Hà Nội hoặc đi kiếm việc ở nơi khác chứ không muốn trở về quê nhà, 23,6% muốn ở lại Hà Nội một vài năm kiếm tiền giúp đỡ gia đình rồi mới quay trở về qué; 47.3% số em nói rằng, sẵn sàng quay trở về quê hương nếu được tạo điều kiện học nghỀ và có một công việc ôn định Do vậy, chúng ta cần có chính sách hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ em nghèo ngay tại các địa
Trang 38phương mà các em ra đi để han chế tình trạng bỏ quê ra thành phố kiếm sống như hiện nay, Đồng thời, tổ chức các lớp học văn hoá, học nghề cho trẻ em đang lang thang kiếm sống Bởi vi sau này khi lớn lên,
những trẻ em này trở thành một lực lượng lao động xã hội và các em
cũng cần có một nghề ôn định Nếu không có công ăn việc làm sẽ dễ dẫn các em đến những việc làm phi pháp hoặc chấp nhận làm bất cứ
việc gì đẻ có thể kiếm sống
Dé tim hiểu thêm những mô hình nảo phù hợp đối với cuộc sống của trẻ em lang thang nên chúng tôi đưa ra một số mô hình cho các em lựa chọn Kết quả cho thấy, hai mô hình được các em lựa chọn nhiều
nhất là:
~ Em được một gia đình nào đó đỡ đầu và họ sẽ giúp đỡ em về vật chất, tinh thin nhưng em vẫn ở với gia đỉnh mình hoặc trong các nhà
mái ấm tình thương (34,8%)
- Em tự lo lấy việc ăn ở sinh hoạt và được nhận vào học phổ thông hoặc học nghề tại một trường học vào buổi tối (32,6%)
Ngoài ra còn một số mô hình khác mà các em lựa chọn là:
- Em được nhận làm con nuôi một gia đình nào đó và họ cam kết đảm bảo cho em đi học phổ thông, học nghề hoặc đi làm (8,7%)
- Em được nhận vào trường phổ thông dạy nghề cho trẻ em lang thang, được nâng cao học vấn phổ thông, được học nghề, được ăn ngủ
sinh hoạt, nhưng em có thời gian đi làm tự kiếm sống để nộp cho nhà
trường một khoản tiền nhất định nào đó (8,7%)
Qua ý kiến trên đây của trẻ em lang thang, chúng ta thấy rằng, cần có chính sách trợ giúp những trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đặc biệt trong vấn đề học văn hoá và học nghề để giúp các em có kiến thức, có tay nghề để tự lo cho cuộc sống của các em sau này,
3.2 Sự đánh giá bản thân của trẻ lang thang
Trang 39trường Đại học Toulouse Mục đích của chúng tôi là tìm hiểu sự tự
đánh giá bản thân của trẻ lang thang ở các mặt: xã hội, cảm xúc, thể chất và tương lai, có nghĩa là tim hiểu những sự tự đánh giá về năng,
lực của các em đối với những lĩnh vực nói trên
Như chúng ta đã biết, chất lượng của các mỗi quan hệ tương tác bố-mẹ-con có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tình cảm về bản thân
Những bố mẹ sáng suốt, luôn thông nhất trong cách giáo dục, luôn biết
khích lệ và nâng đỡ các ý tưởng của trẻ, giúp trẻ làm chủ tốt các tình huống đặt ra, dành thời gian cho trẻ, yêu trẻ và biết đáp ứng những nhu cầu chính đáng của trẻ sẽ giúp trẻ tạo dựng một mô hình đánh giá tích cực về bản thân Ngược lại, trẻ sẽ cảm thấy không an toàn, bị chấi bỏ đo cảm thấy bố mẹ không dành thời gian cho mình, không động viên, khuyến khích, không yêu thương, không thông cảm và chia sẻ những nỗi khó khăn, những niềm lo lắng Những trẻ này không những có ác
cảm với thể giới người lớn xung quanh, mà còn nhận thức và có những tình cảm tiêu cực về chính bản thân mình
Đối với trẻ lang thang, phần trình bày trước cho thấy, đa số các em
rời nhà đi kiếm sống khi đang còn rất trẻ, như vậy tuổi thơ của các em
không bằng phẳng, không được chăm sóc trong vòng tay của bố mẹ và luôn bị những vẫn đề xã hội, những thiếu thốn vật chất, những lo âu tình thần giày vò Trong cuộc sống mưu sinh sớm vội này, các em đã tự cảm thấy mình được trang bị đến đâu để đối phó với cuộc sống sớm gặp nhiều thăng trầm ấy ? Đó là câu hỏi mà chúng tôi dat ra trong phần nghiên cứu này
Trang 40
3.2.1.Xác định các yếu tổ đánh giá bản thân ở trẻ (Xem đồ thị 6.1) Scree Plot 10 Eigenvalue 47 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 Component Number
Nhìn vào đỗ thị trên, chúng ta có bốn yếu tố phân biệt với nhau một cách căn bản Chúng tôi lần lượt đi tìm hiểu từng yếu tổ này,
1) Yếu tố thứ nhất: Yếu tố này gồm 12 mệnh để thể hiện ở bảng 6.1 Bảng 6.1: Những mệnh đề của yếu tố *cái tôi xúc cảm” trong đánh giá bản thân của trẻ lang thang
Mệnh đề Nội dung ĐiểmTB | Độ lệch chuẩn
35 — | Tôi thường suy nghĩ trước khi nói 135 0,64 40 —_ | Tôi rất đề khóc và rất để cười, 112 0,84 3l | Tôi có ý kiến tốt về ban than minh Lu 0,72 54 | Toi rit dé mat binh tinh khi ai dd) trách cứ, phê bình tôi, 1,05 0,80
| 18 — | Tôi thường xuyên có cảm giác lo lãng 1,03 0,77
21 | Thuong thuéng, t6i ty tin 1,02 0,67