CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4 1. XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 4 1.1. Khái niệm xuất khẩu 4 1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 5 1.2.1. Xét ở góc độ vĩ m
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TRONG THƯƠNG MẠIQUỐC TẾ 4
1 XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 4
1.1 Khái niệm xuất khẩu 4
1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 5
1.2.1 Xét ở góc độ vĩ mô 5
1.2.2 Xét ở góc độ vi mô 7
2 NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA XUẤT KHẨU 9
2.1 Tiến trình hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 9
2.1.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu: 9
2.1.2 Xây dựng phương án kinh doanh 9
2.1.3 Giao dịch đàm phán trong xuất khẩu 11
2.2 Các hình thức xuất khẩu 11
3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANHNGHIỆP 12
3.1 Môi trường kinh doanh quốc tế: 12
3.1.1 Môi trường kinh tế: 12
3.1.2 Môi trường chính trị 13
3.1.3 Môi trường luật pháp: 13
3.1.4 Môi trường xã hội 13
3.1.5 Môi trường công nghệ 14
3.1.6 Môi trường vật chất 14
3.2 Cơ chế chính sách của Nhà nước: 14
3.3 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 15
3.3.1 Mặt hàng xuất khẩu 15
3.3.2 Giá cả hàng hóa: 16
3.3.3 Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa 16
3.3.4 Hoạt động xúc tiến thương mại 17
3.3.5 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường 17
3.3.6 Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp: 17
3.3.7 Các nguồn lực của doanh nghiệp 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢNPHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNGSANG THỊ TRƯỜNG MỸ 18
Trang 21.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 18
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Chiến Thắng 18
1.2 Cơ cấu bộ máy của công ty cổ phần May Chiến Thắng 21
1.3 Đặc điểm về nguồn vốn 25
1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may ChiếnThắng những năm gần đây 25
1.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Chiến Thắng 29
1.5.1 Thị trường xuất khẩu 29
1.5.2 Thị trường nội địa 32
2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAYSANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 33
2.1 Đặc điểm của thị trường Mỹ 33
2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 35
3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNMAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 38
3.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 38
3.1.1 Môi trường quốc tế 38
3.1.2 Cơ chế chính sách của Nhà nước 41
3.1.3 Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần may Chiến Thắng 42
3.2 Môi trường bên trong: 44
3.2.1 Mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng 44
3.2.2 Chính sách giá xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng 44
3.2.3 Chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng 45
3.2.4 Thương hiệu, uy tín của công ty cổ phần may Chiến Thắng 46
3.2.5 Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty cổ phần may ChiếnThắng 47
3.2.6 Cơ sở vật chất của công ty cổ phần may Chiến Thắng 47
3.2.7 Về lao động của công ty cổ phần may Chiến Thắng 47
3.2.8 Tình hình tài chính của công ty cổ phần may Chiến Thắng 48
4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾNTHẮNG 49
4.1 Ưu điểm 49
4.2 Tồn tại 49
4.3 Nguyên nhân tồn tại 50
Trang 3CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢNPHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNGSANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2008-2010 53
Trang 41.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG
TRONG THỜI GIAN TỚI 53
1.1 Dự báo về môi trường thế giới ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam 53
1.2 Dự báo nhu cầu thế giới về hàng dệt may trong thời gian 2005-2010 55
1.3 Chiến lược phát triển tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam trong thờigian tới 55
1.4 Định hướng chiến lược của công ty cổ phần may Chiến Thắng trong thờigian tới 57
2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊTRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY CHIẾN THẮNG 57
2.1 Đối với doanh nghiệp 57
2.1.1 Nâng cao chất lượng hàng hoá 57
2.1.2 Xây dựng chính sách giá hợp lý 59
2.1.3 Nâng cao trình độ chuyên môn người lao động: 61
2.1.4 Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đăng ký bản quyền sở hữu côngnghiệp, tuân thủ các quy định về nhãn hiệu sản phẩm, xuất xứ sản phẩm 63
2.1.5 Tăng tỷ trọng hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB: 63
2.1.6 Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành 64
2.1.7 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu: 64
2.1.8 Các giải pháp khác 66
2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 67
2.2.1 Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống luật pháp cho tương thích vớiluật pháp của nước Mỹ cũng như Hiệp định thương mại Việt - Mỹ 67
2.2.2 Thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết trong Hiệp địnhthương mại Việt - Mỹ: 68
2.2.3 Tuyên truyền, phổ biến những thông tin về thị trường Mỹ, chínhsách xuất nhập khẩu của Mỹ và Hiệp định thương mại Việt-Mỹ: 68
2.2.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: 69
2.2.5 Chính sách thuế và trợ cấp xuất khẩu 69
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần May Chiến Thắng 22
Bảng 2.2.Báo cáo hoạt động sản xuất công nghiệp các năm gần đây 26
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chính 28
Bảng 2.4: Thị trường tiêu thụ của công ty 30
Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 35
Bảng 3.1.Tình hình lao động của Công ty cổ phần may Chiến Thắng đượcphản ánh qua bảng số liệu sau: 48
Bảng 3.2.Bảng dự báo nhu cầu về hàng dệt may trên thế giới : 55
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày một diễn ramột cách nhanh chóng và mạnh mẽ, các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đangphát triển cần phải chủ động hội nhập theo xu thế này Quá trình phát triển kinhtế thị trường phản ánh trình độ cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó phâncông lao động quốc tế và quốc tế hoá sản xuất đã trở nên phổ biến.
Việt Nam là một nước đang phát triển và cũng không nằm ngoài xu hướngchung đó của toàn cầu Chúng ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiệnđại hoá để phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn Để có thể tham gia mộtcách thuận lợi và có hiệu quả nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đómột trong những nhiệm vụ thiết yếu đặt ra là phát triển nhanh các ngành côngnghiệp có khả năng tăng lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước vàđẩy mạnh xuất khẩu.
Với ưu điểm là một ngành sản xuất tiêu dùng, sử dụng nhiều lao động, khôngđòi hỏi công nghệ phức tạp, vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn cácngành công nghiệp khác, khả năng xuất khẩu lớn, kim ngạch xuất nhập khẩuthường cao…ngành dệt may đã trở thành một trong những ngành quan trọngnhất để phát triển kinh tế đất nước.
Hàng dệt may đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường nộiđịa cũng như thị trường xuất khẩu Tuy nhiên nếu nhìn từ góc độ cạnh tranh thìngành dệt may của Việt Nam vẫn còn yếu kém, phần lớn nguyên phụ liệu lànhập khẩu từ nước ngoài (khoảng 90%) tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá nhập khẩu vàchi phí vận chuyển cao, cơ cấu mặt hàng đơn giản, kiểu cách mẫu mã còn đơngiản chưa đáp ứng được nhu cầu thường xuyên của thị trường, chưa tạo lập đượcthương hiệu riêng, giá thành sản phẩm còn cao, giá trị gia tăng thấp…trong bối
Trang 7cảnh đó hoạt động xuất khẩu gặp không ít khó khăn đặc biệt là những thị trườngkhó tính như Mỹ Mà đối với công ty cổ phần may Chiến Thắng thì Mỹ là kháchhang lớn nhất trong những năm gần đây Do đó việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnhxuất khẩu sang thị trường Mỹ là một chiến lược trước mắt cũng như lâu dài củacông ty trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt và gay gắt như hiện nay.Thực tế cho thấy, hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty còn gặpnhiều vấn đề bất cập Do đó trong thời gian thực tập tại công ty với sự giúp đỡcủa cô giáo Thạc sỹ Đặng Thị Thuý Hồng và các cô, các chú, các chị trong công
ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này qua đề tài:"Đẩy mạnh xuất khẩu
hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹtrong giai đoạn 2008-2010"
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về xuất khẩu trên cơ sở đó phân tích thựctrạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may ChiếnThắng sang thị trường Mỹ nhằm đưa ra những đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạtđộng tiêu thụ của công ty.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu và đánh giá thực trạng xuất khẩutrong giai đoạn 2005-2007 của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thịtrường Mỹ.
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làmnền tảng Đồng thời kết hợp với các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê…
5 Kết cấu của chuyên đề
Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận thì được chia làm 3chương:
Trang 8Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu trong thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dệt may của công
ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong những năm vừa qua
Chương 3: Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty
cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ
Trang 9Để thiết lập các kênh xuất khẩu công ty cần quyết định các chức năng nào màcông ty đảm nhiệm và chức năng nào là do trung gian đảm nhiệm Các hình thứccủa xuất khẩu là:
* Bao gồm:
Tái xuất khẩu, là xuất khẩu hàng đã nhập về trong nước không qua chếbiến thêm, cũng có trường hợp hàng không về trong nước sau khi nhập hàng,giao hàng đó ngay cho người mua hang nước
Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùngnước ngoài
Tạm xuất, tái nhập: đó là hoạt động đưa hàng đi triển lãm sau đó lại manghàng về.
Tạm nhập, tái xuất: đó là hoạt động đưa hàng vào dự triển lãm, hội trợquảng cáo sau đó đưa về.
Trang 10 Chuyển khẩu: là hàng mua của một nước này bán cho nước khác khônglàm thủ tục nhập khẩu.
Dịch vụ xuất khẩu: là hàng gửi đại lý hay thuê người sửa chữa
1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đốingoại, là phương thức thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Thựctế đã chứng minh các nước đã tiến nhanh trên con đường tăng trưởng và pháttriển kinh tế là các nước có nền ngoại thương mạnh và năng động Khi xem xétvai trò của xuất khẩu ta phải nhìn nhận dưới hai góc độ đó là: vĩ mô và vi mô.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhaunhưng nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu là quan trọng nhất vì xuất khẩu đemlại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia Do đó khi xuất khẩu được đẩy mạnh thì nócũng kéo theo sự gia tăng của hoạt động nhập khẩu.
1.2.1.2 Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất phát triển:
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ.Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Sự chuyển
Trang 11dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng pháttriển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng củanội địa.
Thứ hai, coi thị trường thế giới là quan trọng để tổ chức sản xuất và xuấtkhẩu Cách nhìn nhận này xuất phát từ nhu cẩu thị trường thế giới để tổ chức sảnxuất Điều này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển Sự tác động này thể hiện ở những điểm sau:
- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.Khi xuất khẩu phát triển thì cơ sở hạ tầng buộc phải phát triển, các dịch vụ kèmtheo và hỗ trợ cho xuất khẩu cũng phát triển như ngân hàng, vận chuyển…Ngoàira việc phát triển một ngành hàng xuất khẩu nó còn kèm theo sự phát triển củacác ngành hàng phụ trợ chẳng hạn ngành hàng may mặc, xuất khẩu phát triển sẽtạo cơ hội cho ngành dệt, chế tạo máy móc, các cơ sở sản xuất phụ liệu cho maymặc cũng phát triển theo.
- Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao nănglực sản xuất trong nước
- Xuất khẩu tạo khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lựcsản xuất trong nước.
- Thông qua việc xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia sẽ tạo cơ hội và điềukiện tham gia vào sự cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng.Chính điều đó thúc đẩy quá trình tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuấtthích nghi với những biến động của thị trường.
Trang 121.2.1.3 Xuất khẩu góp phần tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống củangười lao động:
Xuất khẩu phát triển sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, do đó góp phầntạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người lao động Điều này đặc biệt có ýnghĩa đối với ngành sử dụng nhiều lao động mà không đòi hỏi quá cao ở trìnhđộ của người lao động như ngành dệt may Cùng với việc mở rộng thị trườngxuất khẩu, hàng năm ngành dệt may thu hút được rất nhiều lao động đặc biệt làlao động nữ
1.2.1.4 Xuất khẩu là điều kiện thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế đốingoại:
Xuất khẩu và kinh tế đối ngoại có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Khicác quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng xuất nhập khẩu được đẩy mạnh Xuất khẩu là một nội dung của kinh tế đốingoại và tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ này phát triển.
Qua hoạt động xuất khẩu thì hàng hoá của Việt Nam sẽ được giới thiệu trênthị trường thế giới Từ đó thu hút được sự chú ý của đối tác nước ngoài, điều đócũng có nghĩa hình ảnh của quốc gia được nhiều nước biết đến hơn, góp phầntạo dựng và tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại
1.2.2 Xét ở góc độ vi mô
1.2.2.1 Xuất khẩu sẽ tạo cơ hội để mở rộng thị trường
Lúc này thị trường của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi củamột quốc gia mà được mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới Doanh nghiệpcó cơ hội thâm nhập vào các thị trường mà trước đây chưa từng biết đến Tuynhiên doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự canh tranh khốc liệt hơn rất nhiều.Bên cạnh đó sự biến động phức tạp của thị trường thế giới cũng là một tháchthức không nhỏ đối với doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp vượt qua được những
Trang 13khó khăn, thách thức đó thì doanh nghiệp sẽ thành công và có cơ hội phát triểnlớn mạnh rất nhiều so với việc chỉ bó hẹp trong thị trường nội địa.
1.2.2.2 Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển
Cũng chính từ việc mở rộng thị trường đã đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm côngăn việc làm, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động Mặtkhác sự tham gia của thị trường thế giới về giá cả, chất lượng…đã thúc đẩy quátrình tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích hợp để thích nghi vớinhững biến động của thị trường Đồng thời doanh nghiệp cũng phải khôngngừng đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị, thay đổi mẫu mã sản phẩm để nângcao sức cạnh tranh của doanh ngiệp trên thị trường, tạo chỗ đứng trên thị trường.
1.2.2.3 Xuất khẩu cũng tạo nguồn thu lớn cho doanh nghiệp, đem lại lợinhuận cao
Đây cũng chính là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp mở rộng sảnxuất, mua thiết bị máy móc mới Doanh nghiệp tạo ra được nguồn thu cho mìnhtừ đó có thể phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinhdoanh nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.
1.2.2.4 Mặt khác khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế sẽgiúp cho doanh nghiệp học tập, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ quản lýcũng như năng lực của cán bộ công nhân viên
Chính sự cọ sát với các doanh nghiệp lớn mạnh trên trường quốc tế sẽ giúpdoanh nghiệp trưởng thành hơn kích thích sự học hỏi của nhân viên Chúng tađang trong tiến trình hội nhập quốc tế vì vậy việc có kiến thức và năng lực quảnlý là rất quan trọng Một doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế còn non trẻsẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi doanh nghiệp phải tích luỹ kinhnghiệm từ các doanh nghiệp khác Khi tham gia vào thị trường quốc tế thì nănglực và trình độ của công nhân viên cũng được nâng cao hơn.
Trang 142 NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA XUẤT KHẨU 2.1 Tiến trình hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
2.1.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là tìm hiểu các thông tin phục vụcho quá trình ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trườngkhông chỉ là việc tìm kiếm các thông tin về các yếu tố của thị trường mà còn làquá trình nghiên cứu, đánh giá sự ảnh hưởng các yếu tố tới hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường là để trả lời các câu hỏi: xuấtkhẩu cái gì? Dung lượng của thị trường, hàng hoá đó là bao nhiêu? Bạn hànggiao dịch bằng phương phức nào? Chiến thuật kinh doanh ở từng giai đoạn cụthể để đạt được mục tiêu đề ra?
2.1.2 Xây dựng phương án kinh doanh
Xây dựng phương án kinh doanh tức là lập kế hoạch hoạt động cho doanhnghiệp để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Quá trình xây dựng các phương án kinh doanh bao gồm các bước sau: Đánh giá thị trường và thương nhân
Thứ nhất, đánh giá thị trường bao gồm việc đánh giá môi trường cạnh tranhquốc tế, môi trường cạnh tranh nền kinh tế quốc dân và môi trường cạnh tranhnội bộ ngành Doanh nghiệp cần nắm vững xu hướng tác động tích cực hoặc tiêucực của từng môi trường bộ phận đến sự hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xácđịnh các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Thứ hai, đánh giá thươngnhân là việc đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp nhằm xác định điểmmạnh cũng như điểm yếu của bản thân doanh nghiệp Sau khi đã xác định cơhội, thách thức của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như điểm mạnh,điểmyếu của môi trường bên trong thì doanh nghiệp sẽ biết chính xác mình cần phảilàm gì, muốn làm gì, có thể làm gì và làm như thế nào Từ đó, doanh nghiệp sẽ
Trang 15có thể đưa ra những phương án kinh doanh phù hợp với mình nhất trong thời kìchiến lược cụ thể.
Lựa chọn phương án kinh doanh
Đây là việc doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng, thời cơ, điều kiện và cácphương thức kinh doanh Đây là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trìnhlựa chọn phương án kinh doanh Để xây dựng và lựa chọn được một phương ánkinh doanh tốt, doanh nghiệp cần chú ý cả sức mạnh của ngành và của doanhnghiệp, hệ thống mục tiêu, thái độ của nhà quản trị cấp cao, tiềm lực tài chính,mức độ độc lập tương đối tronh kinh doanh của doanh nghiệp, phản ứng củanhững đối tượng liên quan cũng như phải xác định đúng thời điểm bắt đầu triểnkhai phương án kinh doanh.
Đề ra các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và giá cả
Trên cơ sở phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, doanh nghiệpsẽ lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp nhất cho mình Nhưng tính hiệuquả của nó cần được lượng hoá cụ thể Việc đề ra các mục tiêu về doanh số, lợinhuận, giá cả hay thị phần là những cái đích để từ đó doanh nghiệp có thể xâydựng những hành động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đó.
Đề ra các biện pháp thực hiện, những công cụ để đạt được mục tiêu Đây làkhâu quan trọng đảm bảo cho chiến lược thành công, là quá trình chuyển từ cácphương án thành các hành động cụ thể Có thể khái quát quy trình triển khaiphương án kinh doanh thành ba bước cụ thể là phân phối nguồn lực, xây dựngcác hành động cụ thể và thực hiện các hành động đó nhằm đạt được mục tiêu vềdoanh số, lợi nhuận hay giá cả đề ra.
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh thông qua cácchỉ tiêu vốn, tỷ suất doanh lợi, điểm hoà vốn
Việc này nhằm kiểm tra tính chính xác, hiệu quả của các mục tiêu và giảipháp đề ra Vì một phương án kinh doanh luôn phải đối đầu với môi trường rất
Trang 16năng động, thay đổi nhanh chóng và khắc nghiệt nên việc kiểm tra, đánh giá tínhhợp lý của phương án lựa chọn, tính hiệu quả của quá trình thực hiện luôn đượccoi là có tầm quan trọng rất lớn Nó cho phép doanh nghiệp có thể kịp thời điềuchỉnh lại các kế hoạch, biện pháp cho phù hợp với tình hình hiện tại, đảm bảođược tính hiệu quả của phương án kinh doanh.
2.1.3 Giao dịch đàm phán trong xuất khẩu
Giao dịch đàm phán có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kinh doanh, nhất làtrong thương mại quốc tế Bởi trong quan hệ mua bán quốc tế doanh nghiệp sẽgặp phải rất nhiều vấn đề trở ngại như văn hoá, luật pháp, chính trị của mỗiquốc gia Để có thể đi đến sự thống nhất giữa các bên trong hợp đồng thì doanhnghiệp phải trải qua không ít những phiên đàm phán Tuỳ theo trường hợp, hoàncảnh cụ thể mà doanh nghiệp sẽ sử dụng phương thức đàm phán thích hợp Cóthể là sự gặp mặt trực tiếp, hay trao đổi bàn bạc qua thư tù để thoả thuận, thốngnhất với nhau về hàng hoá, giá cả, và các điều kiện khác liên quan giữa hai bênxuất khẩu và nhập khẩu Hay còn gọi là giao dịch thông thường Nhưng cũng cónhững trường hợp mà người mua và người bán quy định những điều kiện tronggiao dịch mua và bán hàng hoá như giá cả, chất lượng, quy cách, phương thứcthanh toán thông qua một bên thứ ba Giao dịch theo phương thức này gọi làgiao dịch qua trung gian Dù giao dịch theo phương thức nào thì cũng đòi hỏingười đảm nhiệm việc giao dịch đàm phán phải là người thực sự hiểu rõ về đốitác, hiểu về các điều kiện thông lệ quốc tế Không những thế còn phải có kỹnăng đàm phán tốt, linh hoạt, nhạy bén để có thể đem về những hợp đồng xuấtkhẩu giá trị và thuận lợi nhất cho mình.
2.2 Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu uỷ thác Gia công quốc tế
Trang 17 Buôn bán đối lưu
Xuất khẩu theo nghị định thư
Xuất khẩu theo hình thức tạm xuất tái nhập
3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦADOANH NGHIỆP
3.1 Môi trường kinh doanh quốc tế:
Môi trường kinh doanh quốc tế là tập hợp tất cả các yếu tố tác động trực tiếphoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Những yếutố này tác động gây ra các cơ hội, rủi ro đối với hoạt động kinh doanh quốc tếcủa doanh nghiệp Và việc nhận thức đúng đắn đến môi trường kinh doanh quốctế giúp cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phát hiện được thời cơ cũng nhưcác rủi ro để có biện pháp phòng ngừa.
Môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm:
3.1.1 Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là những đặc điểm có hệ thống kinh tế như phương thứcsở hữu tư liệu sản xuất và cơ chế vận hành nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinhtế, quy mô GDP Các yếu tố lạm phát, thu nhập bình quân đầu người, sức biếnđổi của thu nhập, thuế, tỷ giá hối đoái, thị trường cạnh tranh…cũng là nhữngyếu tố quan trọng của môi trường kinh tế Những nước có tình trạng lạm phátcao ảnh hưởng rất lớn đến quá trình định giá trong thương mại quốc tế Vì lúcnày giá trị thực của đồng tiền biến đổi rất nhanh Nếu doanh nghiệp không tínhtoán cẩn thận có khi sẽ rơi vào tình trạng lãi giả lỗ thật.
Một trong những rào cản đối với hoạt động xuất khẩu là thuế Nếu như hànghoá bị đánh thuế cao thì sẽ gia tăng giá cả hàng hóa, do đó giảm sức cạnh tranhcủa hàng hoá đó trên thị trường.Khi xuất khẩu hàng hoá doanh nghiệp cũng cầntính tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu vàngược lại.
Trang 183.1.2 Môi trường chính trị
Đặc trưng nổi bật của môi trường chính trị thể hiện ở định hướng chính trịmà mỗi chế độ chính trị nhằm đạt tới Chẳng hạn mục tiêu của nước ta là xâydựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa "dân giàu nước mạnh, xã hộicông bằng và văn minh" Mục tiêu này là đường lối chỉ đạo chi phối toàn bộ cáchoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động thương mại.
Sự ổn định chính trị là điều kiện hết sức quan trọng trong sự phát triểnthương mại Nó tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh,đảm bảo an toàn về đầu tư, về quyền sở hữu và các tài sản…
3.1.3 Môi trường luật pháp:
Môi trường luật pháp bao gồm hệ thống pháp luật có tác động, chi phối, điềuchỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật bao gồm luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật cạnhtranh và chống độc quyền, luật phá sản, luật thuế, hải quan…Ngoài ra cần chú ýđến luật điều chỉnh xuất nhập cảnh cá nhân, hàng hóa…và vấn đề chuyển thunhập qua nước ngoài…
Khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp không thểkhông quan tâm đến hệ thống pháp luật để tự mình điều chỉnh cho thích hợp.Chính vì vậy trước khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế các doanh nghiệpphải tìm hiểu để nắm rõ luật pháp của quốc gia mà mình định đặt quan hệ kinhtế Lúc này sự minh bạch, rõ ràng, chặt chẽ của hệ thống luật pháp là rất quantrọng Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tìm hiểu và chấphành theo luật, tránh những chồng chéo, hiểu nhầm dẫn đến những sai phạmđáng tiếc.
3.1.4 Môi trường xã hội
Bao gồm nhiều yếu tố như đặc điểm về dân số: quy mô dân số, cơ cấu dâncư, mức tăng dân số, hôn nhân và tổ chức gia đình, mức sống và trình độ giáo
Trang 19dục của dân cư…Các yếu tố văn hoá: tôn giáo, phong tục, tập quán, phong cáchlối sống, đạo đức, niềm tin, hệ thống các giá trị.
3.1.5 Môi trường công nghệ
Tình hình nghiên cứu khoa học, số lượng các phát minh sáng chế và các tiếnbộ khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng nhanh chóng, sự bùng nổ của cáchmạng về thông tin và truyền thông, thời gian ứng dụng của phát minh sáng chếngày càng được rút ngắn…
Môi trường công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn tới hoạt động xuấtkhẩu Những biến đổi này không chỉ xảy ra trong phương diện cung, chúng cònảnh hưởng thay đổi các yếu tố của cầu cả về số lượng và cơ cấu nhu cầu, làmthay đổi phương thức mua bán truyền thống…Sự ra đời và phát triển thương mạiđiện tử là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học công nghệđối với thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng.
3.1.6 Môi trường vật chất
Bao gồm những đặc điểm tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, yếu tốhạ tầng như hệ thống vận tải, hạ tầng thông tin, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ đàotạo, nguồn năng lượng, nguồn nhân lực…Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởngđến hoạt động xuất khẩu.
3.2 Cơ chế chính sách của Nhà nước:
Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp Nó có thể khuyến khích hoặc kìm hãm hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Sự tác động đó được ở những mặt sau:
Đường lối kinh tế, chính trị, ngoại giao của Nhà nước
Hệ thống luật pháp, các quy định, thủ tục hành chính, hải quan nếu quá phứctạp, rắc rối, chồng chéo thì sẽ cản trợ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp,khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Vì vậy đòi hỏi hệ thống luật phápphải minh bạch, rõ ràng và luôn được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với luật
Trang 20pháp quốc tế Đồng thời các quy định, thủ tục hành chính, hải quan cần đượctinh giảm, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể nhanhchóng thực hiện được thương vụ của mình.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin thương mại cũng ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng xuất khẩu, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, ngân hàng…để đảm choquá trình vận chuyển, thanh toán quốc tế…
Trong cơ chế chính sách của Nhà nước, chính sách xuất nhập khẩu có tácđộng lớn đến hoạt động xuất khẩu Những mặt hàng được Nhà nước khuyếnkhích xuất khẩu sẽ được tạo điều kiện thuận lợi như cho vay vốn với lãi suấtthấp hoặc không phải thế chấp tài sản, giảm thuế nguyên vật liệu và các thiết bịphục vụ…
3.3 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
3.3.1 Mặt hàng xuất khẩu
Hàng hoá là đối tượng kinh doanh chính của doanh nghiệp thương mại, việclựa chọn đúng đắn mặt hàng kinh doanh có ý nghĩa to lớn tới sự thành công haythất bại của doanh nghiệp Nhất là trong điều kiện kinh doanh quốc tế thì cácdoanh nghiệp phải thường xuyên trả lời các câu hỏi: kinh doanh cái gì? Nên đưara thị trường sản phẩm nào? Có nên đưa ra sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm?Đây cũng là công việc hết sức khó khăn, phức tạp Việc nghiên cứu thị trườngvà người tiêu dùng là rất quan trọng mặc dù việc này khó khăn và tốn kém nhiềuđối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Mục tiêu của doanh nghiệp chỉ cóthể đạt được nếu hàng hoá của họ bán được, tức là thoả mãn nhu cầu đó của thịtrường, của người tiêu dùng, đáp ứng tính thoả dụng và hợp với túi tiền Mộtđiểm cần lưu ý nữa là cùng với việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh thì việc xâydựng thương hiệu riêng cho sản phẩm đó cũng rất quan trọng Vì trong điều kiệnkinh doanh quốc tế, sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranh với rất nhiềucác sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh Lúc đó nhãn hiệu sản phẩm sẽgiúp người tiêu dùng phân biệt giữa các sản phẩm tương tự.
Trang 213.3.2 Giá cả hàng hóa:
Giá cả hàng hoá là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến xuất khẩu.Giá cả có thể kích thích hoặc hạn chế cung cầu do đó ảnh hưởng đến xuất khẩu.Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và thu lợi hay tránh ứ đọng, hạnchế thua lỗ Giá cả cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh Nếudoanh nghiệp hạ giá bán thì đối thủ cạnh tranh cũng có thể hạ giá bán thậm chíthấp hơn giá của hàng hoá cùng loại hoặc thay thế dẫn đến lợi nhuận không tăngthậm chí còn bị giảm xuống Vì vậy cần thận trọng trong cạnh tranh qua giá Saunữa trong định giá bán cần phải nhận thức được rằng: giá cả là một nhân tố thểhiện chất lượng của sản phẩm Người tiêu dùng đánh giá chất lượng của sảnphẩm thông qua giá cả của nó khi đứng trước những hàng hoá cùng loại haythay thế (tiền nào của ấy) Do đó đặt giá thấp không phải lúc nào cũng thúc đẩyđược xuất khẩu thậm chí nếu không cẩn thẩn còn vi phạm vào luật chống bánphá giá.
3.3.3 Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa
Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết phải nghĩ tới khả năng hàng hoá đápứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có Trong điều kiện hiện tại chấtlượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp sử dụng trong cạnhtranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc” Đó cũng là con đườngmà doanh nghiệp thu hút khách và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất.
Chất lượng tốt thôi chưa đủ vì khi tiếp cận với hàng hóa cái mà người tiêudùng gặp phải trước hết là mẫu mã của sản phẩm Vẻ đẹp là sự hấp dẫn của nótạo ra thiện cảm, làm ngã lòng người tiêu dùng trong giây lát để rồi sau đó họ điđến quyết định mua hàng nhanh chóng Hàng hoá dù bền và đẹp đến đâu cũng sẽbị lạc hậu trước những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Do đó doanhnghiệp phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã,tạo những nét riêng độc đáo hấp dẫn người mua Đây cũng là yếu tố quan trọngđể bảo vệ nhãn hiệu, uy tín sản phẩm trong điều kiện ngày càng có nhiều sảnphẩm giống nhau, hàng thật hàng giả lẫn lộn.
Trang 223.3.4 Hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động Marketing rất quan tâm đến các chiến lược xúc tiến hỗn hợp Đâycũng là một trong bốn công cụ chủ yếu của marketing – mix mà doanh nghiệpcó thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu kinhdoanh của doanh nghiệp Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tinvề sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua hàng Vìvậy người ta gọi đây là các hoạt động truyền tin marketing.
3.3.5 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế thì các doanh nghiệp cần xâydựng cho mình một hình ảnh, uy tín đối với khách hàng Điều này rất quan trọngvì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác, đặc biệtlà đối tác nước ngoài Khi đã có một thương hiệu uy tín trên thị trường thì cáchoạt động giao dịch sẽ được tiến hàng một cách thuận lợi và nhanh chóng hơnnhiều.
3.3.6 Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp:
Chức năng tổ chức có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh Tổ chứcđược tiến hành có cơ sở khoa học và thực tiễn, có hiệu quả cao sẽ giúp cho việcsử dụng triệt để các nguồn lực, nhất là nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật (máymóc, thiết bị…) Ngược lại sẽ gây ra nhiều khó khăn, phức tạp.
3.3.7 Các nguồn lực của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực của doanh nghiệp được đặc biệt quantâm với ý nghĩa là toàn bộ các điều kiện có khả năng huy động và sử dụng đểthực hiện mục đích tổ chức, phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thịtrường.
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như nguồnnhân lực, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực thông tin.
Trang 23CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢNPHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may ChiếnThắng
Tên công ty: Công ty cổ phần may Chiến Thắng
Tên giao dịch quốc tế: Chiến Thắng Garment Joint Stock CompanyTên viết tắt: CHIGAMEX
Địa chỉ: 22 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04.8312074 – Fax: 04.8312208 – Email: Chigamex@vnn.vn
Website: http://www.chigamex.com.vn/
Tổng Giám Đốc: Bà Đới Thị Thu Thuỷ
Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuấtkinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may
Nhãn mác sản phẩm: Chigamex, Chiga's fashionTiêu chuẩn quản lý chất lượng: ISO 9001: 2000Danh sách các năm đạt doanh nghiệp uy tín: 2005
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, CanadaSố tài khoản: 102010000000 Ngân hàng công thương khu vực Ba ĐìnhLogo:
Trang 24Ngày thành lập 2/3/1968
Công ty kinh doanh các ngành nghề: sản xuất hàng may mặc, găng tay, thảmlen.
Cơ quan quản lý: Tổng công ty dệt may Việt Nam
Ngày mồng 2 tháng 3 năm 1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lựccủa trạm may Lê Trực (thuộc Công ty Gia công dệt kim sợi cấp I Hà Nội) vàxưởng May cấp I (Hà Tây), Bộ Nội Thương quyết định thành lập xí nghiệp MayChiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội và giaocho cục Vải sợi may mặc quản lý Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức sản xuất cácloại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim, theo chỉ tiêu kế hoạch của CụcVải sợi may mặc, cho các lực lượng vũ trang và trẻ em.
Bộ máy quản lý của xí nghiệp do Đ/c Nguyễn Thị Kim Liên, công tác tạiphòng kế toán của công ty được cử làm quyền Giám đốc Đ/c Nguyễn Văn Hộ,cán bộ Xí nghiệp May 10 được cử về làm Phó Giám đốc, Đ/c Phạm Văn Xãcũng ở xí nghiệp May 10 được cử về làm Bí thư Đảng uỷ Lúc đó có các phòng :Phòng Kế hoạch và kỹ thuật, phòng Kế toán - Tài vụ, phòng Tổ chức - Hànhchính, phòng Cung tiêu – Kho vận, ngoài ra còn có phòng Y tế chuyên chăm losức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của công ty Ngoài bộ máy quản lý là cácphòng ban thì Xí nghiệp còn bao gồm ngành cắt và 2 phân xưởng may.
Ngày 15 tháng 06 năm 1968 được coi là ngày ra mắt của Xí nghiệp MayChiến Thắng Tổng số lao động của Xí nghiệp bấy giờ ở cả Hà Nội và Hà Tây là325 người.
Tháng 5 năm 1971, Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyểngiao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may hàngxuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động.
Sau năm 1975 nhiệm vụ sản xuất ngày càng nặng nề hơn: Việc may hàng choquốc phòng vẫn tiếp tục Thêm vào đó là khối lượng hàng xuất khẩu cho các
Trang 25nước Đông Âu và Liên Xô cũ ngày càng gia tăng, không có điều kiện mở rộngthêm mặt hàng sản xuất, Xí nghiệp đã tổ chức gia công bên ngoài.
Năm 1982 là năm có nhiều khó khăn chung cho cả nền kinh tế nước ta.Ở Xínghiệp May Chiến Thắng mặc dầu đã có nhiều cố gắng trong công tác đổi mớivà tổ chức sản xuất nhưng những thách thức vẫn ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sảnxuất – kinh doanh của Xí nghiệp.
Năm 1985 và năm 1986 vinh dự là đơn vị tiên tiến của ngành May 2 năm liềndo đó năm 1987 cán bộ công nhân viên Xí nghiệp May Chiến Thắng phấn khởibước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng tự chủ mà Quyếtđịnh 217/HĐBT đã đề ra.Các Quyết định 217/HĐBT đã gợi mở cho lãnh đạo xínghiệp đổi mới tư duy và phong cách quản lý nhằm phát triển Xí nghiệp về cảbề rộng lẫn chiều sâu.
Năm 1985 cũng là năm được đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nướcHuân chương lao động hạng 3.
Ngày 25/8/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ có Quyết định số 730/CNn – TCLĐchuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty May Chiến Thắng Đây làmột sự kiện đánh dấu bước trưởng thành của Xí nghiệp.
Ngày 25/3/1994 Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng công tyDệt Việt Nam, được sát nhập vào công ty May Chiến Thắng theo Quyết định số290/QĐ- TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 1997 công trình đầu tư ở 22 Thành Công đã cơ bản hoàn thành với bakhu, mỗi khu 5 tầng với tổng diện tích lên tới 13000m2, gồm 6 phân xưởng may,1 phân xưởng da và 1 phân xưởng in thêu, 50% khu vực chế xuất đã được trangbị hệ thống điều hoà không khí đảm bảo môi trường lao động tốt nhất cho laođộng.
* Hiện công ty có 3 cơ sở gồm có:
Cơ sở số 10 Thành Công tiếp tục được đầu tư để thực hiện thành công
Trang 26chiến lược đa dạng hóa công nghệ mà công ty đề ra.
Cơ sở 8B Lê Trực trước kia là trụ sở chính của công ty với diện tích gần6000m2 gồm 2 phân xưởng May sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng thành trungtâm giao dịch thương mại của công ty.
Cơ sở 114 Nguyễn Lương Bằng với diện tích 12.000 m2 chuyên về côngnghệ dệt thảm cũng được đầu tư thêm để lập phân xưởng may khăn xuất khẩu.
Theo căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ– CP ngày 28/5/2003 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Côngnghiệp.
Căn cứ nghị định số 64/2002/NĐ- CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về cổphần hoá công ty May Chiến Thắng (Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lậpcủa tổng công ty dệt may Việt Nam) chuyển công ty May Chiến Thắng thànhcông ty cổ phần May Chiến Thắng.
1.2 Cơ cấu bộ máy của công ty cổ phần May Chiến Thắng
Công ty cổ phần may Chiến Thắng có bộ máy tổ chức hoạt động theo phòng,ban (theo kiểu "Trực tuyến chức năng") bao gồm 20 bộ phận và đơn vị kinhdoanh có nhiệm vụ tham mưu với Ban giám đốc Thành viên bao gồm:
- Khối quản lí có 10 phòng ban: phòng xuất khẩu, phòng kinh doanh nộiđịa, phòng phụ trách sản xuất, phòng kinh doanh tiếp thị, phòng tổ chức laođộng, phòng kế toán tài vụ, phòng y tế, phòng bảo vệ quân sự, phòng kỹ thuậtcông nghệ.
- Khối sản xuất có 3 công nghệ : Công nghệ may, công nghệ da, công nghệthêu.
Trang 27Bảng 2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần May Chiến Thắng
Tổng Giám đốc
7 XN may
XN may da
XN thêu
Lớp học may
CH Kim
CH thời trang 1
CHBà Triệu
CH Thụy Khuê
CH thời trang 2
Kho cơ khí
Kho thành phẩm
Kho đầu tấm
Kho NVL
Đội xePhòng
thiết kế
Phòng công nghệ
Phòng quản lý
chất lượng
Phòng tổ chức
Phòng thị trường nội địa
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh tiếp thị
Phòng kế toán
Phòng tài vụ
Phòng phục vụ sản xuất
Phòng y tế
Phòng bảo vệ quân sựGiám đốc điều hành
kỹ thuật
Trang 28một Phó giám đốc và 2 giám đốc điều hành kỹ thuật và kinh doanh, các phòngban trực thuộc.
* Bộ máy quản lý của công ty Chiến Thắng:
Tổng giám đốc : Lãnh đạo và quản lý toàn diện các công tác của côngty, trực tiếp lãnh đạo các chiến lược như đầu tư, đối ngoại, tài chính, tổ chứccán bộ, quyết định thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
Giám đốc kỹ thuật thực hiên các nhiệm vụ như công tác kế hoạch,chỉđạo kỹ thuật công nghệ, thiết bị điện, định mức kinh tế kỹ thuật, định giá vàđịnh mức đơn giá tiền lương, công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho côngnhân, an toàn lao động, vệ sinh và chỉ đạo thiết kế mẫu sản phẩm mới.
Giám đốc kinh tế: Phụ trách kinh doanh, phát triển thị trường nội địa,hàng FOB xuất khẩu, ký kết và theo dõi các hợp đồng dịch vụ, cung ứngnguyên phụ liệu, cung ứng vật tư và các điều kiên phụ cho sản xuất, phụ tráchvề đời sống, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Chịu trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, thủ tục xuất nhập khẩu, thanh toán vật tưnguyên liệu, quản lý kho tàng, quyết định giá bán vật tư và sản phẩm tồn kho.
Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho tổng giám đốc ký kết các hợpđồng với các bạn hàng nước ngoài Trực tiếp sản xuất, theo dõi điều tiết kếhoạch sản xuất, kế hoạch tiến độ sản xuất và giao hàng Thực hện các nhiệmvụ xuất khẩu như thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục thanh toán tiềnhàng, giao dịch đối ngoại, giao dịch vận chuyển, giao dịch ngân hàng , thuế…thực hiện các mặt toàn công ty Cân đối nguyên phụ liệu cho sản xuất, cùngphòng phục vụ sản xuất đảm bảo cung ứng phụ liệu cho sản xuất, thực hiệnthanh toán tiền hàng vật tư với khách hàng, hải quan, cơ quan thuế và thuếxuất nhập khẩu…
Phòng tổ chức lao động : Tổ chức quản lý, sắp xếp nhân sự phù hợpvới tính chất tổ chức quản lý của công ty Lập và thực hiện kế hoạch lao động,kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng Thực hiện các chế độ,chính sách với người lao động, các chế độ bảo hiểm, y tế…Xây dựng địnhmức lao động, xác định đơn giá tiền lương sản phẩm.
Trang 29chính, thu, chi, vay đảm bảo các nguồn thu chi.Trực tiếp quản lý vốn, nguồnvốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.Theo dõi chi phí sản xuất kinhdoanh.Theo dõi chi phí sản xuất, các hoạt động tiếp thị, hạch toán hoạt độngsản xuất kinh doanh.
Phòng kinh doanh tiếp thị : Thực hiện các công tác tiếp thị giao dịchvà nhận đặt hàng của khách nội địa, giao dịch với khách hàng ngoại trongphương thức mua nguyên liệu bán sản phẩm (FOB), theo dõi và quản lý cáccửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, thực hiện công tác chào hàng và quảngcáo.Quản lý các kho đầu tấm, phục vụ công tác tiếp thị.
Phòng phục vụ sản xuất: Theo dõi, quản lý bảo quản hàng hóa vật tư,thực hiện cấp phát vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất theo định mức củaphòng xuất nhập khẩu Tham mưu cho tổng giám đốc kinh tế về theo dõi vàký kết hợp đồng gia công, vận tải, thuê kho bãi, mua bán máy móc thiết bịphụ tùng phục vụ cho sản xuất Quản lý đội xe, điều tiết công tác vận chuyển,trực tiếp thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hoá vật tư phục vụ sản xuấtkinh doanh.
Phòng kỹ thuật công nghệ: Xây dựng và quản lý công nghệ, quyphạm, quy cách tiêu chuẩn của sản phẩm.Xác định các định mức kỹ thuật,quản lý và điều tiết máy móc thiết bị.Thiết kế và sản xuất mẫu chào hàng.
Phòng quản lý hệ thống chất lượng: Xây dựng các phương án quản trịvà nâng cao chất lưọng sản phẩm, tiết kiệm chi phí trong sản xuất.
Phòng hành chính tổng hợp: Tiếp nhận và quản lý công văn, thực hiệncác nghiệp vụ văn thư, trực tiếp đón khách.Tổ chức công tác phục vụ hànhchính, các hội nghị, hôị thảo và công tác vệ sinh công nghiệp.Lập kế hoạch vàsửa chữa, nâng cấp các công trình nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất(điện, nước, máy vi tính…)
Phòng bảo vệ quân sự: Xây dựng các nội quy, quy định về trật tự anninh trong công ty.Bảo vệ và quản lý tài sản trong công ty.Trực tiếp đón vàhướng dẫn khách ra vào công ty.
Trang 30khoẻ cho người lao động Tuyên truyền và thực hiện công tác phòng chốngdịch bệnh.
Phòng thiết kế: Tại đây công ty trưng bày các mặt hàng sản xuất, vừagiới thiệu sản phẩm vừa bán đồng thời đây cũng là nơi tiếp nhận ý kiến đónggóp phản ánh từ người tiêu dùng.
Các phân xưởng sản xuất: Tổ chức quản lý sản xuất đảm bảo tính hiệuquả của quá trình sản xuất (Năng suất - Chất lưọng - Tiết kiệm)
1.3 Đặc điểm về nguồn vốn
* Cơ cấu vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 12.000.000.000 đồng (Mười hai tỷđồng chẵn) Trong đó:
Ngoài ra nguồn vốn của công ty còn được hình thành từ các nguồn vốnvay ngân hàng, các tổ chức kinh tế khác.
Vốn kinh doanh của Công ty cổ phần may Chiến Thắng được chia thành 2phần: vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định bao gồm đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, công cụ, dụngcụ…được tính bằng tiền mặt.
Vốn lưu động bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và tàisản ở các khâu sản xuất như: Sản xuất dở dang, bán thành phẩm.
1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần mayChiến Thắng những năm gần đây
Trang 31đạo sáng suốt của Đảng uỷ và Ban giám đốc của công ty cùng với sự nỗ lựccủa toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty và sự quan tâm của các cơquan cấp trên, sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị cùng trong tổng công ty,sự ủng hộ của chính quyền địa phương nơi Công ty cổ phần may Chiến Thắnghoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Công ty đã tìm kiếm, duy trì và mở rộng được nhiều thị trường mới, thịtrường tiềm năng, dần từng bước giữ vững ổn định thị trường cho sản phẩmmay mặc Luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.2.Báo cáo hoạt động sản xuất công nghiệp các năm gần đây
I Giá trị SXCN (giá cố định 1994)triệu đ45,50482,171158,585
II Doanh thu : Tổng sốtriệu đ81,621102,235218,789
1 Doanh thu công nghiệptriệu đ76,39199,372215,789
III.Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp USD
1 Giá trị hợp đồng xuất khẩu1000 4,6845,775.3213,303
2 Trị giá toàn bộ (cả nguyên liệu g/c)1000 14,11512,58925,308IV Kim ngạch nhập khẩu trực tiếp1000 10.4546,26014,793
Trong đó : NPL may (NK - TT)1000 2,336,2563,6204,893
(nguồn: phòng kế hoạch và phát triển thị trường)
Nhìn vào báo cáo hoạt động những năm vừa qua chúng ta thấy hoạt độngxuất khẩu của công ty những năm vừa qua tăng nhanh từ 45,252 triệu đồng
Trang 32trong vòng có hai năm xuất khẩu của công ty đã tăng gấp hơn 3 lần Doanhthu thu được từ các hoạt động khác cũng tăng qua các năm Doanh thu tăngđược thể hiện rõ ở doanh thu công nghiệp của công ty trong năm 2005 chỉmới đạt được là 76,391 triệu đồng thì sang năm 2007 đã tăng lên 215,789triệu đồng Đây là một mức tăng đáng kể đối với công ty Bên cạnh đó thìdoanh thu bán FOB cũng tăng nhanh năm 2005 chỉ mới đạt được 36,539 triệuđồng thì sang năm 2006 đã tăng lên 67,382 triệu đồng va năm 2007 đã tănglên ở mức cao hơn năm trước là 191,024 triệu đồng Quan sự tăng trưởng trênchúng ta có thể thấy được doanh thu của công ty đang tăng nhanh và đangngày càng phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn nữa Để đạt được những kếtquả đó là một sự nỗ lực không ngừng của công ty Mục tiêu hàng đầu màcông ty đặt ra là duy trì tăng trưởng không ngừng về số lượng, mở rộng giatăng các mặt hàng, chủng loại sản phẩm, chú trọng cải tiến, quản lý kỹ thuật,nâng cao chất lượng, sản phẩm, chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của người tiêu dùng tạo được chỗ đứng, vị trí vững chắc cho sảnphẩm của công ty mình Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty cũng tăngnhanh được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: thứ nhất đó là giá trị hợp đồng xuấtkhẩu của công ty năm 2005 chỉ mới đạt được ở mức là 4,684 USD thì sangnăm 2006 đã tăng lên 5,775 USD và năm 2007 thì còn tăng cao hơn nữa đó là13,303 USD điều này chứng tỏ số lượng các sản phẩm xuất khẩu của công tycổ phần may Chiến Thắng đang ngày một tăng lên Xuất khẩu của công tyđang ngày một tăng là một kết quả tốt cho công ty đi lên và khẳng định đượcthương hiệu của mình trên thị trường khu vực cũng như trên thế giới Công tycần có gắng hơn nữa để đưa sản phẩm của mình thâm nhập sâu hơn thị trườnglớn trên thế giới Cần đưa ra các chính sách hợp lý và phù hợp cùng với sự cốgắng của tập thể công nhân lao động cũng như đội ngũ cán bộ của công tynhằm đưa sản phẩm phát triển mạnh hơn nữa.
Trang 33sản phẩm chính của công ty trong thời gian qua Đây là các mặt hàng xuấtkhẩu truyền thống của công ty.
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chính
6.VáySP65,074 297
7.Các sản phẩm khácSP756,524517,21112,57512,196111,72785,249
(nguồn: phòng kế hoạch và phát triển thị trường)
Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty ngày càng tăng chứngtỏ công ty có một thị trường tiêu thụ khá ổn định và ngày càng được mở rộng.Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được áo Jacket là loại mặt hàng chiếm tỷtrọng lớn nhất trong các sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần may ChiếnThắng trong những năm qua Tuy có chiều hướng giảm nhưng áo Jacket vẫnluôn dẫn đầu về số lượng các sản phẩm dệt may của công ty xuất khẩu năm2005 tổng số sản phẩm áo Jacket xuất khẩu là 1,127,428 sản phẩm nhưng năm2006 chỉ còn có 448,168 sản phẩm và năm 2007 chỉ còn 436,949 sản phẩm.Lượng giảm của năm 2007 so với năm 2006 là không đáng kể.
Đứng thứ hai về số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty là găngtay, đây là mặt hàng cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong số lượng sản phẩmxuất khẩu của công ty Tuy cũng có chiều hướng giảm nhưng đây vẫn là mộttrong những mặt hàng chủ lực của công ty trong những năm vừa qua Cụ thểlà năm 2005 số lượng sản phẩm xuất khẩu là 973,623 sản phẩm thì sang năm2006 chỉ còn là 385,360 sản phẩm Các mặt hàng khác cũng đang nỗ lực đểtăng số lượng sản phẩm xuất khẩu trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu củacông ty Công ty cũng cố gắng duy trì các mặt hàng truyền thống và đồng thời
Trang 341.5.1 Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là các nước có nhu cầu nhậpkhẩu của các sản phẩm may mặc có chất lượng cao như áo Jacket, áo sơ mi,quần áo thể thao, găng tay, các sản phẩm thêu…Có thể kể đến những kháchhàng thường xuyên như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây BanNha…đây là những thị trường hấp dẫn, phong phú có nhu cầu đa dạng và ổnđịnh.
Có thể cụ thể về các thị trường tiêu thụ qua các bảng sau:
Trang 35STTMặt hàngThị trường tiêu thụ
1 Áo Facket
Mỹ, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha,Pháp,Italia, Canada, Phần Lan, các thị truờngkhác
2 Quần áo các loại Mỹ, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc3 Áo Gông, áo váy Mỹ, Đức
8 Quần áo trẻ em Nhật
9 Quần áo thể thao Nhật, các thị trường khác
10 Găng gôn Anh, Hà Lan, Phần Lan, Nam Phi, Canada
(nguồn: phòng kế hoạch và phát triển thị trường)
Qua bảng trên ta có thể thấy khách hàng chủ yếu là Mỹ, Đức, Nhật, HànQuốc
Thứ nhất: Thị truờng Mỹ đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn nhấtnhưng cũng là thị trường rất khó tính, luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe về chấtlượng, tiêu chuẩn hàng hoá và đôi khi có những điều kiện rất oái oăm đối vớicác sản phẩm tiêu dùng nói chung và đối với các sản phẩm may mặc nóiriêng, gây khó dễ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Hiện nay, Mỹ đang là thịtrường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọngkhoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.Bên cạnh đó Việt Nam đã gia nhậpWTO, dệt may Việt Nam từ chỗ bị khống chế theo hạn ngạch vào thị trườngMỹ thì nay đã được phép xuất theo năng lực và nhu cầu thị trường Với quychế của một thành viên WTO, các doanh nghiệp được hưởng điều kiện kinhdoanh bình đẳng
Trang 36Thắng với kim ngạch xuất khẩu lên tới 3,311,014 USD cho trị giá gia công và4,799,968 USD cho trị giá FOB chiếm hơn 45% tồng kim ngạch xuất khẩucủa công ty trong năm 2006.Đây là một kết quả đáng khích lệ.Song các doanhnghiệp Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng sẽ gặp khókhăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ do tính phức tạp trong hệ thống luậtpháp của Mỹ.Chính vì vậy khi định hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cầntập trung tìm khả năng tiếp cận thị trường trên cơ sở nghiên cứu các quy định,luật thương mại được Mỹ áp dụng, liên kết với các nhà đầu tư Mỹ trong việcsản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Một số trở ngại nữa cho chúng ta là phảiđối mặt với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia,Mêhicô không chỉ bởi các nước này có bề dày xuất khẩu vào Mỹ mà cònđược Mỹ dành cho các ưu đãi đặc biệt trong khi khả năng cạnh tranh củachúng ta còn thấp và ít được hưởng các ưu đãi trong xuất khẩu.
Thứ hai là thị trường EU.Với vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ, EU luôn được coilà thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu ViệtNam Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt maycó kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Chiến Thắng sangEU chỉ đạt 822,313 USD trị giá gia công và 1,285,178 USD theo trị giáFOB.Theo các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thịtrường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt mayrất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợpnăng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.Tuy nhiên, việc mất giá củađồng đôla Mỹ so với đồng euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩusang thị trường này Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may choTrung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõiviệc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặthàng này vào EU So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung
Trang 37sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của cácnước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt mayTrung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụliệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa.
Thứ ba là thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệtmay lớn thứ 3 các sản phẩm của Việt Nam (sau Mỹ và EU), đồng thời ViệtNam cũng đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và EU) trong các nước xuất khẩuhàng dệt may vào Nhật Trong những năm gần đây, tuy không tạo được sựtăng đột biến, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật vẫnduy trì được mức tăng trưởng hàng năm Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhậnđịnh, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn về cạnh tranhtrong thời gian tới.Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhậtnăm 2006 là 479,599 USD theo trị giá gia công và 1,278,254 USD theo trị giáFOB.
1.5.2 Thị trường nội địa
Một thực tế ở công ty may Chiến Thắng là doanh thu từ nội địa chỉchiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu toàn công ty Thị trường nội địachưa được công ty quan tâm một cách đúng mức.
Cũng phải nói tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa là một bài toánkhó, đặt ra cho các doanh nghiệp may của Việt Nam khi mà có hơn 70% hànghoá trên thị trường nội địa là các sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan, ĐàiLoan…với mẫu mã phong phú, giá cả vừa phải phù hợp với đại đa số ngườidân Việt Nam Cùng với hàng nhập khẩu lậu nên số lượng và giá cả lại vôcùng hấp dẫn với người dân chúng ta.
Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng sản phẩm của chúng ta vẫnchưa phát huy hết các khả năng vốn có của nó, còn bộc lộ nhiều hạn chế Vídụ như giá còn cao, mẫu mã qua đơn điệu, hàng chất lượng cao thì không phù
Trang 38còn sờn và bạc màu…Chưa có hệ thống phân phối, đại lý trên cả nước nênhạn chế về khả năng tiêu thụ hàng hoá.
Nhận ra được nhu cầu cần thiết đó mà công ty may Chiến Thắng ngày càngchú trọng hơn vào thị trường nội địa Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiếtbị và nhân công vật lực để nghiên cứu sản xuất và cho ra đời những sản phẩmphù hợp để tiêu thụ ở thị trường nội địa, có sử dụng những sản phẩm dệt cóchất lượng cao của các công ty dệt trong nước nhằm thắt chặt hơn các mốiquan hệ liên kết dệt may vốn đang lỏng lẻo
2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAYCHIẾN THẮNG
2.1 Đặc điểm của thị trường Mỹ
Nước Mỹ (hay Hoa Kỳ) gồm 48 bang nằm ở Bắc Mỹ, giữa Đại TâyDương và Thái Bình Dương, phía bắc giáp Canada, phía nam giáp Mexico.Còn có thêm 2 bang tách rời là Alaska ở tây-bắc của Bắc Mỹ và bang Hawaiigồm một số đảo trên Thái Bình Dương Tổng diện tích là 9 629 091 km2, làlãnh thổ lớn thứ 4 trên thế giới, bằng nửa nước Nga, rộng hơn Trung Quốcmột chút, bằng khoảng một nửa Nam Mỹ, bằng 3/10 châu Phi, lớn gấp 2,5 lầnTây Âu Nước Mỹ có dân số là 295 734 000 người (điều tra tháng 7-2005.
* Đặc điểm:
-Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội(GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006 Đứng đầu về tổng kimngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập khẩucủa nước đứng thứ hai là Đức
Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỷ đô-la trong năm 2006,lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.
Đứng thứ hai về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉsau Trung Quốc.
Trang 39giữa năm 2006.
Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnhvực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006.Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đaquốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang pháttriển.
Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại châu Mỹ La tinh và Khu vực Caribê,chiếm khoảng ¾ trong tổng số 62 tỷ đô-la trong năm 2006, từ những người dicư khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.
Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngàyvào năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùngmỗi ngày.
Thói quen tiêu dùng: người tiêu dùng Mỹ đặc biệt thích mua hàng hiệuvà họ rất tin vào hệ thống đại lý bán lẻ, các nhà phân phối có uy tín Do đó hệthống này phát triển dày đặc ở Mỹ Họ đảm bảo cho hàng hóa về chất lượng,các dịch vụ sau bán Vì vậy hàng hóa muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ đặcbiệt là các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường này thì phải lựa chọnđược nhà phân phối có uy tín thì mới mong thành công.
Người Mỹ lại bị chi phối rất nhiều bởi ấn tượng ban đầu đối với sản phẩmkhi mua sắm nên họ có ấn tượng xấu về một sản phẩm nào đó thị sản phẩm đókhó có thể được tiêu dùng lại Do đó việc xây dựng uy tín tạo dựng ấn tượngban đầu cho người tiêu dùng về sản phẩm là rất quan trọng Ngoài ra thìngười tiêu dùng Mỹ hay có tâm lý nôn nóng, nóng vội nhưng chóng chán Dođó để giữ chân được họ thì các doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, luôn tự làmmới mình Chính sự thuận tiện nhưng lại độc đáo của hàng hóa sẽ được ngườitiêu dùng Mỹ ưa thích.
Trang 40chỉnh Đó cũng là yêu cầu đối với đối tác kinh doanh Vì vậy các doanhnghiêp phải biết giữ chữ "tín" và cũng phải tôn trọng và chấp hành luật pháp.
2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Các sản phẩm dệt may mà công ty cổ phần may Chiến Thắng xuất khẩusang thị trường Mỹ khá đa dạng từ áo Jacket, sơ mi, quần, khăn tay trẻ em,găng tay da, váy, áo thun, áo bơi nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùngMỹ tốt hơn Cụ thể tình hình xuất nhập khẩu của công ty cổ phần may ChiếnThắng theo cơ cấu mặt hàng sẽ được phản ánh theo bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Đơn vị: USD
Mặt hàng
Quần 3217212
Sơ mi373960.73419360.72 25432 3.644540 0.98 -165045.06Găng
tay da 105363 2.07 114944 1.97 5435 0.78 95810.9
8 -38040 0.65Quần
thao 17061 0.33 1686 0.03 18456 2.64 -153750.0
Tổng cộng
( nguồn từ phòng kế hoạch và phát triển thị trường)