Chính sách thuế và trợ cấp xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 71 - 73)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY

2.2.5. Chính sách thuế và trợ cấp xuất khẩu

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu. Đây là công cụ hàng đầu để điều tiết hoạt động xuất khẩu trong tiến trình hội nhập quốc tế. thuế xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: tỷ lệ thuế cao, các quy định về thuế con rườm rà, trùng lặp…gây ảnh hưởng đến giá bán và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường, chưa tạo điều kiện cho công ty tích tụ vốn, nghĩa vụ thuế chưa bình đẳng giữa các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp tìm cách trốn thuế.

Vì vậy để hoàn thiện chính sách thuế, Nhà nước nên hướng vào việc đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh xuất khẩu. Những ưu đãi về thuế không xác định theo thành phần kinh tế, nguồn gốc đầu tư mà phân biệt theo quy mô doanh nghiệp, theo vùng, theo sự tác động tới việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như tạo công ăn việc làm…Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thành lịch trình cắt giảm thuế để tham gia CEPT và chính sách thuế đối với các quốc gia không thuộc khối ASEAN.

Trong công tác thu thuế của Nhà nước cũng còn nhiều bất cập, đặc biệt là công tác chiết khấu và hoàn thuế. Nhà nước cần quan tâm và có biện pháp khắc phục vấn đề này đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

*Về chính sách trợ cấp xuất khẩu:

Với chính sách này công ty được ưu đãi miễn hoặc giảm thuế đối với hàng hoá xuất khẩu. Nó có thể là trợ cấp một đơn vị USD trên một đơn vị hàng hoá xuất khẩu. Mục đích nhằm tăng thu nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Nhà nước nên phát huy và mở rộng hơn nữa hình thức trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp. Có thể ưu đãi về lợi tức cho các doanh nghiệp, nâng thời gian miễn thuế lợi tức cho các cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Song song với hình thức trợ cấp trực tiếp, Nhà nước cần phải có các hình thức trợ cấp gián tiếp như chính sách khuyến khích hướng vào thị trường nội

thị trường, khoa học công nghệ, luật pháp, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh. Nhà nước có thể giúp các doanh nghiệp giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, và đào tạo các chuyên gia kinh doanh xuất khẩu cả về nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w