Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất là điều kiện tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp sản xuất. Việc đảm bảo vật tư đầy đủ, đồng bộ, kịp thời có ảnh hưởng đ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT 6
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT 6
1.1.1 Khái niệm vật tư kỹ thuật và đảm bảo vật tư kỹ thuật: 6
1.1.2 Nội dung của hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp 9
1.1.2.1 Xác định nhu cầu vật tư: 10
1.1.2.2 Lập kế hoạch mua sắm vật tư: 14
1.1.2.3 Tổ chức mua sắm vật tư: 15
1.1.2.4 Dự trữ, bảo quản vật tư: 16
1.1.2.5 Cấp phát vật tư cho sản xuất: 19
1.1.2.6 Thanh quyết toán vật tư: 20
1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH: 23
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 23
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 25
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP BAO BÌ 34
1.3.1 Đặc điểm sản xuất sản phẩm bao bì: 34
1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp bao bì: 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 40
2.1 KẾT QUẢ BẢO ĐẢM VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 40
2.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.40 2.1.2 Kết quả đảm bảo vật tư cho sản xuất của công ty: 41
Trang 22.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 49
2.2.1 Nghiên cứu xác định nhu cầu vật tư: 49
2.2.2 Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư: 51
2.2.3 Tổ chức mua sắm vật tư: 54
2.2.4 Dự trữ, bảo quản vật tư: 58
2.2.5 Cấp phát vật tư cho sản xuất: 60
2.2.6 Thanh quyết toán vật tư: 62
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 63
2.3.1 Ưu điểm: 63
2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân: 64
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 66
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 66
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của công ty: 66
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh của Công ty 68
3.1.3 Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty 70
3.2 BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 71
3.2.1 Hoàn thiện các phương pháp xác định nhu cầu mua sắm vật tư 71 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống mức tiêu dùng vật tư 72
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường vật tư 73
3.2.4 Hoàn thiện công tác mua sắm vật tư 75
3.2.4 Dự trữ hợp lý, bảo quản tốt vật tư phục vụ cho sản xuất 78
3.2.5 Sử dụng vật tư một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả 79
3.2.6 Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có 81
Trang 33.3 MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đổ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty bao bì Đức Thành 25
Bảng 1.1 Kê khai máy móc thiết bị chuyên dùng chính của công ty Bao bì Đức Thành 28
Bảng 1.2 Tình hình bảo toàn và phát triển vốn của công ty năm 2005 - 2007 .29
Bảng 1.3 Cơ cấu lao động năm 2007 30
SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ MÀNG GHÉP PHỨC HỢP 32
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty 2005-2007 41
Bảng 2.2 Nguyên vật liệu chính của công ty Bao bì Đức Thành 42
Bảng 2.3 Kết quả hậu cần vật tư cuả công ty 2005-2007 43
Bảng 2.4 Nguồn vật tư của Công ty bao bì Đức Thành 44
Bảng 2.5 Báo cáo sử dụng vật tư năm 2007 của Công ty bao bì Đức Thành .45
Bảng 2.6 Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt số lượng của Công ty Bao bì Đức Thành năm 2007 46
Bảng 2.7 Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt chất lượng của một số nguyên vật liệu chính năm 2007 47
Bảng 2.8 Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt đều đặn của một số nguyên vật liệu chính năm 2007 48
Biểu đồ 1 Sự biến động lượng vật tư mua sắm năm 2007 49
Bảng 2.9 Tổng hợp nhu cầu vật tư của Công ty bao bì Đức Thành 50
Bảng 2.10 Hạn mức cấp phát vật tư năm 2007 61
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất là điều kiện tiền đề cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp sản xuất Việc đảm bảo vật tư đầy
đủ, đồng bộ, kịp thời có ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanhnghiệp, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự tồn tại phát triển của cácdoanh nghiệp
Trong những năm qua, vấn đề bảo đảm vật tư cho hoạt động sảnxuất luôn là nhiệm vụ trọng tâm, bức xúc mà ban lãnh đạo Công tyTNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành cũng như các phòngchức năng quan tâm hàng đầu Chính vì lẽ đó trong thời gian thực tậptại Công ty, qua nghiên cứu tổng quát của bản thân, được sự giúp đỡtận tình của GS-TS Hoàng Đức Thân cũng như ban lãnh đạo và các phòng
chức năng trong công ty, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành” Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính sau:
Chương 1: Những cơ sở cho hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất Chương 2: Thực trạng hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty bao bì Đức Thành
Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty bao bì Đức Thành.
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Công ty Bao bì Đức Thành
và giới hạn trong một vài vấn đề về hoạt động đảm bảo vật tư của Công
ty Với mục đích tìm hiểu, đánh giá và góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng đảm bảo vật tư ở Công ty
Trang 6Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài khôngthể tránh khỏi những sai sót, em hy vọng nhận được sự góp ý sửa chữa củathầy giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT
1.1.1 Khái niệm vật tư kỹ thuật và đảm bảo vật tư kỹ thuật:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, những yếu
tố đầu vào thông thường bao gồm nhà xưởng, lao động, máy móc thiết bị,nguyên nhiên vật liệu…Nhưng các yếu tố đó không phải tất cả đểu là vật tư kỹthuật
Con người sử dụng lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩmvật chất và dịch vụ Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng laođộng Tư liệu lao động bao gồm máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh (nhà xưởng, kho bãi…) Đối tượng lao độngbao gồm những sản phẩm tự nhiên và những sản phẩm do con người với sứclao động của mình tạo ra Khi đó, những sản phẩm mà con người tạo ra này trởthành nguyên liệu cho các ngành kinh tế hoặc được sử dụng như những sảnphẩm tiêu dùng Chúng chỉ được gọi là vật tư kỹ thuật khi được sử dụng vàomục đích phục vụ cho sản xuất
Vậy ta có thể định nghĩa vật tư kỹ thuật như sau: “Vật tư kỹ thuật là những sản phẩm của lao động được sử dụng cho mục đích sản xuất Đó là nguyên, nhiên, vật liệu, điện lực, bán thành phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…”
Như vậy, mọi vật tư kỹ thuật đều là tư liệu sản xuất, nhưng không nhấtthiết mọi tư liệu sản xuất cũng đều là vật tư kỹ thuật Nhà xưởng, kho bãi củacông ty không được coi là vật tư kỹ thuật, chúng là các tư liệu lao động
Trang 8- Phân loại vật tư kỹ thuật:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, để sản xuất ramột sản phẩm thường sử dụng đến nhiều loại vật tư kỹ thuật khác nhau Cácloại vật tư này không chỉ khác nhau về hình dáng, màu sắc, giá trị sử dụng…
mà còn khác biệt cả về mặt giá trị Vì vậy để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vật
tư của doanh nghiệp cần thiết phải phân loại vật tư kỹ thuật Thông thường, vật
tư kỹ thuật thường được phân loại theo các tiêu thức sau:
+ Căn cứ vào hình thức biểu hiện của vật tư trong quá trình sản xuất
Theo tiêu thức này, toàn bộ vật tư kỹ thuật được chia làm 2 nhóm lớn lànguyên vật liệu và máy móc thiết bị
Nguyên vật liệu:
Vật tư kỹ thuật thuộc nhóm này có đặc điểm là trong quá trình sử dụngchúng hoàn toàn dùng trong một lần và giá trị chuyển hết sang giá trị thànhphẩm, bao gồm:
- Thiết bị động lực
Trang 9- Thiết bị truyền dẫn năng lượng
- Thiết bị sản xuất
- Thiết bị vận chuyển và chứa đựng đối tượng lao động
- Hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển
- Công cụ, khí cụ và dụng cụ dùng vào sản xuất
- Các loại đồ dùng trong nhà xưởng
- Các loại phụ tùng máy
+ Căn cứ vào tính chất sử dụng vật tư
Tất cả vật tư kỹ thuật được chia làm 2 nhóm: vật tư thông dụng và vật tưchuyên dùng
- Vật tư thông dụng là những vật tư được sử dụng cho nhiềungành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau
- Vật tư chuyên dụng là những vật tư được sử dụng cho mộtngành nghề, một lĩnh vực
+ Căn cứ vào mức độ quan trọng của vật tư:
- Vật tư chính: Là những vật tư cấu thành nên thực thể chủ yếucủa sản phẩm
- Vật tư phụ: Là những vật tư bổ trợ vào thực thể chủ yếu của sảnphẩm
- Đảm bảo vật tư kỹ thuật:
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có các yếu tố củasản xuất, trong đó có vật tư kỹ thuật Vật tư là đầu vào vật chất được sử dụngtrực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch
vụ Do vậy, vật tư là nhân tố quan trọng không thể thiếu đối với các doanhnghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Song chỉ có vật tư thôi
Trang 10thì chưa đủ bởi vì đó chỉ là yếu tố tĩnh Cái mà doanh nghiệp cần là phải làmcho nó trở thành yếu tố động Quá trình vận động của dòng vật tư sản xuấtchính là công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp.
Vậy, đảm bảo vật tư kỹ thuật ở doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động nhằm kiểm soát quá trình vận động các luồng vật tư, dịch vụ trong các chu trình kinh doanh, từ việc xác định nhu cầu vật tư, xây dựng kế hoạch nguồn hàng, cấp phát vật tư cho sản xuất đến tổ chức quyết toán, đánh giá quá trình quản lý vật tư
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn raliên tục và đều đặn, phải thực hiện tốt công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất.Đảm bảo tốt vật tư cho sản xuất là đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chấtlượng, chủng loại, kịp về thời gian và đồng bộ Điều này ảnh hưởng đến năngsuất của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý vàtiết kiệm vật tư, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất là yếu tố khách quan bởi ý nghĩa
to lớn của nó về mặt tài chính, vật chất cũng như kinh doanh: đảm bảo sử dụng
có hiệu quả vốn kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao chấtlượng sản phẩm là yếu tố tất nhiên để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hạ giáthành sản phẩm
1.1.2 Nội dung của hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp:
Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất là hoạt động đầu tiên trong toàn
bộ quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Toàn bộ quá trìnhđảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp có thể được mô tả qua sơ đồ dướiđây:
Trang 11- Những đặc trưng cơ bản của nhu cầu vật tư:
Xác định đúng các loại nhu cầu vật tư là cơ sở để quản lý hiệu quả vật
tư Để xác định chính xác nhu cầu vật tư, chúng ta nên tìm hiểu các đặc trưngcủa chúng:
+ Vì vật tư dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vàtham gia vào quá trình hình thành nên giá trị sản phẩm nên nhu cầuvật tư được hình thành trong lĩnh vực sản xuất vật chất và có liênquan trực tiếp tới hoạt động sản xuất
+ Vật tư là hàng hoá trunh gian được dùng cho sản xuất phục vụ nhucầu xã hội nói chung, do vậy nó mang tính xã hội
+ Vật tư cũng là một loại hàng hoá, do đó nó cũng có tính chất bổsung và thay thế lẫn nhau của nhu cầu
+ Nhu cầu vật tư rất đa dạng do có nhiều loại vật tư, phụ thuộc vàotừng ngành nghề sản xuất mà mức độ đa dạng của vật tư khác nhau
Tổ chức mua sắm vật tư
Dự trữ bảo quản vật tư
Cấp phát vật tư cho sản xuất
Thanh quyết toán vật tư
Trang 12+ Nhu cầu vật tư mang tính khách quan phản ánh yêu cầu của sản xuất
về một loại vật tư nhất định
+ Một số phương pháp xác định nhu cầu vật tư của doanh nghiệp:
Để xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp, thường sửdụng các phương pháp sau đây:
Nhóm nguyên vật liệu
Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, việc xác định
nhu cầu vật tư dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản phẩmsản xuất trong kỳ Phương pháp này có 4 cách tính sau:
+ Phương pháp tính theo mức sản phẩm:
Công thức: Nsxsp = Qsp * msp
Trong đó: Nsxsp : Nhu cầu vật tư cần dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ
Qsp : Số lượng sản phẩm loại i cần sản xuất trong kỳ kế hoạch
msp : Mức tiêu dùng vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm loại i
+ Phương pháp tính theo mức của sản phẩm tương tự:
Công thức: Nsxsp = Qsp * mtt* K
Trong đó: mtt : Mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự
K: Hệ số điều chỉnh giữa 2 loại sản phẩm
Qsp : Số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch
+ Phương pháp tính theo mức của sản phẩm đại diện:
Công thức: Nsxsp = Qsp * mđ d
Trong đó: Qsp : Số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch
Trang 13mđd : Mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện( Mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện được chọn dựa vào mức bình quân: M bq = mi Ki / Ki
Ở đây: mi : Mức tiêu dùng vật tư của loại sản phẩm thứ i
Ki : Tỷ trọng loại sản phẩm thứ i trong tổng số )
Phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng:
Trong sản xuất của doanh nghiệp có 1 số loại vật tư mà giá trị sử dụngcủa chúng hao mòn dần theo thời gian và nhu cầu của chúng được tính theothời hạn sử dụng
Công thức: Nsxsp = Pvt / T
Trong đó: Pvt: Tổng chu cầu tiêu dùng vật tư cần thiết
T: Thời hạn sử dụng vật tư
Phương pháp tính theo hệ số biến động:
Được sử dụng trong trường hợp xác định được số lượng vật tư sử dụngtrong kỳ báo cáo và xây dựng được kế hoạch sản xuất
Công thức: Nsxsp = Nbc * K1*K2
Trong đó: Nbc: Nhu cầu vật tư sử dụng cho kỳ báo cáo
K1: Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch
K2: Hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báocáo
Ngoài ra còn có thể tính nhu cầu vật tư dựa trên cơ sở về thành phần chế tạo sản phẩm
Phương pháp tính nhu cầu máy móc thiết bị:
Trang 14Để xác định nhu cầu này, người ta căn cứ vào tình hình sử dụng thực tếcủa máy móc thiết bị, nhu cầu máy móc thiết bị được chia làm các nhóm chủyếu sau:
- Nhu cầu máy móc thiết bị sử dụng mới
- Nhu cầu máy móc thiết bị để thay thế
- Nhu cầu máy móc thiết bị để mở rộng năng lực sản xuất kinhdoanh
- Nhu cầu thiết bị để mở rộng năng lực sản xuất của doanh nghiệpđược xác định theo công thức:
Trong đó:
N tb: Nhu cầu máy móc thiết bị tăng thêm trong kỳ
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i cần sản xuất trong kỳ kế hoạch
Mi: Định mức giờ máy để sản xuất một đơn vị sản phẩm
Gk: Số giờ máy dùng vào những công việc khác
T: Số ngày máy làm việc trong kỳ kế hoạch
C: Số ca làm việc
G: Số giờ máy làm việc trong 1 ca
Ksd: Hệ số sử dụng thiết bị có tính đến thời gian máy ngừng để sửa chữatheo kế hoạch
Km: Hệ số thực hiện mức
A: Số máy móc thiết bị hiện có
A Km
* Ksd
* G
* C
* T
) Gi Mi
* Qi (
Trang 151.1.2.2 Lập kế hoạch mua sắm vật tư:
Kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp là sự tổng hợp những tàiliệu tính toán kế hoạch, là hệ thống các biểu cân đối vật tư Kế hoạch mua sắmvật tư phải xác định cho được số lượng, chất lượng và thời gian vật tư cần thiếtphải có trong kỳ, bên cạnh đó còn phải xác định rõ nguồn vật tư để đảm bảothoả mãn các nhu cầu vật tư cho hoạt động sản xuất trong kỳ
Quá trình lập kế hoạch vật tư bao gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch
Trong giai đoạn này, các cán bộ thương mại của doanh nghiệp phảinghiên cứu và thu thập các thông tin về thị trường, xây dựng tài liệu về phương
án kinh doanh, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm…
- Giai đoạn 2: Xác định, tính toán nhu cầu tiêu dùng vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp
Trong giai đoạn này, người ta tiến hành tính toán, xác định tổng nhu cầutiêu dùng vật tư cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, thông thường có 2loại phương pháp thường được sử dụng như đã trình bày ở trên (phương pháptrực tiếp và phương pháp gián tiếp)
- Giai đoạn 3: Xác định các nguồn vật tư huy động trong nội bộ doanh nghiệp.
Để xác định lượng vật tư tồn kho, người ta thường sử dụng phương phápkiểm kê, có thể kiểm kê trên sổ sách chứng từ hoặc trực tiếp kiểm kê vật tưtrong kho
- Giai đoạn 4: Xác định lượng vật tư cần đặt mua, người ta tiến hành
Trang 16cân đối giữa tổng nhu cầu và tổng nguồn vật tư, nghĩa là:
Nđh = N - (OđK + M + E)
Trong đó:
Nđh: Lượng vật tư cần đặt mua để phục vụ hoạt động sản xuất
N : Tổng nhu cầu vật tư cần sử dụng
OđK: Lượng vật tư tồn kho đầu kỳ
M: Nguồn vật tư khai thác tại chỗ
E: Nguồn vật tư tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả kinh tế đòi hỏi các doanhnghiệp phải quan tâm đến công các mua sắm sử dụng vật tư Nhu cầu mua sắmvật tư phải được tính toán khoa học, cân nhắc mọi tiềm năng của doanh nghiệp
để tối thiểu hoá lượng đặt hàng của doanh nghiệp
Sau khi lựa chọn nhà cung ứng doanh nghiệp tiến hành thương lượngđàm phán và đặt hàng Kí kết hợp đồng là thủ tục pháp lý cần thiết khi tiếnhành mua bán vật tư Hợp đồng có thể là đơn hàng khi mua vật tư Trong đơn
Trang 17hàng phải có đủ các khoản mục cần thiết Trong đơn hàng cần có chữ ký xácnhận của người có quyền hạn bên mua, nếu là hợp đồng cần có chữ ký của cả 2bên mua và bên bán.
- Tổ chức tiếp nhận vật tư:
Mỗi loại vật tư có đặc điểm, tính chất chất riêng, vì vậy mỗi loại vật tưkhi tổ chức tiếp nhận đều có những yêu cầu và quy định cụ thể Khi vật tư vềđến doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tổ chức tiếp nhận vật tư về số lượng
và chất lượng:
+ Tiếp nhận theo số lượng: Là phương pháp xác định số lượng hàng hoáthực bằng cách cân, đong, đo, đếm và đối chiếu với số lượng vật tư ghi trêncác chứng từ kèm theo Việc giao nhận phải có mặt đại diện hai bên để giảiquyết những vấn đề nảy sinh và thương lượng giải quyết vấn đề
+ Tiếp nhận theo số lượng: Nhận vật tư theo số lượng là việc quan sát,phân tích thực trạng vật tư hàng hoá và đối chiếu với chất lượng theo yêu cầuđặt mua xem có phù hợp hay không Việc tiếp nhận chất lượng nhiều khi đòihỏi có những máy móc thiết bị kiểm tra hiện đại hoặc nhờ những cơ quanchức năng chuyên ngành kiểm tra Việc tiếp nhận tốt về chất lượng bảo vệđược lợi ích chính đáng của doanh nghiệp
1.1.2.4 Dự trữ, bảo quản vật tư:
Dự trữ, bảo quản vật tư:
Sau khi thực hiện mua sắm vật tư, doanh nghiệp cần tiến hành dự trữ sảnxuất Dự trữ sản xuất là cơ sở để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thựchiện liên tục Vì vậy việc quy định đúng đắn mức dự trữ có một ý nghĩa rấtlớn, nó cho phép làm giảm các chi phí về bảo quản hàng hoá, giảm hao hụt mấtmát, đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ vật tư hàng hoá cần thiết trong sản
Trang 18xuất để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, ngăn ngừa việc hình thành quá mức
dự trữ, làm ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển vốn
- Dự trữ vật tư là hoạt động doanh nghiệp tiến hành giữ lại 1 bộ phậnvật tư nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tíên hànhbình thường, liên tục
- Bảo quản vật tư là hoạt động đảm bảo cho vật tư trong kho của doanhnghiệp được giữ nguyên số lượng và chất lượng ban đầu
Dự trữ sản xuất bao gồm 3 bộ phận: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảohiểm, dự trữ chuẩn bị
Dự trữ thường xuyên ( DTX ): là dự trữ chủ yếu của doanh nghiệp để thoảmãn nhu cầu vật tư cho sản xuất được diễn ra liên tục giữa 2 kỳ cung ứng.Lượng dự trữ này có đặc điểm là biến thiên từ mức tối đa lúc nhập hàng và tốithiểu khi bắt đầu nhập hàng mới
Dự trữ bảo hiểm (DBH ): là dự trữ để phòng những trường hợp công tácthu mua tạo nguồn không đúng theo kế hoạch Cụ thể là khi mức tiêu dùngbình quân ngày đêm thực tế cao hơn so với kế hoạch, lượng vật tư nhập thực
tế ít hơn và chu kỳ cung ứng dài hơn
Dự trữ chuẩn bị (DCB )là việc dự trữ vật tư nhằm thực hiện các hoạtđộng sàng lọc, pha cắt, ghép đồng bộ, sơ chế…trước khi đưa vào sản xuất.Lượng vật tư dự trữ chuẩn bị thường ít biến động
Vai trò của dự trữ, bảo quản vật tư:
Việc xác định đúng mức dự trữ có ý nghĩa to lớn Đó là cơ sở của hàngloạt các nghiệp vụ đảm bảo hậu cần vật tư cho sản xuất Dự trữ cho phép xácđịnh lượng hàng hoá vật tư cần nhập về trong kỳ kế hoạch, điều chỉnh lượnghàng nhập, xác định lượng vốn cần dùng, tính toán nhu cầu về diện tích kho
Trang 19hàng và chuẩn bị phương án bảo quản thích hợp.
Công tác bảo quản vật tư tốt góp phần thực hiện tốt nghiệp vụ cấp phátkịp thời, đồng bộ, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục Ngoài ra bảoquản vật tư tốt còn có tác dụng giảm bớt hư hao, mất mát về số lượng và chấtlượng, giảm chi phí doanh nghiệp làm tăng khả năng trong nền kinh tế
Định mức dự trữ sản xuất:
Để thực hiện tốt công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất, doanh nghiệp cầntiến hành định mức dự trữ sản xuất Định mức dự trữ sản xuất là sự quy địnhđại lượng vật tư tối thiểu phải có theo kế hoạch ở doanh nghiệp để đảm bảocho quá trình sản xuất của các đơn vị tiêu dùng tiến hành được liên tục và đềuđặn
Công tác định mức dự trữ có vai trò quan trọng đối với hoạt động đảmbảo vật tư ở doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất củadoanh nghiệp Cụ thể, nếu dự trữ ít hơn mức cần thiết thì doanh nghiệp sẽkhông đủ vật tư để đảm bảo cho sản xuất được liên tục Ngược lại nếu doanhnghiệp dự trữ nhiều hơn mức cần thiết thì sẽ làm tăng diện tích kho hàng, tăngchi phí cho dự trữ và có thể gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong dự trữ, làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Từ đó định ta mức dự trữ hợplý
Trang 20DMIN = DCB + DBH
- Lượng vật tư dự trữ hợp lý ở doanh nghiệp (DSX) phải thoả mãn:
DMIN < DSX < DMAX
1.1.2.5 Cấp phát vật tư cho sản xuất:
Cấp phát vật tư cho sản xuất được hiểu là hoạt động trong đó kho vật
tư tiến hành giao vật tư cho các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp (tổ đội,phân xưởng sản xuất) Hoạt động cấp phát vật tư thường được tiến hành vàođầu tháng dưới hình thức cấp phát theo hạn mức và vào các thời điểm trongtháng dưới hình thức cấp phát theo yêu cầu
- Trong hình thức cấp phát theo hạn mức, người ta tiến hành xây dựnghạn mức cấp phát vật tư Hạn mức cấp phát vật tư là số lượng vật tư tối thiểucần phải có để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiếnhành liên tục trong một thời gian nhất định (thường là 1 tháng)
Việc xây dựng hạn mức cấp phát vật tư có vai trò quan trọng trongcông tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp, đó là:
+ Đảm bảo cho hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp diễn ra liên tục+ Đảm bảo cho phòng và kho vật tư của doanh nghiệp có kế hoạchmua và nhập vật tư phù hợp
+ Thực hiện tốt công tác cấp phát vật tư theo hạn mức giúp cho việc
kế hoạch hoá và sử dụng có hiệu quả các phương tiện trong nhập và xuất vật
tư của doanh nghiệp
Hạn mức cấp phát vật tư được tính theo công thức sau:
H = N tp ± N t.ch.ph + D - O
Trang 21Trong đó: H: Hạn mức cấp phát vật tư
N tp : Nhu cầu vật tư cho sản xuất thành phẩm
N t.ch.ph : Nhu cầu vật tư cho thay đổi tại chế phẩm phẩm dở
dang
D: Nhu cầu vật tư cho dự trữ ở phân xưởng
O: Tồn kho đầu kỳ
Căn cứ vào hạn mức đã được tính toán, kho vật tư tiến hành giao vật
tư và tổ chức vận chuyển vật tư từ kho vật tư của doanh nghiệp về đến khovật tư tại các đơn vị sản xuất
- Hình thức cấp phát theo yêu cầu:
Trong quá trình sản xuất ở đơn vị sản xuất khi có nhu cầu đột xuấtphát sinh cần có thêm vật tư để đảm bảo sản xuất thì các đơn vị sản xuất lậpphiếu yêu cầu vật tư, sau đó liên hệ kho vật tư để tiến hành cấp phát bổ sungvật tư cho doanh nghiệp Hình thức cấp phát này là hình thức cấp phátkhông chủ yếu vì đây là hình thức bị động trong cấp phát vật tư ở doanhnghiệp Trong hình thức này, vật tư thường được giao nhận với số lượngnhỏ, các đơn vị sản xuất tự vận chuyển vật tư từ kho của doanh nghiệp vềđến kho của đơn vị
1.1.2.6 Thanh quyết toán vật tư:
- Kiểm tra tình hình sử dụng vật tư:
Trong quá trình sử dụng vật tư ở đơn vị sản xuất, để đảm bảo tínhhiệu quả trong công tác đảm bảo vật tư, theo định kỳ hoặc đột xuất, doanhnghiệp phải tiến hành kiểm tra tình hình thực tế trong công tác quản lý và sửdụng vật tư ở các đơn vị sản xuất
Kiểm tra sử dụng vật tư phải căn cứ vào các tài liệu hạn mức cấp phát
Trang 22vật tư và các số liệu hạch toán xuất kho của doanh nghiệp, một căn cứ khác
để kiểm tra là các báo cáo sử dụng vật tư của các phân xưởng Sau khi cóđược chính xác các số liệu về tình hình sử dụng vật tư ở các phân xưởng, đểđánh giá tình hình sử dụng vật tư, tiến hành so sánh đối chiếu các số liệutrên các hạn mức, báo cáo sử dụng vật tư và tình hình cấp phát vật tư củadoanh nghiệp
- Thanh lý vật tư:
Sau quá trình sử dụng vật tư ở đơn vị sản xuất thường có một sốlượng vật tư dôi dư hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất của doanhnghiệp Khi đó doanh nghiệp tiến hành hoạt động thanh lý số vật tư nàynhằm mục đích giải phóng diện tích kho và thu hồi vốn cho doanh nghiệp
- Quyết toán vật tư:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư trong hoạt động sản xuất đòi hỏicác doanh nghiệp phải định kỳ quyết toán sử dụng vật tư
Đây là hoạt động cuối cùng kết thúc toàn bộ quá trình đảm bảo vật tưcủa doanh nghiệp Hoạt động này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quảcủa công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp bằng cách tính toán lượng vật
tư được xuât có đúng mục đích hay không, lượng vật tư có được sử dụng tiếtkiệm hay bội chi Từ đó giúp doanh nghiệp có định hướng và biện pháp đểđiều chỉnh hoạt động đảm bảo vật tư ở kỳ sản xuất tiếp theo
Để quyết toán vật tư ở doanh nghiệp, có thể sử dụng một số phươngpháp sau:
+ Phương pháp kiểm kê theo định kỳ:
Theo phương pháp này, trên cơ sở số liệu kiểm tra lượng tồn kho thực
tế ở đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo và số liệu về lượng vật tư trong kỳ để xác
Trang 23định thực tế vật tư chi phí Cụ thể:
C = OĐK + X – OCK
Trong đó: C: Lượng vật tư thực tế chi phí
OĐK: lưọng vật tư tồn kho đàu kỳ theo thực tế kiểm kê
X: Số lượng vật tư thực xuất từ kho của doanh nghiệp chophân xưởng
OCK: Lượng vật tư tồn kho cuối kỳTiết kiệm hoặc bội chi vật tư được tính theo công thức:
E = ( Q* m ) – C
Trong đó: E: Tiết kiệm hay bội chi vật tư trong sử dụng
(Nếu E > 0: Tiết kiệm Nếu E < 0: Bội chi vật tư)
Q: Số lượng sản phẩm sản xuấtm: Mức tiêu dùng nguyên vật liệuC: Số lượng vật tư thực chi
+ Phương pháp quyết toán theo từng lô hàng được sản xuất ra:
Việc quyết toán được tiến hành sau khi hoàn thành một khối lượngcông việc nhất định
+ Phương pháp quyết toán theo từng lô vật tư cấp ra:
Tiến hành quyết toán sau khi sử dụng hết một lượng vật tư nhất định.Công tác quyết toán vật tư là hoạt động cuối cùng trong công tác đảmbảo vật tư ở doanh nghiệp nhưng lại là tiền đề cho quá trình đảm bảo vật tư
ở kỳ tiếp theo Nó giúp cho doanh nghiệp xác định được các nguyên nhântrong từng khâu, từng bộ phận liên quan đến hoạt động đảm bảo vật tư củadoanh nghiệp, từ đó có các biện pháp phù hợp giúp cho hoạt động đảm bảovật tư ở kỳ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn
1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH:
Trang 241.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Tiền thân của Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại ĐứcThành là xí nghiệp sản xuất bao bì Đức Thành, được thành lập theo quyếtđịnh số 896/QĐ-UB ngày 11 tháng 11 năm 1993 của Uỷ ban nhân dânhuyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, là doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ
Trong giai đoạn đầu mới ra đời, công ty chủ yếu thực hiện chức năngsản xuất bao bì cho các công ty bánh kẹo, chủ yếu là thị trường trong khuvực miền Bắc Nhà máy sản xuất vỏ bao với công suất khoảng 1 triệu-2 triệu
vỏ bao/năm được đặt tại xã Nhị Khê- huyện Thường Tín- tỉnh Hà Tây đã tạocông ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 50-100 công nhân trong vùng
Sau 2 năm thành lập, xí nghiệp đã vượt qua nhiều thử thách và khôngngừng tăng trưởng trở thành một doanh nghiệp có uy tín trên thương trường
Tháng 11 năm 1995, xí nghiệp sản xuất bao bì Đức Thành chính thứcchuyển thành Công ty TNHH bao bì và thương mại Đức Thành theo quyếtđịnh số 1891/QĐ-UBND huyện Thường Tín với tên gọi như sau:
Tên công ty: Công Ty TNHH Sản Xuất Bao Bì Và Thương Mại
ĐứcThành
Tên giao dịch : DUCTHANH COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : DUC THANH Co., Ltd
Trụ sở chính : Nhị Khê - Thường Tín- Hà Tây
Điện thoại : 034.3853588
Fax : 0343.769408
Email : baobiducthanh @ yahoo.com.vn
Công ty có vị trí thuận lợi và cơ sở hạ tầng hiện đại:
- Với tổng diện tích mặt bằng khoảng 10.500 m2
Trang 25Công ty được chia làm 03 khu chính : Khu văn phòng và khu nhàxưởng sản xuất (gồm có hai nhà xưởng sản xuất).
Khu kho bãi gồm có hai kho : một kho dùng để chứa hàng hoá nguyênvật liệu vật tư và thành phẩm Một kho dùng để chứa sản phẩm hoàn thànhcác loại
- Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, có vị trí giao thông thuận lợi, hệthống điện của công ty hiện tại có trạm biến thế công suất cao
Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanhđộc lập, có con dấu riêng để giao dịch và có tài khoản riêng tại ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín
Sau khi chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH, Công ty có điềukiện hơn để đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất, sắp xếp
bộ máy quản lý hợp lý hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm Với dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại, độingũ kỹ sư, công nhân có tay nghề cao, công ty có thể đáp ứng trên 7 triệusản phẩm đạt chất lượng / năm
Thực tế hơn 10 năm hoạt động, Công ty TNHH sản xuất bao bì vàthương mại Đức Thành đã thực sự nâng cao được năng lực cạng tranh vàsản xuất kinh doanh hiệu quả Trong năm 2004 - 2005 và 6 tháng đầu năm
2006, giá cả các sản phẩm hoá dầu bị dao động, trong đó có hạt nhựanguyên sinh liên tục tăng giá Đứng trước tình hình đó, Công ty TNHH sảnxuất bao bì và thương mại Đức Thành xác định hướng đi bằng cách đẩymạnh việc mở rộng thị trường tìm kiếm bạn hàng Mặt khác toàn Công tytăng cường công tác quản lý, sắp xếp tinh gọn bộ máy quản lý, tiết kiệmnguyên, nhiên vật liệu; tích cực áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổimới quy trình sản xuất để giảm giá thành sản phẩm.do vậy,sản phẩm bao bì
Trang 26của đơn vị đã có uy tín trên thị trường, giá trị sản lượng doanh thu hàng nămkhông ngừng tăng lên
Sơ đổ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty bao bì Đức Thành
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty thực hiện in ấn, sản xuất các sản phẩm bao bì, phụ tùng, linhkiện bao bì phục vụ cho các ngành công, nông, ngư nghiệp và dân dụng
Mặt hàng truyền thống của công ty là các loại hộp giấy, bao bì màngghép phức hợp cao cấp, có thể chia các sản phẩm bao bì màng ghép phứchợp của công ty sản xuất thành một số nhóm như sau:
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
PHÒNG MARKETING
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
TỔ BẢO VỆ
TỔ LÁI XE
TỔ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI- CÔNG TÁC XH
TỔ
Y TẾ
TỔ
IN GHÉP TỔ CẮT TỔ
XÉN
TỔ CÁN THÀNH TỔ
PHÂM
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Trang 27- Bao bì bột giặt, giấy vệ sinh
Đơn vị tiêu thụ chính của công ty là các doanh nghiệp sản xuất bộtgiặt trong nước như: bột giặt Viso, Vì Dân, Lix và các xưởng gia công giấy
vệ sinh với tổng nhu cầu khoảng 10 triệu m2/năm
- Bao bì mỳ ăn liền: Bao gồm mì ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền, bộtcanh
Công ty có hợp đồng cung cấp cho hơn 10 doanh nghiệp sản xuất mỳ
ăn liền tại khu vực phía Bắc và hơn 5 doanh nghiệp phía Nam, chủ yếu làcác loại bao bì màng phức hợp 2 lớp
- Bao bì bánh kẹo, nước giải khát
Hàng năm doanh nghiệp cung cấp một lượng lớn bao bì cho một sốnhà maá lớn như: Hải Hà, Hải Châu, bánh kẹo Thủ Đô, Liwayway…
- Bao bì trà, cà phê
Chủ yếu sản xuât phục vụ nhu cầu bao bì của các đơn vị sản xuất trà,
cà phê trên khắp khu vực phía Bắc
- Bao bì dược, thuốc trừ sâu:
Bao gồm các loại vỉ thuốc, túi nhôm cho các sản phẩm của các Công
ty dược, Công ty thuốc sát trùng, Công ty bảo vệ thực vật… với nhu cầuhàng năm khoảng 2 triệu m2/năm
- Bao bì thực phẩm chế biến, đông lạnh:
Rất phong phú và đa dạng, gồm các sản phẩm: chả giò, mực khô, tráicây khô, hải sản đông lạnh…của rất nhiều đơn vị trong nước
Trang 28+ Về máy móc thiết bị:
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước đầu tư cả về chiều sâu
và chiều rộng và đã có một hệ thống thiết bị tương đối hoàn chỉnh để có thểsản xuất được các loại mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thị trường cả sảnphẩm cao cấp lẫn sản phẩm trung bình
Nhờ có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị mà trình độ công nghệ củacông ty đã ngày càng được nâng cao Từ khi mới thành lập, trình độ côngnghệ sản xuất của công ty mới chỉ ở mức độ bán cơ khí, đến nay trình độcông nghệ của nhiều bộ phận đã đạt trình độ tự động hoá, cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Kê khai máy móc thiết bị chuyên dùng chính của công ty Bao
Trang 29bì Đức Thành
(máy)
Nước sản xuất
Năm sử dụng
1 Máy in 6 màu, chồng màu tự
5 Máy chia cuộn 4 Trung Quốc 2001
từ Ngân hàng Công thương Việt Nam
Cơ cấu vốn và tình hình phát triển vốn kinh doanh của công ty đượcthể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2 Tình hình bảo toàn và phát triển vốn của công ty
năm 2005 - 2007
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Trang 30(Nguồn: Báo cáo tài chính Công tyTNHH sx và TM Đức Thành)
Tổng vốn sản xuất kinh doanh đến cuối năm 2007 là 39,5 tỷ đồng,trong đó vốn cố định là 30,2 tỷ đồng, chiếm 76,5% trong tổng vốn kinhdoanh, còn lại vốn lưu động chỉ chiếm 9.3 tỷ đồng, tương ứng với 23,5%
Trong đó, vốn cố định của doanh nghiệp được sử dụng như sau:
- Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị và phương tiện vận tải: Tổng vốnđầu tư vào máy móc thiết bị đến cuối năm 2007 là 21 tỷ đồng, chiếm 69.5%trong tổng vốn cố định
- Vốn nhà xưởng: Bao gồm vốn mua quyền sử dụng đất và vốn đầu tưxây dựng nhà xưởng là 9.2 tỷ đồng
- Vốn lưu động chiếm 9.3 tỷ đồng bao gồm:
- Vay ngắn hạn của các ngân hàng trong nước: 4.3 tỷ đồng
- Vốn do thuê mua vật tư của các công ty thuê mua tài chính hoặc ngânhàng: 2.1 tỷ đồng
- Vốn mua vật tư trả chậm của nước ngoài: 2.9 tỷ đồng
Trang 31Quản lý
(Nguồn: Báo cáo lao động hàng năm của công ty bao bì Đức Thành)
Công ty đã bố trí sử dụng tương đối hợp lý nguồn lao động Tổng sốlao động của doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm, giải quyếtcông ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong khu vực
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 540 người,trong đó:
- Trình độ đại học: 36 người
- Trình độ cao đẳng, trung cấp: 29 người
- Trình độ tốt nghiệp THPT: 470 người
Trang 32Trình độ năng lực của công nhân trong công ty đáp ứng được trình độmáy móc cũng như các quy trình sản xuất của Công ty Sự hợp lý này đã tạonên khả năng đồng bộ giữa trình độ nhân lực và trình độ máy móc Có thểnói đó là một lợi thế cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên khi công nghệ phát triển, công ty luôn phải đầu tư trang bịmáy móc thiết bị hiện đại nên công ty vẫn gặp phải những khó khăn trongviệc cung cấp chi phí để đào tạo lại công nhân cho phù hợp với khả năngcủa công nghệ
Sản phẩm truyền thống của công ty là các sản phẩm bao bì màng ghépphức hợp, các loại bao bì nhựa mềm, các bao bì hộp và nhãn giấy
Qui trình sản xuất bao bì nhựa mềm, bao bì phức hợp :
Bao bì màng ghép phức hợp cao cấp là các loại bao bì được in và ghép
từ 2 đến 5 lớp trên vật liệu màng BOPP (Biaxial Oriented Polypropylene),PET (Polyethylene Terephthalate), PE (Polyethylene), PP (Polypropylene),MPET (Metalized Polyethylene Terephthalate)…
Ở Việt Nam, dù ra đời muộn hơn so với các ngành khác trong ngànhcông nghiệp nhựa (1990), công nghiệp in bao bì màng ghép phức hợp vẫn pháttriển mạnh, nhất là trong vài năm gần đây
SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ MÀNG GHÉP PHỨC HỢP
Bài mẫu
khách giao
Bộ phận thiết kếtạo mẫu (designers)
Trang 33đồng ý
ký duyệt
KCS kiểm tra
Lệnh sản xuất KCS kiểm tra
Lệnh sản xuất KCS kiểm tra
KCS kiểm tra
KCS kiểm tra
KCS kiểm tra
KCS kiểm tra
KCS kiểm tra
KCS kiểm tra
KCS kiểm tra
KCS km tra KCS kiểm tra
In ống đồng
thành phẩm
Kho thànhphẩm
Vật tư in (Màng BOPP, PET…, mực, dung môi)
Ghép màng
Vật tư ghép (Hạt PELD, PP, Al-foil,metalized, dung môi, keo…)
Trang 342- Qui trình sản xuất bao bì hộp giấy
Các nguyên liệu đầu vào của loại sản phẩm này như giấy, mực đều đượckiểm tra kỹ càng trước khi đưa vào sản xuất
- Công đoạn in: Công ty đã trang bị nhiều máy in offset chuyên dùng
hoàn toàn tự động để in bao bì từ máy 2 màu, 4 màu đến 6 màu
- Công đoạn tráng phủ: Sản phẩm sau khi được in sẽ chuyển sang
công đoạn tráng phủ Có thể tráng verni thuỷ tính và verni nhiệt toàn phần hoặc từng phần
- Công đoạn ép nhũ: Máy ép nhũ nóng sẽ thực hiện tiếp công đoạn này
- Công đoạn bế hộp và dán cửa sổ: Chất lượng hộp bao bì đòi hỏi độ chính xác cao về kích thước, hộp phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấn đủ sâu nhưng không gẫy, đường cắt phải bén, thẳng, đều không để lại ba vớ của giấy, do đó việc chuẩn bị khuôn bế đảm bảo chất lượng là công việc quan trọng
- Công đoạn dán hộp tự động: Hộp dán máy có nhiều thuận lợi cho dây
chuyền đóng gói sản phẩm tự động
Trang 351.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP BAO BÌ
1.3.1 Đặc điểm sản xuất sản phẩm bao bì:
Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói vàchứa đựng các sản phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo điềukiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm
Sản xuất bao bì là ngành công nghiệp sản xuất ra một loại vật chất cógiá trị bảo quản mọi hàng hoá của xã hội Tất cả các sản phẩm của cácngành công nghiệp hay nông nghiệp, những sản phẩm sau khi thu hoạchhoặc chế biến đều phải có bao bì chứa đựng và bảo quản Những sản phẩmtrên thị trường hàng hoá của xã hội văn minh đều phải có bao bì
Đặc điểm của sản phẩm trong ngành sản xuất bao bì là rất phong phú,
đa dạng cả về mẫu mã và chất lượng nên mỗi sản phẩm sản xuất ra đều quanhiều công đoạn và từng loại máy móc công cụ riêng tạo ra nó
Các sản phẩm bao bì có giá trị nhỏ, tuy nhiên ngày nay bao bì trở nênngày càng cần thiết và ngành công nghiệp bao bì có xu hướng phát triểnmạnh Do đó, chi phí bao bì cũng tăng dần trong tổng giá trị hàng hoá củangười tiêu dùng Trong một số trường hợp, chi phí này lên đến 30% tổng giátrị thanh toán hoặc có thể hơn, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận
Các loại bao bì có thời gian sử dụng ngắn, nó có chức năng bảo vệcho các sản phẩm khác nhưng nó không thể thiếu trong tất cả các sản phẩmsản xuất ra của xã hội Mỗi một sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàngriêng, phụ thuộc vào thời gian, chất lượng và mức độ phức tạp của bên đặthàng
Bên cạnh đó, bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu
Trang 36đòi hỏi phương pháp sản xuất mới vì vậy ngành công nghiệp sản xuất bao bìphải thường xuyên áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất
Ngày nay trong xã hội hiện đại, bao bì được xem như một công cụtiếp thị quan trọng, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm
đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng Vì vậy, cácsản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật của sảnphẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản xuất này với nhàsản xuất khác Bao bì phải đẹp và hấp dẫn Màu sắc, hình ảnh, thông tinphải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm Ngoài ra, khi thiết kế bao
bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong, đáp ứng đượcyêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: Ngày sản xuất, thời hạn sửdụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng Trong một sốtrường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc như những bao bì dược phẩm
Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầmquan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốcgia Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụngcác tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vật liệu làm bao
bì cũng rất phong phú như kim loại, thuỷ tinh, giấy, gỗ nhựa song, với nhucầu thực tế về bao bì tăng lên, cùng với sự khan hiếm dần của nguyên liệutruyền thống, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càngkhắt khe và đòi hỏi cao hơn Vì vậy trong tương lai công nghiệp bao bì sẽphải đối đầu với những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướngbao bì phải mỏng, nhẹ, an toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao,
in ấn đẹp hơn
Nền kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, tăngcường xuất khẩu ra thế giới có phần đóng góp rất quan trọng của ngành sản
Trang 37xuất bao bì Ngoài việc bảo quản sản phẩm, giảm hư hại, cải thiện vệ sinh
an toàn thực phẩm, dễ đóng gói vận chuyển, bao bì còn là phương tiệnquảng cáo tiếp thị trên thị trường và giới thiệu đất nước con người ViệtNam Vìvậy ngành công nghiệp bao bì Việt Nam đang có xu thế ngày càngphát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai
Sản phẩm bao bì có nhiều điểm khác biệt so với các sản phẩm khác,
do vậy vật tư phục vụ sản xuất bao bì và hoạt động sản xuất bao bì cũng cónhững đặc trưng riêng Nắm được điều này ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp bao bì
1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp bao bì:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo vật tư cho sảnxuất ở doanh nghiệp bao bì Bên cạnh các yếu tố chủ quan thuộc doanhnghiệp còn có các yếu tố khách quan như chính trị luật pháp, văn hoá xã hội,yếu tố địa lý sinh thái…Tuy nhiên ở đây xin trình bày một số yếu tố vi môthuộc tiềm lực của doanh nghiệp có tác động đến hoạt động đảm bảo vật tư
ở doanh nghiệp bao bì
Trình độ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớnđến công tác đảm bảo vật tư cho hoạt động sản xuất Các doanh nghiệp bao
bì có thể áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu củahoạt động hậu cần vật tư
Mặt khác, khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến mức tiêu dùng vật
tư cho một đơn vị sản phẩm Do vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng đảm bảo vật tư cho sản xuất ở các doanh nghiệp nói chung và doanhnghiệp bao bì nói riêng Ở các doanh nghiệp bao bì, hoạt động định mức
Trang 38tiêu dùng nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng vào việc nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị dùng chosản xuất ở doanh nghiệp có tác động lớn đến công tác định mức tiêu dùngvật tư
Trình độ công nghệ của doanh nghiệp lạc hậu, có thể gây khó khăncho công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu Nếu định mức phù hợpvới trình độ của máy móc thiết bị lạc hậu thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không
có tính cạnh tranh Mặt khác nếu định mức hợp lý theo tiêu chuẩn chung thìdoanh nghiệp lại khó có khả năng bảo đảm chất lượng sản phẩm doanhnghiệp sản xuất ra
Do vậy, trình độ của máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng vàohiệu quả và mức độ chính xác của công tác định mức tiêu dùng nguyên vậtliệu của doanh nghiệp
Quy mô sản xuất của doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới khốilượng vật tư tiêu dùng cho hoạt động sản xuất, do đó ảnh hưởng trực tiếp tớinhu cầu vật tư của doanh nghiệp Quy mô sản xuất càng lớn thì khối lượngvật tư cần cho sản xuất càng tăng Điều này ảnh hưởng tới công tác thu mua,
dự trữ bảo quản vật tư của doanh nghiệp Theo đà phát triển kinh tế, quy môsản xuất ngày càng gia tăng và điều đó đòi hỏi nhu cầu vật tư ngày càng lớntrong nền kinh tế
Trang 39vào yêu cầu của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất Do đó, danh mục vật
tư tương đối đặc trưng với mỗi doanh nghiệp Điều này đòi hỏi công tácthăm dò khảo sát thị trường trong mua sắm vật tư là tương đối phức tạp.Mỗi loại vật tư đòi hỏi phải có một hoặc một số nhà cung ứng riêng, đòi hỏimột một quá trình mua sắm riêng Bên cạnh đó, danh mục và cơ cấu vật tưcũng tác động lớn đến khả năng dự trữ, bảo quản và cấp phát vật tư cho sảnxuất của doanh nghiệp bao bì
Bên cạnh đó, cơ cấu khối lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệpcũng là một nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động đảm bảo vật tư củadoanh nghiệp Bao bì là loại sản phẩm có tính động và thường xuyên thayđổi, do đó cơ cấu sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất thường xuyên biếnđổi, do đó ảnh hưởng tới cơ cấu của vật tư tiêu dùng nói riêng và các hoạtđộng khác đảm bảo vật tư cho sản xuất
Mối quan hệ cung cầu vật tư trên thị trường có tác động lớn đến đầuvào sản xuất kinh doanh và tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Hiện nay cả nước ta có khoảng hơn 750 doanh nghiệp thamgia sản xuất các sản phẩm bao bì các loại, do vậy quy mô cũng như nhu cầuvật tư là khá lớn Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu nhập khẩunguyên vật liệu sản xuất bao bì từ nước ngoài, do vậy các doanh nghiệptrong nước vẫn chưa chủ động được về nguyên liệu đầu vào, vẫn phụ thuộcrất lớn vào thị trường quốc tế
nghiệp:
Trong mọi nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ đảm bảo vật
tư cho sản xuât nói riêng thì con người luôn luôn là yếu tố then chốt quyết
Trang 40định hiệu quả của các hoạt động trên Đối với hoạt động đảm bảo vật tư chosản xuất ở doanh nghiệp bao bì, với cơ cấu và khối lượng vật tư đa dạng,phức tạp thì trình độ chuyên môn cuả cán bộ lập và thực hiện kế hoạch hậucần vật tư đóng vai trò quyết định nhằm bảo đảm công tác hậu cần vật tư đạthiệu quả cao nhất.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp mạnh mẽ khiến hoạt động đảmbảo vật tư cho sản xuất diễn ra đúng kế hoạch và hiệu quả Nếu doanhnghiệp không có đủ vốn kinh doanh hay cơ cấu vốn cho hoạt động hậu cầnvật tư không hợp lý cũng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thờivật tư cho sản xuất