1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120

94 642 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trong giai đoạn hiện nay, đấu thầu được coi là phương thức tốt nhất và phổ biến nhất cho chủ đầu tư có thể lựa chọn được cách thức và công nghệ thi công hiệu quả với giá thành phù hợp đặ

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, đấu thầu được coi là phương thức tốt nhất và phổ biến nhất cho chủ đầu tư có thể lựa chọn được cách thức và công nghệ thi công hiệu quả với giá thành phù hợp đặc biệt đối với các công trình có quy mô lớn và đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp Qua hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ có sự lựa chọn một cách khách quan và chính xác nhất nhà thầu có các tiêu chuẩn phù hợp nhất với yêu cầu đề ra để thi công công trình

Muốn thắng thầu Công ty phải có khả năng có ưu thế về nguồn lực, biện pháp và kỹ thuật thi công tốt, đồng thời phải biết thể hiện một cách rõ ràng, hiệu quả, chi tiết trong hồ sơ dự thầu về những phương pháp thi công, cách tính giá thành, tổ chức quản lý thi công, kiểm tra, kiểm soát… Trên thị trường xây dựng đấu thầu chính là cách phổ biến nhất hiện nay để bên mời thầu có thể lựa chọn ra Công ty sẽ tiến hành thi công công trình Tổ chức công tác tham dự thầu trong công ty một cách có hiệu quả đó chính là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để công ty có thể khẳng định được những ưu thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được uy tín và chất lượng của những công trình do công ty thi công trong thời gian qua.

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần cơ khí 120, nhận thấy đấu thầu cung ứng kết cấu thép của công ty là hoạt động nổi bật Vì vậy em đã

chọn đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung

cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120” Đây là vấn đề

được công ty rất quan tâm Xong do thời gian thực tậpkhông nhiều và kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề của em còn gặp nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè để em có thể củng cố thêm kiến thức chuyên môn.

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, tiến sĩ Trần Hoè và các cô, các bác, các chú và các anh chị trong công ty cổ phần cơ khí 120 đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bản chuyên đề này.

nội dung của chuyên đề bao gồm 3 chuơng:

Chương I: Đại cương về kết cấu thép và yêu cầu dự thầu cung cấp sản

phẩm kết cấu thép.

Chương II: Thực trạng dự thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của

công ty cổ phần cơ khí 120.

Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu

cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120.

Trang 3

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KẾT CẤU THÉP VÀ YÊU CẦU DỰ THẦU CUNG CẤP SẢN PHẨM KẾT CẤU THÉP

I ĐẠI CƯƠNG VỀ KẾT CẤU THÉP1 Khái niệm Kết Cấu Thép

Kết Cấu Thép dùng để chỉ những kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng làm bằng thép hoặc bằng kim loại khác nói chung Đó là loại kết cấu công trình quan trọng trong nền xây dựng hiện đại, đặc biệt đối với xây dựng công nghiệp Kết Cấu Thép được tạo nên bởi những cấu kiện khác nhau: các thanh, các tấm; chúng liên kết với nhau tạo nên những kết cấu và công trình đáp ứng nhiệm vụ sử dụng.

2 Ưu điểm và khuyết điểm của Kết Cấu Thép

2.1 Ưu điểm

Kết Cấu Thép có những ưu điểm sau khiến nó được sử dụng rộng rãi trong công trình xây dựng:

Thứ nhất, Khả năng chịu lực lớn, độ tin cậy cao

Kết Cấu Thép có khả năng chịu lực lớn do vật liệu thép có cường độ lớn, lớn nhất trong các vật liệu xây dựng Độ tin cậy cao là do cấu trúc thuần nhất của vật liệu, sự làm việc đàn hồi và dẻo của vật liệu thép gần sát nhất với các giả thiết tính toán Sự làm việc thực tế của Kết Cấu Thép phù hợp với lý thuyết tính toán.

Thứ hai, Trọng lượng nhẹ

Kết Cấu Thép nhẹ nhất trong số các kết cấu chịu lực: bê tông cốt thép, gạch đá, gỗ Để đánh giá phẩm chất “nhẹ” của một vật liệu, người ta thường dùng hệ số c là tỷ lệ giữa trọng lượng riêng và cường độ tính toán của nó: c

Đối với thép c=3,7 10-41/m2

Trang 4

Ta có thể lấy một ví dụ minh họa: một vì kèo 18 m bằng thép nặng 1,5t, trong khi một vì kèo tương tự bằng bê tông cốt thép nặng tới 8t.

Thứ ba, Tính công nghiệp hóa cao

Do ở sự sản xuất vật liệu ( thép cán) hoàn toàn trong nhà máy, và sự chế tạo kết cấu thép được làm chủ yếu trong các nhà máy chuyên ngành, hoặc ít ra thì cũng dùng những loại máy móc thiết bị chuyên dụng Kết Cấu Thép thích hợp nhất với điều kiện xây dựng công nghiệp hóa.

Thứ tư, Tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp

Do trọng lượng nhẹ, việc vận chuyển và lắp ráp Kết Cấu Thép dễ dàng và nhanh chóng Kết Cấu Thép dễ sửa chữa, thay thế, tháo gỡ, di chuyển Điều này đặc biệt quan trọng đối với kết cấu trong thời kỳ chiến tranh, như việc sơ tán các nhà máy, khôi phục sửa chữa cầu, nhà máy…

Thứ năm, Tính kín

Vật liệu và liên kết Kết Cấu Thép có tính kín không thấm nước, không thấm khí, nên thích hợp nhất cho các công trình bể chứa chất lỏng, chất khí; điều này khó thực hiện đối với các vật liệu khác.

2.2 Khuyết điểm của Kết Cấu Thép

Đồng thời Kết Cấu Thép cũng có những khuyết điểm hạn chế việc sử dụng.

Thứ nhất, Bị xâm thực

Trong môi trường không khí ẩm, nhất là trong môi trường xâm thực, thép bị gỉ, từ gỉ bề mặt cho đến phá hoại hoàn toàn, có thể chỉ sau vài ba năm Bởi vậy, tránh dùng thép ở những nơi ẩm ướt, nơi có các chất ăn mòn Luôn luôn có lớp bảo vệ cho thép: sơn phủ lớp bọc, chi phí bảo dưỡng Kết Cấu Thép là khá cao Thép có thành phần hợp kim chống gỉ tốt hơn; hợp kim nhôm chịu gỉ tốt nhất.

Trang 5

Thứ hai, Chịu lửa kém

Thép không cháy nhưng ở nhiệt độ t= 500- 600oC , thép chuyển sang dẻo, mất khả năng chịu lực, kết cấu bị sụp đổ dễ dàng Độ chịu lửa của Kết Cấu Thép thậm chí kém cả kết cấu gỗ dán Bởi vậy, đối với những công trình nguy hiểm về mặt phòng cháy như: kho chất cháy, nhà ở, nhà công cộng, thép phải được bọc bằng lớp chịu lửa (bê tông, tấm gốm, sơn phòng lửa…)

3 Phạm vi ứng dụng

Do các đặc điểm nói trên, Kết Cấu Thép thích hợp với những công trình lớn (nhịp rông, chiều cao lớn, chịu tải trọng nặng), các công trình cần trọng lượng nhẹ, các công trình cần độ kín không thấm nước Phạm vi ứng dụng của kết cấu rất rộng, có thể chia làm các loại công trình sau:

Thứ ba, Khung nhà nhiều tầng

Đặc biệt các loại nhà kiểu tháp ở các thành phố Nhà trên 15 tầng thì dùng khung thép có lợi hơn khung bê tông cốt thép.

Thứ tư, Cầu đường bộ, cầu đường sắt

Làm bằng thép khi nhịp vừa, nhịp lớn, khi cần thi công nhanh Cầu treo bằng thép có thể vượt được nhịp rất lớn, trên 1000m.

Trang 6

Thứ năm, Kết cấu tháp cao

Như các loại cột điện, cột ăngten vô tuyến, tháp trắc đạc, hoặc một số loại kết cấu đặc biệt tương tự như tháp khoan dầu Sử dụng thép ở đây có lợi vì kết cấu nhẹ, dễ vận chuyển, dễ dựng lắp.

Thứ sáu, Kết cấu bản

Như các loại bể chứa dầu, bể chứa khí, các thiết bị của lò cao, của nhà máy hóa chất, nhà máy hóa dầu Đây là phạm vi ứng dụng đặc biệt có lợi, nhiều khi là duy nhất của Kết Cấu Thép, vì tính kín không thấm của Kết Cấu Thép, vì khả năng làm việc trong những điều kiện bất lợi về nhiệt độ và áp suất.

Thứ bảy, Các loại kết cấu di động

Như cần trục, cửa van, gương ăngten parobol…cần trọng lượng nhẹ để có thể di chuyển nâng cất được.

Ngày nay Kết Cấu Thép còn được ứng dụng trong công trình của một số ngành công nghiệp hiện đại như dàn khoan dầu trên biển, kết cấu lò phản ứng hạt nhân…

Nói chung, đối với nhiều nước trên thế giới, thép lầ vật liệu quý và hiếm, vì thép cần dùng cho mọi ngành của nền kinh tế quốc dân Do đó trong những trường hợp có thể, người ta vẫn tìm cách thay thế thép bằng những vật liệu khác như bê tông cốt thép, gỗ dán Ở nước ta, phần lớn thép xây dựng là phải nhập ngoại nên việc sử dụng Kết Cấu Thép hay bằng vật liệu khác lại càng phải được cân nhắc, so sánh trong từng trường hợp cụ thể Xét riêng về mặt giá vật liệu thì Kết Cấu Thép đắt hơn kết cấu bê tông cốt thép khoảng ba lần: một đơn vị thể tích thép đắt hơn một đơn vị thể tích bê tông khoảng 70 lần, trong khi cường độ thép cao hơn bê tông khoảng hơn 20 lần Tuy nhiên, nếu xét toàn diện giá thành xây dựng, kể cả hiệu quả kinh tế của việc thi công nhanh thì nhiều trường hợp dùng Kết Cấu Thép có lợi hơn ngay cả với những

Trang 7

công trình nhỏ Nhà nước ta chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng thép trong kết cấu xây dựng; việc chọn dùng vật liệu nào là do người thiết kế và thi công quyết định trong từng trường hợp trên cơ sở so sánh toàn diện các phương án thiết kế.

4 Yêu cầu đối với Kết Cấu Thép

Khi thiết kế Kết Cấu Thép, cũng phải đạt được các yêu cầu sau đây như đối với mọi loại kết cấu khác.

4.1 Yêu cầu về sử dụng

Đó là yêu cầu cơ bản nhất đối với người thiết kế.

- Kết Cấu Thép phải thỏa mãn các yêu cầu chịu lực đề ra do điều kiện sử dựng: phải đảm bảo độ an toàn như kết cấu phải đủ độ bền, độ cứng, đủ sức chịu mọi tải trọng sử dụng.

- Kết cấu phải đảm bảo độ bền lâu thích đáng của công trình Hình dạng cũng như cấu tạo của kết cấu phải sao cho tiện bảo dưỡng, tiện kiểm tra và sơn bảo vệ.

- Đẹp cũng là một yêu cầu sử dụng, đặc biệt quan trọng đối với nhà công cộng có kết cấu lộ ra ngoài Kết Cấu Thép dễ có hình dạng hài hòa, thanh thoát.

4.2 Yêu cầu về kinh tế

Thể hiện ở các mặt:

- Tiết kiệm vật liệu Thép cần được sử dụng một cách hợp lý, đúng chỗ; thay thế thép bằng vật liệu khác khi có thể được Việc tiết kiệm vật liệu còn đạt được bằng cách chọn giải pháp kết cấu hợp lý, dùng phương pháp tính toán tiên tiến

- Tính công nghệ khi chế tạo Kết cấu được thiết kế sao cho phù hợp với việc chế tạo công xưởng và việc sử dụng những thiết bị chuyên dùng hiện có, do đó làm giảm công chế tạo.

Trang 8

- Lắp ráp nhanh Kết Cấu Thép được chế tạo trong nhà máy, phải có thể vận chuyển dễ dàng đến nơi dựng lắp, bằng cách chia thành từng đơn vị vận chuyển hay để nguyên cả kết cấu Sau đó, kết cấu phải có thể được khuếch đại và lắp ráp nhanh chóng tại công trường với những thiết bị sẵn có; liên kết khi dựng lắp phải dễ dàng thuận tiện.Một vấn đề quan trọng để đạt các yêu cầu này là điển hình hóa Kết Cấu Thép Điển hình hóa có nhiều mức độ: điển hình hóa từng cấu kiện như xà gỗ, dầm, dàn; điển hình hóa cả kết cấu như cột điện, bể chứa, nhịp cầu, khung nhà… điển hình hóa có những mặt lợi giống như đối với các kết cấu khác, đó là:

- Về mặt thiết kế, tránh được thiết kế lặp lại; có thể nghiên cứu các dạng kết cấu tối ưu, lợi về các mặt vật liệu và giá thành.

- Về mặt chế tạo: có thể chế tạo hàng loạt lớn những cấu kiện, do đó tạo điều kiện sử dụng những thiết bị chuyên dùng, tăng được năng suất lao động và giảm thời gian chế tạo Việc dựng lắp cũng nhanh chóng dễ dàng hơn do có thể sử dụng những thiết bị dựng lắp thích hợp cho loại kết cấu được dùng lặp nhiều lần, hoàn thiện được quá trình lắp.

Ở nước ta, đã có nhiều bộ thiết kế điển hình Kết Cấu Thép, áp dụng trong cả nước hoặc trong từng ngành như: vì kèo mái nhà, cột đường dây tải điện, cầu khẩu độ nhỏ, bể chứa dầu…

II NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA DOANH NGHIỆP

1 Đấu thầu khái niệm

Theo luật đấu thầu được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 định nghĩa: “ đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu

Trang 9

thuộc các dự án quy định tại điều 1 của luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Điều 1 luật đấu thầu: phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hó, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:

1 Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;

b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;

c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;

d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

2 Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

3 Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của nhà thầu

2.1 Lựa chọn gói thầu phù hợp

Đây là quá trình mà các nhà thầu thu thập thong tin về các gói thầu để quyết định về việc có tham gia vào quá trình đấu thầu gói thầu đó hay không

Trang 10

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, các nhà thầu đánh giá về khả năng thắng thầu của công ty, các yếu tố để thực hiện gói thầu đó, cách phân bổ nguồn lực để thực hiện gói thầu, chi phí cho các máy móc thiết bị và con người tham gia vào quá trình đấu thầu đó Từ đó nhà thầu đánh giá xem lợi nhuận thu được khi thực hiện gói thầu này

Một gói thầu được xem là khả thi với nhà thầu là gói thầu mà phải phù hợp với các nguồn lực của nhà thầu như: nhân lực, tài chính, công nghệ… Bên cạnh đó gói thầu phải đảm bảo được là khi thực hiện phải đem lại một khoản lợi nhuận cho nhà thầu

Khả năng thắng thầu của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quá trình này, doanh nghiệp phải trên cơ sở tính toán cẩn thận các yếu tố để đảm bảo khả năng thắng thầu là cao nhất.

2.2.1 Đặc điểm của giá dự thầu

Nhà thầu trên cơ sở tính toán phần công việc của hồ sơ mời thầu tiến hành định giá gói thầu giá dự thầu của nhà thầu căn cứ vào giá dự toán của bên mời thầu song thông thường giá các nhà thầu đưa ra phải thấp hơn giá dự toán của bên mời thầu.

Giá dự thầu của các nhà thầu khác nhau thường khác nhau song mức độ chênh lệch về giá giữa các nhà thầu thường không quá lớn và gần với giá dự

Trang 11

toán của bên mời thầu Trừ trường hợp nhà thầu phá giá hoặc một vài lý do nào khác…

Các nhà thầu định giá gói thầu trước khi thi công công trình Hay nói cách khác các nhà thầu tính giá gói thầu trên cơ sở tính toán trên thiết kế thi công Do vậy, việc tính toán đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra dự toán chính xác về giá cả thị trường, biến động có thể xảy ra và ảnh hưởng của nó tới giá trị thực của gói thầu trong tương lai.

2.2.2 Nội dung của giá dự thầu

Trên cơ sở bảng tiên lượng của bên mời thầu và những phân tích của nhà thầu, nhà thầu tiến hành lập giá từng hạng mục công việc.

Mỗi hạng mục công việc được tính bao gồm các yếu tố:- Chi phí trực tiếp

- Chi phí chung- Lãi định mức- Thuế VAT đầu ra

Giá dự thầu là tổng giá của từng hạng mục công việc trong toàn bộ gói thầu.

2.2.3 Vai trò của giá dự thầu đối với khả năng thắng thầu của nhà thầu:

Giá dự thầu là một trong những điều kiện quan trọng để bên mời thầu xét duyệt hồ sơ dự thầu của nhà thầu Vì bên mời thầu sẽ quan tâm đến những nhà thầu nào đạt các điều kiện về pháp lý, kỹ thuật… mà giá bỏ thầu thấp nhất Và bản thân giá dự thầu là một trong những tiêu chí quan trọng để xét giá cho các nhà thầu.

Những gói thầu có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không cao thì với giá bỏ thầu thấp thì khả năng thắng thầu của nhà thầu rất cao.

Với những gói thầu có quy mô lớn, bên mời thầu chỉ xét giá dự thầu của những nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật Sau khi chọn ra những nhà thầu

Trang 12

đạt yêu cầu kỹ thuật, thông thường bên mời thầu xét nội dung tài chính của các nhà thầu này Và nhà thầu nào có giá đánh giá thấp nhất sẽ trúng thầu Song với các hồ sơ dự thầu này thì giá dự thầu chiếm tỷ trọng cao trong tổng điểm đánh giá Do vậy nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp khả năng thắng thầu sẽ rất cao.

2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dự thầu

Giá dự toán của các nhà thầu thay đổi do những biến động của thị trường như: sự lên giá, xuống giá của nguyên vật liệu, nhân công, sản phẩm nguyên vật liệu thay thế nguyên vật liệu cũ…

Thứ hai, chính sách của nhà nước về định mức giá… các quy định của địa phương về thi công công trình, về yêu cầu kỹ thuật, môi trường, xã hội quanh khu vực thi công công trình có tác động không nhỏ tới giá dự toán công trình Đồng thời, những tác động đó ảnh hưởng tới giá dự thầu của nhà thầu Bên cạnh đó, những biến động thị trường, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến giá dự thầu của nhà thầu.

2.2.5 Chiến lược kinh doanh của nhà thầu để có khả năng thắng thầu

Để có giá dự thầu vừa bảo đảm lãi cho nhà thầu, vừa thỏa mãn điều kiện thấp nhất, các nhà thầu cần có chiến lược kinh doanh phù hợp

Trước hết, việc thu thập thông tin về các cuộc đấu thầu là rất quan trọng Nhà thầu tìm kiếm thông tin về gói thầu ( địa điểm xây dựng, quy mô gói thầu, yêu cầu kỹ thuật của công trình,…) để tính toán chi phí dự kiến cho gói thầu; thông tin về chủ đầu tư ( khả năng tài chính, nguồn vốn sử dụng cho công trình,…) nhằm xem xét khả năng thanh toán của chủ đầu tư, từ đó so sánh về dự kiến lãi thu được đối với các gói thầu có khả năng thắng thầu.

Đặc biệt nhà thầu phải thường xuyên cập nhật thông tin về giá cả của nguyên vật liệu, nhân công sử dụng trong gói thầu để có biện pháp ứng phó trước sự tăng giảm giá cả các yếu tố đầu vào đó Nhà thầu nên có mối quan hệ

Trang 13

với nhiều nhà cung cấp nhằm tránh rủi ro cũng như tránh phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp Đồng thời việc tìm kiếm nhiều nhà cung cấp sẽ giúp nhà thầu có nhiều cơ hội mua được hang hóa rẻ nhất và tốt nhất Từ đó góp phần giảm chi phí hạ giá thành gói thầu.

Nhà thầu có thể tiến hành bỏ thư giảm giá nhằm đảm bảo bí mật về giá dự thầu và hạ giá thành, từ đó góp phần tăng khả năng thắng thầu.

2.3 Xây dựng hồ sơ mời thầu tốt

2.3.1 Nghiên cứu hồ sơ mời thầu

“Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ các tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu Do đó để có thể dự thầu một cách hiệu quả thì các nhà thầu cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu trước khi tham gia đấu thầu.

a) Nghiên cứu các nội dung của hồ sơ mời thầu

nhà thầu cần nghiên cứu chi tiết nội dung của hồ sơ mời thầu để có thể lập hồ sơ dự thầu phù hợp với yêu cầu của gói thầu và đánh giá khả năng tham dự thầu của mình Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau:

- Thư mời thầu- Mẫu đơn dự thầu

- Chỉ dẫn đối với nhà thầu

- Các yêu cầu về công nghệ, thiết bị, hàng hóa, tính năng, kỹ thuật, nguồn gốc,…

- Biểu giá

- Tiêu chuẩn đánh giá

- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng- Mẫu bảo lãnh dự thầu

- Mẫu thỏa thuận hợp đồng

Trang 14

- Mẫu thực hiện hợp đồng

b) Nghiên cứu các chỉ dẫn đối với nhà thầu

Chỉ dẫn đối với nhà thầu là nôi dung quan trọng đối với hồ sơ mời thầu với mục đích cung cấp cho nhà thầu những thông tin cần thiết về gói thầu, những yêu cầu đối với gói thầu, yêu cầu về năng lực nhà thầu Các nhà thầu phải xem xét kỹ nội dung chỉ dẫn đối với nhà thầu trước khi quyết định tham gia một gói thầu, nhằm đánh giá sơ bộ khả năng tham dự thầu, khả năng thắng thầu của doanh nghiệp là bao nhiêu Và nếu tham gia dự thầu thì cần phải đáp ứng những yêu cầu gì Nghiên cứu hồ sơ mời thầu là bước đầu tiên, nó giúp cho các nhà thầu chuẩn bị tốt hồ sơ dự thầu:

- Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu- Các tài liệu cần chuẩn bị

- Thời hạn nộp hồ sơ

Các yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật, nguồn gốc thiết bị, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường, loại giá dự thầu (FOB,CIF…), đồng tiền bỏ thầu, nguồn tài chính, loại hợp đồng, điều kiện thanh toán, các vấn đề khác như tín dụng người mua, tín dụng người bán và thời hạn trả nợ nêu trong hồ sơ mời thầu cũng cần được các nhà thầu nghiên cứu khi tham gia dự thầu.

c) Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

tùy theo quy mô và tính chất của từng gói thầu mà xác định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu Để có thể thắng thầu trong các cuộc đấu thầu mà doanh nghiệp tham dự thì các nhà thầu phải quan tâm đặc biệt đến các tiêu chuẩn đánh giá của hồ sơ dự thầu để từ đó lập nên hồ sơ dự thầu sao cho hợp lệ và đạt hiệu quả cao Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu bao gồm những

Trang 15

* Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu

- Năng lực sản xuất kinh doanh: sản phẩm sản xuất kinh doanh chính, số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà thầu

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây.

- Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm hoạt động Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây.

Không tiến hành chấm điểm mà chỉ xem xét trên 2 tiêu thức “đạt” hoặc “không đạt” đối với 3 nội dung trên để xác định khả năng tham dự thầu của nhà thầu Nhà thầu mà đạt cả 3 nội dung trên được xem là đủ năng lực, kinh nghiệm để tham dự thầu.

* Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn- yêu cầu về mặt kỹ thuật:

+ Khả năng đáp ứng các yêu cầu về phạm vi cung ứng, số lượng, chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật.

+ Đặc tính kinh tế kỹ thuật, tên hãng và nước sản xuất, năm sản xuất.+ Khả năng lắp đặt thiết bị, phương tiện lắp đặt và năng lực cán bộ kỹ thuật- Khả năng cung cấp tài chính

- Các nội dung khác như điều kiện hợp đồng; chuyển giao công nghệ; đào tạo…

Nghiên cứu hồ sơ mời thầu là một trong những khâu đầu tiên, là một bước quan trọng mà các nhà thầu không thể bỏ qua Hồ sơ mời thầu là cơ sở, là căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu Nghiên cứu hồ sơ mời thầu là điều kiện để công ty quyết định xem có tham gia dự thầu hay không thông qua tình hình thực tế của công ty Đồng thời nó là nhân tố quan trọng quyết định tới khả năng thắng thầu của công ty và việc thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.

Trang 16

2.3.2 Xây dựng hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu là tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc lập hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu mà bên mời thầu cung cấp Hồ sơ dự thầu được lập luôn phải đáp ứng những nội dung, những hướng dẫn đã được nêu trong hồ sơ mời thầu Bên mời thầu xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ dự thầu so với quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm xác định các hồ sơ dự thầu đủ tư cách để xem xét tiếp hồ sơ dự thầu nào đạt tiêu chuẩn và thắng thầu Vì vậy, hồ sơ dự thầu cần phải được xem xét kỹ lưỡng, lập một cách chi tiết, cẩn thận và phù hợp với hồ sơ mời thầu.

a) Nội dung của hồ sơ dự thầu

Nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu bao gồm:* Các nội dung về hành chính, pháp lý:

- Đơn dự thầu hợp lệ ( phải có chữ ký của người có thẩm quyền)- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh

- Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu- Bảo lãnh dự thầu

* Các nội dung về kỹ thuật

- Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

- Nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa và chứng chỉ của nhà sản xuất- Tổ chức lắp đặt, đào tạo và chuyển giao công nghệ

- Tiến độ thực hiện hợp đồng

* Các nội dung về thương mại, tài chính

- Giá dự thầu kèm theo bản thuyết minh và biểu giá chi tiết- Điều kiện giao hàng

- Điều kiện tài chính ( nếu có)- Điều kiện thanh toán

Trang 17

b) Một số điểm cần lưu ý khi lập hồ sơ dự thầu

* Trước yêu cầu của bên mời thầu trong hồ sơ mời thầu, để lập được hồ sơ dự thầu các nhà thầu thường chú ý đến các nội dung sau:

- Nghiên cứu yêu cầu của chủ đầu tư

+ Yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật (chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng, xuất sứ,…)

+ Nghiên cứu tiêu chuẩn xét thầu, phương thức xét thầu,…- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

Ngoài việc nhận thức rõ các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân công ty, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược, mục tiêu của đối thủ cạnh tranh để đề ra đối sách cho phù hợp và lập được hồ sơ dự thầu hiệu quả, ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty.

* Yêu cầu về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ dự thầu đối với các quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm xác định các hồ sơ dự thầu đủ tư cách để xem xét tiếp Do vậy, các cán bộ làm công tác lập hồ sơ dự thầu phải hết sức cẩn trọng khi lập hồ sơ dự thầu.

Tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu được xem xét trên cơ sở các nội dung sau:

- Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất đối với thiết bị phức tạp và có yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

- Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Đơn dự thầu được điền đầy đủ và có chữ ký hợp lệ của người đứng đầu tổ chức nhà thầu ký hoặc của người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền.

- Sự hợp lệ của bảo lãnh dự thầu

Trang 18

- Biểu giá chào, biểu phân tích một số đơn giá chính (nếu có)- Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

- Các phụ lục, các tài liệu kèm theo khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu- Các yêu cầu khác ( nếu có)

c) Một số nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hồ sơ dự thầu* Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan phải kể đến trước tiên đó là các quy chế liên quan đến hoạt động đấu thầu Nó tạo thành một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu Những quy định, quy chế đấu thầu là những văn bản hướng dẫn các nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ dự thầu.

Sự biến động trên thị trường tài chính như việc tăng, giảm lãi suất tín dụng và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới các quyết định có tham gia dự thầu hay không và trong quá trình lập hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp Nếu lãi suất tín dụng tăng lên ảnh hưởng đến việc xác định giá dự thầu, ảnh hưởng tới mức lãi của doanh nghiệp và do đó có thể doanh nghiệp sẽ từ bỏ ý định tham gia dự thầu của mình.

* Nhân tố chủ quan

- Thứ nhất, đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật

Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu phải phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư hoặc bên mời thầu: đặc tính kinh tế kỹ thuật, tên hãng, tên nước sản xuất, năm sản xuất; khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ lắp đặt,…

- Thứ hai, đó là giá dự thầu:

Về mặt lý luận hay thực tiễn, bên mời thầu là người mua, do đó luôn có xu hướng muốn mua được những sản phẩm có chất lượng và giá cả phải chăng Vì vậy, trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp sẽ giành được ưu thế Nếu giá bỏ thầu cao hơn mức giá trần hoặc cao hơn mức giá bỏ thầu của các nhà thầu khác mà cùng cung ứng sản phẩm có cùng chất lượng thì nhà thầu đó cũng khó được chấp nhận hơn Do đó, để

Trang 19

nâng cao chất lượng của hồ sơ dự thầu, các nhà thầu nên xác định một mức giá bỏ thầu hợp lý có khả năng cạnh tranh, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư Giá bỏ thầu không thể không tính đến mức giá của đối thủ cạnh tranh.

- Thứ ba, đó là năng lực về tài chính

Trong đấu thầu, để có được hiệu quả cao yêu cầu doanh nghiệp cần có một lượng vốn tương đối lớn và ổn định, đặc biệt là vốn lưu động do sản phẩm có giá trị lớn Trong hồ sơ dự thầu, năng lực tài chính được trình bày khá rõ và thường được chủ đầu tư xem xét trên các mặt:

+ Khả năng tài chính của nhà thầu

+ Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của nhà thầu Việc làm rõ nguồn vốn để thực hiện hợp đồng là một nội dung quan trọng trong hồ sơ dự thầu.

- Thứ tư, đó là nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hồ sơ dự thầu, nó được thể hiện:

+ Trình độ nghiệp vụ, năng lực, bằng cấp và kinh nghiệm của các cán bộ lập hồ sơ dự thầu như các cán bộ lập giá dự thầu, các cán bộ kỹ thuật, các cán bộ phòng Marketing,…

+ Số lượng, chất lượng lực lượng lao động cũng là chỉ tiêu quan trọng để chủ đầu tư đánh giá trong quá trình xét thầu.

Ngoài ra có một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ dự thầu là kinh nghiệm đã triển khai các hợp đồng tương tự của công ty trong những năm gần đây, chất lượng triển khai các hợp đồng đó như thế nào Tài liệu về kinh nghiệm của nhà thầu chính là bằng chứng thực tế của nhà thầu thể hiện được năng lực thực sự của mình Kinh nghiệm nhà thầu là một tiêu chuẩn rất quan trọng trong xét thầu.

Trang 20

2.4 Năng lực của nhà thầu

Có thể nói với mỗi nhà thầu, yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định khả năng thắng thầu với mỗi gói thầu mà họ tham gia Đó là khả năng cung ứng vốn, máy móc thiết bị, nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu, khả năng huy động kịp thời các nguồn lực nhằm đảm bảo tiến độ thi công đúng thời hạn trong hồ sơ mời thầu Điều quan trọng nhà thầu phải thuyết minh biện pháp thi công, bản vẽ kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu.

Với những gói thầu lớn và phức tạp thì yếu tố kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng Bên mời thầu chỉ chấp nhận những hồ sơ dự thầu có điểm kỹ thuật đạt từ 70% trở lên để xét duyệt đánh giá, từ đó tìm ra nhà thầu trúng thầu trong số những nhà thầu tham gia dự thầu Như vậy có thể nói yếu tố máy móc thiết bị, công nghệ sẽ quyết định nhà thầu đủ điều kiện tham dự thầu hay không.

Bên cạnh đó phải kể đến yếu tố nhân lực trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng nên trình độ người sử dụng công nghệ cũng phải tăng tương ứng Do vậy nhà thầu nào có đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi sẽ góp phần không nhỏ trong thang điểm của nhà thầu.

2.5 Các nhân tố khác

Uy tín của nhà thầu trên thị trường là rất quan trọng Những cuộc đấu thầu lớn, bên mời thầu tiến hành sơ tuyển Nhà thầu qua sơ tuyển mới được tiếp tục tham dự thầu Hoặc bên mời thầu lập danh sách ngắn mời một số nhà thầu tham gia đấu thầu Như vậy việc tạo lập tên tuổi của nhà thầu trên thị trường được nhiều nhà thầu rất chú trọng.

Hiện nay, chiến lược marketing chiếm lĩnh thị trường góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của nhà thầu trên thị trường.

Trang 21

Đặc biệt sự cạnh tranh của các đối thủ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của nhà thầu Với những gói thầu nhiều nhà thầu tham dự tính cạnh tranh càng cao Do vậy việc tìm hiểu thông tin về các nhà thầu khác rất quan trọng đối với mỗi nhà thầu.

Trang 22

1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Cơ khí 120

- Tên giao dịch tiếng anh: 120 Mechanical Joint-Stock Company

- Địa chỉ trụ sở chính: số 609 – Trương Định – Hoàng Mai – Hà Nội - Số điện thoại: 04.864 7370 / 04.664 1690

- Số Fax: 04 864 7370

- Công ty được thành lập theo: Quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 3346 /QĐ – BGTVT ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Bộ GTVT.

- Quyết định đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Cơ Khí 120, số 2391/ QĐ – BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần cơ khí 120 là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân và thuộc Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh, tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam.

Công ty cổ phần cơ khí 120 có lịch sử hình thành khá lâu, tiền thân của Công ty cơ khí 120 được thành lập từ tháng 7 năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc, là cơ sở phục vụ kháng chiến chống Pháp của nhà giao thông công

Trang 23

chính Đến năm 1993, Công ty cổ phần cơ khí 120 được chính thức thành lập theo quyết định số 1044/TTCB-LĐ ngày 27/05/1993 của bộ GTVT.

Thành phần: Nhà máy cơ khí 120Mã số ngành kinh tế kỹ thuật: 25

Nhà máy cơ khí trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ khí GTVTSố đăng ký kinh doanh: 108513

Mã số thuế: 001045241

Vốn kinh doanh: 4.204.000.000đTrong đó:

+ Vốn cố định: 3.502.000.000đ( Ba tỷ năm trăm lẻ hai triệu đồng)+ Vốn lưu động: 702.000.000đ(Bảy trăm lẻ hai triệu đồng)

Nguồn hình thành:

+ Vốn ngân sách cấp: 3.438.000.000đ

+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 392.000.000đ+ Vốn vay: 374.000.000đ

Nghê kinh doanh chủ yếu:

+ Sản xuất, sửa chữa phương tiện, thiết bị GTVT MS: 0105+ Sản xuất sản phẩm công nghiệp khác MS:0107+ Dịch vụ khác.

- Đăng ký thay đổi kinh doanh lần một ngày 21/09/1998 và quyết định số 1465/TCCB-LĐ ngày 15/06/1998 của bộ GTVT

Đổi tên thành: Công ty cơ khí 120

Tên giao dịch quốc tế: Michanical Compay 120

Cơ quan chấp nhận đăng ký : Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội

- Đăng ký thay đổi kinh doanh lần hai ngày 12/03/2002 và quyết định số 3564/QĐ-GTVT

Bổ sung ngành nghề kinh doanh:

Trang 24

+ Xây lắp công trình công nghiệp

+ Lắp ráp xe gắn máy dạng IKD và các phương tiện GTVT+ Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị GTVT

Cơ quan chấp nhận: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

- Đăng ký thay đổi kinh doanh lần ba ngày 03/12/2002 và quyết định số 3728/QĐ-GTVT ngày 07/12/2002 của bộ GTVT.

Bổ sung ngành nghề kinh doanh:+ Sản xuất kết cấu thép

+ Sửa chữa thiết bị GTVT, sản phẩm công nghiệp+ Lắp ráp kinh doanh xe máy

Cơ quan chấp nhận: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

- Đăng ký thay đổi kinh doanh lần bốn ngày 21/07/2005 và quyết định số 3346/QĐ-GTVT ngày 04/11/2005 của bộ GTVT

Đổi tên thành: Nhà máy cơ khí 120 Bổ sung ngành nghề kinh doanh:

+ Xuất nhập khẩu phụ tùng ô tô, xe máy

Cơ quan chấp nhận: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

- Đang ký thay đổi kinh doanh lần năm ngày 31/07/2007 và quyết định số 2391 của bộ Giao Thông Vận Tải, đổi tên thành Công ty cổ phần cơ khí 120.

Trang 25

2 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần cơ khí 120

Thuyết minh sơ đồ tổ chức sản xuất

1 Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc:

- Xây dựng chính sách chất lượng của công ty chỉ định đại diện lãnh đạo trong hệ thống quản lý sản xuất.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Ban kiểm soát

Phó giám đốc kỹ thuật- sản xuất

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng tổ chức- lao động

Phòng kỹ thuật-

Phòng kế toán-

tài chính

Xí nghiệp

sửa chữa xe máy

công trình

Xưởng sản xuất

dây chuyền

Xí nghiệp mạ kẽm

nhúng nóng

Xí nghiệp kết cấu thép

Phòng KH-

Phòng xây dựng cơ

Phòng TCHC Ban bảo vệ

Trang 26

- Ban hành các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn mối quan hệ giữa các phó tổng giám đốc, các đơn vị thuộc hệ thống quản lý sản xuất.

- Đảm bảo tiềm năng sẵn có của mỗi nguồn lực cho việc thực hiện hệ thống sản xuất.

- Theo dõi tính hiệu lực của hệ thống quản lý sản xuất, thực hiện các biện pháp khen thưởng và kỷ luật.

- Đảm bảo hệ thống quản lý sản xuất sẽ được thực hiện theo mục tiêu trong quá trình sản xuất.

- Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng, phải được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng

2 Phó giám đốc sản xuất và kỹ thuật

- Phụ trách về lĩnh vực kế hoạch sản xuất, công tác an toàn và bảo hộ lao động.

- Phụ trách công tác kỹ thuật công nghệ ứng dụng trong sản xuất.

- Đề xuất với giám đốc các vấn đề có liên quan đến sản xuất và kỹ thuật công nghệ.

3 Các phòng ban và nhà máy3.1 phòng kế hoạch- điều độ

- Xây dựng kế hoạch sản xuất- kinh doanh ngắn và dài hạn của công ty.- Tổ chức lập hồ sơ đấu thầu công trình, ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh.

- Tiến hành thanh lý các hợp đồng.

- Thực hiện chế độ báo cáo về sản xuất kinh doanh của công ty.- Xây dựng kế hoạch sản xuất nội bộ hàng tháng, hàng quý, năm.- Điều độ sản xuất bảo đảm đúng tiến độ đề ra trong kế hoạch.- Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư.

Trang 27

- Cấp phát vật tư theo định mức, nhập thành phẩm để xuất xưởng.- Xây dựng và điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm.

3.2 Phòng tài chính kế toán:

- Thực hiện đúng các chế độ và quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản, quỹ, kế toán, hạch toán và các chế độ khác theo quy định về tài chính của nhà nước.

- Thanh toán, trả lương cho cán bộ- công nhân viên trong công ty.

- Thực hiện tốt công tác an toàn lao động vệ sinh công nghiệp.

- Thực hiện các chế độ hiện hành của nhà nước đối với người lao động( Nâng bậc lương, chế độ nghỉ phép, nghỉ hưu, ốm đau, thai sản… )

- Xây dựng kế hoạch tiền lương, báo cáo việc thực hiện quỹ tiền lương Xây dựng định mức lao động, trả lương cho cán bộ- công nhân viên trong công ty.

- Theo dõi và quản lý tình hình sử dụng lao động trong nhà máy.

Trang 28

- Để xuất và xây dựng các phương án công nghệ, phương án thiết kế đồ gá nhằm phục vụ sản xuất.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh trước khi giao hàng và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở một số nguyên công quan trọng trong quá trình sản xuất.

- Lập hồ sơ hoàn công cho các loại sản phẩm xuất xưởng.

3.7 Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình:

- Tự tìm kiếm khách hàng, tự hạch toán đối với sản phẩm sửa chữa xe máy công trình các loại.

- Tùy từng thời điểm có thể chế tạo các sản phẩm kết cấu thép các loại theo tiến độ sản xuất do phòng kế hoạch vật tư đề ra và theo bản vẽ kỹ thuật do phòng kỹ thuật- KCS cung cấp.

- Xây lắp các công trình công nghiệp, công trình giao thông và xây dựng

3 Năng lực của công ty cổ phần cơ khí 120

3.1 Năng lực cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Cơ khí 120

Nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung, và đối với công tác đấu thầu nói

Trang 29

riêng, nguồn nhân lực là một trong những điều kiện quyết định đến khả năng thắng thầu của công ty.

Tổng số cán bộ- công nhân viên trong công ty: 450

- Xí nghiệp Xây dựng dân dựng và Công nghiệp: 45

Bảng 1: Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty

<8 năm <13 năm <18 năm

8 Cử nhân tài chính kế toán 3 2

Trang 30

3 Cơ khí 7 2 5

Bảng 2: Công nhân kỹ thuật của Công ty

TT Công nhân lượngSố Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc7

Trang 31

Bảng 3: Công nhân kỹ thuật huy động cho công trình của Công ty

Trang 32

3.2 Năng lực sản xuất của công ty

Bảng 4: năng lực sản xuất của công ty cổ phần cơ khí 120

Giao thông

1000 tấn/năm3 Sản xuất các loại cột thép và phụ kiện cho

đường dây và trạm biến áp từ 35kV- 500kV, cột thông tin, truyền hình

8000 tấn/năm

4 Mạ kẽm nhúng nóng, mạ điện phân các loại cột thép và phụ kiện

6500 tấn/năm5 Sản xuất các loại Bulong cho cột thép và cấu

kiện thép công trình giao thông

1000 tấn/năm6 Sửa chữa, cải tạo xe máy công trình, đóng

mới thùng xe các loại

200 xe/năm7 Sản xuất khung xe gắn máy và lắp ráp xe gắn

máy dạng IKD trên dây chuyền được nhà nước công nhận chứng chỉ

50000 xe/năm

3.3 Năng lực máy móc thiết bị

Máy móc là công cụ để thực hiện các hoạt động theo sự điều khiển của con người, cùng với nguồn nhân lực, máy móc là những vật dụng không thể thiểu đối với một doanh nghiệp, đặc biệt, với một doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí như công ty cổ phần cơ khí 120 thì sự hiện đại, chuyên nghiệp của máy móc nói lên năng lực thi công công trình Trong tham dự thầu, đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để công ty được lựa chọn

Năng lực máy móc thiết bị được thể hiện qua số lượng, chủng loại, độ

hiện đại, giá trị còn lại, tính phù hợp với điều kiện cụ thể của máy móc, thiết bị

Trang 33

Bảng 5: Danh sách máy móc, phương tiện và thiết bị chế tạo

Mô tả thiết bị loại, kiểu, nhãn hiệu

Trọng tải, công suất

Số lượng

Đặc tínhKthuật

NướcSXI Phục vụ vận chuyển:

4 Máy cắt ống F400 45 KW 025 Máy hàn bán tự động

6 Máy hàn điện 1 chiều 20-60mm 02 2005

7 Máy cắt tự động XC 350 02 δ ÷ 60 ly 2005 QuốcHàn 8 Máy hàn CO2, bán tự

Trang 34

17 Máy uốn ống 65 tấn 01 2004

III Phục vụ gia công

Trang 35

3 Hệ thống mạ kẽm nhúng nóng phun dầu có trợ dung, điều chỉnh nhiệt độ

35 KW 01

L = 12mR = 1mS = 1m

Trang 36

3.4 Năng lực tài chính của công ty

Trong một hồ sơ tham gia dự thầu, việc nhà thầu giải trình khả năng tài chính của mình Đây là một nội dung quan trọng, vì dựa vào đó, bên mời thầu mới có thể đưa ra quyết định, nhà thầu này có đủ khả năng hoàn thành công trình hay không Một nhà thầu không có đủ khả năng về tài chính sẽ không thể hoàn thành công trình đúng tiến độ, đạt yêu cầu chất lượng được.

Năng lực tài chính của công ty được thể hiện ở một số chỉ tiêu tài chính sau:

Trang 37

Bảng 6: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

-3Chi phí xây dựng cơ bản dở dang10.679.968.63210.679.968.632

ІІTSLĐ và đầu tư ngắn hạn57.065.436.32656.721.788.134 (343.648.192)

-3Các khoản phải thu10.415.060.16210.415.060.1624Vật tư, hàng hoá tồn kho45.590.087.66245.237.200.147 (352.887.515)5Tài sản lưu động khác46.828.46756.067.7909.239.323

-ІІІ Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh

83.542.403.26983.931.644.481389.241.212Trong đó giá trị thực tế của Doanh

Trang 38

Bảng 7: Tài Sản Chủ Yếu Của Doanh Nghiệp.

Đơn vị tính: đồng

TTLoại tài sảnNguyên giáĐã khấu haoGiá trị còn lại

A Nhà cửa, vật kiến trúc 11.453.659.497

6.219.511.891B Máy móc thiết bị 9.205.658.317 2.359.149.28

6.846.509.030C Phương tiện vận tải 2.983.106.378 1.065.070.98

1.918.035.389D TSCĐ khác 377.908.988 125.866.935 252.042.053

II TSCĐ CHỜ THANH LÝ

Trang 39

Thời gian sử dụng

Mục đích sử

1 Xã Thịnh Liệt, huyện

Thanh Trì, Hà Nội

26.424 20 năm kể từ ngày 01/01/1996

Sản xuất, sửa chữa phương tiện, thiết bị giao

thông vận tải

Hợp đồng thuê đất số 270-245/ĐC-NĐ-

2 Xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì,

Hà Nội

721 10 năm kể từ ngày 01/01/1996

Hợp đồng thuê đất số 269-245/ĐC-NĐ-

3 Xã Giai Phạm, huyện Yên

Mỹ, Hưng Yên

148.613 35 năm kể từ ngày 13/05/2005

Xây dựng Nhà máy sản xuất kết

cấu thép và phụ tùng ô tô

Đất thuê theo hợp đồng thuê đất và Giấy chứng nhận QSD đất số T00798

QSDD4 Xã Vĩnh

Khúc, huyện Văn

Giang, Hưng Yên

7.708 35 năm kể từ ngày 13/05/2005

Xây dựng Nhà máy sản xuất kết

cấu thép và phụ tùng ô tô

Đất thuê theo hợp đồng thuê đất và Giấy chứng nhận QSD đất số T00797

Bảng 9: tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính đã được kiểm của công ty

Đơn vị tính: 1000 đồng

Trang 40

STTTên tài sảnNăm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Tống số tài sản có

0 89.402.5462 Tài sản có lưu

7 61.513.003.3 Tổng số tài sản

0 89.402.5464 Tài sản nợ lưu

7 61.513.0035 Giá trị lãi ròng 688.000 815.000 980.000 1.050.000 1.112.0006 Vốn lưu động 7.200.000 7.500.000 7.700.000 7.980.000 8.100.0007 Doanh thu 54.000.00

0 53.335.414

Ngày đăng: 27/11/2012, 16:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 1 Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty (Trang 29)
Bảng 2: Công nhân kỹ thuật của Công ty - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 2 Công nhân kỹ thuật của Công ty (Trang 30)
Bảng 3: Công nhân kỹ thuật huy động cho công trình của Công ty - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 3 Công nhân kỹ thuật huy động cho công trình của Công ty (Trang 31)
Bảng 4: năng lực sản xuất của công ty cổ phần cơ khí 120 - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 4 năng lực sản xuất của công ty cổ phần cơ khí 120 (Trang 32)
Bảng 5: Danh sách máy móc, phương tiện và thiết bị chế tạo - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 5 Danh sách máy móc, phương tiện và thiết bị chế tạo (Trang 33)
Bảng 6: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 6 Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (Trang 37)
Bảng 7: Tài Sản Chủ Yếu Của Doanh Nghiệp. - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 7 Tài Sản Chủ Yếu Của Doanh Nghiệp (Trang 38)
II TSCĐ CHỜ THANH LÝ - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
II TSCĐ CHỜ THANH LÝ (Trang 38)
Bảng 8: Đất đai - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 8 Đất đai (Trang 39)
Bảng 10: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004 – 2007 - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 10 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004 – 2007 (Trang 41)
Bảng 11: Bảng các công trình nổi bật - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 11 Bảng các công trình nổi bật (Trang 42)
hình cao 125M Lai Châu SIC 36 - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
hình cao 125M Lai Châu SIC 36 (Trang 45)
Bảng 12: Các hợp đồng mang tính chất tương tự  (Các hợp đồng trong các năm 1999 - 2007)  - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 12 Các hợp đồng mang tính chất tương tự (Các hợp đồng trong các năm 1999 - 2007) (Trang 46)
Bảng 13: Số lượng gói thầu công ty tham dự trong những năm vừa qua - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 13 Số lượng gói thầu công ty tham dự trong những năm vừa qua (Trang 53)
Tình hình đấu thầu của công ty trong những năm qua - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
nh hình đấu thầu của công ty trong những năm qua (Trang 54)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy mức độ trúng thầu của công ty tương đối cao, ổn định và tăng đều qua các năm - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
h ìn vào bảng số liệu trên ta thấy mức độ trúng thầu của công ty tương đối cao, ổn định và tăng đều qua các năm (Trang 55)
Bảng 14: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tham gia dự thầu của công ty - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 14 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tham gia dự thầu của công ty (Trang 56)
14.129 17.794 22.584 18.302 22.408 Tỷ trọng doanh thu  - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
14.129 17.794 22.584 18.302 22.408 Tỷ trọng doanh thu (Trang 59)
Bảng 15: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tham dự thầu  của công ty - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 15 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tham dự thầu của công ty (Trang 59)
Bảng 16: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2007-2015 - Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp sản phẩm kết cấu thép của công ty cổ phần cơ khí 120
Bảng 16 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2007-2015 (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w