Tuy nhiên, một vấn đề vô cùng quan trọng đặt ra là liệu rằng các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đã và đang tiến hành có thực sự đáp ứng được những nhu cầu cũng như mong đợi c
Trang 2Phần 1 Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề
Trong thời gian qua, nền nông nghiệp nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ, đã và đang chuyển dần từ nền sản xuất tiểu nông, tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa Từ một nước phải nhập khẩu gạo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản có thứ bậc trên thế giới:
Đứng thứ nhất về điều với sản lượng xuất khẩu là: 127.000 tấn (năm 2006) [29] Đứng thứ hai về gạo, chè, cà phê: 14.106.443 tấn chỉ sau Brasil [28],
đứng thứ tư về cao su Ngoài ra còn xuất khẩu nhiều loại lương thực khác như rau quả, thịt… Đời sống của đại bộ phận nông dân ngày càng được cải thiện
Có được những thành tựu này là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự
nỗ lực của hàng chục triệu nông dân và đóng góp to lớn của tất cả các ban ngành từ Trung ương đến địa phương trong đó có hệ thống khuyến nông Việt Nam (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005) [1]
Hệ thống khuyến nông Việt Nam được chính thức hình thành sau khi Chính phủ ban hành nghị định 13/CP về công tác khuyến nông, ngày 2 tháng
3 năm 1993 Sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta Qua hơn 10 năm hoạt động khuyến nông đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nâng cao dân trí và trình độ kỹ thuật cho nông dân Hầu hết các giống cây, con mới trong sản xuất hiện nay, chủ yếu do kênh khuyến nông (Khuyến nông nhà nước và khuyến nông tự nguyện) chuyển giao và tham gia phát triển, làm tăng nhanh năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi Một trong những hoạt động khuyến nông được quan tâm đến trong những năm trở lại đây, đó là hoạt động đào tạo, tập huấn khuyến nông Công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông đang ngày càng được chú trọng hơn cả về mặt số lượng và chất lượng (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005) [1]
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thật, nhiều tiến bộ mới được ra đời và cần thiết được áp dụng ngay vào thực tế cuộc sống Vì vậy đào tạo, tập huấn ngày càng trở nên cần thiết hơn Qua đây người nông dân sẽ nhanh chóng có thể tiếp nhận được những kiến thức mới, công nghệ mới để ứng dụng ngay vào sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy nền nông
Trang 3nghiệp của đất nước Bên canh đó, do hệ thống tổ chức khuyến nông chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ khuyến nông chưa được đào tạo bài bản từ các trường Đại học nên hàng năm hệ thống khuyến nông cũng đã tổ chức rất nhiều khóa đào tạo về kỹ năng, phương pháp khuyến nông và các giải pháp kỹ thuật mới cho cán bộ khuyến nông các cấp, nông dân Tuy nhiên, một vấn đề vô cùng quan trọng đặt ra là liệu rằng các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đã và đang tiến hành có thực sự đáp ứng được những nhu cầu cũng như mong đợi của người học (nông dân và cán bộ khuyến nông) hay không? Nó có
đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, nhận thức và về mặt xã hội hay không? Đánh giá tác động của hoạt động đào tạo, tập huấn là một nội dung quan trọng để xem liệu một chương trình đào tạo có thành công hay không? Nó có thể giúp xác định mục tiêu đào tạo xác đáng hơn, tránh được những nội dung đào tạo không cần thiết, đảm bảo các phương pháp đào tạo đáp ứng được yêu cầu của các học viên và giảm được chi phí đào tạo
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
và sự giúp đỡ của Ths Vũ Đức Hải, Ths Nguyễn Hữu Thọ, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác động của các chương trình đào tạo, tập
huấn khuyến nông đến đội ngũ cán bộ khuyến nông và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2007 , với mong muốn có cái nhìn tổng thể về thực trạng của công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cũng như các kết quả đạt được sau mỗi một khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm góp phần bổ sung v… ho…n thiện nội dung chương trình
đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa b…n tỉnh Thái Nguyên để nâng cao hiệu quả của các chương trình n…y trong giai đoạn tới Đây l… một vấn đề cần thiết khách quan, cả giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn rất sâu sắc
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng và tác động của công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông đến đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo, tập huấn trong giai đoạn mới
Trang 41.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng của công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông đối với cán bộ khuyến nông và nông dân trên địa bàn tỉnh
Đánh giá tác động của các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đến đội ngũ cán bộ khuyến nông và nông dân
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đến đội ngũ cán bộ khuyến nông và nông dân
1.4 ý nghĩa của đề tài
1.4.1 ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Bổ sung các kiến thức thực tế của các chương trình đào tạo và tập huấn khuyến nông đã được học về lý thuyết trong nhà trường
Bổ sung thêm những kiến thức mới về đánh giá tác động của đào tạo, tập huấn
Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông đến cán bộ khuyến nông và nông dân trên địa bàn tỉnh
Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo
1.4.2 ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài có thể là cơ sở để có những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo, tập huấn đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông và nông dân không chỉ cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
mà còn cho khuyến nông các tỉnh, địa phương khác trong cả nước
Trang 5Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Nhận thức con người
Con người sinh ra, sống và tồn tại trong một ngôi nhà chung của nhân loại đó chính là trái đất Hằng ngày họ phải tiếp xúc, đối mặt với hàng trăm sự việc, tình huống xảy ra trong cuộc sống thông qua nghe, nhìn, thậm chí là những cảm giác như sờ mó, nếm, ngửi đòi hỏi mình phải suy ngẫm, phân tích
và hành động sao cho hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất Nhưng kết quả của những việc làm đó có thực sự như họ mong muốn? Và điều gì quyết định
đến sự thành công hay thất bại? Một phần là khả năng nhận thức của chính bản thân mình
Nhận thức là một quá trình tiếp nhận thông tin hay những sự tác động
từ môi trường bên ngoài chúng ta và truyền nó vào sự hiểu biết về tâm lý học (A.W.Van den Ban & H.S.Hanwkins, 1998) [19] Những người làm công tác khuyến nông không thể chờ để hiểu được tâm lý phức tạp của nhận thức con người - nông dân, nhưng họ đánh giá đúng tại sao người ta lại giải thích những cái xảy ra xung quanh họ một cách hoàn toàn khác nhau và những nhận thức khác nhau này ảnh hưởng đến thái độ thông tin của họ như thế nào Người làm công tác khuyến nông phải có khả năng xây dựng kế hoạch và sử dụng sự hỗ trợ này một cách thành công hơn trong các chương trình của họ nếu như họ hiểu được một số nguyên tắc cơ bản của nhận thức:
2.1.1.1 Quan hệ
Những nhận thức của chúng ta có quan hệ với nhau chứ không phải
độc lập thuần tuý Mặc dù chúng ta không có khả năng nói chính xác trọng lượng hay diện tích bề mặt của một vật thể nhưng chúng ta có thể nói rằng nó nặng hay nhẹ, rộng hay hẹp hơn so với một vật thể tương tự Vì thế khi soạn thảo ra những bức thông điệp chúng ta nhớ rằng một nhận thức cá nhân ở bất kì một phần nào đó của bức thông điệp sẽ phụ thuộc vào đoạn ở ngay trước
đó Khi một nhà soạn thảo đang chuẩn bị in một bức thông điệp và muốn gây
sự chú ý cho người đọc đến một thay đổi nào đó trong bức thông điệp thì anh
ta có thể để những chỗ trống hay thay đổi kích cỡ Nhận thức về bức thông
điệp cũng chịu ảnh hưởng bởi những cái xung quanh nó Là người làm công
Trang 6tác khuyến nông cần phải chủ động, linh hoạt, biết liên hệ với thực tiễn gắn với điều kiện cụ thể của người nông dân, để họ hiểu được điều mà ta muốn truyền đạt tới cho họ.
2.1.1.2 Chọn lọc
Nhận thức của chúng ta mang tính chọn lọc rất kĩ lưỡng Các chuyên gia thông tin - người hiểu rất rõ những nhân tố này, chắc chắn sẽ tạo được sự chú ý của người tiếp nhận thông tin ở những phần nào đó của bức thông điệp
mà họ muốn nhấn mạnh Họ cũng biết thông điệp cần nhấn mạnh chỗ nào, nhắc lại hay lược bỏ để làm cho người nhận thông tin không phải bận bịu với những thông tin thừa và vô bổ Trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học -
kỹ thuật đến với người nông dân, ta cần biết điểm nào, chỗ nào là quan trọng, cần phải nhấn mạnh, để họ có thể chú ý, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đó Như vậy sẽ tạo ra một khoảng cách nhất định, giúp họ nhận biết được những thông tin nào là quan trọng và những thông tin nào là bổ trợ
Những kinh nghiệm trước đây cũng có ảnh hưởng đến sự chọn lọc nhận thức của chúng ta Những nông dân đã làm chăn nuôi nhiều năm sẽ hiểu rất rõ sự khác nhau dù rất nhỏ về ngoại hình, chất lượng lông và những điều kiện chung của vật nuôi hơn là những người chưa quen làm công việc chăn nuôi Sinh viên nông nghiệp được đào tạo về nông học và thực vật học sẽ hiểu
đồng cỏ như là một sự sưu tập của những cây trồng đặc biệt, một vài loại trong
số đó có giá trị dinh dưỡng cao, còn một số khác thì coi nó có thể chỉ là những thứ cỏ vô tác dụng Mặt khác một người không được đào tạo về thực vật có thể chỉ quan sát thấy đơn giản đó là một thảm cỏ Do đó, người làm công tác khuyến nông không chỉ truyền đạt một loại thông tin mà cần đưa tới cho người nông dân nhiều loại thông tin khác nhau, thuộc các lĩnh vực khác nhau,
để có thể thay đổi được cách nhìn, cách nghĩ của họ tới cùng một đối tượng
2.1.1.3 Tổ chức
Nhận thức của chúng ta được tổ chức lại Chúng ta có xu hướng sắp xếp những nhận biết của cảm giác theo cách chúng có thể có ý nghĩa nào đó cho chúng ta Vì thế, chúng ta có thể giải thích một bức ảnh của một người
đàn ông với một bộ mặt, đôi tay bẩn thỉu và bộ quần áo cũ kĩ như là một người lười biếng hay rất nghèo Mặt khác chúng ta có thể giải thích bức tranh đó như
Trang 7là một người nông dân chăm chỉ nếu như bức tranh đó còn có cả một trang trại
ở phần nền Vì vậy, khi truyền đạt thông tin đến với người nông dân, người làm công tác khuyến nông cần lồng ghép các khuôn mẫu, điển hình trên thực
tế để bổ sung, chứng minh, giải thích cho các thông tin mà mình đưa tới Có như vậy người nông dân mới tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả
2.1.1.4 Hướng dẫn
Những sắp đặt thần kinh của chúng ta tác động đến những gì chúng ta lựa chọn và làm thế nào để chúng ta tổ chức và giải thích nó Sắp đặt là một khái niệm nhận thức quan trọng có thể được nhà thiết kế thông tin sử dụng để giảm bớt những giải thích có thể có cho một sự vật nào đó Một người viết bài cho một tập san khuyến nông bắt đầu bài viết của mình bằng một tóm tắt sẽ
“sắp đặt” cho người đọc tìm ra những điểm chính trong bài viết đó
Việc hỏi một câu hỏi cụ thể nào đó trong một cuộc phỏng vấn có thể
điều khiển người trả lời theo một định hướng đặc biệt nào đó Vì thế khi soạn thảo ra các bộ câu hỏi, việc tránh câu trả lời được sắp đặt sẵn bằng cách chuyển từ những câu hỏi chung chung sang những câu hỏi cụ thể là rất quan trọng
Người làm công tác khuyến nông thường được đào tạo chu đáo và có những kiến thức mang tính khoa học mà họ đã học được để nhận thức các điều kiện nông nghiệp theo một cách nào đó Những người này mà họ phục vụ - nông dân có thể nhận thức các điều kiện ấy một cách khác hẳn Họ có thể đặc biệt nhấn mạnh những hiện tượng thần bí như các giai đoạn của mặt trăng khi trồng trọt Người làm công tác khuyến nông phải học để hiểu được những nhận thức này trước khi cố gắng làm thay đổi nó
2.1.1.5 Loại nhận thức
Một cá nhân này sẽ có những nhận thức rất khác với cá nhân kia trong cùng một tình huống xảy ra, bởi vì họ có những loại nhận thức khác nhau Nhiều kết quả bằng mắt hay những chứng minh quang học phụ thuộc vào một thực tế là chúng ta không thể nhận thức không gian một cách trực tiếp mà phải suy luận chúng từ những kí hiệu Chúng ta có xu thế dự tính quá độ dài của
đường kẻ dọc trong hình 2.1, trong khi thực tế thì cả đường kẻ dọc lẫn đường ngang đều có độ dài bằng nhau
Trang 8Vì thế người soạn thảo thông tin nên chọn những phương pháp giới thiệu phù hợp với kĩ năng của thính giả Người làm công tác khuyến nông ở các nước đang phát triển thường phải làm việc với những nông dân ít được học hành, vì thế họ phải tập trung vào việc trình bày những thông tin thật cụ thể chứ không phải những thông tin trừu tượng
Hình 2.1: Sự chứng minh về cảm quang (A.W.Van den Ban & H.S Hanwkins, 1998) [19]
2.1.2 Một vài hướng dẫn giúp truyền đạt thông tin một cách có hiệu quả 2.1.2.1 Thu hút và gây sự chú ý
Một bức thông điệp khuyến nông sẽ không có tác dụng nếu nông dân không tiếp nhận chúng Thậm chí, nếu họ tiếp nhận nó thì họ phải chú ý xem
có thể học hỏi được điều gì không Họ có thể tiếp nhận một tạp chí khuyến nông nhưng chẳng bao giờ đọc nó cả, hoặc mở đài để nghe chương trình ca nhạc thay cho việc nghe chương trình khuyến nông trên vô tuyến Một người làm thông tin giỏi vì thế phải soạn thảo những bức thông điệp có thể thu hút hay giữ được sự chú ý trong quá trình thông tin
Một nhà khuyến nông nào đó định sử dụng bộ ảnh đèn chiếu, cũng thỉnh thoảng nên chú ý bao gồm cả một số ảnh đen trắng trong bộ sưu tập của mình Tính độc đáo cũng là một yếu tố rất quan trọng trong các thông điệp khuyến nông
2.1.2.2 Sử dụng tranh ảnh hay từ ngữ
Chuẩn bị một thông điệp có cả tranh ảnh lẫn từ ngữ là công việc thường làm của cán bộ khuyến nông Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: các bức tranh có hiệu quả hơn là những từ ngữ khi phân biệt về mặt không gian Một bức ảnh hay tranh về một cây hay một con vật chắc chắn sẽ tạo ra một ý nghĩa chung hơn là mô tả bằng lời nói hay viết ra Tuy nhiên, sử dụng các từ
sẽ rất tốt cho việc phân biệt các yếu tố về thời gian như tần suất và trình tự
Trang 9Các khái niệm như: sự sinh trưởng của cây trồng, chu kì sinh trưởng và xói mòn đất bao gồm cả không gian và thời gian thì sử dụng cả tranh ảnh lẫn từ ngữ là rất thích hợp Các từ ngữ cũng có thể tạo ra sự chú ý đối với những sự thay đổi về không gian mà nó được nhìn bằng mặt
2.1.2.3 Học bằng thực hành
Những người nông dân thường học nghề bằng thực tế làm nông nghiệp
và quan sát những kết quả lao động của họ Hầu hết nông dân ở các nước công nghiệp coi kinh nghiệm thực tế là tốt nhất và họ thường cố gắng học hỏi, mặc
dù họ có rất nhiều cơ hội để học về phương pháp phát triển nông nghiệp mới bằng cách tham gia các lớp tập huấn, hoặc đọc báo chí…
Khái niệm phát triển trong các chương trình khuyến nông bao gồm một tiến trình mà chúng ta lựa chọn giữa những kinh nghiệm cụ thể và những khái quát hoá trìu tượng Những khái quát hoá giúp chúng ta hiểu được và đặt những kinh nghiệm cụ thể mới vào phạm vi của nó Sau đó những kinh nghiệm cụ thể lại giúp ta mở mang và sàng lọc những khái quát hoá của chúng
ta Đôi khi trong khuyến nông, chúng ta có xu hướng chuyển quá nhanh từ những kinh nghiệm cụ thể và thực tế tới những khái quát hoá trừu tượng
Như vậy, trên cương vị là nhà “thông tin, tuyên truyền” nói chung và người cán bộ khuyến nông nói riêng, nghiên cứu nhận thức của con người - nông dân sẽ giúp ta biết cách sử dụng kênh thông tin nào để truyền đạt tới người nông dân sao cho đơn giản và dễ dàng nhất mà người tiếp nhận thông tin có thể hiểu được một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác
Con người tiếp nhận thông tin, kiến thức, kĩ thuật mới qua rất nhiều kênh truyền khác nhau như: tivi, đài, báo, sách vở, trao đổi với bạn bè, tham quan, trình diễn, tập huấn… Đề tài tiến hành nghiên cứu sự tác động của một loại kênh truyền đến đội ngũ cán bộ khuyến nông và nông dân đó là: Đào tạo, tập huấn khuyến nông Thực chất, vai trò của đào tạo, tập huấn đến cán bộ khuyến nông và nông dân như thế nào?
2.1.3 Đánh giá trong khuyến nông
2.1.3.1 Vài nét cơ bản về đánh giá trong khuyến nông
Đánh giá là định một giá trị hoặc một phần xét đối với một sự vật nào
đó Đánh giá công tác khuyến nông là đưa ra những nhận xét về giá trị các
Trang 10hoạt động khuyến nông (PGS.TS Chanoch Jacobsen, 1996) [18] Trong các
đánh giá khuyến nông, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi cơ bản là: Nỗ lực đã thực hiện có xứng đáng với những gì định ra hay không? Nói cách khác chúng ta
đã thực hiện được các mục tiêu của chúng ta đến mức nào?
Chẳng có gì mới lạ hay bí hiểm Trong cuộc sống thường nhật ta luôn luôn thực hiện đánh giá Vào bữa ăn tối, ta nếm món súp và nói “ôi, mặn quá”,
đó là đánh giá Hoặc một nông dân nhìn con bò chửa đang ăn cỏ và nghĩ thầm: “Rồi ngày nào đó nó sẽ là con bò sữa tốt đây” Đó cũng là một sự đánh giá
Mọi đánh giá gồm ba bước cơ bản Trước tiên, nhận thông tin, song so sánh thông tin đó với một tiêu chuẩn nào đó và cuối cùng đưa ra một nhận xét dựa trên so sánh đó Ngay cả đánh giá như nếm bữa súp cũng trải qua ba bước như vậy Ta thu thập thông tin bằng cách húp một thìa hoặc hơn, ứng dụng tiêu chuẩn do ta định (theo ta, súp phải như thế nào?) vào vị nếm trong miệng Sau đó nhận xét súp ngon, tồi hoặc bình thường, ăn được, mặn hay quá lửa trên cơ sở so sánh giữa bằng chứng (súp) với tiêu chuẩn
Tuy nhiên, các đánh giá khác nhau về định lượng thu thập thông tin, mức độ khách quan của tiêu chuẩn đã sử dụng và trình độ chính xác của các nhận xét Về cơ bản đó là chỗ khác biệt giữa các đánh giá hàng ngày như trường hợp đĩa súp với các bảng nghiên cứu đánh giá Đánh giá hàng ngày nhìn chung là bộc phát, chủ quan và cũng có khi lệch lạc Và kết quả là những kết luận không mấy đáng tin cậy Nghiên cứu khoa học nhằm đạt được độ tin cậy bằng cách lập kế hoạch cẩn thận, dùng những tiêu chuẩn khách quan để so sánh và bằng cách tránh lệch lạc (càng nhiều càng tốt) trong việc thu thập thông tin và rút ra kết luận
Không phải bất cứ đánh giá khuyến nông nào cũng phải qua nghiên cứu mổ xẻ khoa học, nhưng cũng không thể thực hiện giống như một nhận xét ngẫu nhiên Có thể sử dụng nhiều mức chính xác và tinh vi khác nhau Chẳng hạn, nghe xong một bài nói chuyện, ta có thể đưa ra một đánh giá ngay dựa trên cảm giác của bản thân với người nói và dừng lại ở đó Cũng có thể trao
đổi với những người nghe khác và rút ra kết luận từ các ý kiến kết hợp đó Nếu muốn có số liệu chính xác hơn, có thể cấu trúc một bảng câu hỏi và thu thập
Trang 11thông tin về định lượng để thực hiện phân tích thông kê Để đánh giá khoa học hơn nữa, nên rút ra một mẫu đại diện, thử trước bằng câu hỏi đó và kiểm tra giá trị của tiêu chuẩn để so sánh
Song, tuy có những khác biệt, tất cả các ví dụ trên đều là việc đánh giá Vì chúng ta không có đủ thời gian để đạt được độ chính xác và khoa học cho mọi sự vật, nên tất cả chúng đã có tính sử dụng trong công tác khuyến nông Vả lại, ta không thể nào trình bày mọi chi tiết của một công trình đánh giá khoa học trong một chương ngắn Mặt khác phải làm sao cho những đánh giá về công tác khuyến nông đáng được tin cậy hơn đôi chút so với hiện nay bằng việc lập kế hoạch cẩn thận và có hệ thống cho bất cứ công việc phải làm
2.1.3.2 Đánh giá cái gì?
Lý do rõ rệt và đương nhiên nhất phải thực hiện việc đánh giá bất kể ở trình độ chính xác nào là xem có vấn đề gì đó sai, rằng có vấn đề không những kết quả mà cả các tình trạng hoạt động cũng có thể phải được đánh giá nhằm hiểu chính xác hơn tính chất của vấn đề để có thể phải làm gì trước mắt
Chẳng hạn, giả thiết rằng đã chuẩn bị một ngày trình diễn cho 500 nông dân trong huyện, nhưng chỉ có 50 người đến dự Như vậy vẫn phải đánh giá chương trình và chuẩn bị cho ngày trình diễn đó Hoặc có thể ta đã mời chuyên gia đến nói chuyện cho một nhóm nông dân về một vấn đề trồng trọt Song khi giảng hóa ra anh ta nói về những nhận thức, hoạt động trên thế giới
và chủ đề hơn là vấn đề thực tiễn trước mắt của nông dân như đã định Đánh giá việc xác định các mục tiêu cho bài nói chuyện có thể giúp tìm ra nguyên nhân của việc thất bại đó
Tóm lại, đánh giá khuyến nông không nên chỉ giới hạn ở việc đánh giá kết quả cuối cùng Kết quả cuối cùng đương nhiên là quan trọng, song các khuyến nông viên phải tạo cho mình thói quen đánh giá có hệ thống tất cả các giai đoạn của công việc, đặc biệt khi sự việc diễn ra không trôi chảy
2.1.3.3 Ai phải đánh giá?
Về nguyên tắc, đánh giá khuyến nông có thể do một trong bốn thành phần sau đây: nông dân (hoặc khách hàng), bản thân các khuyến nông viên, những cấp trên quản lý, hoặc chuyên gia bên ngoài đánh giá Mỗi thành phần
đó có vị trí riêng trong việc đánh giá công tác khuyến nông tùy theo mục đích
Trang 12của việc đánh giá
Phần lớn nông dân sau khi xem trình diễn sẽ thực hành so sánh và
đánh giá ngay một cách hoàn toàn tự nhiên cho bản thân họ Có thể họ còn thảo luận ý kiến của họ với gia đình, láng giềng và bạn bè Khuyến nông viên khi thu thập hệ thống các ý kiến đó có thể thu thập được các phản hồi có giá trị về các hoạt động của bản thân Rõ ràng là người dự nghe càng nói lên nhiều ý kiến và càng có nhiều sự đồng tình trong số họ thì đánh giá càng đáng tin cậy
Các khuyến nông viên có nhiều cơ hội để tự mình thực hiện đánh giá
Tổ chức những cuộc họp thành viên để xem xét những hoạt động quy mô lớn như ngày trình diễn chẳng hạn hay những cuộc hội thảo là những cơ hội tốt để thu thập thông tin và đánh giá công việc khi kết quả còn mới đọng lại trong trí nhớ Ngoài ra khuyến nông viên còn có thể quan sát một cách hệ thống và ghi lại những tiến bộ về mùa vụ, gia súc, bảo dưỡng máy móc và những vấn đề đã xúc tiến nếu anh ta hỏi han đều đặn các nông dân Loại thông tin đó rất có thể
là cơ sở hoàn toàn đáng tin cậy để đánh giá chương trình khuyến nông của anh
ta về các chủ đề đó
Nếu các cấp trên như giám sát viên cấp huyện hoặc các giám đốc cỡ quốc gia chỉ đạo việc đánh giá thì luôn luôn xảy ra tình trạng các nhân viên tại chỗ hoặc cả nông dân sợ hãi có một nguy cơ to lớn nào đó hay sẽ bị phê phán
Và kết quả là xảy ra sự hợp tác thậm chí giấu giếm các sự kiện có tính toán để che chở và bảo vệ những ai bị đe dọa Vì vậy, loại đánh giá trình độ đó thường thiếu cơ sở tin cậy Mặt khác, để đánh giá trình độ thực thi của nhân viên khuyến nông nhằm huấn luyện, đề bạt, thuê mướn hoặc loại bỏ, thì việc cấp trên trực tiếp hoặc các trợ thủ điều khiển việc đánh giá là hoàn toàn phù hợp
Việc đánh giá các chương trình cỡ quốc gia hay khu vực gồm nhiều hoạt động bộ phận dân cư rộng lớn, một phần lớn cán bộ và có nhiều chủ đề, thường tốt nhất là giao cho các chuyên gia thực hiện bằng những công trình
đánh giá Những chuyên gia đó nên tìm trong lĩnh vực giáo dục, xã hội, tâm lý học và công tác xã hội Họ có đủ bí quyết cần thiết để cấu trúc những bảng câu hỏi, kỹ thuật điều tra mẫu điển hình, phương pháp phân tích thống kê và suy luận để thực hiện tốt công tác Dùng họ sẽ đạt được độ tin cậy lớn hơn vào
Trang 13các kết luận Điều khó khăn chủ yếu là những đề nghị thay đổi do các chuyên gia ngoài ngành đề xuất, cho dù tỏ thái độ tán thành hay có logic đi nữa thì cũng ít khi được các quan chức tiếp thu có thiện cảm ngay cả khi chính họ cho phép nghiên cứu và dùng ngân sách của họ để tài trợ
Nhìn chung, người đánh giá càng cố gắng đưa ra kết quả đánh giá thì càng có cơ may các kết luận được thực hiện đúng như vậy và ngược lại, nếu những bằng chứng đánh giá bị lệch lạc và thiếu độ tin cậy Vậy hãy tìm cách giữ một sự cân đối giữa hai tình huống
2.1.3.4 Lập kế hoạch đánh giá
Phần này trình bày trình tự các bước tuân theo một cách hệ thống trong việc lập kế hoạch nghiên cứu đánh giá Số lượng các chi tiết sự kiện tùy thuộc chủ yếu vào phạm vi đánh giá định sẵn Nói chung phạm vi càng rộng, thì càng phải cần nhiều chi tiết song với cả những đánh giá tủn mủn cũng cần phải giành mạch và tránh tình trạng đánh giá theo lối ứng khẩu Có năm bước:
Ta không bao giờ có đủ thời gian và tư liệu để đánh giá những gì có thể hoặc thậm chí cần phải được đánh giá Vậy phải chọn lọc và thực hiện một lựa chọn hợp lý Hãy tự hỏi vấn đề gì cần giải quyết hoặc tạo điều kiện để giải quyết bằng việc đánh giá này? Vấn đề nào quan trọng hơn, cấp thiết hơn các vấn đề khác? Có thể đặt câu hỏi theo cách khác: Vấn đề nào thực sự cần đánh giá và tại sao cần đánh giá?
Những câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ là lý do cơ bản để chọn từng vấn đề cần đánh giá và vấn đề nào không cần Ngoài ra chúng còn giúp xác minh nỗ lực ta cần đòi hỏi hỗ trợ tài chính và hợp tác
Trang 14Trước kia vì có thể ta có thời gian để viết các báo cáo vấn đề và xem ra chúng chẳng có gì khác nhau lắm Nay cần đặt ra những câu hỏi nào để được trả lời nhằm tìm ra giá trị các báo cáo về công tác khuyến nông? Có thể có những ví dụ sau:
- Cái gì xảy ra khi văn phòng vùng nhận được các báo cáo trên?
ví dụ thứ nhất, có thể ta muốn thử nghiệm giả thuyết rằng: “50% hoặc hơn các báo cáo đã gửi không hề được đọc”, vậy thu thập dữ liệu để tìm chúng có là
điên rồ không?
Đến bước này hãy tự hỏi: Cần thông tin nào để giải đáp các câu hỏi hay thử nghiệm các giả thuyết? Hoặc là loại thông tin có thể trực tiếp quan sát, đếm, đo được như số lượng nông dân dự trình diễn hoặc năng suất mùa màng trên mỗi ha? Hay cần thông tin trừu tượng hóa trong suy nghĩ của nông dân như dư luận, thái độ, động cơ hoặc trình độ thỏa mãn của họ với vấn đề?
Từng câu hỏi cần loại thông tin khác nhau, vì vậy phải thu thập đủ loại thông tin cho một nội dung đánh giá và hãy liệt kê ra cho từng câu hỏi
Khi đã có bảng liệt kê thông tin, phải tìm cách thu thập được thông tin
đó Trong một số trường hợp, chỉ là một việc đơn giản như đo năng suất sữa hoặc tính toán tiêu thụ nước cần cho một tấn nông sản Trường hợp khác không có cách gì khác hơn là đi hỏi hoặc phỏng vấn yêu cầu nông dân điền vào một bảng thăm dò Phương pháp này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều kỹ thuật phức tạp hơn Khi chưa đạt được kinh nghiệm thì có lẽ tốt nhất
là mời chuyên gia giúp đỡ
Trang 15Hình 2.2: Chu kỳ đánh giá
(Chanoch Jacobsen, 1996) [18]
Còn một phương pháp khác để thu thập dữ liệu là dùng “biện pháp kín
đáo” hoặc những chỉ báo gián tiếp của những thông tin cần có Sau đây là ví
dụ của một cán bộ điều tra xã hội học nông thôn Anh nghiên cứu viên này muốn tìm ra những cơ sở của tác động qua lại về mặt xã hội trong một vùng nông thôn bang Wicsconsia - Mỹ, hồi đầu thế kỷ này Anh ta đo vết lún bánh
xe ở các giao lộ khác nhau “hồi đó chưa có đường lát cứng mặt ở khu vực trên” Vết lún càng sâu, lưu lượng giao thông qua đó càng nhiều Đó là một chỉ báo gián tiếp đo tần số tương đối của giao lưu giữa các trung tâm buôn bán
Có nhiều cách thu thập dữ liệu: Đọc vài công trình về vấn đề quan tâm
đã đăng tải để xem người khác xử lý vấn đề ra sao Bằng trí tưởng tượng và thông minh ta có thể phát triển những chỉ báo khác cho báo cáo Song khi thực hiện phải đảm bảo tính giá trị của các chỉ báo, nghĩa là chúng thực hiện sự chỉ
ra cái mà ta muốn đo đạc chứ không phải cái gì khác
Phân tích
Trang 16Điều đầu tiên phải làm là xác định tiêu chuẩn xuất phát để đánh giá dữ liệu Trong đánh giá công tác khuyến nông, tiêu chuẩn đó nếu là mục đích hoặc mục tiêu hoạt động ta đang đánh giá Chính vì thế xác định rõ và chính xác các mục tiêu sẽ giải quyết một cách tốt đẹp Mục tiêu được xác định càng chính xác, tiêu chuẩn định ra càng rõ ràng và càng đáng tin cậy Ngược lại, nếu không kịp xác định mục tiêu hoặc nếu việc xác định không đầy đủ và nhập nhằng thì ta sẽ hoang mang Hãy tự vấn “Tôi đang làm gì đây để thực hiện hoạt động này?” Sau đó không dễ gì đưa ra được một câu trả lời không lệch lạc Vì vậy, tinh thần là các mục tiêu phải được xác định thận trọng trước khi chuẩn bị một hoạt động khuyến nông
Thiết lập được tiêu chuẩn ta phải sắp xếp sao cho dữ liệu có thể dùng
để so sánh được nếu mục tiêu (tức tiêu chuẩn) là do nông dân trong nước phải thực hành trồng trọt theo đường đồng mức thì dữ liệu phải là số nông dân, mà không phải là - ví dụ - bằng diện tích “Bao nhiêu tấc đất trồng theo đường
đồng mức?” nếu mặt khác mục “60%” diện tích trồng trọt trong huyện phải
được trồng theo đường đồng mức, thì dữ liệu thu được phải là “% diện tích đất trồng trọt” hiện có trong huyện
Hi vọng rằng với ví dụ đó đã nói rõ vì sao nên thiết kế việc phân tích trước khi thu thập dữ liệu Nếu không sẽ kết thúc bằng những dữ liệu không thể so sánh được với tiêu chuẩn đã định Từ dữ liệu như vậy, người ta không thể rút ra những kết luận có giá trị về các hoạt động khuyến nông
5 Chuẩn bị cho việc phản hồi:
Giả thiết rằng đã thực hiện các đánh giá như đúng dự tính Tư liệu đó
có thể đảm bảo cho ta các câu trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra trong bước hai Vậy đó là cái gì, đó là những câu trả lời phải được phản hồi vào hệ thống
để cho đầy đủ mọi thứ, nghĩa là để giúp giải quyết vấn đề trong bước một Rõ ràng là phải tận dụng các kết quả, việc đó cũng phải được lập kế hoạch từ trước
Từ đầu, đề tài đã nói về việc các quan chức rất ngần ngại khi tiếp thu các giải pháp do chuyên gia bên ngoài hệ thống kiến nghị Cũng như vậy, bản thân ta cũng ngần ngại chấp nhận những kết luận của bản thân, nếu những giải pháp đó đề ra sự cần thiết phải thay đổi mật độ số dự án hay vấn đề ta vốn
Trang 17nâng niu Cũng đúng như khi anh phải đứng trước một vấn đề trước khi quyết
định đánh giá Đánh giá là đưa một nhận xét, hãy nhớ như vậy và nhận xét không phải lúc nào cũng xuôi chiều Ta đã chuẩn bị tinh thần cho việc tự phê bình loại đó chưa? Nếu câu hỏi gây cho ta đôi chút khó chịu, thì hãy xem khó chịu biết bao khi đánh giá các hoạt động có thể đưa lại cảm giác không thuận lợi cho người khác
Không có phương pháp nào có đủ cơ sở chắc chắn để đảm bảo trước rằng những người liên quan sẽ sử dụng những kết quả đánh giá của ta Song khả năng họ sẽ thực hiện có thể được tăng lên mạnh mẽ nếu họ biến thành những người tham gia trong toàn bộ dự án Nói cách khác, người tham gia vào việc lập kế hoạch, chuẩn bị và thực thi một chương trình khuyến nông cũng sẽ
được huy động tích cực vào việc đánh giá Tuy nhiên, nếu được vậy thì việc
đánh giá của ta sẽ góp phần vào cải thiện công tác khuyến nông và suy cho cùng thì đó là toàn bộ vấn đề
Sau đây là một đề cương ngắn gọn ta có thể sử dụng khi lập kế hoạch các công trình đánh giá cụ thể:
- Định nội dung vấn đề:
+ Cần đánh giá vấn đề gì?
+ Tại sao cần phải đánh giá?
- Xác định mục đích:
+ Câu hỏi nào cần được trả lời?
+ Để giải quyết vấn đề cần trả lời thế nào?
- Quy định dữ liệu:
+ Cần loại thông tin nào để giải đáp các câu hỏi?
+ Tìm thông tin đó ở đâu và bằng cách nào?
- Thiết kế phân tích:
+ Tiêu chuẩn nào được sử dụng để đánh giá?
+ Dữ liệu phải dưới dạng nào để thực hiện so sánh được?
- Thu xếp phản hồi:
+ Kết quả sẽ được sử dụng ra sao?
+ Cần ai tham gia để kết luận được chấp nhận?
+ Mọi việc ta đã làm cho đến nay là hãy tiếp tục công việc
Trang 182.1.4 Đánh giá tập huấn khuyến nông
2.1.4.1 Khái niệm
Đánh giá đào tạo, tập huấn là việc phân tích kết quả đạt được so với mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập đã đề ra Những thông tin cần thiết về chất lượng cũng như số lượng được thu thập một cách hệ thống, để từ đó hoàn
thiện chương trình đào tạo với kết quả cao (Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh
Thắng, 2007) [6]
2.1.4.2 Sự cần thiết phải đánh giá đào tạo, tập huấn
Thông thường đánh giá đào tạo, tập huấn là bước cuối cùng trong chu trình thiết kế đào tạo, tập huấn Tuy nhiên, chúng ta nên lồng ghép việc đáng giá vào trong các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm giúp chúng ta nắm
được chất lượng đào tạo, tập huấn khi nhận được những phản hồi
- Những mục tiêu đạt được của cả học viên và giảng viên
- Kết quả đạt được của các phương pháp và tiến trình đào tạo, tập huấn
- Liệu chương trình đào tạo, tập huấn có đáp ứng được những nhu cầu
đã đặt ra ở cấp thôn bản, tổ chức và cá nhân hay không?
2.1.4.3 Đánh giá cái gì và khi nào
Mục tiêu của việc đánh giá là tìm hiểu sự hứng thú và hài lòng của các học viên Tuy nhiên, đánh giá cuối khoá học cần tập trung vào những mục tiêu học tập cụ thể Nói cách khác, sự hứng thú và hài lòng của học viên vẫn chưa
đủ mà chúng ta phải nắm được sự thay đổi về mặt kiến thức, kỹ năng và quan
điểm của học viên cuối khoá học
Chúng ta thường đánh giá các hoạt động đào tạo, tập huấn vào cuối chương trình đào tạo, tập huấn Tuy nhiên nếu muốn đạt được mục tiêu tổng thể/ mục đích cuối cùng, chúng ta cũng nên đánh giá hiệu quả sau đào tạo, tập huấn
2.1.4.4 Các loại đánh giá trong tập huấn
Có nhiều loại đánh giá, trong phạm vi tổ chức tập huấn thì đánh giá bao gồm các loại sau:
1 Đánh giá nhu cầu đào tạo:
Là một khâu rất quan trọng khi tổ chức các khóa tập huấn trong
Trang 19khuyến nông, khuyến lâm Trước đây, theo cách tiếp cận cũ việc đánh giá nhu cầu đào tạo không hề quan trọng trong đào tạo khuyến nông, khuyến lâm Người ta chỉ thực hiện các khóa đào tạo theo kế hoạch đã định trước, theo những kế hoạch chuyển giao công nghệ đã thực hiện ở đó Hiện nay, việc đào tạo trong khuyến nông, khuyến lâm được chuyển sang cách tiếp cận có sự tham gia, nên điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo là một bước rất quan trọng
Đánh giá nhu cầu đào tạo thực sự được coi là bước quan trọng nhất, có tính quyết định xem việc đào tạo có đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay hay không Đánh giá nhu cầu đào tạo là một công cụ có giá trị để biết về những người tham gia trước khi đào tạo Nó cho người cán bộ đào tạo biết trước những thông tin về những chủ đề cần được thảo luận và làm thế nào để thực hiện nó dựa vào những đặc điểm của người tham gia Việc đánh giá nhu cầu
đào tạo có hiệu quả sẽ thúc đẩy việc tập huấn lấy người học làm trung tâm và xây dựng những khóa học dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm của người học Cần lưu ý rằng, xác định nhu cầu đào tạo nhằm tìm ra những kiến thức và
kỹ năng mà người học cần chứ không phải cái mà chúng ta có thể cung cấp cho họ Đánh giá nhu cầu đào tạo gồm nhiều bước với sự tham gia của nhiều
đối tượng khác nhau (người dạy, người học, người xây dựng chương trình, người dân, nhà tài trợ và người sử dụng kết quả đào tạo )
Đánh giá nhu cầu đào tạo sẽ giúp giảng viên biết trước được những gì
mà họ cần để:
- Quyết định xem đào tạo có phải là một giải pháp tốt hay không
- Xây dựng chiến lược đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo
- Đưa ra chương trình đào tạo lấy học viên làm trung tâm, chương trình này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của học viên
- Lưu ý lựa chọn những chủ đề thảo luận được học viên quan tâm, không theo ý muốn chủ quan của giảng viên
- Lựa chọn những biện pháp thích hợp cũng như các phương pháp học phù hợp với đặc điểm của học viên
Đánh giá nhu cầu đào tạo cũng đưa ra những dữ liệu hữu ích giúp cho việc theo dõi chặt chẽ những thay đổi, tiến bộ của mỗi học viên cũng như toàn
bộ học viên trong và sau khóa học
Trang 20Đánh giá nhu cầu đào tạo được tiến hành để phân tích nhu cầu đào tạo trước khi xây dựng khóa học Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ dừng lại sau khi đã hoàn thành việc xây dựng ban đầu, mà chúng ta vẫn nên tiếp tục quy trình này Khi đã biết về các học viên, thì việc điều chỉnh chương trình khóa học bắt đầu cùng với việc đưa chương trình đào tạo ra áp dụng cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm học viên cụ thể Mong đợi của học viên dần dần
được đáp ứng và ở mỗi chủ đề mới cần phải khái quát lại
Đánh giá nhu cầu đào tạo có thể là đánh giá:
- Nhu cầu cộng đồng
- Nhu cầu tổ chức
- Nhu cầu học viên
Đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện qua nhiều bước:
Hình 2.3: Các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo
(Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng, 2007) [6]
Một câu hỏi thường xuyên đặt ra trong quá trình tập huấn là tại sao cần phải đánh giá học viên? Sở dĩ như vậy là vì trong quá trình tập huấn, học viên phải hiểu và tiếp thu được những kiến thức đã học Học viên phải nắm được mức độ tiến bộ của bản thân, những điểm còn hạn chế, những trở ngại và nhu
Sự tham gia
Trang 21cầu của mình, khả năng tiếp thu của bản thân so với các học viên khác ở trong lớp Đánh giá học viên còn có tác dụng kích thích học viên học tập
Có hai kiểu đánh giá học viên đó là:
Đánh giá nhằm mục đích đào tạo: là kiểu đánh giá được lồng ghép vào quá trình học nhằm điều chỉnh công việc dạy và học Loại đánh giá này có thể
do tập huấn viên, học viên hoặc đối tác của học viên đánh giá Đánh giá cần tiến hành dựa trên những điều kiện và nguyên tắc sau:
- Chỉ tiến hành trong thời gian tập huấn
- Đánh giá nhằm giúp học viên tự đánh giá và xác định vị trí của mình trong quá trình học
- Không được chỉ trích hay phê phán học viên Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được phê phán học viên hay chỉ trích học viên nếu đánh giá của bạn nhằm vào mục đích đào tạo, ngược lại không nên để học viên cho rằng bạn đã biết mọi điều về họ
Đánh giá nhằm mục đích cấp chứng chỉ: là loại đánh giá nhằm cấp chứng chỉ, bằng hay kiểm tra kiến thức để xác nhận một trình độ mà xã hội thừa nhận Loại đánh giá này do tính chất quan trọng nên người đánh giá là người có chuyên môn cao, có trách nhiệm đảm nhận như tập huấn viên, cơ quan cấp kinh phí, cơ quan đào tạo
Nội dung đánh giá:
- Khối kiến thức đã có so với nhu cầu đào tạo của học viên
- Sự tiếp thu kiến thức, trình độ và khả năng áp dụng của học viên
- Sự tham gia, thái độ và mối quan hệ của học viên đối với tập huấn viên và bạn học
- Sự thay đổi thái độ, hành vi ứng xử, chất lượng các công việc mà học viên làm sau khóa học
Phương pháp và công cụ đánh giá có thể là:
- Kiểm tra viết: là phương pháp đánh giá dựa trên mẫu câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, tập huấn viên giao cho học viên trả lời bằng cách viết ra giấy trong một thời gian cho phép Khi hết giờ làm bài, tập huấn viên thu bài đó về chấm và đánh giá theo thang điểm quy định
- Kiểm tra vấn đáp: là phương pháp đánh giá dựa trên các đối thoại
Trang 22trao đổi, phỏng vấn, đóng vai, thuyết trình cá nhân hay nhóm giữa học viên với tập huấn viên Tập huấn viên nghe trình bày đánh giá và cho điểm
- Đánh giá thực hành: là phương pháp đánh giá dựa trên quan sát, tham quan, hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành của tập huấn viên đối với học viên Sau
đó tập huấn viên có thể trao đổi, đặt câu hỏi thêm và đánh giá
Yêu cầu của các công cụ đánh giá:
- Có đáp án và thang điểm tương ứng làm cơ sở đánh giá kết quả
- Đã được thử nghiệm trước và có giá trị thực tiễn (chính xác, đầy đủ
và phù hợp với mục tiêu đào tạo)
Việc đánh giá này phải do một người từ bên ngoài có kinh nghiệm
đánh giá Người đánh giá phải khách quan, không có định kiến với học viên và tập huấn viên Nội dung đánh giá phương pháp tập huấn:
- Cách thức tiến hành: Mục tiêu của buổi tập huấn có rõ ràng không? Diễn biến của buổi tập huấn có logic không? Nội dung có phù hợp hay không?
- Phương pháp sư phạm: Cách điều khiển tập huấn cho phép đạt mục tiêu không? Nó có phù hợp với nội dung tập huấn và với học viên hay không?
- Năng lực của cán bộ tập huấn: Anh ta có chuyên môn hay không? Anh ta có trình độ nghiệp vụ sư phạm hay không? Có am hiểu thực tế không? Thái độ đối với học viên như thế nào?
- Sự tham gia của học viên: Học viên có tham gia tích cực vào bài giảng hay không? Bầu không khí lớp học có thoải mái hay không? Động cơ học tập của học viên thế nào?
- Giáo cụ được sử dụng trong tập huấn: Gồm những giáo cụ gì? Có
Trang 23phong phú và sinh động không? Bài giảng có phù hợp không? Có rõ ràng, dễ hiểu và trình bày đẹp hay không? Nó có giúp ích cho việc học của học viên hay không?
- Địa điểm của phòng tập huấn: ở đâu? Có phù hợp với số lượng của học viên hay không?
- Số ngày, thời lượng và cách bố trí thời gian: Thời lượng trong từng ngày có tuân thủ theo lịch trình hay không? Nhiều hay ít? Sự phân bổ giữa lý thuyết và thực hành?
4 Đánh giá tác động của tập huấn:
Khi khóa tập huấn kết thúc, đánh giá tác động của tập huấn được thực hiện Đây là loại đánh giá mang tính chất tổng hợp tất cả những đánh giá được trình bày ở trên và đánh giá kết quả thu được từ tập huấn trên thực địa Loại
đánh giá chủ yếu là do các cơ quan tập huấn, các nhà tài trợ, các tổ chức quản
lý và đôi khi do tập huấn viên tiến hành
Đánh giá tác động của tập huấn nhằm trả lời các câu hỏi:
- Mục đích của buổi tập huấn và mục tiêu học tập có đạt được không?
- Tập huấn có phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của hộ nông dân
- Đánh giá số lượng: thường dùng các chỉ tiêu như: Số lượng người
được tập huấn, số lượt người tham gia tập huấn Số lớp tập huấn được tổ chức
Số ngày tập huấn Số lượng kỹ thuật đã sử dụng Số bài giảng, chủ đề, mô hình
được tập huấn Số giáo cụ, số lượng kinh phí đã sử dụng
- Tổng hợp đánh giá của học viên: dựa vào các phiếu đánh giá của học viên, tập huấn viên tổng hợp kết quả đánh giá đầu và cuối buổi tập huấn để xác minh được sự tiến triển trong việc tiếp thu kiến thức của học viên (Kiến thức, thái độ, phương pháp, cách cư xử )
Trang 24- Tổng hợp đánh giá chất lượng của buổi tập huấn: Nội dung tập huấn, phương pháp tập huấn, những thay đổi của cả giảng viên và học viên
- Tổng hợp việc theo dõi trên thực địa: Tập huấn viên cho theo dõi thực hành của học viên trên thực địa để một mặt vừa hỗ trợ học viên, mặt khác phát hiện những ý tưởng đầu tiên mà tập huấn có tác động Học viên có khả năng hay không có khả năng?
- Có thể đánh giá thêm tác động của đào tạo, tập huấn đến năng suất cây trồng, vật nuôi Vì mục tiêu chính của công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật không chỉ làm thay đổi kiến thức, nhận thức, hành vi, thái độ, cách cư xử của người nông dân mà còn tác động đến năng suất như thế nào hay không liên quan gì cả?
2.1.4.5 Các công cụ sử dụng trong đánh giá tập huấn
Các công cụ sử dụng trong đánh giá tập huấn rất nhiều và đa dạng Tùy thuộc từng loại hình tập huấn, loại hình đánh giá và đối tượng tập huấn
mà áp dụng các công cụ cho phù hợp Bảng tổng hợp các công cụ đánh giá tập huấn sau đây là một tham khảo có thể sử dụng trong các loại hình đánh giá tập huấn
Bảng 2.1: Các công cụ đánh giá tập huấn
Các loại đánh giá
Công cụ đánh giá Nhu cầu
tập huấn
Kiến thức của học viên
Phương pháp tập huấn
Tác
động của tập huấn
Trang 25Ngoài ra trong tập huấn còn sử dụng một số phương pháp đánh giá rất nhanh, đơn giản nhưng có hiệu quả Ví dụ: Tập huấn viên sử dụng một tờ giấy
A0 dán lên bảng rồi dùng bút chia thành các phần, ghi các nội dung cần đánh giá như: nội dung giảng dạy, phương pháp giảng, tài liệu phát, công tác hậu cần rồi yêu cầu các học viên dùng bút dạ lên đánh giá và cho điểm theo các tiêu chí đánh giá Sau đó tập huấn viên tổng kết lại và từ đó có những điều chỉnh
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Việc đánh giá tác động sau mỗi một khóa học tới các học viên là hết sức cần thiết, thông qua đánh giá các nhà tổ chức, quản lý biết được hiệu quả của một chương trình, một khóa học tới các học viên tham gia Trên cơ sở đó
để có những thay đổi sao cho hợp lý Từ lâu trên thế giới đã có rất nhiều nhà
tổ chức, nhà nghiên cứu đánh giá tác động của các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông về một lĩnh vực nhất định Sau các lớp tập huấn cho đối tượng tham gia mà cụ thể là cán bộ khuyến nông và nông dân, họ đã tiếp nhận được những gì? Kết quả áp dụng vào thực tế sản xuất? Và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi? Từ đó có kế hoạch hành động cụ thể cho các hoạt động tập huấn tiếp theo ở đây đề tài xin liệt kê một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về đánh giá tác động của các lớp tập huấn cho người nông dân khi áp dụng vào sản xuất
Một báo cáo đánh giá tác động của lớp tập huấn kỹ thuật IPM đến cách quản lý dịch hại của người nông dân trên cây lúa vào năm 1993 theo chương trình IPM quốc gia ở Indonexia cho thấy: 61% giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây trồng đối với người nông dân sau khi tham gia khóa tập huấn, giảm 60% chi phí cho các thuốc diệt côn trùng Qua báo cáo cũng cho thấy, lớp tập huấn đã làm thay đổi cách quản lý dịch hại của người nông dân
từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến cách quản lý cây trồng bằng việc thường xuyên quan sát, thăm nom cây trồng (Monitoring and Evaluation Team, 1993) [24]
Trang 26Hình 2.4: Mức độ sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc khác
trước và sau khi tập huấn (Monitoring and Evaluation Team, 1993) [24] Cũng trong một báo cáo đánh giá tác động của lớp tập huấn kỹ thuật IPM khác đến cách quản lý dịch hại của người nông dân với nhiều loại cây trồng năm 1998 của chương trình IPM quốc gia tại Indonexia cho kết quả: khi tham gia vào các lớp tập huấn, mối quan hệ giữa những người nông dân ngày càng được thắt chặt hơn Họ cải thiện được kỹ năng, cũng như cách quản lý dịch hại trên đồng ruộng Tạo ra cho người nông dân những cơ hội mới để học tập (thông qua các thí nghiệm), trao đổi kiến thức (thông qua các quan hệ mới, diễn đàn), tăng thu nhập (thông qua những sáng kiến mới, thông tin) Và một vài chính sách địa phương cũng được thay đổi thông qua các lớp tập huấn này (FAO Technical Assistance Team, 1998) [22]
Trong báo cáo đánh giá tác động, tính bền vững và khả năng mở rộng của lớp tập huấn kỹ thuật IPM trên cây lúa ở Bangladesh năm 2002 đã chỉ ra: 92% giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây trồng đối với những nông dân tham gia vào lớp học FFS Năng suất cây trồng với những nông dân tham gia lớp học FFS tăng hơn 9% so với những nông dân không tham, từ 4,7 tấn/ha lên 5,2 tấn/ha (E.W Larsen, M.L Haider, M Roy & F Ahamed, 2002) [21]
Báo cáo phân tích kinh tế - xã hội của lớp học FFS được thực hiện bởi chương trình IPM quốc gia tại Thái Lan vào năm 2003 cho thấy: hiểu biết của những nông dân tham gia lớp học FSS về các loại côn trùng và thiên địch tăng lên Chi phí sử dụng thuốc trừ sâu cho cây trồng giảm 58% (Praneetvatakul,
Trang 27Thêm một báo cáo đánh giá những phản hồi từ lớp học FFS: trường hợp nghiên cứu của chương trình IPM ở Kenya cho kết quả: Sau khi kết thúc khóa học thì kiến thức, kỹ năng làm việc cũng như lợi nhuận của những nông dân tham gia lớp học đã tăng lên, khi áp dụng vào thực tế sản xuất năng suất
đã có sự thay đổi đáng kể, giảm thiểu được rủi ro (K.S Godrick & W.K Richard, 2003) [23]
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong thời gian qua, giai đoạn 1993 - 2005 Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức được hơn 4.700 lớp tập huấn với khoảng 250.000 lượt người tham gia, bao gồm cả tập huấn chuyên đề cho cán bộ kỹ thuật và tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho khuyến nông viên Năm 2003, Trung tâm đã phối hợp với dự án Khôi phục thủy lợi miền Trung (CPO) tổ chức 50 lớp tập huấn cho cán bộ, khuyến nông viên ở 9 tỉnh vùng Duyên Hải miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh Phối hợp với Dự án VIE/95/003 nâng cao năng lực cán bộ cấp tỉnh trong công tác quản lý các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp do UNDP tài trợ In ấn và xuất bản tập giáo trình nghiệp vụ khuyến nông đầu tiên với 8 chủ đề Năm 2001 đã biên soạn bộ giáo trình thứ 2 cho cán bộ khuyến nông với 16 chủ đề Sau đó xây dựng tiếp bộ tài liệu hướng dẫn
tổ chức hoạt động cho khuyến nông viên cơ sở (năm 2003) (Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn, 2005) [1]
Hoạt động đào tạo, huấn luyện khuyến nông trong năm 2007 đã đào tạo được số lượng cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện, xã, nông dân chủ chốt nhiều hơn năm 2006, các lớp đào tạo thường gắn liền với mô hình sản xuất và hiện trường Nội dung đào tạo, huấn luyện khuyến nông đã được cải tiến rõ rệt theo hướng thực hành nhiều hơn lý thuyết Phương pháp và tài liệu phục vụ công tác đào tạo đã được cải tiến rõ rệt theo hướng lấy học viên làm trung tâm, phương pháp giảng dạy khuyến nông có sự tham gia, tài liệu được xây dựng và cải tiến Công tác khảo sát, học tập trong và ngoài nước được chú ý đáng kể, lần đầu tiên đã tổ chức đoàn đi học tập khuyến nông ở một số nước phát triển (Tống Khiêm, 2008) [4]
Tuy nhiên so với các hoạt động khuyến nông khác thì kinh phí dành cho đào tạo, tập huấn còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5,86%/ tổng kinh phí
Trang 28phân bổ cho các hoạt động khuyến nông
Bảng 2.2: Kinh phí phân bổ cho các hoạt động khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông quốc gia năm 2007
(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
6 Đào tạo, huấn luyện khuyến nông 7,2 5,86
Kinh phí phân bổ cho các hoạt động khuyến nông năm 2008 của Trung tâm Khuyến nông quốc gia đ−ợc thể hiện thông qua bảng 2.3 Nh− vậy
là đến năm 2008 kinh phí cho các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi sẽ giảm xuống và bên cạnh đó là dành cho các hoạt động đào tạo, tập huấn sẽ tăng lên,
cụ thể là 7,2 tỷ đồng (chiếm 5,86%) năm 2007 lên 22,55 tỷ đồng (chiếm 16,39%) vào năm 2008
Bảng 2.3: Kế hoạch phân bổ kinh phí cho các hoạt động khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông quốc gia năm 2008
(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
6 Đào tạo, huấn luyện khuyến nông 22,55 16,39
Trang 29Như vậy, bên cạnh việc tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân ở các địa phương do các Trung tâm tỉnh quản lý, tổ chức thì hàng năm Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân trong cả nước Nhưng liệu rằng sau các khóa học, học viên tham gia có tiếp thu được những thông tin, kiến thức mà người làm công tác khuyến nông muốn gửi tới? Một lần nữa cần khẳng định:
Đánh giá tác động của khóa tập huấn sau khi kết thúc là hết sức cần thiết Từ
đó các nhà tổ chức, quản lý, người làm công tác khuyến nông có những kế hoạch và điều chỉnh cho hoạt động đào tạo, tập huấn khuyến nông tiếp theo Tuy nhiên việc đánh giá tác động của đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân trong nước vẫn chưa được chú trọng nhiều Các đánh giá dưới đây sẽ cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này
Trong báo cáo đánh giá lớp tập huấn kỹ thuật IPM pha 2 về sản xuất rau: cải bắp, cà chua, đậu ở Hà Nội theo dự án IPM rau pha 2 của ADDA kết luận: sau khóa học áp dụng trên đồng ruộng, đối với cây cải bắp việc sử dụng thuốc trừ sâu giảm tới 70%, thuốc diệt nấm giảm 40% Đối với cà chua giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu là 38% và thuốc diệt nấm là 47% Đối với đậu việc
sử dụng thuốc trừ sâu giảm 52% và thuốc diệt nấm là 27% Giảm sử dụng phân đạm 20 - 26%, trong khi đó tăng cường bón phân kali 9 - 34% Và kết quả là năng suất đã tăng lên với 3 loại cây trồng: cải bắp là 14%, cà chua là 27% và đậu là 14% (Agricultural Development Denmark Asia (ADDA), 2002) [25]
Đánh giá tác động của lớp tập huấn kỹ thuật IPM ở chè tại Phú Thọ của tác giả Lê Toàn vào năm 2002 sau khi lớp tập huấn kết thúc cho thấy: ở một vài huyện được tiến hành điều tra tại tỉnh Phú Thọ, sau khi được tập huấn
áp dụng vào thực tế sản xuất năng suất đã tăng lên là 54% và thu nhập cũng tăng 54% Bên cạnh đó, trong cùng một giai đoạn như vậy thì những hộ nông dân không tham gia vào lớp tập huấn thì năng suất tăng 36% và thu nhập tăng lên 17% (Le Toan, 2002) [26]
Trong báo cáo đánh giá tác động của lớp tập huấn kỹ thuật IPM ở chè tại Thái Nguyên của tác giả Lương Văn Vượng năm 2002 cũng cho thấy: đã
có sự giảm năng suất cây trồng của những hộ nông dân trong năm sau khi
Trang 30tham gia vào lớp tập huấn Tuy nhiên là việc sử dụng thuốc trừ sâu đã giảm xuống làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân 13% (Luong Van Vuong, 2002) [27]
Như vậy việc nắm bắt tác động của hoạt động đào tạo, tập huấn sau khi kết thúc đến với người nông dân sẽ giúp ta có cái nhìn khác, sửa đổi, bổ sung trong những khóa tiếp theo nhằm tăng hiệu quả hơn nữa
Trang 31Phần 3 Đối tượng, nội dung và phương pháp
nghiên cứu 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1 Địa điểm
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình
Trạm Khuyến nông huyện Đồng Hỷ
Trạm Khuyến nông huyện Định Hoá
Một số xã - nơi nông dân đã tham gia tập huấn tại 3 huyện: Phú Bình,
Đồng Hỷ, Định Hoá
3.2.2 Thời gian tiến hành
Đề tài thực hiện từ ngày 18 tháng 02 đến ngày 18 tháng 06 năm 2008
3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên
3.3.1.1 Vị trí địa lý
3.3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm về thuỷ văn và nguồn nước
Tài nguyên khoáng sản
3.3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và lao động
Dân tộc
Văn hoá, giáo dục, y tế
Cơ sở hạ tầng
Trang 323.3.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên
Đánh giá tính phù hợp của các nội dung đào tạo, tập huấn
Đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức của cán bộ khuyến nông đến việc triển khai các hoạt động
Đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức của nông dân đến việc triển khai các hoạt động
ảnh hưởng của việc đào tạo, tập huấn đến năng suất một số cây trồng
Trang 33chính ở địa phương
ảnh hưởng của việc đào tạo, tập huấn đến năng suất một số vật nuôi chính ở địa phương
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công bố Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án…
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Thái nguyên, số lượng các lớp tập huấn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, số lượt cán bộ khuyến nông và nông dân tham gia tập huấn qua 3 năm, các nội dung đào tạo, tập huấn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức và kinh phí
phân bổ cho các hoạt động khuyến nông
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập
có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn…
Sau khi bộ câu hỏi được hoàn thành, đội ngũ cán bộ khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình, huyện
Đồng Hỷ, huyện Định Hoá và nông dân ở một số xã đã tham gia vào các lớp tập huấn được tổ chức tại 3 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Định Hoá đã được phỏng vấn trực tiếp
Trong phạm vi đề tài này để thu thập được các thông tin sơ cấp phục
vụ cho kết quả nghiên cứu, hai bộ câu hỏi điều tra đã được xây dựng: một bộ câu hỏi phỏng vấn đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và một bộ câu hỏi phỏng vấn nông dân Với hai bộ câu hỏi này, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra có thể tổng hợp vào các bảng biểu, từ đó đưa ra những nhận định
về tác động của hoạt động đào tạo, tập huấn đến đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân
Trang 343.4.3 Phương pháp PRA
PRA là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Participatory Rural Appraisal -
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận giao lưu và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia điều tra, trao đổi, chia sẻ, thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng, những kiến thức kinh nghiệm trong đời sống và điều kiện trong nông thôn để họ xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hiện tại và tương lai (Nguyễn Hữu Hồng, Ngô Xuân Hoàng, 1999) [3]
Đề tài sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn chính thức cán bộ khuyến nông và nông dân trên cơ sở bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn để thu thập thông tin
3.4.4 Cách chọn mẫu điều tra
Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 130 người, trong đó có 40 người là cán bộ khuyến nông đang công tác tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các Trạm Khuyến nông của 3 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Định Hoá Còn lại
90 người là nông dân đã tham gia tập huấn tại một số xã của 3 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Định Hoá Mỗi huyện tiến hành điều tra khoảng 30 người
Mẫu điều tra này được xem như là một điển hình cho toàn tỉnh bởi Phú Bình là huyện vùng thấp, đồng bằng thuộc phía Nam, Đồng Hỷ là huyện thuộc vùng trung, còn Định Hoá là huyện vùng cao thuộc phía Bắc Từ đây các kết quả thu thập được có thể đưa ra sự so sánh về công tác đào tạo, tập huấn cho
đội ngũ cán bộ khuyến nông và nông dân phân theo vùng Cách chọn nông dân được điều tra, phỏng vấn tại các huyện là hoàn toàn ngẫu nhiên dựa trên danh sách của các khoá tập huấn đã tiến hành
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập trong quá trình điều tra được tổng hợp, xử lý và tính toán trên phần mền Microsoft Excel
Trang 35Phần 4 Kết quả và thảo luận 4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên 3.546,5525km2
- Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn
- Phía Tây và Tây - Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc
- Phía Nam giáp với thành phố Hà Nội
- Phía Đông và Đông - Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn Thành phố Thái Nguyên cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80km, cách bờ biển Quảng Ninh 200km và cách biên giới Việt - Trung tại tỉnh Cao Bằng 300km
4.1.2 Điều kiện tự nhiên
4.1.2.1 Đặc điểm địa hình
Địa hình Thái Nguyên phần lớn là đồi núi thấp, trên hai phần ba diện tích đồi núi có độ cao hơn 100m so với mực nước biển, diện tích còn lại là vùng phù sa dọc hai bên sông Cầu và sông Công
Núi ở Thái Nguyên không cao lắm, đều nằm ở phía nam của cánh cung Đông Bắc Phía Bắc huyện Đại Từ, huyện Định Hóa và huyện Phú Lương thuộc phần cuối của cánh cung dãy Ngân Sơn; núi ở hai huyện Đồng
Hỷ và Võ Nhai là phần cuối của dãy Bắc Sơn
Sườn núi phía Đông của dãy Tam Đảo (thuộc các xã phía Tây huyện
Đại Từ), độ cao trên 1000m, giảm nhanh xuống thung lũng sông Công hình
Trang 36thành hồ Núi Cốc nhân tạo - một cảnh quan hùng vĩ, trữ tình Núi ở các vùng khác của huyện Phú Lương, huyện Định Hóa chỉ cao khoảng 300m đến 600m, như núi Lục Rã cao 656m, núi Mao Len cao 299m
Phía Đông - Bắc của tỉnh chủ yếu là núi đá vôi có độ cao như nhau (500 - 600m) Cao nhất có núi Khau Mao 886m Các huyện phía nam của tỉnh thuộc vùng trung du, thấp hơn các huyện phía Bắc, có nhiều núi nhô lên vượt khỏi vùng đồi thấp, như núi Hồ Lệnh 124m, núi Đót 121m, còn lại là vùng đồi trung du và đồng bằng ven sông Cầu, sông Công có độ cao dưới 100m so với mực nước biển
Địa hình tự nhiên dốc theo hướng Bắc - Nam, phù hợp với hướng chảy của sông Cầu và sông Công Sông Cầu gần như là trục đối xứng cả về lãnh thổ (giữa phía Tây và phía Đông) và cả về hướng dốc của địa hình
Tóm lại, cấu tạo địa hình tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên gồm 3 vùng
ảnh hưởng rõ rệt tới thời tiết và khí hậu:
Vùng núi phía Tây và Tây - Bắc (gồm các huyện Định Hóa, Đại Từ, các xã phía Tây huyện Phú Lương) là khu vực hướng địa hình theo Tây Bắc -
Đông Nam, phù hợp với dòng chảy của các con sông Vùng này chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc kết hợp với địa hình cao nên mưa nhiều, lượng mưa bình quân hàng năm trên 1.600mm, ven sườn dãy Tam Đảo lượng mưa trên 2.000mm Vùng này có các thung lũng rộng, giao thông thuận lợi,
có nhiều điều kiện tự nhiên để khai thác và phát triển kinh tế
Vùng núi phía Đông gồm hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, tuy địa hình không cao lắm nhưng phức tạp, hiểm trở có nhiều núi đá vôi; có thung lũng, sông, suối hẹp và sâu, mật độ sông hồ thưa thớt Địa hình có hướng Tây
- Nam Dãy núi đá vôi đồ sộ từ La Hiên qua Lâu Thượng, Đình Cả đến Bắc Sơn Nhiều khối núi đá vôi rộng lớn hàng trăm km2 như ở Thần Sa, Thượng Nung, Nghinh Tường, đặc biệt là khối núi đá vôi Phương Giao ở Đông - Nam huyện Võ Nhai Vùng này khí hậu lạnh, ít mưa nhất, lượng mưa dưới 1.800mm Đây là vùng có nhiều núi đá, giao thông đi lại khó khăn, gây trở ngại lớn đến phát triển kinh tế
Vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm phía Nam huyện Phú Lương, phía Tây huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, huyện