1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên

27 568 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 590,74 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.10.15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2014

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS.Đoàn Quang Thiệu

2 PGS.TS Nguyễn Đình Long

Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ……… Phản biện 3: ………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Thái Nguyên họp tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Vào hồi…….giờ ngày tháng năm………

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện quốc gia

- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên

- Thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1 Nguyễn Thị Phương Hảo (2008), Ảnh hưởng của sự tăng giá đầu vào nông nghiệp tới các hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Rừng và Đời sống, số 13, 2008, p.45-46

2 Nguyễn Thị Phương Hảo (2011), Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nông hộ ở huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái

4 Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), Hiệu quả sản xuất chè của các

hộ nông dân tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả kinh tế cây chè ở Thái Nguyên đã đem lại cho các hộ nông dân và cho tỉnh nhiều lợi ích kinh tế Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường đầu vào của sản xuất chè biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân Giá các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, công lao động, nhiên liệu… liên tục tăng cao làm cho một bộ phận nông dân gặp không ít khó khăn, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước những khó khăn chung của ngành chè Thái Nguyên và của các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn Tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến tình hình sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho các hộ nông dân Thái Nguyên là hết sức cần thiết và thiết thực Xuất phát từ lý do trên chúng tôi lựa chọn

vấn đề: "Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ nhằm góp phần thúc

đẩy việc sản xuất và xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khuyến cáo chính phủ và hộ nông dân có những ứng xử phù hợp để

nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho các hộ trên địa bàn Tỉnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân, ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ, ảnh hưởng của các loại đầu vào đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: Đề tài đặt trọng tâm

nghiên cứu vào hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trước và sau có biến động tăng giá đầu vào; ảnh hưởng biến động

Trang 5

tăng các yếu tố giá đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân (các yếu tố đầu vào chính biến động lớn về giá trong thời gian qua có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè như giá các vật tư phân bón, nhiên liệu, công lao động); phân tích tác động của các loại yếu tố đầu vào tới hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tác động của việc tăng chi phí sản xuất tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ

Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Thái Nguyên Phạm vi về thời gian: Các số thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2000

đến 2012 Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp

hộ năm 2008, và năm 2012 Mốc thời gian trước biến động tăng giá

là năm 2007, sau biến động tăng giá là năm 2011

4 Bố cục của luận án gồm 4 chương

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được gồm 04 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Phân tích thực trạng ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng giá đầu vào

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO TỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN

1.1 Cơ sở lý luận về giá, biến động giá và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân

1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật và kinh tế của cây chè

Theo Willson, K.C (1992), Cây chè có tên khoa học là Cmaellia sinesis, là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè Trong sản xuất chè có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới như nhân tố điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), nhân tố về kỹ thuật (giống, tưới nước, phân bón, mật độ trồng, đốn chè, hái chè ), nhân tố kinh tế (giá cả )

Trang 6

1.1.2 Kinh tế hộ nông dân sản xuất chè

Có nhiều quan niệm khác nhau về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân, qua tham khảo các tài liệu luận án đưa ra khái niệm về hộ

và kinh tế hộ Hộ nông dân là hộ gia đình được xem như một đơn vị

kinh tế có đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp Các thành viên trong hộ đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành

viên là người lớn trong hộ gia đình Kinh tế hộ nông dân là loại hình

kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loạt hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (không phải mục đích chính là sản xuất hàng hoá để bán) Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế

1.1.3 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân

a Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè

Hiện có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu và tổng hợp thành khái

niệm: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của quá trình sản xuất chè được xác định bằng cách so sánh kết quả đầu ra của sản xuất chè với các chi phí đầu vào sản xuất chè

b Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của

hộ nông dân

Nhóm yếu tố về kỹ thuật trong sản xuất chè (giống, phân bón, biện pháp canh tác); Nhóm yếu tố điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất (Quy mô sản xuất, trình độ của chủ hộ, môi trường chính sách); Nhóm yếu tố xã hội (Tập quán canh tác, dân tộc, giới tính); Nhóm các yếu tố về giá (Giá các yếu tố đầu vào, giá bán chè)

c Nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ sản xuất chè

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất các hộ nông dân cần quân tâm và điều chỉnh theo các hướng: một là, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng kết quả thu được, tuy nhiên tốc độ tăng của kết quả đầu ra phải lớn hơn tốc độ tăng của các chi phí đầu vào Hai là, tăng kết quả thu được với chi phí đầu vào không đổi Ba là, sử dụng tiết

Trang 7

kiệm, hiệu quả các chi phí đầu vào cho sản xuất nhằm giảm chi phí

bỏ ra trong khi kết quả thu được không đổi

1.1.4 Giá và biến động giá trong sản xuất chè

a.Khái niệm về giá và các loại giá trong sản xuất chè

Giá trong sản xuất chè bao gồm: Giá sản phẩm đầu vào và Giá các sản phẩm đầu ra Có nhiều loại giá được sử dụng trên thị trường tùy thuộc vào mục đích và quan hệ trao đổi Trong nghiên cứu này với mục đích xem xét ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân chúng tôi đề cập đến các

loại giá sau: (1) Giá đầu vào sản xuất chè: Gồm giá vật tư, giá dịch

vụ và giá thuê lao động (lao động phải thuê) (2) Giá đầu ra của sản xuất chè là giá bán sản phẩm chè

b Biến động giá và Nguyên nhân biến động giá

Khái niệm biến động giá được hiểu là sự tăng hoặc giảm giá của

các sản phẩm trên thị trường theo thời gian hoặc không gian Trong nghiên cứu này, biến động giá được xét theo nội dung biến động tăng giá đầu vào của sản xuất chè thông thường là giữa một hoặc vài chu

kỳ sản xuất có thể tạo ra nguy cơ thay đổi tăng hoặc giảm kết quả và hiệu sản xuất chè

Những nguyên nhân chính gây ra sự biến động giá đó là: Lạm phát tiền tệ (phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của chính phủ); Biến động giá từ bên ngoài (giá quốc tế và khu vực); Đô thị hóa: Làm tăng cầu, thu hút lao động nông thôn làm cho giá lao động nông thôn tăng lên; Các sự kiện, yếu tố gây ra tình trạng giảm Cung hoặc tăng Cầu (ví dụ thiên tai, cúm gà, dịch bò điên, dịch lở mồm long móng); Tâm

lí người tiêu dùng (ví dụ sợ sản phẩm lây nhiễm bệnh); Tình trạng độc quyền mua, độc quyền bán; Các nguyên nhân khác

c Ảnh hưởng biến động tăng giá đầu vào tới sản xuất chè

Biến động giá, hiện tượng không mới nhưng chứa đựng nhiều tiềm ẩn về sự không ổn định đối với sản xuất nông nghiệp Rủi ro về giá là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của các nông hộ có quy

mô sản xuất nhỏ Kinh tế hợp tác một giải pháp giúp cho các hộ sản xuất nhỏ vượt qua các “cú sốc” về giá cả và tăng hiệu quả sản xuất

Trang 8

1.2 Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân

1.2.1 Tình hình biến động giá một số yếu tố đầu vào chính trong sản xuất chè

Phân bón là yếu tố đầu vào chính trong sản xuất chè Giá phân bón biến động tăng cao như thời gian qua có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân của Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng

1.2.2 Bài học kinh nghiệm về các biện pháp ứng phó của các hộ nông dân và các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các biến động của giá đầu vào

Bài học 1: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quản lý giá,

ổn định giá và hỗ trợ nông dân giảm thiểu rủi ro do biến động tăng

giá gây ra

Bài học 2: Tăng quy mô sản xuất và tăng khả năng tiếp cận vốn

là giải pháp tốt nhất khắc phục ảnh hưởng biến động tăng giá lao động và vật tư phân bón trong sản xuất

Bài học 3: Giải pháp tổ chức nông dân, tổ chức ngành hàng và điều phối ngành hàng trong việc khắc phục ảnh hưởng biến động tăng giá đầu vào

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Trong những năm qua đó có rất nhiều công trình nghiên cứu về chè và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các công trình này mới chỉ chủ yếu đề cập đến các vấn đề về nâng cao nguồn lực của các hộ nông dân sản xuất chè chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, cụ thể về sự tác động, ảnh hưởng của biến động tăng giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất chè tới hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chính vì vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” trong thời kỳ tăng giá như hiện nay có ý nghĩa thiết

thực, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu thực tế

Trang 9

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

2.1.1 Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu sử dụng các tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo vùng, tiếp cận theo tình trạng kinh tế hộ; tiếp cận theo loại hình hộ, tiếp cận khu vực công và tư

2.1.2 Khung phân tích

2.2 Phương pháp nghiên cứu

* Chọn điểm nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên được chọn là điểm

nghiên cứu của luận án

* Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu sử dụng các công cụ tổng

hợp: Excel, Eviews, Frontier

Trang 10

2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả: GO/IC; MI/IC; GO/LĐ; MI/LĐ; GO/sào; MI/sào Các chỉ tiêu phản ánh tác động của việc tăng giá đầu vào tới hiệu quả sản xuất chè của hộ khi có biến động giá: Tốc

độ tăng chi phí, tốc độ tăng kết quả sản xuất, tốc độ tăng hiệu quả

Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1 Đặc điểm tự nhiên, KTXH tỉnh Thái Nguyên

Từ những đặc điểm tự nhiên, KTXH Thái Nguyên có tiềm năng phát triển cây chè Hiện là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (18.605 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè Vì vậy, nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao Bên cạnh đó, Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo đã tạo nên những đặc trưng của chè Thái Nguyên, 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu

3.2 Biến động giá đầu vào trong sản xuất chè

3.2.1 Giới hạn giai đoạn biến động giá đầu vào sản xuất chè trong thời gian qua để tổ chức nghiên cứu

Nghiên cứu chọn mốc trước khi biến động giá là năm 2007, đây

là năm giá các đầu vào sản xuất chè chưa tăng cao, giá các đầu vào sản xuất chè không có biến động gì đặc biệt Nghiên cứu chọn mốc sau biến động giá năm 2011, đây là năm sau khi giá các đầu vào sản xuất chè đã tăng cao và đi vào ổn định, không có biến động gì bất thường, lãi suất vay ổn định, lạm phát không đáng kể, thời tiết biến động không đáng kể

3.3.2 Tình hình biến động giá một số đầu vào chính trong sản xuất chè

Trong thời gian qua, các yếu tố đầu vào sản xuất chè như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, công lao động… biến động tăng cao Các nguyên nhân đóng góp vào biến động tăng giá đầu vào

sản xuất chè trong những năm qua đó là: Nguyên nhân tăng giá do sự

Trang 11

biến động giá của thị trường thế giới, đô thị hóa, lạm phát tiền tệ, hệ quả của các chinh sách vĩ mô, hiện tượng độc quyền các dịch vụ nông nghiệp và vấn đề trục lợi giá và các nguyên nhân khác…

3.3 Đánh giá ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.3.1 Thực trạng kết quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu

- Theo loại hình hộ: Kết quả sản xuất chè của các nhóm hộ đều

có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên sau biến động giá Giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất chè tăng cao, điều này làm cho giá bán sản phẩm chè cũng tăng lên, vì thế kết quả sản xuất chè của hộ được phản ánh thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp đều tăng lên sau biến động tăng giá đầu vào Giá trị sản xuất chè của nhóm hộ chuyên tăng cao hơn so với nhóm hộ kiêm Sau biến động tăng giá đầu vào sản xuất chè, hộ chuyên đạt giá trị sản xuất chè là 52.577 ngđ, hộ kiêm đạt 40.441 ngđ Xem xét về thu nhập hỗn hợp thì nhóm hộ chuyên cũng vẫn có tốc độ tăng cao hơn nhóm hộ kiêm So sánh sau biến động giá với thời điểm trước biến động giá, tốc độ tăng thu nhập hỗn hợp của hộ chuyên đạt 72%, hộ kiêm chỉ đạt 61%

- Theo mức thu nhập: Giá trị sản xuất của hộ khá ở thời điểm

trước biến động giá đầu vào cao gấp 1,69 lần hộ trung bình và gấp 3,87 lần hộ nghèo Thu nhập hỗn hợp của hộ khá cao gấp 1,44 lần hộ trung bình và gấp 4,05 lần hộ nghèo Sau biến động giá, khoảng cách giữa hộ khá với hộ trung bình và hộ nghèo càng gia tăng Giá trị sản xuất của hộ khá cao gấp 2,22 44 lần hộ trung bình và gấp 5,18 lần hộ nghèo Thu nhập hỗn hợp của hộ khá cao gấp 2,03 lần hộ trung bình

và gấp 5,45 lần hộ nghèo Sau biến động giá, hộ khá có giá trị sản xuất tăng từ 32.604 ngđ lên 76.854 ngđ, thu nhập tăng từ 21.921 ngđ lên 42.088 ngđ Các chỉ tiêu kết quả sản xuất chè của hộ nghèo có tăng nhưng tăng ít hơn nhiều so với hộ khá, giá trị sản xuất tăng từ 8.422 ngđ lên 14.830 ngđ Thu nhập hỗn hợp của hộ nghèo tăng từ 5.411 ngđ lên 7.718 ngđ Hộ trung bình có giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp cũng đều tăng lên sau biến động giá

Trang 12

3.3.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu

* Theo loại hình hộ: Qua bảng số liệu 3.16 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của hai nhóm hộ có sự thay đổi khác nhau, nhìn chung hiệu

quả sử dụng vốn của cả hai nhóm hộ đều giảm đi sau biến động giá Bình quân chung, trước biến động giá đầu tư một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè thu được 3,747 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,654 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp Sau biến động hiệu quả này giảm xuống ở mức đầu tư một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè chỉ thu được 2,749 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,624 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp Hiệu quả lao động của hộ cũng giảm đi sau biến động giá

Bình quân chung, trước biến động với mức đầu tư một nghìn đồng chi phí lao động tạo ra được 3,158 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,232 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp Giá công lao động tăng cao khiến cho hiệu quả lao động giảm xuống Sau biến động một nghìn đồng chi phí lao động chỉ tạo ra 2,757 giá trị sản xuất và 1,522 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp

Bảng 3.14 Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo loại hình

(tính bình quân/hộ)

quân

Hộ chuyên Hộ kiêm Trước biến động tăng giá

Trang 13

Bảng 3.15 Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo thu nhập

(tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT khá Hộ Hộ TB nghèo Hộ quân Bình

Trước biến động tăng giá

Ngày đăng: 20/08/2014, 22:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo loại hình - tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo loại hình (Trang 12)
Bảng 3.15. Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo thu nhập - tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.15. Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo thu nhập (Trang 13)
Bảng 3.18. Kết quả ước lượng hàm giới hạn sản xuất - tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.18. Kết quả ước lượng hàm giới hạn sản xuất (Trang 16)
Bảng 3.19. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của các hộ điều tra - tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.19. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của các hộ điều tra (Trang 17)
Đồ thị 3.5. Hiệu quả sử dụng chi phí trước và sau biến động giá - tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên
th ị 3.5. Hiệu quả sử dụng chi phí trước và sau biến động giá (Trang 18)
Bảng 3.22. Tốc độ tăng kết quả và chi phí theo loại hình hộ - tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.22. Tốc độ tăng kết quả và chi phí theo loại hình hộ (Trang 19)
Bảng 3.24. So sánh hiệu quả sản xuất chè của hộ sau biến động với trước - tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.24. So sánh hiệu quả sản xuất chè của hộ sau biến động với trước (Trang 20)
Bảng 3.25. So sánh hiệu quả sản xuất chè của hộ sau biến động với  trước biến động tăng giá đầu vào (phân theo thu nhập ) - tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.25. So sánh hiệu quả sản xuất chè của hộ sau biến động với trước biến động tăng giá đầu vào (phân theo thu nhập ) (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w