Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng

Một phần của tài liệu tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng giá đầu vào

Từ kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và những căn cứ xác định các giải pháp đã trình bày ở mục 4.1 tác giả đưa ra những luận giải và đề xuất các giải pháp sau:

* Nhóm giải pháp thuộc về quản lý vĩ mô gồm các giải pháp:

- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chè, nâng cao trình độ tập trung và chuyên môn hóa của sản xuất chè trên địa bàn Tỉnh

- Phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh

- Tích cực đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến chè

- Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân sản xuất chè - Tăng cường đầu tư công cho kết cấu hạ tầng ở các vùng chè - Giải pháp thị trường đầu vào, đầu ra của sản xuất chè - Hình thành chuỗi giá trị ngành chè

* Nhóm các giải pháp đối với hộ nông dân gồm các giải pháp:

- Nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân, nâng cao nhận thức của hộ

- Mở rộng diện tích chè giống mới, sử dụng vật tư mới, ứng dụng quy trình sản xuất khoa học để tiết kiệm chi phí, đạt năng suất chè cao

- Thâm canh sản xuất hợp lý, áp dụng giới hạn tối tưu các đầu vào sản xuất chè

- Nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sin han toàn thực phẩm qua thực hành VIETGAP, tiến tới GLOBAL GAP… để tăng giá bán của sản phẩm chè

- Tham gia các hình thức liên kết phù hợp ở mọi khâu của quá trình sản xuất

- Chú trọng hoạt động tiếp thị sản phẩm chè, xây dựng thương hiệu, tổ chức mạng lưới tiêu thụ

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu biến động giá đầu vào và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tác giả rút ra một số kết luận:

1. Đối với hộ nông dân sản xuất chè, biến động giá đầu vào và đầu ra của sản phẩm chè đều ảnh hưởng đến giá thành và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chè, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, hiệu quả kinh tế sản xuất chè, các quyết định và chiến lược sản xuất kinh doanh chè của hộ nông dân.

2. Đánh giá một cách khái quát, sự biến động tăng giá của các yếu tố đầu vào làm hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân đang suy giảm. So sánh các hộ nông dân khá với các hộ nghèo thì biến động tăng giá đầu vào gây ảnh hưởng mạnh hơn đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân nghèo.

3. Sự suy giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất chè đã dẫn đến hệ quả là sự phân hóa về chiến lược đầu tư sản xuất giữa các loại hình hộ, các nhóm hộ. Hộ nông dân kiêm chè, các hộ nghèo có xu thế giảm đầu tư phân bón, vật tư nhằm đạt được năng suất cận biên cao nhất và cũng là để giảm tối đa sự phụ thuộc nhiều nhất vào thị trường phân bón khi giá cả lên cao.

3. Kết quả phân tích mô hình hàm sản xuất Cobb-Gouglas cho thấy: Giá bán sản phẩm chè búp tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp của hộ tăng; Giá các yếu tố đầu vào (giá phân bón, giá thuốc trừ sâu, giá nhiên liệu, giá công lao động thuê ngoài) tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp của hộ giảm đi. Tốc độ làm giảm thu nhập của hộ do tăng giá đầu vào cao hơn tốc độ làm tăng thu nhập do tăng giá bán chè làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ giảm.

4. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy gãy khúc cho thấy việc tăng chi phí sản xuất chè do tăng giá đầu vào làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ giảm.

5. Kết quả ước lượng mô hình hàm giới hạn sản xuất (Frontier function) cho thấy các yếu tố đầu vào như phân hoá học kali, phân NPK, thuốc trừ sâu, phân chuồng, công chăm sóc có tác động làm tăng năng suất chè của các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

6. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn khả năng tăng năng suất chè nếu đầu tư thêm các yếu tố đầu vào như phân kali, NPK, phân chuồng và công lao động cùng đồng thời với việc nâng cao trình độ kỹ thuật trồng chè cho các hộ nông dân sản xuất chè.

7. Mức đầu tư tối ưu các yếu tố đầu vào trong sản xuất chè của hộ để thu được lợi nhuận cao nhất được xác định.

8. Luận án chỉ ra được việc tăng giá các yếu tố đầu vào gây cản trở tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè cho các hộ nông dân, từ đó cần có các giải pháp phù hợp.

9. Nhóm giải pháp về quản lý vĩ mô gồm: Hoàn thiện quy hoạch các vùng chè, nâng cao trình độ tập trung chuyên môn hóa của các vùng sản xuất chè trên địa bàn Tỉnh; Phát triển công nghiệp chế biến chè; Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến chè; Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân sản xuất chè; Ổn định thị trường đầu vào đầu ra của sản xuất chè; Hình thành chuỗi giá trị ngành chè.

10. Nhóm giải pháp đối với hộ nông dân gồm: Nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân, nâng cao nhận thức của hộ; Mở rộng diện tích chè giống mới, sử dụng vật tư mới, ứng dụng quy trình; sản xuất khoa học để tiết kiệm chi phí, đạt năng suất cao; Thâm canh sản xuất hợp lý, áp dụng giới hạn tối tưu các đầu vào của sản xuất chè; Nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sin han toàn thực phẩm qua thực hành VIETGAP, tiến tới GLOBAL GAP… để tăng giá bán của sản phẩm chè; Tham gia các hình thức liên kết phù hợp ở mọi khâu của quá trình sản xuất; Chú trọng hoạt động tiếp thị sản phẩm chè, xây dựng thương hiệu, tổ chức mạng lưới tiêu thụ.

Một phần của tài liệu tóm tắt luấn án tiến sĩ ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)