Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam và xu hướng sau khủng hoảng
Trang 1Tiểu luận Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam
và xu hướng sau khủng hoảng
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu xẩy ra củng như bùng cháy lên một ngọn lửa Và ngọn lửa đó bắt đầu cho một đám cháy lớn Ở thế giới này nền kinh tế của mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều
có sự liên kết chặt chẽ và chịu ảnh hưởng nhất định khi tài chính có sự biến động Chứng minh cho điều đó là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ năm 2008 và đã lan tỏa đến Châu Á và Việt Nam chúng ta củng không thoát khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó Cụ thể cuộc khủng hoảng Mỹ đã lan ra thị trường thế giới Các sàn chứng khoán của các nước đã giảm 2 đến 7% Nhiều nền kinh tế đều có đầu tư vào Mỹ, do đó mất giá ở Mỹ sẽ đẩy mạnh mất giá trên toàn cầu Cụt vốn khắp nơi không thể không ảnh hưởng đến đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra, nếu khủng hoảng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vì giảm tiêu dùng như đang hình thành ở Mỹ thì hàng nhập khẩu vào Mỹ
sẽ giảm, đưa đến giảm xuất khẩu của nhiều nước Việt Nam cũng khó tránh khỏi vấn đề này, nhất là thị trường Mỹ vào năm 2008 đã chiếm tới 24% trị giá hàng xuất khẩu của Việt Nam
Khủng hoảng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế của một quốc gia Trong đấy có
cán cân tài khoản vãng lai Và đề tài “Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam và xu hướng sau khủng hoảng” sẻ nói rỏ hơn về tác
động của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam Cụ thể để nói lên vấn đề này chúng ta sẻ lấy cuộc khủng hoảng mới nhất bắt nguồn từ MỸ năm 2008
Với nội dung:
PHẦN MỞ ĐẦU
TÌM HIỂU MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Phần 1: Sơ lược về khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Mỹ năm 2008
Phần 2: Tìm hiểu lý thuyết tài khoản vãng lai.
Phần 3: Phân tích tác động của khủng hoảng tới cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam
như thế nào?
Phần 4: Đưa ra đánh giá nêu ra xu hướng sau khủng hoảng từ năm 2008 đến nay.
Đối tượng và phạm vi là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2010 và Phạm vi nghiên cứu: Các khu vực kinh tế lớn của thế giới như: Mỹ, EU, Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) và đặc biệt là Việt Nam.
TÌM HIỂU MỘT SỐ KHÁI NIỆM
- Khủng hoảng tài chính: là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình Hay nói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính và Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:
+ Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền
+ Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng xếp loại A cũng không thể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng
Trang 3+ Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
- Khủng hoảng tài chính 2008-2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ
CHƯƠNG 1:
SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU BẮT ĐẦU TỪ NƯỚC MỸ
NĂM 2008
1.2 Nguyên nhân hình thành nên cuộc khủng hoảng.
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với cơn "bão" này
Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách hàng Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm
1.3 Diễn biến
Chúng ta hãy đi qua vài mốc thời gian quan trọng năm 2008 để tìm hiểu diễn biến khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ đất nước Mỹ này
* Ngày 11/1/2008: Bank of America ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường
-đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn
* 17 đến 28 /2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock và Đức đưa ngân hàng DZ bank vào danh sách nạn nhân của cuộc khủng hoảng
* 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản
* 11 đến 31 /7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp
và sau đó Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu
* 14 đến 29/9/ 2008: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cp sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers và Phố Wall trở nên tồi tệ, Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị trường tiền tệ, Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn,
Trang 4Washington Mutual Inc (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp
* 1/10: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25)
Và có rất nhiều diễn biến quan trọng khác từ các nước Châu Âu và Châu Á Trong thời gian này
Và nhiều quốc gia đã đưa ra các chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn nữa Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản Sự kiện này tiếp tục châm ngòi cho vụ đổ
vỡ với những tên tuổi lớn khác
Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu Đặc biệt là giá dầu, từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm
đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào 11/7 năm 2008
Bước vào quý IV, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng
Mỹ và EU lại một lần nữa rung chuyển khi vào giữa tháng 12 vụ lừa đảo lớn chưa từng có do Benard Madoff thực hiện bị phanh phui
1.3 – Tác động của cuộc khủng hoảng tới Việt Nam
Mở cửa kinh tế và hội nhập đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nhưng đồng thời cũng khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn khi xảy ra biến động Tác động của cuộc khủng hoảng này có tính hai mặt, song chủ yếu là tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam Do hội nhập chưa đi sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới nên Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định có giới hạn
1.3.1 Tác động trực tiếp
Về phía Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp thì cũng có giới hạn vì Việt Nam chưa hội nhập sâu và tham gia nhiều vào thị trường tài chính thế giới và không tham gia mua bán chứng khoán phái sinh
Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng cho vay giữa các ngân hàng (Libor và Sibor, ) thường được dùng làm lãi suất cơ sở để cho các xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay
Đối với thị trường chứng khoán: có khả năng nhà đầu tư nước ngoài phải thu hồi nguồn vốn và bán chứng khoán Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán Nhà đầu
tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán của Việt Nam
1.3.2 – Tác động gián tiếp
- Tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế:
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố ngày 8/10/2008 của IMF, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại và thất nghiệp gia tăng Thực tế năm 2008, tốc độ này chỉ đạt 6,23% so với mục tiêu đề ra của chính phủ là 7%, mức thấp nhât trong 9 năm qua Khủng hoảng tác động tới mọi tầng
Trang 5lớp dân cư của Việt Nam, trong đó tầng lớp công nhân lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp Sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp gia tăng, thu nhập bị giảm sút
- Tác động đến Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Nghiên cứu tình hình FDI vào Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, về ngắn hạn, khủng hoảng ở
Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam, do dòng vốn đầu tư vào đây đa số đều bắt nguồn từ các nước
và vùng lãnh thổ trong khu vực như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Các nước châu Á chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam Mỹ chỉ đứng thứ 11 trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 419 dự án còn hiệu lực Mặt khác, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thường mang tính dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm Mặc dù vậy, về dài hạn, khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế toàn cầu Và củng có một số ý kiến trái chiều tỏ ra lo ngại hơn về nguồn vốn FDI vào Việt Nam Thứ nhất, do nguồn tín dụng của thế giới đang dần trở nên cạn kiệt, nên các hoạt động đầu
tư trực tiếp và gián tiếp sẽ suy giảm trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng Hơn nữa, do nhu cầu tiêu thụ giảm sút, nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể
- Tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng Kinh tế Mỹ suy thoái đã có tác động tới xuất khẩu của Việt Nam, do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2008 Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ 24% của năm 2008 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008
Cũng cần phải đặt tình hình thương mại của Việt Nam trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc Sức tiêu dùng của người dân Mỹ giảm sẽ tác động tiêu cực đối với hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ Tiêu dùng tại Mỹ giảm, khiến hàng Trung Quốc rẻ hơn
và cạnh tranh hơn với hàng Việt Nam tại thị trường Mỹ Đồng thời, khi hàng Trung Quốc tiêu thụ ở
Mỹ giảm đi, nó chuyển hướng sang các thị trường khác tìm đầu ra mới, có thể đưa vào tiêu thụ tại Việt Nam nhiều hơn, gây áp lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam
Đồng thời, cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và châu Âu Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng giảm
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cũng đã gây ra những biến động chưa từng có về giá
cả xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Những biến động của giá cả trên đã đánh đổ hầu hết các dự báo và tính toán của doanh nghiệp, cũng như hoạch định,
dự kiến của nhà điều hành chính sách Điều này càng gây thêm khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG II TÌM HIỂU LÝ THUYẾT TÀI KHOẢN VÃNG LAI
2.1 – Định nghĩa tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai hay còn gọi là cán cân vãng lai là thước đo mậu dịch quốc tế về hàng hoá và dịch
vụ của một quốc gia Ghi lại những luồng hàng hóa và dịch vụ quốc tế và các khoản thu nhập ròng khác ở nước ngoài
Cán cân thanh toán vãng lai là hiệu số giữa tổng xuất khẩu về hàng hóa dịch vụ với tổng nhập khẩu vrrg hàng hóa dịch vụ
Những giáo dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên nợ (mực đỏ) Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú bgoaif nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên có (mực đen) thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ
2.2 – Các thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai.
a) Cán cân thương mại về hàng hóa và dịch vụ
b) Thu nhập
- Thu nhập từ lao động
- Thu nhập từ đầu tư
c) Chuyễn giao vãng lai
- Chuyển giao của chính phủ
- Chuyển giao vãng lai khác
2.3 - Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai:
Lạm phát
Thu nhập quốc dân
Tỷ giá hối đoái
Các biện pháp hạn chế của chính phủ
- Ảnh hưởng của lạm phát
Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau
Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm
Trang 7- Thu nhập quốc dân:
Nếu mức thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của
các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đĩ sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau Vì
người dân sẽ cĩ xu hướng tiêu dùng hàng nước ngồi nhiều hơn
Tỷ giá hối đối:
Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai
của nước đĩ sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau
Bởi vì hàng hĩa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền
của họ mạnh Kết quả là nhu cầu các hàng hĩa đĩ sẽ giảm
Các biện pháp hạn chế của chính phủ
Nếu Chính phủ một quốc gia áp dụng các hàng rào mậu dịch đối với hàng nhập khẩu, giá của hàng
nước ngồi đối với người tiêu dùng trong nước sẽ tăng trên thực tế Kết quả là nhập khẩu sẽ giảm và
do đĩ làm tăng tài khoản vãng lai
Thu nhập quốc dân tăng cao
hơn tỷ lệ tăng của
các quốc gia khác
Thu nhập quốc dân tăng cao
hơn tỷ lệ tăng của
các quốc gia khác.
Tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm
Tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm
Dẫn đến
TĂNG
GIẢM
Tỷ lệ lạm phát
vãng lai
Tài khoản vãng lai vãng lai
Dẫn đến
Trang 8CHƯƠNG III PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM
Sự khủng hoảng tài chính toàn cầu sẻ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đi chăng nữa thì ít nhiều làm
thay đổi các yếu tố như lạm phát, GDP, tỷ giá… sẽ ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.
- Các nhân tố nội tại tác động đến cán cân tài khoản vãng lai.
3.1 - Lạm Phát
Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau.
Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm.
Theo website http://www.indexmundi.com ta có các số liệu về lạm phát qua các năm từ năm
2008-2011 như sau:
Lạm phát Việt Nam luôn duy trì ở mức cao qua các năm gần đây (2008-2011), và cao nhất là năm
2008 với tỉ lệ lạm phát là trên 24% cùng thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra Điều này
Trang 9quả thật đã gây nhiều khó khăn đối với sự tăng trưởng kinh kế, đồng thời cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân vãng lai trong nước
Giai đoạn 1: Lạm phát nóng
Tốc độ tăng giá tiêu dùng liên tục tăng ở mức 2%/tháng với đỉnh điểm vào tháng 2 và tháng 5
(tăng 3,19 %) Lạm phát được xác định là do cả 3 nhân tố: Chi phí đẩy, cầu kéo, và tăng cung Điều tất yếu phải đến đã đến là cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn(5 tháng đầu năm 2008, chúng ta đã nhập siêu lên đến 40% GDP và 60% giá trị
xuất khẩu Yêu cầu xử lý vấn đề nhập siêu trở nên cấp bách )
Giai đoạn 2: Giao thời - Kiềm chế lạm phát
Trước những ảnh hưởng sâu rộng của lạm phát, chính phủ đă đưa ra các giải pháp kiềm chế lạm phát, tập trung vào việc thắt chặt cung tiền và giảm bớt đầu tư công và hạn chế nhập siêu Được
sự trợ giúp từ việc giá hàng hóa trên thế giới bắt đầu giảm từ mức đỉnh vào tháng 6/2008, tốc độ tăng lạm phát đă được đưa xuống mức dưới 2%/tháng (tháng 7-8/2008) và xấp xỉ 0%/tháng trong tháng 9/2008
Giai đoạn 3: Giảm phát
Việc cắt giảm đầu tư và tiêu dùng nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ cùng với một sự cộng hưởng ngoài ý muốn là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới một sự giảm đột ngột về cầu khiến cho giá nhiều mặt hàng giảm mạnh Tính trong 4 tháng từ tháng 8 đến tháng 11/2008, giá nguyên liệu thế giới giảm 58% với đà giảm gia tăng Giảm phát ở Việt nam có
độ trễ 2 tháng so với nước ngoài và chính thức bắt đầu từ tháng 10/2008 Giống như nhiều nước khác, mối lo ngại của Việt Nam đă chuyển trạng thái từ lạm phát sang giảm phát khi giảm phát xảy ra trong
cả 3 tháng của quýIV/2008…)
Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, đối mặt với những khó khăn dồn dập
từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả năng thanh toán, sức mua, giảm giá)
Trang 10Chỉ số lạm phát đã có dấu hiệu suy giảm từ 8/2008 sau một thời gian dài liên tục tăng cao Theo như
lý thuyết đã nêu thì khi chỉ số lạm phát giảm sẽ làm cho cán cân thanh toán vãng lai tăng lên Tuy nhiên, trong thực tế xảy ra tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai Điều này chứng tỏ cán cân vãng lai chịu nhiều sự tác động khác
Qua nghiên cứu trên cho ta thấy, mặc dù lạm phát trong nước có giảm nhưng vẫn còn rất cao so với các nước trên Điều này đã làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt tương đối so với nước ngoài
Cầu nước ngoài về hàng hóa trong nước giảm
Cán cân thương mại giảm Đồng thời do giá cả đắt lên nên lượng khách du lịch nước ngoài giảm Tất cả các yếu tố này hội tụ lại đã làm thâm hụt tài khoản vãng lai
Tuy nhiên, lại một lần nữa là sự giảm phát trong trường hợp này là kết quả từ những can thiệp của chính phủ nhằm đối phó lại tình trạng khủng hoảng tài chính toàn cầu, bình ổn nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán vãng lai
3.2 - Thu nhập quốc dân
Tác động của khủng hoảng đến Tổng thu nhập Quốc Dân của Việt Nam làm thay đổi cán cân tài khoản vãng lai :
Theo lý thuyết Cán Cân tài Khoản Vãng lai ta có:
Thu nhập quốc dân tăng cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác
Tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Vậy GDP Việt Nam và các Các bạn hàng của Việt Nam, điều này thể hiện như thế nào trong năm khủng hoảng 2008, và những năm sau này
Sau khi bị ảnh hưởng của khủng hoảng Kinh tế Châu Á 1997 Kể từ năm 2002 GDP Việt Nam luôn tăng, và duy trì ở mức cao, cho tới Năm 2008, Khi mà Cuộc Khủng hoảng tài Chính Mỹ nổ ra và lan
nhanh thành khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng GDP của Việt Nam Ở mức 6.2% trong năm
2008 và tiếp tục giảm xuống còn 5.32% ở năm 2009 và đến năm 2011 thì GDP tăng 5.89%.