1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG từ CUỘC KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH THẾ GIỚI đến TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY sản của VIỆT NAM

28 489 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 434,5 KB

Nội dung

GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM A. PHẦN MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có hơn 3260 km bờ biển, 112 cửa sông rạch, hơn 2 triệu km 2 thềm lục địa, hơn 1 triệu km 2 mặt nước, và tiềm năng thủy hải sản phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành thủy sản. Vì vậy, thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, và là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Từ đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nước Mỹ. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan ra thị trường thế giới và tác động mạnh tới các nền kinh tế lớn như EU, Nhật Bản. Do khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các nước phát triển này lại là những thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm xuất khẩu từ các nước đang phát triển (trong đó Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của thế giới), rõ ràng sự biến động nền kinh tế của các nước phát triển sẽ có tác động lớn đến nhiều ngành sản xuất của các nước đang phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam có nhịp độ chậm hơn so với các nền kinh tế khác nhưng ảnh hưởng của khủng hoảng đến Việt Nam thật sự nghiêm trọng, và lĩnh vực chịu tác động đầu tiên tại Việt Nam chính là hoạt động xuất, nhập khẩu, cho nên xuất khẩu thủy sản không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của khủng hoảng. Trong khi đó, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng, cũng như tỷ trọng khá cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt nam , kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và là một SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá giá trị xuất khẩu hàng hoá công nghiệp còn thấp thì việc không ngừng tăng nhanh giá trị xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng không chỉ với hiện tại mà cho cả tương lai. Tuy rằng hiện nay khủng hoảng kinh tế đã được ngăn chặn, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng trở lại nhưng những hệ lụy của nó vẫn còn tác động đến nền kinh tế, xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản, và để khắc phục những khó khăn đang hạn chế sự phát triển của ngành thủy sản, nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, ngăn ngừa những tác động bên ngoài đến xuất khẩu thủy sản, cần đánh giá được những yếu tố tác động đến khả năng phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới và tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển xuất khẩu - tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ” II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Mục tiêu chung: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam, qua đó phân tích tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra các phương hướng giải quyết nhằm tối thiểu hóa những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 2. Mục tiêu cụ thể:  Nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2008-2010: đi sâu phân tích các vấn đề về tốc độ tăng trưởng, qui mô xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu.  Phân tích những khó khăn gặp phải của hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam do những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế  Đề xuất các giải pháp kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sau khủng hoảng. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Không gian nghiên cứu: - Lãnh thổ nước Việt Nam. 2. Thời gian nghiên cứu: - Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2010. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp tiếp cận: - Số liệu thứ cấp được thu thập qua: + Các báo cáo hằng năm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. + Các báo cáo từ Cục Thống kê. + Các báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP. + Các nghiên cứu trước đây. + Số liệu thống kê từ báo, đài, tạp chí, Internet. 2. Phương pháp phân tích: - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân tích bộ số liệu được thu thập nhằm tìm hiểu được thực trạng ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. - Từ các kết quả nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định tính đưa ra một số giải pháp kinh tế để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta. SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu: Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới . Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khoá” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế . Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp . Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt độnh kinh doanh của mình. Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : Xuất khẩu hành hoá hữu hình, hàng hoá vô hình (dịch vụ) ; xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận ; xuất khẩu gián tiếp (hay ủy thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận. Gắn liền với xuất khẩu hàng hoá hữu hình, ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển. 1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu: 1.1. 2.1. Ý nghĩa lý luận: Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuỵêt đối , lợi thế tương đối của đất nước và kích thích các ngành kinh tế phát triển , góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế nguyên liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá thành cao. Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam á, Mỹ nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế. Thông qua hoạt động xuất khẩu, đưa thương hiệu hàng hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới. 1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn: Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm mới cho người lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như nhận thức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu. Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có tiềm năng về xuất khẩu. Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu nhập Quốc dân. Xuất khẩu đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam đút kết kinh nghiệm của quốc tế trong kinh doanh. 1.2. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1.2.1. Khái niêm về khủng hoảng tài chính: Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Khủng hoảng tài chính diễn ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung, nhu cầu tiền mặt của người dân hay các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với tình trạng suy thoái kinh tế thế giới kéo dài. − Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính là: + Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. + Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. + Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế Theo quy luật của sự phát triển khi lên đến điểm phát triển cực đại chịu tác động mạnh mẽ về nền kinh tế, chính trị, xã hội, nền kinh tế đó sẽ chuyển sang chu kỳ đi xuống suy thoái khủng hoảng, khủng hoảng tài chính bao gồm khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ nần. Khủng hoảng tiền tệ:  Theo nghĩa hẹp khủng hoảng tiền tệ thường gắn liền với chế độ tỉ giá hối đoái cố định tức trong hoàn cảnh hết sức bị động nhưng kinh tế đi xuống hoặc vấp phải làn sóng đầu cơ cực lớn một quốc gia đang áp dụng chế độ tỉ giá cố định sẽ phải tiến hành điều chỉnh chế độ này ở trong nước và chuyển sang áp dụng chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi, và mức độ tỉ giá hối đoái mà thị trường quyết định thường cao hơn rất nhiều so với mức độ tỉ giá mà Chính phủ cố gắng duy trì. Mức biến đổi tỉ giá hối đoái thường rất khó kiểm soát, hiện tượng này chính là Khủng hoảng tiền tệ.  Theo nghĩa rộng khủng hoảng tiền tệ là hiện tượng chỉ mức độ biến động của tỉ giá hối đoái vượt quá phạm vi mà một quốc gia có thể gánh chịu. Khủng hoảng ngân hàng: là hiện tượng ngân hàng can thiệp quá sâu hoặc cho doanh nghiệp vay vốn và có hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán…quỹ tín dụng được đầu tư quá nhiều cho bất động sản và những lĩnh vực phi sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính kinh tế, tỉ lệ nợ xấu quá lớn khiến hoạt động kinh doanh tiền tệ bị trì trệ dễ dẫn đến nguy cơ phá sản. Khủng hoảng nợ nần: là cuộc khủng hoảng xảy ra ở một số nước đang phát triển. Vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20, có nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nguồn vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó quan trọng nhất là chỉ tiêu tỉ lệ thanh toán nợ nước ngoài tức tỷ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trong một năm trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả quốc gia đó trong năm đó hoặc một năm trước đó. Bình thường chi tiêu này thường nằm dưới 20%, nếu vượt quá 20% chứng tỏ lượng vay nước ngoài của quốc gia đó quá lớn. SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế 1.2.2. Diễn biến và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới: 1.2.2.1. Diễn biến: Để giúp nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ kéo dài (một phần lớn bị tác động bởi sự kiện 11/09/2001 nước Mỹ bị khủng bố và Mỹ tấn công Afghanistan, Iraq), Thống đốc Hệ thống Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục điều chỉnh hạ thấp lãi suất từ 6% xuống còn 1% vào ngày 25/06/2003. Từ đó dẫn đến các ngân hàng thương mại cũng hạ lãi suất cho vay (từ 9- 10%/năm xuống còn 4-5%/năm). Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương được nới lỏng, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cũng được mở rộng theo, nhiều khoản vay mua nhà dưới chuẩn được thực hiện với sự tiếp sức của các môi giới tín dụng và môi giới bất động sản. Theo ước tính của các chuyên gia thì dư nợ cho vay dưới chuẩn tăng từ 160 tỉ USD năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn đến lo ngại về lạm phát, FED đã liên tục điều chỉnh lãi suất từ 1% lên 1.25, 1.5, …và 5.25% vào ngày 30/06/2006, kéo theo lãi suất ngân hàng thương mại tăng từ 4% lên 8-9%/năm. Các khoản tiền lãi vay phải trả của những người mua nhà đã gia tăng mạnh và đe dọa khả năng trả nợ. Thị trường bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt giảm giá trị, … nợ quá hạn, nợ khó đòi gia tăng và đó là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ hiện nay. Từ ngày 15/9/2008 cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Mỹ, sau đó lan rộng trở thành khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu. Cho đến nay, Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất; riêng Mỹ, IMF đã nâng mức dự báo về những thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ gây ra lên đến 1.400 tỷ USD. Một số nước khác có thị trường vốn liên thông với Mỹ và châu Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp; riêng thị trường tài chính các nước châu Á và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ chưa lớn. Cho đến nay có tới 89 ngân hàng, công ty bảo hiểm lớn ở Mỹ và châu Âu bị buộc phải phá sản, bị quốc hữu hoá hoặc bị các ngân hàng khác mua lại: SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế Ngân hàng Lehman Brothers phá sản; các ngân hàng Bear Stearns, Merrill Lynch, Wachovia, Washington Mutual bị bán cho các ngân hàng khác; công ty bảo hiểm AIG của Mỹ, các ngân hàng Northern Rocks, Bradford&Bingley của Anh, ngân hàng Fortis, Dexia của Bỉ,… bị quốc hữu hoá hoặc nhận các khoản hỗ trợ tài chính từ Chính phủ các nước. Chính từ diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng giới chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008: FED thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng” trong nhiều năm trước đây, lãi suất cho vay thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay mua bất động sản, đối với cả khách hàng không đủ điều kiện vay vốn; Thị trường tài chính, tín dụng ở Mỹ và châu Âu phát triển theo hướng tự do hoá nhưng thiếu lành mạnh; cho phép các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ. Lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm đối với khả năng thanh toán của các ngân hàng và sự suy giảm mạnh của kinh tế Mỹ, châu Âu và thế giới đã kéo theo tình trạng bán tháo chứng khoán, hạn chế cho vay trên thị trường. 1.2. 2.2. Nguyên nhân: Nguyên nhân căn bản gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiên nay là các vấn đề liên quan đến thị trường nhà ở thế chấp, thêm vào đó tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính thế giới cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá cổ phiếu giảm mạnh và thị trường tín dụng bị thu hẹp. Thứ nhất, giá hàng hóa leo thang, đặc biệt là giá vàng và giá dầu, giá vàng tăng 54%, trong khi giá dầu tăng tới 91% trong năm 2008. Thứ hai, các ngân hàng trên thế giới đồng loạt thua lỗ, các ngân hàng và các định chế tài chính có thể thua lỗ 1 tỷ USD từ cuộc khủng hoảng tín dụng do khủng hoảng nợ dưới chuẩn cho vay cầm cố. Theo thống kê, trong năm 2008 các ngân hàng thông báo đã thua lỗ gần 500 tỷ USD, quỹ tiền tệ thế giới IMF cho rằng các ngân hàng này chỉ có thể có khả năng tăng vốn để khôi phục lại 2/3 tài sản đã bị mất. Chính vì vậy, so với những năm trước các ngân hàng sẽ áp dụng nhiều chế độ để thắt chặt cho vay. Thứ ba, thị trường tín dụng đóng băng, các khoản vay thế chấp đã giảm hẳn trong năm 2008, trong đó khoản vay thế chấp thương mại hoàn toàn bị mất trên biểu đồ. SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế Thứ tư, thị trường địa ốc sụp đổ, thị trường nhà ở của Mỹ phát triển thành bong bong từ năm 2001. Người Mỹ đồng loạt đi vay tiền mua nhà ở cho dù năm 2004, 2005 lãi suất các khoản vay đã được đẩy lên cao, khi tình hình kinh tế khó khăn thì giá nhà hạ xuống mạnh. Từ cuối năm 2008, bong bóng nhà ở bắt đầu xẹp hơi khiến nền kinh tế chao đảo. Có thể thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là do tỉ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP vượt quá giá trị mà có thể đảm bảo một sự phát triển ổn định trong tương lai. SV: Quách Kim Ngân – 4084959 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 2.1. VỊ TRÍ CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU VIỆT NAM Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng giá trị trung bình đạt 18%/năm. Hiện hàng thuỷ sản Việt Nam đang có mặt ở 120 nước và vùng lãnh thổ, góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. Sự tăng trưởng ổn định của ngành thủy sản trong thời gian qua đã giữ được vị thế của Việt Nam là một cường quốc thủy sản lớn trên thế giới, đứng thứ 12 về sản lượng khai thác, thứ 6 về giá trị xuất khẩu và đứng thứ 3 về nuôi các loài thủy sản. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhất là sau 20 năm đổi mới, ngành thủy sản nước ta đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hút được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác nhau tham gia đầu tư. Tốc độ tăng trưởng của ngành luôn ở mức cao, sản lượng không ngừng tăng lên, năm 1985 đạt 1,161 triệu tấn, đến năm 2008 đã lên tới 4,6 triệu tấn (tăng gần gấp 4 lần), trong đó, khai thác hải sản tăng 2,35 lần; nuôi trồng thủy sản tăng 8,82 lần. Cả nước đã hình thành một hệ thống chế biến thủy sản, công nghệ hiện đại với 350 nhà máy, tạo ra sản phẩm xuất khẩu chinh phục nhiều thị trường lớn trên thế giới. Về nuôi trồng thủy sản đã chuyển từ thủ công truyền thống sang nền sản xuất công nghiệp hiện đại. 2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2008- 2010 2.2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2008: 2.2. 1.1 . Thị trường xuất khẩu: Năm 2008 khép lại với nhiều khó khăn chung của nền kinh tế như lạm phát gia tăng trong khoảng 6 tháng đầu năm, khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng vào cuối năm đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Tuy nhiên năm 2008 là một năm thắng lợi đối với ngành thủy sản, với SV: Quách Kim Ngân – 4084959 10 [...]... phục hồi dần dần của mặt hàng thủy sản xuất khẩu này SV: Quách Kim Ngân – 4084959 20 GVHD: Tống Yên Đan Chuyên đề Kinh Tế CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 3.1.1 Khó khăn: - Do vị thế đặc biệt của Mỹ: • Là trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới • Là nhà... PHÁP ĐƯA XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VƯỢT QUA NHỮNG HỆ LỤY CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI, ĐỒNG THỜI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG 3.2.1 Đối với tổng thể ngành xuất khẩu thủy sản: Để thoát khỏi khủng hoảng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc giảm thiểu chi phí, chấp nhận thu hẹp lợi nhuận, tăng cường hoạt động tiếp thị, níu giữ lao động có tay... chiến lược của thủy sản Việt Nam Thủy sản khô của Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 50 nước trên thế giới, ASEAN, Trung Quốc & Hàn Quốc là các nhà nhập khẩu thủy sản khô lớn nhất của nước ta Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 6.258 tấn thủy sản khô với tổng trị giá xấp xỉ 24,2 triệu USD Trong đó, riêng tháng 3/2010, cả nước xuất khẩu SV:... hàng xuất khẩu: Trong 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào EU: cá tra, basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007 2.2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2009: 2.2.2.1 Thị trường xuất khẩu: Năm 2009, các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lại chính là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt. .. nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản Đây cũng sẽ là khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Bên cạnh những khó khăn thách thức được dự báo, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công Xuất khẩu ngành thủy sản quý 1- 2010 đạt trên 895 triệu USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2009 Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hầu hết các thị trường xuất khẩu. .. doanh số xuất khẩu tăng 21% so với năm 2007 đưa doanh số của ngành thủy sản lên trên 4,5 Tỷ USD, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản Xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm 2007 Sản lượng thủy sản thời kỳ 2000 – 2008 Năm Tổng sản lượng thủy sản (triệu tấn) Sản lượng khai thác thủy sản (triệu tấn) Sản lượng nuôi trồng thủy sản (triệu... 3,36 3,76 4,50 Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,58 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt 2,45 triệu tấn và khai thác đạt 2,13 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới Liên minh Châu Âu (EU) giữ vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc... ii Khủng hoảng tài chính Mỹ tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là EU và Nhật Bản – đây là hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Do tác động của khủng hoảng, người dân tại các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, các ngân hàng trên thế giới thực hiện chính sách thắt chặt tiền tề, cho nên các nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán do khó khăn về tài. .. So với năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 giảm 1,6% về khối lượng và 5,7% về giá trị Xuất khẩu sang thị trường EU - nhà nhập khẩu lớn nhất thuỷ sản Việt Nam, chiếm 25,8% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm mạnh 4,2% về giá trị, đạt 1,096 tỷ USD, trong đó 5 thị trường đơn lẻ trong khối là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Bỉ chiếm 64% tổng nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam Xuất khẩu sang Italia... khẩu thủy sản lâu nay được nhắc đến với những cá tra, cá basa, tôm đông lạnh, tươi sống Tuy nhiên, một thị trường cũng rất nhiều triển vọng là xuất khẩu thủy sản khô lại chưa được khai thác mạnh Năm 2010 được đánh giá là năm thành công của xuất khẩu thủy sản khô Việt Nam Mặt hàng này sẽ có những đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả ngành thủy sản và sẽ là mặt hàng xuất khẩu . Chuyên đề Kinh Tế TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM A. PHẦN MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có hơn 3260. động của khủng hoảng tài chính thế giới đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra các phương hướng giải quyết nhằm tối thiểu hóa những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 2. Mục tiêu cụ thể:  Nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2008-2010:

Ngày đăng: 21/08/2015, 23:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w