Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng (Trang 25 - 35)

vấn đề mà công ty cần giải quyết vì sức sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu không đạt được như mong muốn. Công ty cần nâng cao hơn nữa chỉ số ROE

1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm2008 2008

Bảng 1.5: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 đến năm 2008

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu 1.384.997.779.489 1.150.536.096.326 562.153.042.096 1.056.881.066.556 2. Giá vốn hàng bán 1.286.461.266.869 1.062.399.156.910 532.903.331.037 1.005.576.895.237 3. Lợi nhuận gộp 98.536.512.620 88.136.939.416 29.249.711.059 51.304.171.319 4. Doanh thu hd tài chính 2.370.481.252 1.949.322.443 1.140.959.835 2.121.575.302 5. CP tài chính 993.316.625 2.826.875.446 1.169.316.459 2.334.520.432 6. CP bán hàng 65.442.814.154 67.023.455.863 20.543.032.608 32.744.980.296 7. CP quản lý dn 21.417.314.036 18.750.400.734 5.543.061.455 12.860.546.317 8. LN thuần 13.053.549.057 1.485.529.816 3.135.260.372 5.485.699.5766 9. Thu nhập khác 7.703.173.497 4.482.330.836 779.883.548 4.179.411.272 10. CP khác 5.177.949.863 1.777.281.131 143.998.311 2.482.691.425 11. LN khác 2.525.223.634 2.705.049.705 638.885.237 1.696.719.847 12.Tổng LN trước thuế 15.578.772.691 4.190.579.521 3.774.145.609 7.182.419.423 13. Thuế TNDN 4.481.889.353 2.527.170.677 1.306.504.450 2.330.665.587 14. Chi phí thuế TNDN 0 964.289.138 249.743.679 386.693.632

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh hoãn lại 15. LN sau thuế 11.096.883.338 2.627.697.982 2.717.384.838 5.238.447.468 ( Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét:

- Qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm từ 2005 đến 2008 ta có thể nhận thấy. Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đã có những biến động nhất định, năm 2005 thì lợi nhuận rất cao đạt 11.096.883.338 đồng nhưng đến các năm 2006 sụt giảm nghiêm trọng, đến năm 2007 đã tăng lên 2.717.384.838 đồng và đến hết năm 2008 thì đã đạt 5.238.447.468 đồng. Điều này chứng tỏ hiện nay công ty đã bắt đầu phát triển trở lại sau khi cổ phần hóa. Công ty đã vượt qua được những khó khăn bước đầu khi cổ phần hóa từ tháng 7/ 2007.

- Chi phí bán hàng cuả công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nó phù hợp với quá trình cổ phần hóa của công ty, làm bộ máy quản trị cũng như các kênh bán hàng nhẹ gọn và mang lại hiệu quả. Giảm bớt các chi phí không cần thiết để làm giảm giá bán.

- Bên cạnh cùng chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đang giảm dần theo xu hướng phát triển của công ty.

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 2.1. Quy trình tiêu thụ xi măng

2.1.1 Phương thức tiêu thụ xi măng của công ty :

Công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị trung gian đứng giữa người sản xuất và tiêu dùng xi măng. Phương thức kinh doanh của công ty là mua đứt bán đoạn, là công ty mua xi măng của nhà máy sản xuất sau đó bán lại cho các đơn vị và người tiêu dùng có nhu cầu.

Hiện nay công ty có các phương thức tiêu thụ xi măng như sau: * Căn cứ vào địa điểm giao hàng có

+ Bán hàng tại ga, bến cảng:

Với phương thức này xi măng được vân chuyển từ các nhà máy xi măng về tập trung tại các nhà ga, bến cảng theo đúng hợp đồng đã kí kết của công ty với các nhà máy. Tại đây, Công ty thuê 1 số xà lan, toa tàu để cất trữ và vận chuyển xi măng cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã kí kết. Theo phương thức tiêu thụ này thì công ty đã giảm tối thiểu các chi phí trung chuyển. Với lợi thế của phương tiện đường sắt cũng như đường thủy thì nó phù hợp cho quy mô vận chuyển đường dài và số lượng lớn sẽ làm cho chi phí vận chuyển trên 1 khối lượng đơn vị sản phẩm nhỏ đi rất nhiều. Chính vì thế giá cả vận chuyển bằng phương thức này sẽ giảm xuống, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Chính vì thế hiện nay đang được công ty khuyến khích rất nhiều. Tuy nhiên, để thực hiện phương thức này thì công ty phải cố gằng tìm kiếm những đối tác kinh doanh sử dụng số lượng lớn xi măng như các công ty xây dựng, các nhà thầu xây dựng,…

+ Bán hàng tại kho, tại các cửa hàng đại lý của công ty:

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

Xi măng sau khi qua các trạm tiếp nhận thì sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện như đường thủy, đường sắt và đường bộ rồi sẽ được chuyển về các kho hàng, các cửa hàng rồi sau đó mới bán cho khách hàng. Với phương thức tiêu thụ này thì giá bán xi măng thường cao hơn do nó còn phát sinh chi phí lưu kho, chi phí bốc vác vận chuyển, chi phí bán hàng.

+ Bán hàng tại chân công trình:

Đây là phương thức tiêu thụ mà công ty sẽ là người trực tiếp giao hàng cho khách hàng có nhu cầu tại chân các công trình xây dựng, đảm bảo đủ số lượng cũng như chất lượng của xi măng. Phương thức tiêu thụ này thường áp dụng cho khách hàng mua với số lượng lớn hoặc các nhà thầu, công ty xây dựng.

+ Bán hàng tại các đầu mối giao thông:

Với phương thức tiêu thụ này thì công ty có trách nhiệm giao xi măng cho khách hàng tại các đầu mối giao thông như đã định, rồi khách hàng sẽ chủ động vận chuyển xi măng về bằng các phương tiện giao thông khác. Với phương thức này thì khách hàng mua xi măng thấp hơn so với mua xi măng tại kho và các đại lý.

* Căn cứ vào quy mô của đơn hàng và các hình thức thanh toán:

- Bán trực tiếp cho khách hàng thông qua các hệ thống cửa hàng, các đại lý của công ty

- Bán thông qua các hợp đồng kinh tế: Hình thức này chỉ áp dụng cho khách hàng là thành viên của tổng công ty công nghiệp xi măng Vệt Nam, hoặc các công ty xây dựng mua xi măng với số lượng lớn và ổn định.

* Căn cứ vào các hệ thống của công ty

+ Phương thức tiêu thụ qua hệ thống trực thuộc của công ty: Đó là các đơn vị thành viên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xi măng như : phòng thị trường và chi nhánh tại : Thái Nguyên, văn phòng đại diện tại Lào Cai. Vĩnh phúc, và Phú Thọ. Phương thức tiêu thụ sản phẩm xi măng qua hệ thống trực thuộc công ty luôn đảm bảo được lợi ích chung của xã hội, đảm bảo được việc làm cho người lao động, nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

là lực lượng lao động do cơ chế cũ trước đây để lại. Tất cả các kênh bán hàng theo hệ thống này đều nằm trong vòng kiểm soát của công ty, nó phải thực hiện đúng những quy định của công ty về chính sách giá bán, chính sách khuyến mại, mức độ dự trữ hàng hóa để cân đối cung-cầu trên thị trường. Hệ thống này đã thực sự trở thành công cụ để công ty thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường xi măng ở phía Bắc; phương thức tiêu thụ này để bảo vệ rất tốt lợi ích người tiêu dùng.

Nhược điểm của phương thức này là phát sinh quá nhiều đầu mối, có nhiều mối quan hệ chồng chéo, bộ máy tổ chức cồng kềnh, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất rất lớn, chi phí lưu thông tiêu thụ cao, gây ra sự cạnh tranh nội bộ, làm giảm khả năng cạnh tranh của toàn công ty. Nhược điểm lớn nhất của phương thức này còn thể hiện ở chỗ lợi ích vật chất của các công ty sản xuất xi măng bị hạn chế do việc hình thành giá cả thị trường không xuất phát từ quan hệ cung-cầu, mà thường xuất phát từ biện pháp hành chính, đã làm giảm lợi nhuận của người sản xuất. Lượng dự trữ hàng hóa tăng cao mỗi khi cầu lớn hơn cung đã làm cho vốn bị ứ đọng nhiều, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động... gây thiệt hại cho người sản xuất hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh của công ty

+ Phương thức tiêu thụ qua các nhà phân phối của công ty: Hệ thống tiêu thụ qua các nhà phân phối đã tạo được điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó phù hợp với quy mô sản xuất lớn đại công nghiệp; người sản xuất không phải đầu tư nhiều vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất hệ thống cửa hàng, kho tàng... của khâu tiêu thụ. Tiêu thụ qua hệ thống này làm giảm nhiều chi phí của quá trình tiêu thụ sản phẩm; giảm bớt được rất nhiều đầu mối, giảm bớt được nhiều mối quan hệ giữa công ty sản xuất xi măng với các khách hàng; tạo được điều kiện tốt để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh Thương mại. Mặt khác, có khả năng huy động các nhà phân phối hoạt động có hiệu quả nhất trong công việc tìm kiếm và khai thác thị trường. Chính vì vậy, mà phương thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, hệ thống này không nằm trong vòng kiểm soát của công ty cho nên đã bộc lộ những hạn chế không nhỏ, khi hoạt động nó tạo ra những trở ngại nhất định cho

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

việc thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường miền Bắc. Các nhà phân phối luôn có ý thức tìm kiếm lợi nhuận tối đa, vì vậy việc hình thành giá cả ở giai đoạn từ nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng công ty khó có thể kiểm soát được, nhất là vào những lúc nhu cầu thị trường tăng cao

2.1.2 Sơ đồ hệ thống kinh doanh của công ty:

Hệ thống kinh doanh của công ty nó mang yếu tố quyết định đối với sự thành công hay thất bại của công ty trong lĩnh vực mà mình kinh doanh. Bên cạnh những yếu tố về quy mô cũng như số lượng các kênh phân phối, cá kênh trung gian thì yếu tố về sự phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của sản phẩm,…thì nó mới tạo nên hiệu quả cho một hệ thống kinh doanh tốt. Công ty cổ phần thương mại xi măng cũng ko nằm ngoại lệ đó. Với những đặc trưng riêng của xi măng thì hệ thống kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống kinh doanh tiêu thụ của công ty

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Công ty cổ phần thương mại xi măng

Phòng tiêu thụ Chi nhánh và NPP tại

các tỉnh

Đại lý Cửa hàng CTy Đại lý

Người tiêu dùng Người tiêu dùng

Cửa hàng Cty

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

Các bộ phận cấu thành nên hệ thống kinh doanh tiêu thụ của Công ty: a. Các chi nhánh và các văn phòng đại diện

Hiện nay công ty có 1 chi nhánh và 4 văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ bán xi măng cho khách hàng hoặc cung cấp cho các nhà phân phối cấp 2:

- Chi nhánh tại Thái Nguyên. Địa chỉ: Số 8/1 đường Cách mạng tháng 8, tổ 15 Phường Phú Xá Thành phố Thái Nguyên. Công ty tổ chức tiêu thụ xi măng qua các cửa hàng và các đại lý. Hiện nay chi nhánh Thái Nguyên quản lí địa bàn 2 tỉnh là Bắc Cạn và Cao Bằng.

- Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc Địa chỉ: số 357 Mê Linh phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Văn phòng đại diện tại Phú Thọ. Địa chỉ: số 2446 đại lộ Hùng Vương, phường Vân Cơ, Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

- Văn phòng đại diện tại Lào Cai. Địa chỉ: số 179 Nhạc Sơn, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Văn phòng đại diện tại Yên Bái. b. Phòng tiêu thụ xi măng:

Hiện nay phòng tiêu thụ xi măng quản lý 100 cửa hàng và đại lý ở Hà Nội + Do số lượng các cửa hàng và đại ký trên địa bàn Hà Nội nhiều nên vai trò của chúng là rất quan trọng trong việc quản lý, điều tiết xi măng và bình ổn giá xi măng trên thị trường, quản lý và dự trữ xi măng, quản lý chất lượng cũng như giá xi măng bán lẻ cuối cùng. Có thể nói, các cửa hàng là bộ phận quan trọng giúp Công ty có thể nắm được chính xác và kịp thời các diễn biến tình hình tiêu thụ xi măng trên thị trường, từ đó giúp công ty có những điều chỉnh phù hợp.

+ Các cửa hàng của Công ty:

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là các cửa hàng của công ty mở ra và giao cho cán bộ nhân viên của chính công ty quản lý. Cơ sở vật chất thiết bị do Công ty đầu tư và nhân viên của cửa hàng trực tiếp tham gia tiêu thụ xi măng.

+ Các của hàng đại lý xi măng của công ty:

Để có thể kinh doanh các sản phẩm xi măng cuả công ty, thì các chủ cửa hàng đại lý bên cạnh việc phải tự mình bỏ vốn đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị thì cũng phải có những tiêu chuần nhất định như: vị trí kinh doanh tốt, có khả năng và năng lực về tài chính, có uy tín,……Sau khi kí kết các hợp đồng, thì công ty sẽ vận chuyển và bàn giao xi măng cho các cửa hàng. Và các cửa hàng này phải bán xi măng theo giá mà công ty đã quy định. Sau khi cửa hàng đã bán hết lượng xi măng thì cửa hàng sẽ nhận được 1 khoản hoa hồng . Hiện nay công ty đã có 1 mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên 14 tỉnh thành phía Bắc. Tuy nhiên sự phân bố các cửa hàng này ko đồng đều mà chủ yếu tập trung ở Hà Nội, thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty. Ta có bảng thể hiện số lượng cửa hàng cũng như các đai lý của công ty:

Bảng 2.1: Hệ thống các của hàng và đại lý của CTCPTMXM

STT Địa bàn Tổng Đại lý Cửa hàng

1 TP Hà Nội 100 26 74

2 CN Thái Nguyên 20 14 6

Tại các văn Phòng đại diện của công ty tại 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái thì có các nhà phân phối cấp 2.

c. Khách hàng của công ty:

Hiện nay khách hàng của công ty bao gồm:

- Khách hàng mua lẻ xi măng với số lượng ít: Với khách hàng này khi đến mua xi măng tại các cửa hàng bán xi măng của công ty sẽ được mua xi măng đúng với giá mà công ty đã quy định, phương tiện vận chuyển do chính khách hàng chủ động.

- Khách hàng đặt mua với số lượng lớn: Khách hàng đặt mua xi măng với số lượng lớn tại công ty như: các công ty xây dựng, các nhà thầu xây dựng,…sẽ mua xi măng với số lượng lớn. Khi khách mua hàng với đơn đặt hàng với số lượng lớn sẽ

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

được được giảm giá chiết khấu, giảm giá cước phí vận chuyển cũng như các khuyến mãi bằng tiền cũng như hiện vật.

Nhận xét:

Qua sơ đồ hệ thống kinh doanh cũng như mật độ cũng như quy mô của các cửa hàng và đại lý phân phối xi măng của công ty ta rút ra những nhận xét sau:

+ Hệ thống kinh doanh của Công ty được phân thành các cấp rất rõ ràng như sau: Công ty ( với vai trò là nhà phân phối cáp 1) rồi đến các đại lý ( nhà phân phối cấp 2) sau đó đến người tiêu dùng . Có thể nhận thấy một điểu rằng khi mua xi măng với số lượng lớn thì khi mua trực tiếp ở nhà phân phối cấp 1( hay trực tiếp từ công ty) thì giá cả sẽ giảm hơn rất nhiều khi mua qua các nhà phân phối cấp 2,...

+ Hệ thống các của hàng của công ty hiện nay đã và đang kinh doanh có hiệu quả và cần được hoàn thiện hơn nữa.

2.1.3 Các quy định về chính sách giá cả:

Hiện nay, giá cả xi măng là một trong những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng (Trang 25 - 35)