Các quy định về chính sách giá cả:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng (Trang 33 - 34)

Hiện nay, giá cả xi măng là một trong những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ xi măng cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Hiện nay thị trường xi măng không còn độc quyển như trước kia nữa, đã xuất hiện thêm những nhà máy xi măng lò đứng của các địa phương tự đứng ra sản xuất cũng như các nhà máy xi măng liên doanh. Mà chất lượng xi măng của các nhà máy này cũng không thua kém chất lượng của các nhà máy xi măng của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Chính vì thế giá cả chính là một trong những yếu tố quan trọng đến việc người tiêu dùng chọn mua loại xi măng này hay loại xi măng kia.

Hiện nay mục tiêu của công ty là tối thiểu hóa các chi phi để xi măng đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất, vì thế công ty phải tối thiểu hóa chi phí lưu thông và chi phí lưu kho. Chính những loại chi phí này nó làm tăng giá của xi măng, làm giảm tính cạnh tranh cuả công ty trên thị trường xi măng. Hiện nay Công ty luôn giữ một lượng hàng tồn kho nhất định theo quy định của Tổng công ty công Nghiệp xi măng Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng trong cơ cấu giá

Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

thành của sản phẩm có 2 chi phí sẽ làm giá xi măng tăng lên đó chính là chi phí vận chuyển- bốc xếp và chi phí lưu kho.

Giá bán xi măng của Công ty = Giá vốn + Giá cước vận chuyển+ bốc xếp + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong đó:

- Giá vốn: Nó được thể hiện trong các hợp đồng mà công ty kí kết với các nhà máy sản xuất xi măng.

- Giá cước vận chuyển- bốc xếp : Trong thời kì hiện nay, giá cước vận chuyển có ảnh hưởng rất lớn đến giá xi măng khi đến tay người tiêu dùng.. Chi phí bao gồm toàn bộ chi phí từ khi nhận xi măng tại các đầu mối rồi vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

- Chi phí chung: Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu kho,..

Hiện nay, việc xây dựng chính sách giá như thế nào là 1 vấn đề then chốt của công ty, một mặt công ty phải có một mức giá đủ khả năng cạnh tranh với các loại xi măng liên doanh cũng như xi măng lò đứng đang xuất hiện tràn lan trên thị trường, mặt khác mức giá này còn phải đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh xây dựng mức giá bán hợp lý cho xi măng thì công ty còn các chính sách hỗ trợ tùy thuộc vào từng thời điểm như có thể tăng chi phí bán hàng hoặc khuyến mãi các đại lý để tăng khả năng tiêu thụ xi măng. Sau khi cổ phần hóa thì nhiệm vụ của công ty hiện nay chính là lợi nhuận và cổ tức hàng năm cho các cổ đông thì vẫn còn nhiệm vụ bình ổn thị trường để thực hiện nhiệm vụ của Tổng công ty mà nhà nước giao cho.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng (Trang 33 - 34)