1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long

38 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 202,94 KB

Nội dung

Nhóm chúng tôi chọn hai đối thủ cạnh tranh củaCANFOCO là CTCP thực phẩm Sao Ta FMC, CTCP xuất nhập khẩu Sa Giang SGC,cùng được niêm yết trên thị trường chứng khoán, có vốn điều lệ khá tư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

BÀI TẬP NHÓM

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

BÀI TẬP NHÓM

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của

2 Phan Thị Thanh Nhơn

3 Trần Hoàng Quỳnh Thi

4 Đào Thị Thiên Ngọc

5 Nguyễn Thị Quỳnh Trang

6 Phan Thị Kiều Nhi

7 Vilaysack Aphisard

Huế, 5/2012

Trang 4

Mục lụ

A MỞ ĐẦU 1

1 Phương pháp nghiên cứu 1

a Mục đích 1

b Phạm vi 1

c Phương pháp 1

d Giới hạn bài báo cáo 1

e Các giả định 1

2 Giới thiệu về CT 1

B PHÂN TÍCH VĨ MÔ 2

C PHÂN TÍCH NGÀNH 4

1 Sức mạnh nhà cung cấp 4

2 Sức mạnh khách hàng 4

3 Nguy cơ thay thế 4

4 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 4

a Khó khăn 4

b Thuận lợi 5

5 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành 5

D PHÂN TÍCH RỦI RO 6

1 Rủi ro về kinh tế 6

2 Rủi ro về thị trường 6

Trang 5

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đ h p H Long ồ hộp Hạ Long ộp Hạ Long ạ Long

a Khách quan 6

b Chủ quan 6

3 Rủi ro về tài chính 7

4 Rủi ro về pháp luật 7

5 Rủi ro về cạnh tranh không công bằng và thông tin sai lạc 7

6 Rủi ro về giá cổ phiếu 7

7 Rủi ro không có bảo lãnh phát hành 8

E PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 8

1 Phân tích chiến lược kinh doanh của CT 8

2 Phân tích các chỉ số 9

a Tỷ số đòn bẩy 9

b Chỉ số thanh toán 11

c Tỷ số hoạt động 11

d Tỷ số lợi nhuận 13

e Tỷ số giá trị thị trường 13

3 Phân tích luồng tiền 15

F KẾT LUẬN 17

PHỤ LỤC 1 18

PHỤ LỤC 2 20

PHỤ LỤC 3 25

Trang 7

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đ h p H Long ồ hộp Hạ Long ộp Hạ Long ạ Long

TÓM LƯỢC BÀI BÁO CÁO

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội mở ra cho doanhnghiệp tham gia thị trường Từ đó, thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đóngvai trò lớn trong việc ra quyết định kinh doanh, bởi lẽ đó là điều kiện tiên quyết cho thấydoanh nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả

Nắm được điều đó, với kiến thức về tài chính doanh nghiệp và hiểu biết về ngànhchế biến thực phẩm đồ hộp, nhóm chúng tôi đã chọn Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long(CANFOCO) để thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích và đánh giá tình hình tài chínhcủa CTCP Đồ hộp Hạ Long”

Từ việc đánh giá nền kinh tế trên tầm nhìn vĩ mô và phân tích tình hình chung củangành với mô hình Porter’s 5 Forces, bài nghiên cứu đã làm rõ những tác động của môitrường đối với doanh nghiệp Từ đó, cho thấy được những rủi ro mà doanh nghiệp đangphải đối mặt trong nền kinh tế đầy biến động hiện nay

Nhóm chúng tôi đã dựa vào các bảng báo cáo tài chính của CANFOCO 2011) để tính toán và nhận xét một cách khách quan về các chỉ số tài chính mà doanhnghiệp đã đạt được trong 5 năm vừa qua Nhóm chúng tôi chọn hai đối thủ cạnh tranh củaCANFOCO là CTCP thực phẩm Sao Ta (FMC), CTCP xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC),cùng được niêm yết trên thị trường chứng khoán, có vốn điều lệ khá tương đương, nên cóthể so sánh được với nhau để khẳng định được vị trí của CANFOCO trong cơ cấu ngành,

(2007-… Bên cạnh đó, phân tích chiến lược kinh doanh cũng như sự biến động của luồng tiền

để có thể đánh giá đầy đủ hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Dựa trên cở sở

đó, chúng tôi đã đưa ra một số dự báo về sự phát triển của CANFOCO trong tương lai

Xét ở một khía cạnh nhỏ, bài nghiên cứu giúp nhóm chúng tôi tiếp cận một cáchkhái quát về tình hình tài chính của công ty, qua đó góp nhặt thêm được nhiều kinhnghiệm quý báu phục vụ cho quá trình học tập hiện tại cũng như là nền tảng vững chắccho sau này Tuy nhiên do thời gian hạn chế và số lượng kiến thức còn chưa nhiều nênkhông thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp từ phía thầy côgiáo cùng tất cả các bạn

Trang 8

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

A MỞ ĐẦU

1 Phương pháp nghiên cứu

a Mục đích

- Tìm hiểu tổng quan về CANFOCO

- Từ các BCTC của CT qua 5 năm (2007 - 2011) tính toán và phân tích các tỷ sốtài chính, từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình hoạt động của CT

- Củng cố và nâng cao kiến thức các môn học như tài chính DN, phân tíchBCTC, phân tích hoạt động kinh doanh, kế toán, kiểm toán

d Giới hạn bài báo cáo

- Nhận định đưa ra mang tính chủ quan nên chưa đạt tính chính xác cao

- Hạn chế về thời gian và kiến thức

- Thông tin chủ yếu tìm ở Internet nên có thể thiếu trung thực và nhiều thiếu sót

e Các giả định

- Số liệu cung cấp đáng tin cậy

- Thị trường hoàn hảo

Trang 10

niêm yết số 08/GPPH ngày 3/10/2001 CANFOCO hiện nay đã trở thành một CThàng đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đadạng có chất lượng cao, có tính cạnh tranh trên thị trường Lĩnh vực kinh doanhchính của CT là: sản xuất chế biến; đóng hộp các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, hảisản; xuất khẩu các mặt hàng thuỷ, hải sản, súc sản đông lạnh; kinh doanh xăng dầugas và khí hoá lỏng CANFOCO cũng là một trong những cơ sở đầu tiên tại ViệtNam sản xuất các mặt hàng đặc biệt như viên nang dầu cá, gelatin, agar-agar.

B PHÂN TÍCH VĨ MÔ

Tình hình thế giới 2007-2011 có nhiều biến động, không thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các DN trong nước nói chung và CANFOCO nóiriêng Suy giảm kinh tế toàn cầu cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính Mỹ năm

2010, khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ năm 2011 và tăng trưởng kinh tế

có dấu hiệu chậm lại

Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt lớn của Việt Nam khi nước ta trởthành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nó đã tạo thêm cơ hội

để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới Có thểthấy rõ là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 đạt 8,46% Dướitác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm đáng

kể, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% Trong bối cảnh hậu khủng hoảngtài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nền kinh tế Việt Nam đã từng bước phụchồi và tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP đạt6,78% Và có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại vào năm 2011 tốc độ tăng trưởng ướctính đạt 5.89%

Tình hình lạm phát ở nước ta diễn ra khá phức tạp Năm 2007 là 8.3%, năm

2008 là 24.4%, năm 2009 là 6.9%, năm 2010 11.8%, năm 2011 là 18.6% Lạmphát cao làm cho giá nguyên vật liệu, giá phí vận tải tăng làm tăng giá vốn hàngbán, sức mua của người tiêu dùng giảm Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngcủa CANFOCO

Trang 11

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đ h p H Long ồ hộp Hạ Long ộp Hạ Long ạ Long

Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" vớinhững biến động tỷ giá rất phức tạp Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tăng 9,3%(từ ngày 11/02/2011) cũng là yếu tố làm tăng giá cả nhiều mặt hàng và vào cáctháng cuối năm 2011 có sự tái xuất hiện hai loại tỷ giá VND/USD trong hệ thốngcác Ngân hàng Đối với CANFOCO, việc nhập khẩu các máy móc thiết bị tiên tiến

từ nước ngoài như máy ghép tự động, máy thái lát giò, nhằm đáp ứng tiêu chuẩnchất lượng quốc tế thì khi tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chi phíkhấu hao, làm tăng chi phí sản xuất và giảm LN của CT CANFOCO là một trong

số ít những CT ở Việt Nam được phép xuất khẩu trực tiếp thực phẩm chế biếnsang thị trường EU và có mối quan hệ với nhiều đối tác như tại Hồng Kông,Singapore, Nhật Bản, Tây Âu Khi tỷ giá tăng, đồng ngoại tệ lên giá nên hàng hóatrong nước sẽ rẻ tương đối so với hàng hóa nước ngoài, thuận lợi cho các mặt hàngxuất khẩu của CT Biểu hiện rõ là: năm 2010, hàng xuất khẩu đạt 13483 tỷ đồngbằng 120.27 % so với cùng kỳ năm 2009, so với kế hoạch đạt 112.36%

Lãi suất huy động và cho vay duy trì ở mức cao, lượng tín dụng cho vay bịthu hẹp gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế Các DN không chỉ gặp khó khăntrong việc tiếp cận vốn mà còn phải trả một chi phí rất cao cho các khoản vay.Trong khi đó, nguồn vốn của CANFOCO có giới hạn, nhu cầu cho dự trữ nguyênvật liệu và đầu tư cơ sở hạ tầng cao Do dó áp lực lãi suất cho vay luôn là gánhnặng của DN

Thị trường chứng khoán giảm mạnh làm cho cổ phiếu của các CT niêm yết

bị mất giá mạnh, cổ phiếu CAN cũng ko phải là ngoại lệ Từ năm 2010 trở đi, thịgiá của nó tương đối ổn định và có chiều hướng đi lên Điều này góp phần thựchiện mục tiêu tối đa hóa giá trị DN

Tuy nhiên, CT cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: trong khi nền kinh tếcòn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh vàsức cạnh tranh thấp thì giá của nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọngphải nhập khẩu tăng cao Bên cạnh đó xuất hiện một số khó khăn không lườngtrước được như bão, lũ; dịch tiêu chảy cấp; dịch tai xanh ở lợn; dịch cúm gia cầm

Trang 12

tái bùng phát ở một số nơi CANFOCO cũng bị ảnh hưởng nhiều đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình.

Theo dự báo năm 2012 sẽ còn nhiều khó khăn thử thách cho nền kinh tế thếgiới và trong nước Nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi, vấn đề nợ công củacác nước Châu Âu đã được xử lý ổn thỏa Giá dầu tiếp tục tăng cao là mối đe dọalớn với tăng trưởng toàn cầu, có thể tác động làm lạm phát tăng trở lại Ở ViệtNam, Nhà nước kiềm chế lạm phát 10-12%, trần lãi suất huy động được Ngânhàng Nhà nước hạ xuống 12% và lãi suất dự báo sẽ tiếp tục giảm với tốc độ chậm.Bên cạnh đó tỷ giá ổn định và không biến động nhiều Những điều này ảnh hưởngkhông tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CANFOCO Tuy nhiên trong bốicảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình khó khăn, tình hình cạnhtranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi CT phải đề ra những chiến lược đúng đắn trongnăm 2012 để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững

C PHÂN TÍCH NGÀNH

1 Sức mạnh nhà cung cấp

Nguồn nguyên liệu của CANFOCO rất đa dạng, được CT thu mua từ chính nôngdân, ngư dân và các CT về nghiên cứu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Do đó mà áp lựccạnh tranh và quyền lực đàm phán từ các nhà cung cấp đối với CT không nhiều Đây làthuận lợi để CT chọn lựa cho mình những nhà cung cấp phù hợp Đồng thời đề ra chiếnlược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như hạn chế chi phí đầu vào

2 Sức mạnh khách hàng

CT phải xây dựng một hệ thống phân phối rộng lớn để đưa hàng của mìnhđến các đại lý và người tiêu dùng Đó là hệ thống phân phối dọc như các siêu thị,các cửa hàng bán lẻ lớn Các tập đoàn bán lẻ này có quyền lực cao trong đàmphán, có thể buộc CT phải chấp thuận các điều kiện khi đưa hàng vào trong hệthống của họ Bên cạnh đó, thị trường mà CT hướng đến là những thành phố lớn,

ở đó người dân có mức thu nhập cao nên những tiêu chí về thực phẩm cũng theo

đó tăng trưởng không ngừng (như tiêu chí về Vệ sinh an toàn thực phẩm) Đối mặt

Trang 13

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đ h p H Long ồ hộp Hạ Long ộp Hạ Long ạ Long

với áp lực này, CT phải có chiến lược marketing phù hợp, sẵn sàng chinh phục cáckhách hàng “khó tính” của mình

3 Nguy cơ thay thế

Ngành chế biến thực phẩm đóng hộp luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt từthực phẩm tươi sống – một loại hàng hóa thay thế Trong khi đó, đồ hộp trongquan niệm của một bộ phận người dân Việt Nam chứa đựng khá nhiều chất độchại, không tốt cho sức khỏe; hơn nữa do chi phí sản xuất cao nên giá bán cũng bịđẩy lên Đây là một áp lực lớn cho CT

4 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

a Khó khăn

- Sức hấp dẫn của ngành: Sức hấp dẫn của ngành là rất lớn, bởi nhu cầu về thựcphẩm là thiết yếu Mặt khác, tính tiện lợi của sản phẩm đóng hộp phù hợp với nhu cầucủa đại đa số dân cư trong nhịp sống tất bật của nền kinh tế thị trường

- Hàng rào gia nhập ngành: Để gia nhập ngành thì cần một lượng vốn, kỹ thuậtkhông quá lớn Bên cạnh đó, việc tiếp cận kênh phân phối cũng không quá khó khăn

- Chính phủ: Chính phủ dễ dàng tạo điều kiện cho các DN mới tham gia vào ngành,bảo đảm cạnh tranh công bằng

Do đó, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chế biến trong nước đãtăng mạnh làm tăng thêm tính cạnh tranh của các nhà cung cấp

b Thuận lợi

CANFOCO đã tạo dựng được một thương hiệu uy tín, với bề dày nhiều năm kinhnghiệm trong ngành cũng như có được vị trí trong lòng một bộ phận lớn khách hàng nêngiúp CT chiếm được lợi thế trong tay mình

Như vậy nhìn một cách tổng thể thì áp lực cạnh tranh mà các đối thủ tiềm

ẩn gây ra ở mức độ trung bình, nghĩa là CT có khả năng đối chọi với khó khăn nàynếu biết tận dụng hết những lợi thế trong ngành của mình

5 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Trang 14

Đây là áp lực lớn nhất Các DN đang kinh doanh trong cùng ngành sẽ cạnh tranhtrực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làmgia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ gồm:

- Cấu trúc ngành: Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều DN lớn nhỏ hoạt động kinh

doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm Có thể tìm thấy những cái tên quen thuộc khinhắc đến ngành chế biến thực phẩm như: Vissan, Cầu Tre, Sagifood, D&F, SG Fisco,CTCP xuất nhập khẩu Sa Giang, Royal Foods, SEASPIMEX, …Tuy nhiên, thị trườngchế biến thực phẩm vẫn được coi là khá phân tán khi hiện tại chưa có một DN nào có đủkhả năng chi phối toàn bộ các DN còn lại

- Tình trạng ngành: Thị trường thực phẩm chế biến, sơ chế của Việt Nam vài nămgần đây đang có tốc độ phát triển từ 20- 40% mỗi năm Sức tăng trưởng của ngành chếbiến thực phẩm trong những năm gần đây đang trên đà tăng trưởng và đạt được nhữngthành tựu đáng kể Điều này cũng góp phần giúp các hãng có khả năng tăng DT màkhông cần phải cạnh tranh với nhau quá tích cực để chiếm giữ thị phần

- Quy mô và sức mạnh của đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay, có rất nhiều DN đang hoạt động trong ngành chế biến thực phẩmvới nhiều quy mô khác nhau, trong đó đối thủ lớn nhất của CT cổ phần đồ hộp HạLong vẫn là CT TNHH một thành viên Vissan Bên cạnh đó còn có thể kể đến một

số CT đối thủ khác như CTCP thực phẩm Sao Ta, CTCP xuất nhập khẩu SaGiang,…

- Các rào cản rút lui: Rào cản rút ra khỏi ngành chế biến thực phẩm là khá dễ dàngbởi nguồn vốn đầu tư vào ngành này không nhiều

Từ các lý do trên, có thể khẳng định áp lực cạnh tranh nội bộ ngành của CTkhá lớn

D PHÂN TÍCH RỦI RO

1 Rủi ro về kinh tế

Từ năm 2007 đến năm 2011, nền kinh tế nước ta đã có những tăng trưởngmạnh Số liệu thống kế của năm 2011 đã phần nào thể hiện những chuyển biếntích cực của nền kinh tế trong những năm gần đây

Trang 15

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đ h p H Long ồ hộp Hạ Long ộp Hạ Long ạ Long

Theo thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng5,89% so với năm 2010 Mức tăng này thấp hơn gần 1% so với 6,78% của nămngoái Đây được xem là mức tăng trưởng là khá cao và hợp lý Khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản tăng trưởng 4% so với năm ngoái, đóng góp 0,66% vào mứctăng GDP chung của nền kinh tế

Với tình hình kinh tế được thống kê theo số liệu trên thì ta có thể dự báonền kinh tế sẽ tăng trưởng trong nhiều năm tới nên yếu tố rủi ro là rất nhỏ

2 Rủi ro về thị trường

a Khách quan

Trong ngành thực phẩm chế biến, CANFOCO phải cạnh tranh với rất nhiềuthương hiệu lớn và nổi tiếng: CT TNHH Vissan, CTCP xuất nhập khẩu Sa Giang,CTCP thực phẩm Sao ta, CT TNHH Royal Foods, CTCP thuỷ đặc sản –SEASPIMEX,…

b Chủ quan

Khi Việt Nam tham gia vào AFTA và WTO thì những hàng hóa của ViệtNam có cơ hội để cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như thế giới Làmột CT coi trọng việc xuất khẩu, các sản phẩm của CANFOCO đã có mặt trên gầnkhắp mọi châu lục Đây là cơ hội cũng là thách thức tiềm ẩn đầy rủi ro Bên cạnhnhững điểm mạnh của mình như năng lực công nghệ cao, mạng lưới phân phốirộng,… đòi hỏi CT phải biết nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tồn tại trênthị trường rộng lớn và đầy khắc nghiệt này

3 Rủi ro về tài chính

Về rủi ro lãi suất, CT chỉ có một nguồn vay dài hạn từ nguồn ODA củaChính phủ Italia và các nguồn vay ngắn hạn 2- 3 tháng Trong năm 2010, nhằmhuy động vốn cho các dự án nâng cấp và xây dựng nhà máy mới, CANFOCO đãthông qua kế hoạch chào bán 5 triệu cổ phần theo giá thị trường có chiết khấu vàtăng vốn lên 100 tỷ đồng trong năm 2010 Do đó, tình hình tài chính của CT sẽ bịbiến động về lãi suất

Trang 16

Về rủi ro tỷ giá, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã chia sẻ: “Nếu loại trừnhững yếu tố bất trắc thì có thể khẳng định thị trường ngoại hối năm 2012 sẽ rất

ổn định Biến động của tỷ giá USD/VND có thể ở trong khoảng từ 2 - 3%” Mặtkhác, ông dự báo cán cân tổng thể năm nay sẽ thặng dư khoảng 3 tỷ USD, tiếp tục

là một yếu tố hỗ trợ thuận lợi cho bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối Vì vậy cóthể thấy rằng rủi ro tỷ giá trong năm 2012 sẽ giảm so với những năm 2007-2011

4 Rủi ro về pháp luật

Thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các DN nhà nước là lĩnhvực rất mới mẻ Luật và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề này đang trongquá trình hoàn thiện Do đó, rủi ro về việc sửa chữa, thay đổi các quy định của các

cơ quan quản lý Nhà nước là tất yếu và không thể tránh khỏi Trong quá trình hoàntất thủ tục niêm yết, CANFOCO đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu củapháp luật và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Để đảm bảo quyền lợi của mình, nhàđầu tư cần chú ý đến các quy định, các thông báo của cơ quan Nhà nước để cóthông tin chính xác và kịp thời

5 Rủi ro về cạnh tranh không công bằng và thông tin sai lạc

Với một CT có uy tín lớn trên thị trường và mang tính công chúng cao (khiniêm yết) như CANFOCO, yếu tố này nếu xảy ra cũng ảnh hưởng lớn đến tìnhhình kinh doanh và giá cả cổ phiếu của CT

6 Rủi ro về giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu của CT được xác định bởi cung cầu của thị trường và chịu ảnhhưởng bởi những yếu tố sau: sự thay đổi các kết quả tài chính, sự hiểu biết của nhàđầu tư đối với CT, tâm lý nhà đầu tư trong từng giai đoạn, tình hình kinh tế, điềukiện thị trường và ngành công nghiệp Vì vậy, giá cổ phiếu cũng có thể biến động,gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mua chứng khoán của CT

7 Rủi ro không có bảo lãnh phát hành

Với những đợt phát hành không có sự bảo lãnh chắc chắn của tổ chức tàichính trung gian thì dễ có khả năng đợt phát hành không thành công, số cổ phiếubán ra có thể không được bán hết nên rủi ro là rất cao

Trang 17

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đ h p H Long ồ hộp Hạ Long ộp Hạ Long ạ Long

E PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1 Phân tích chiến lược kinh doanh của CT

Hiện tại CT đề ra và thực hiện những nhiệm vụ chiến lược:

- Đẩy mạnh bán hàng, giải quyết HTK, điều phối nhập khẩu nguyên liệu nắm bắtnhu cầu trong nước; tích cực thu hồi công nợ, hạn chế nợ mới phát sinh, thực hiện quayvòng vốn, hạn chế vay vốn ngân hàng chịu lãi suất cao

- Đưa vào hoạt động nhà máy ở Đà Nẵng vào đầu năm 2011 và tiếp tục đầu tư pháttriển, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của CT, giải quyết vấn đề tập trung hàng bán

và tháo dỡ những khó khăn về cơ chế quản lý nhà máy

Trong thời gian tới, CANFOCO tiếp tục thực hiện những chiến lược hiệntại, phát triển theo hướng lấy kinh doanh thực phẩm làm hướng phát triển trọngtâm chiến lược, giữ vững uy tín và vị thế của một trong những thương hiệu Việthàng đầu trong ngành, cùng với việc đề ra DT và LN mục tiêu là 846,859 tỷ đồng,tăng 25,1% so với thực hiện năm 2011; LN trước thuế 44,667 tỷ đồng, tăng 11,5%

so với thực hiện năm 2011 Để đạt được mục tiêu này, CT đã đề ra những kếhoạch mới:

- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, ứng dụng các công nghệ để hạgiá thành sản phẩm Đồng thời chủ trương đầu tư mua công nghệ tiên tiến, liên doanh liênkết với các đơn vị có uy tín để sản xuất những mặt hàng CT có lợi thế về thương hiệu

- Đầu tư xây dựng TSCĐ nhằm nâng cao năng lực sản xuất Cụ thể là thực hiện tiếp

kế hoạch đầu tư cuối năm 2011: xây dựng hệ kho lạnh 200T để tăng năng lực kho lạnh,thay thế kho lạnh cũ (kho Na Uy); nâng cấp Xưởng chế biến 6 cũ để đảm bảo HACCPvới mục tiêu nâng năng lực sản xuất gấp 1.3 - 1.5 lần, nâng năng suất lao động ≥ 10, nânghiệu quả sản xuất lao động > 5%,…

- Tăng cường nhân sự cho bộ phận kinh doanh bán hàng và Marketing: đẩy mạnhcác hoạt động chăm sóc nhà phân phối, nghiên cứu thị trường; tích cực tham gia các hoạtđộng phát triển thương hiệu như: Tham gia tháng an toàn thực phẩm 15/4 – 15/5/2012,Chương trình tham gia tại các hội chợ năm 2013,…

Trang 18

- Tìm kiếm đối tác để hợp tác liên doanh liên kết trong lĩnh vực sản xuất đồ nguội

417,731

415,084

533,432

827,123

LN sau thuế (triệu đồng) 8,331 10,051 12,053 12,392 15,191 32,235

2011 CT ngày càng hoạt động hiệu quả và khẳng định được thương hiệu củamình trên thị trường trong nước và quốc tế

Chỉ số khả năng tiền mặt đảm bảo

Bảng 2: Tỷ số đòn bẩy của CAN (2007-2011)

(Xem biểu đồ 2 – Phụ lục 3)

Trang 19

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đ h p H Long ồ hộp Hạ Long ộp Hạ Long ạ Long

Nhìn chung, chỉ số tổng nợ của CANFOCO tăng dần qua các năm1 chứng tỏ

CT sử dụng tiền của người khác ngày càng nhiều để tạo LN.2 Mặt khác, Chỉ số nợVCP của CT ở mức thấp và có xu hướng biến động giảm từ năm 2007-20113 Đây

là những chỉ số an toàn bởi vì nó đảm bảo được khả năng thanh toán của DN Đốivới cổ đông thì đây là những con số không tốt vì tỷ lệ sinh lời cũng thấp, còn cácchủ nợ lại thích CT có chỉ số nợ thấp do có khả năng trả nợ cao hơn Trong tươnglai, DN có thể huy động thêm tiền vay để đẩy mạnh tiến hành sản xuất kinh doanh,đồng thời sẽ làm gia tăng khả năng sinh lợi cho các cổ đông trong CT, do chi phílãi vay được trừ vào thuế thu nhập của DN

Năm 2007, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cũng như chỉ số khả năngtiền mặt đảm bảo thanh toán lãi vay cao đột biến so với các năm khác4 Từ năm

2008 đến 2011, các chỉ số này dần được cải thiện tốt hơn và đạt mức tốt nhất vàonăm 2011 với chỉ số khả năng thanh toán lãi vay là 4.142 – đảm bảo khả năng trảlãi của CT

Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay 17.650 4.142 1.769

Bảng 3: Tỷ số đòn bẩy của SGC, CAN và FMC (năm 2011)

(Xem biểu đồ 3 – Phụ lục 3)

So sánh với 2 CT cùng ngành thì CANFOCO có chỉ số nợ VCP lớn nhấtcho thấy nguồn vốn vay tài trợ thường xuyên cho CT khá cao, đây là một lợi thếcủa CT

1 do tốc độ tăng của nợ phải trả qua các năm lớn hơn tốc độ tăng của tổng TS

2 do CT sử dụng nguồn nợ vay, đáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ lượng sản phẩm cho thị trường.

3 Nguyên nhân là cơ cấu nợ dài hạn trong tổng nợ của CT giảm, CT chủ yếu dựa vào các khoản vay ngắn hạn làm nguồn tài trợ cho các dự án của mình.

4 Vì trong năm này, chi phí lãi vay của CANFOCO ở mức thấp nhất trong các năm.

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của - phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long
h ân tích và đánh giá tình hình tài chính của (Trang 1)
ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của - phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long
h ân tích và đánh giá tình hình tài chính của (Trang 2)
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế (2007-2011) (Xem biểu đồ 1.1, 1.2 – Phụ lục 3) - phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế (2007-2011) (Xem biểu đồ 1.1, 1.2 – Phụ lục 3) (Trang 15)
Bảng 2: Tỷ số đòn bẩy của CAN (2007-2011) (Xem biểu đồ 2 – Phụ lục 3) - phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long
Bảng 2 Tỷ số đòn bẩy của CAN (2007-2011) (Xem biểu đồ 2 – Phụ lục 3) (Trang 16)
Bảng 6: Tỷ số hoạt động của CAN (2007-2011) (Xem biểu đồ 6 – Phụ lục 3) - phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long
Bảng 6 Tỷ số hoạt động của CAN (2007-2011) (Xem biểu đồ 6 – Phụ lục 3) (Trang 18)
Bảng 11: Tỷ số giá trị thị trường của SGC, CAN và FMC năm 2011 (Xem biểu đồ 11 – Phụ lục 3) - phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long
Bảng 11 Tỷ số giá trị thị trường của SGC, CAN và FMC năm 2011 (Xem biểu đồ 11 – Phụ lục 3) (Trang 21)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH - phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH (Trang 27)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH - phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w