1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i

82 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Hiểu được tầm quan trọng của việc thu thập bằng chứng trong quy trình kiểm toán, người viết quyết định chọn đề tài “Các phương pháp thu thập bằng chứng áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

GVHD: ThS HOÀNG CẨM TRANG SVTH : PHẠM NGUYỄN THIÊN KIM MSSV : 812597K

KHÓA: 08

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 06/2008

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Bất cứ một nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi người làm việc phải có kiến thứcchuyên môn và kinh nghiệm thực tế Trong bốn năm học tập Trường Đại Học TônĐức Thắng, em đã được trang bị nền tảng kiến thức về chuyên ngành Kế toán –Kiểm toán Nay em lại được tiếp cận thực tế công việc của một kiểm toán viên trongquá trình thực tập Điều này đã tạo cơ sở giúp em tự tin trong công việc sau này.Với tất cả sự chân thành và kính trọng, em xin gởi lời cám ơn đến QuýThầy, Cô của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nói chung và Thầy, Cô khoa Kếtoán – Tài chính nói riêng đã truyền đạt cho em vốn kiến thức hữu ích trong suốtthời gian em học tại trường Đặc biệt, em rất cảm ơn Thầy Nguyễn Đình Hùng và

Cô Hoàng Cẩm Trang đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này cũngnhư đã tận tình chỉ dạy cho em kiến thức chuyên môn

Em cũng gởi lời cám ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc và các Anh, Chị trongCông ty TNHH Kiểm toán U&I đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thànhkhóa thực tập, cũng như đã chỉ bảo, hướng dẫn em trong việc tiếp cận thực tiễncông việc kiểm toán, truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tiễn quý báu

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

-TP.Hồ Chí Minh, ngày…… tháng…… năm……

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

-TP.Hồ Chí Minh, ngày…… tháng…… năm……

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

-TP.Hồ Chí Minh, ngày…… tháng…… năm……

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Chương 1:

Bảng 1.3.7: Tóm tắt các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

Chương 2:

Sơ đồ 2.1.6.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty

Biểu đồ 2.1.7: Biểu đồ phân loại khách hàng theo hình thức sở hữu

Chương 3:

Bảng 3.2.2.1 Bảng so sánh số dư đầu kỳ, tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh

giảm, số dư cuối kỳ

Bảng 3.2.2.2 Bảng tính mức trọng yếu tổng thể

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCĐPS Bảng cân đối phát sinh

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

FIFO First In First Out – Nhập trước xuất trước

GTGT Giá trị gia tăng

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

KHTSCĐHH Khấu hao tài sản cố định hữu hình

KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh

LIFO Last In First Out – Nhập sau xuất trước

PM Planning Materiality – Mức trọng yếu

VSA Viet Nam Standards of Auditing – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

WP Working Paper – Giấy làm việc của kiểm toán viên

XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG

CHỨNG KIỂM TOÁN 1

1.1 Bằng chứng kiểm toán 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Phân loại 1

1.1.2.1 Phân loại theo tính chất của bằng chứng 1

1.1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng 3

1.1.3 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán 4

1.1.3.1 Tính đầy đủ 4

1.1.3.2 Tính thích hợp 4

1.1.3.3 Mối quan hệ giữa đầy đủ và thích hợp 5

1.2 Rủi ro và trọng yếu 6

1.2.1 Rủi ro 6

1.2.1.1 Các loại rủi ro 6

1.2.1.2 Đánh giá rủi ro 6

1.2.1.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 7

1.2.2 Trọng yếu 8

1.2.2.1 Khái niệm 8

1.2.2.2 Xác lập mức trọng yếu 8

1.2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro, trọng yếu và bằng chứng 9

1.2.3.1 Mối quan hệ giữa trọng yếu và bằng chứng 9

1.2.3.2 Mối quan hệ giữa rủi ro và bằng chứng 9

1.3 Các phương pháp thu thập bằng chứng 9

1.3.1 Kiểm tra 9

1.3.1.1 Kiểm tra hiện vật 9

1.3.1.2 Kiểm tra tài liệu (Đối chiếu chứng từ) 10

1.3.2 Quan sát 11

1.3.3 Lấy xác nhận 11

Trang 9

1.3.4 Yêu cầu giải trình 12

1.3.5 Tính toán 13

1.3.6 Phân tích 14

1.3.7 Thử nghiệm Cut - off 17

1.3.8 Tóm tắt các phương pháp thu thập bằng chứng 18

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN U&I (UNIAUDIT) - THÀNH VIÊN ĐỘC LẬP CỦA BAKER TILLY INTERNATIONAL 19

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 19

2.1.1 Giới thiệu chung 19

2.1.2 Nguyên tắc hoạt động 20

2.1.3 Phương châm hoạt động 20

2.1.4 Mục tiêu hoạt động 20

2.1.5 Các dịch vụ cung cấp 21

2.1.6 Cơ cấu tổ chức 22

2.1.6.1 Các bộ phận trong Công ty 22

2.1.6.2 Sơ đồ tổ chức Công ty 23

2.1.7 Hiệu quả hoạt động và chiến lược 24

2.1.7.1 Hiệu quả hoạt động 24

2.1.7.2 Chiến lược 24

2.2 Thực tế các phương pháp thu thập bằng chứng áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I 25

2.2.1 Kiểm tra 25

2.2.1.1 Kiểm tra hiện vật 25

2.2.1.1.1 Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ 26

2.2.1.1.2 Kiểm kê hàng tồn kho 27

2.2.1.1.3 Kiểm kê tài sản cố định hữu hình 29

2.2.1.2 Kiểm tra tài liệu (Đối chiếu chứng từ) 30

2.2.2 Quan sát 42

2.2.3 Xác nhận 42

2.2.4 Phỏng vấn 43

Trang 10

2.2.5 Tính toán 47

2.2.6 Phân tích 51

2.2.7 Thử nghiệm Cut-off 57

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 59

3.1 Nhận xét 59

3.1.1 Ưu điểm 59

3.1.2 Các điểm còn hạn chế 60

3.2 Kiến nghị 61

3.2.1 Cơ sở của đề xuất 61

3.2.2 Đề xuất 62

3.2.2.1 Đề xuất 1 62

3.2.2.2 Đề xuất 2 64

3.2.2.3 Đề xuất 3 65

3.2.2.4 Đề xuất hỗ trợ 67

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế đang phát triển mạnh như hiện nay, các doanh nghiệpkhông ngừng nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng hoạt động để khẳng định vịthế của mình Một trong những cách giới thiệu hình ảnh của chính doanh nghiệpđến nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, khách hàng… chính là minh bạch kết quả hoạtđộng, tình trạng hiện tại của doanh nghiệp thông qua Báo cáo tài chính Nếu Báocáo tài chính cung cấp các thông tin cho người đọc tình hình hoạt động của mộtdoanh nghiệp thì Báo cáo kiểm toán gây dựng lòng tin cho người đọc về nhữngthông tin đó

Hoạt động kiểm toán với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chínhxác và hợp lý của các thông tin tài chính đã ngày càng phát triển mạnh mẽ Nhữngthông tin, kết luận của kiểm toán về Báo cáo tài chính sẽ giúp người sử dụng cóđược sự đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp một cách đáng tin cậy,đồng thời hạn chế được rủi ro về thông tin Mặt khác, kiểm toán còn có thể giúpdoanh nghiệp hạn chế khả năng sai phạm về kế toán, tài chính…

Có thể thấy ý kiến của kiểm toán viên có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách

và hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp Kiểm toán viên cần những bằngchứng làm cơ sở chắc chắn cho kết luận của mình Do đó, trong một cuộc kiểmtoán, hầu hết thời gian, chi phí đều tập trung vào việc thu thập bằng chứng Kếtquả của việc thu thập bằng chứng quyết định kết quả của việc đưa ra ý kiến Vìvậy, thu thập bằng chứng là cái gốc quyết định chi phí cũng như chất lượng củamột cuộc kiểm toán

Hiểu được tầm quan trọng của việc thu thập bằng chứng trong quy trình

kiểm toán, người viết quyết định chọn đề tài “Các phương pháp thu thập bằng

chứng áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I” cho luận văn tốt nghiệp của

mình với mục đích tìm hiểu việc áp dụng vấn đề này trong thực tiễn, nhận thức sựkhác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành đề tài là:

 Nghiên cứu lý thuyết;

Trang 12

 Khảo sát thực tế thông qua nghiên cứu hồ sơ kiểm toán, quan sát vàphỏng vấn;

 Tổng hợp, so sánh và phân tích dựa trên kết quả của những nghiêncứu, khảo sát trên

Nội dung chính của luận văn: Trên cơ sở của lý do chọn đề tài và phương

pháp nghiên cứu, luận văn được xây dựng gồm 3 chương:

 Chương 1: Cơ sở lý luận về các phương pháp thu thập bằng chứngkiểm toán

 Chương 2: Thực tế các phương pháp thu thập bằng chứng áp dụngtại Công ty TNHH Kiểm toán U&I

 Chương 3: Nhận xét và kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP

BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

1 Bằng chứng kiểm toán

2 Khái niệm

được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình (VSA 500)

 Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, Báo cáo tàichính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác

 Bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng sự kết hợp thích hợp giữa các thủ tụcthử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Trong một số trường hợp, bằng chứngkiểm toán chỉ có thể thu thập được bằng thử nghiệm cơ bản

 Bằng chứng kiểm toán thường thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau đểlàm căn cứ cho cùng một cơ sở dẫn liệu

 Tư liệu của chuyên gia:

 Theo VSA 580: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểmtoán có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá vàgiải trình của chuyên gia, như:

 Đánh giá một số loại tài sản như đất đai, công trình xây dựng, máy mócthiết bị, tác phẩm nghệ thuật và đá quý;

Trang 14

 Xác định thời gian sử dụng hữu ích còn lại của máy móc, thiết bị;

 Ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp

 Khi sử dụng tư liệu của chuyên gia, kiểm toán viên phải xem xét đến:

 Tính trọng yếu của khoản mục cần xem xét trong Báo cáo tài chính;

 Rủi ro có sai sót do tính chất và mức độ phức tạp của khoản mục đó;

 Số lượng và chất lượng của các bằng chứng khác có thể thu thập được

 Giải trình của Giám đốc:

 Giải trình của Giám đốc là các văn bản về việc Giám đốc (hoặc người đứngđầu) đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trìnhbày Báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toánhiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt Báo cáo tài chính (VSA 580)

 Giải trình của Giám đốc có giá trị thấp và không thể thay thế các bằngchứng kiểm toán khác Ví dụ: Giải trình của Giám đốc về nguyên giá một tài sản cốđịnh không thể thay thế cho bằng chứng kiểm toán về nguyên giá tài sản đó như hóađơn của nhà cung cấp

 Trong một số trường hợp nhất định, giải trình của Giám đốc là bằng chứngduy nhất Ví dụ: Giải trình của Giám đốc về việc thực hiện một khoản đầu tư nào đó

 Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ:

 Vì mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập vàkiểm toán nội bộ là giống nhau (đưa ra ý kiến độc lập, khách quan về Báo cáo tài

chính, phát hiện gian lận, sai sót) nên kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng những tư

liệu của kiểm toán nội bộ để trợ giúp việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán (VSA 610).

 Kiểm toán viên độc lập phải xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

để quyết định có nên sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ hay không Nếu hoạt độngkiểm soát là có hiệu quả, kiểm toán viên độc lập có thể thu hẹp phạm vi các thủ tụckiểm toán và ngược lại

 Tư liệu của các kiểm toán viên khác:

 Khi tiến hành kiểm toán cho đơn vị có nhiều bộ phận đã được kiểm toánbởi các kiểm toán viên khác, kiểm toán viên chính có thể sử dụng kết quả của các kiểmtoán viên khác để giảm thiểu khối lượng công việc của mình

Trang 15

 Tuy nhiên để có thể sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác, kiểm toánviên chính phải xác định ảnh hưởng của công việc do kiểm toán viên khác tiến hànhđến công việc của mình.

 Bằng chứng về các bên liên quan:

 Là bằng chứng cung cấp thông tin về mối quan hệ và giao dịch được thựchiện giữa doanh nghiệp với các bên liên quan như giao dịch mua bán giữa công ty mẹ

và công ty con

Ví dụ: Xác nhận về các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và các xác nhận củangân hàng là bằng chứng giúp phát hiện ra mối quan hệ của người đứng ra bảo lãnh vàcác giao dịch khác với các bên liên quan

5 Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng

 Bằng chứng do doanh nghiệp tạo ra:

 Các chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển nội bộ

Ví dụ: Phiếu xuất vật tư, hóa đơn bán hàng…

 Các chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp phát hành và luân chuyển ra ngoài đơn

vị, sau đó quay trở lại đơn vị

Ví dụ: Các ủy nhiệm chi (đã thanh toán)…

 Các sổ sách, Báo cáo tài chính doanh nghiệp lập

 Những thông tin của nhân viên doanh nghiệp

 Bằng chứng do kiểm toán viên tạo ra:

 Bằng chứng thu được qua việc kiểm kê thực tế

 Bằng chứng thu được qua quan sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

 Bằng chứng thu được qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc, nhân viên, kháchhàng hay các bên có liên quan

 Bằng chứng thu được qua việc tính toán lại sổ sách của doanh nghiệp

 Bằng chứng thu được qua việc thực hiện các thủ tục phân tích

 Bằng chứng do bên thứ ba cung cấp:

 Bằng chứng do người bên ngoài đơn vị lập nhưng được lưu trữ tại đơn vị

Ví dụ: Hóa đơn của nhà cung cấp, sổ phụ ngân hàng…

 Xác nhận, giải trình của bên thứ ba cung cấp theo yêu cầu của kiểm toán viên

Ví dụ: Biên bản xác nhận số dư công nợ của nhà cung cấp, xác nhận số dư tiềngửi của ngân hàng…

Trang 16

6 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗiloại ý kiến của mình Tính “đầy đủ” và tính “'thích hợp” luôn đi liền với nhau và được

áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểmsoát và thử nghiệm cơ bản

 Đầy đủ là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng bằng chứng kiểm toán Bằng chứng đầy

đủ cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc không có các sai sót trọng yếu

 Đánh giá tính đầy đủ phụ thuộc sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên

 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về yêu cầu đầy đủ:

Bộ phận nào càng trọng yếu càng đòi hỏi phải thu thập nhiều bằng chứng hơn.Nếu xét dưới góc độ mức trọng yếu (số tiền sai lệch tối đa chấp nhận được) thì khikiểm toán viên xác định mức trọng yếu càng thấp thì số lượng bằng chứng càng phảităng thêm

Khi mức rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro kiểm soát cao thì cần phải gia tăng sốlượng bằng chứng Nói cách khác, khi mức rủi ro phát hiện thấp thì số lượng bằngchứng cần thiết sẽ tăng thêm

8 Tính thích hợp

 Tính thích hợp là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán

 Chất lượng của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào:

 Rủi ro tiềm ẩn

 Bản chất của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ

 Mức độ trọng yếu của khoản mục kiểm tra

 Kinh nghiệm

 Nguồn và độ tin cậy của thông tin có sẵn

 Kết quả của các thủ tục kiểm toán

 Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào:

 Nguồn gốc của bằng chứng (bên trong hay bên ngoài)

 Dạng bằng chứng (vật chất, tài liệu, lời nói)

 Hệ thống kiểm soát nội bộ (hiệu quả hay yếu kém)

Trang 17

 Các nhân tố khác (năng lực của kiểm toán viên, năng lực của cá nhân, đơn vịcung cấp thông tin)

 Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên các nguyên tắc sau:

 Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng cónguồn gốc từ bên trong

Ví dụ: Hóa đơn của nhà cung cấp thì đáng tin cậy hơn phiếu nhập kho củadoanh nghiệp

 Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên, một hệthống kiểm soát nội bộ tốt thì bằng chứng chưa chắc là đáng tin cậy

 Bằng chứng do kiểm toán viên tự tính toán, thu thập trực tiếp có độ tin cậy caohơn bằng chứng do đơn vị cung cấp

Ví dụ: Mức trích khấu hao tài sản do kiểm toán viên tự tính ra đáng tin cậy hơnmức trích khấu hao do doanh nghiệp tính

 Bằng chứng dưới dạng mẫu biểu tài liệu đáng tin cậy hơn lời nói

 Bằng chứng là chứng từ gốc đáng tin cậy hơn các bản sao

Ví dụ: Hóa đơn liên 1 đáng tin cậy hơn hóa đơn sao y, có đóng dấu

 Bên cạnh độ tin cậy, sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán trong các thửnghiệm cơ bản còn đòi hỏi sự phù hợp giữa bằng chứng với cơ sở dẫn liệu mà kiểmtoán viên muốn xác minh

Ví dụ: Thư xác nhận của khách hàng chứng minh cho sự hiện hữu và quyền sởhữu (khoản phải thu là có thật) nhưng không chứng minh cho sự đánh giá đúng (khảnăng thu đòi khoản phải thu đó)

9 Mối quan hệ giữa đầy đủ và thích hợp

 Nếu chất lượng của bằng chứng thấp thì số lượng bằng chứng phải gia tăng Tuynhiên không thể thay thế tính thích hợp bằng cách gia tăng số lượng bằng chứng

 Kiểm toán viên sử dụng các bằng chứng có tính thuyết phục nhiều hơn là bằngchứng có độ chính xác

Trang 18

 Rủi ro tiềm tàng (IR – Inherent Risk): Là rủi ro vốn có do:

 Bản chất ngành nghề kinh doanh

Ví dụ: Kinh doanh vàng bạc đá quý sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ

mô, dễ xảy ra gian lận

 Do bản chất từng nghiệp vụ kế toán, từng khoản mục trong Báo cáo tài chínhchứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệthống kiểm soát nội bộ

Ví dụ: Khoản mục tiền thường có khả năng xảy ra gian lận cao do tiền là tàisản nhạy cảm

 Rủi ro kiểm soát (CR – Control Risk): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trongtừng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tínhgộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặckhông phát hiện và sửa chữa kịp thời (VSA 400)

Ví dụ: Việc bảo mật chưa tốt nên không ngăn chặn được người ngoài thâm nhậpvào hệ thống thông tin

 Rủi ro phát hiện (DR – Detection Risk): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trongtừng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp

mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiệnđược (VSA 400)

Ví dụ: Kiểm toán viên không phát hiện việc ghi tăng khống chi phí lương dokhông kiểm tra hợp đồng lao động

13 Đánh giá rủi ro

 Công thức định lượng rủi ro: AR = IR x CR x DR

 Đánh giá rủi ro kiểm toán: Thông thường, rủi ro kiểm toán sẽ được thiết lậptrước AR là thấp hay cao là do đánh giá khách quan của kiểm toán viên thông qua

Trang 19

việc phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính Kiểm toán viên thường thiết lập mức độ rủi rokiểm toán có thể chấp nhận được từ 0% đến 5%.

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Kiểm toán viên dựa vào xét đoán chuyên môn củamình để đánh giá IR trên mức độ tổng thể Báo cáo tài chính (tìm hiểu ngành nghề kinhdoanh của doanh nghiệp, tính trung thực của Ban Giám đốc, kết quả các lần kiểm toántrước, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp,…) và trên mức độtừng khoản mục (tìm hiểu bản chất từng khoản mục)

 Đánh giá rủi ro kiểm soát: Để đánh giá CR, kiểm toán viên phải tìm hiểu về hệthống kiểm soát nội bộ, bao gồm: Tìm hiểu về môi trường văn hóa công ty, cấu trúccông ty; xem xét các quy chế kiểm soát cũng như kiểm tra việc tôn trọng các biện phápkiểm soát, tính hiện hữu và hợp lý của các thủ tục kiểm soát

 Đánh giá rủi ro phát hiện:

 Đánh giá của kiểm toán viên về các loại rủi ro có thể thay đổi trong quá trình thựchiện kiểm toán

14 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

 Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại trong hoạt động và môi trường kinhdoanh của đơn vị cũng như trong bản chất các giao dịch và khoản mục nên nó tồn tại độclập với các thử nghiệm kiểm toán Ngược lại, rủi ro phát hiện lại có thể được kiểm soátthông qua các thử nghiệm kiểm toán nên kiểm toán viên thường điều chỉnh rủi ro pháthiện sao cho rủi ro kiểm toán sẽ được giảm đến mức chấp nhận được với chi phí hợp lý

 Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện: Rủi rophát hiện luôn tỉ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

Rủi ro

tiềm tàng

 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và rủi ro tiềm tàng: Theo công thức định lượngrủi ro (AR = IR x CR x DR) thì nếu có sai sót, gian lận xảy ra mà không bị phát hiện

IR x CR

Trang 20

bởi thủ tục kiểm soát của doanh nghiệp sẽ dẫn đến nguy cơ kiểm toán viên đưa ra ýkiến sai về Báo cáo tài chính ngày càng cao (theo cấp số nhân).

15 Trọng yếu

 Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hoặcmột số liệu trong Báo cáo tài chính (VSA 400)

 Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thông tin

đó thiếu chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng Báo cáo tàichính Mức độ trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay của sai sótđược đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể

 Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên tiêu chuẩn định lượng vàđịnh tính

 Về mặt định lượng: Sai lệch được coi là trọng yếu khi đạt đến một số tiền nhấtđịnh có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính

 Về mặt định tính: Sai lệch có giá trị thấp nhưng do bản chất của nó nên có thểvẫn gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính

Ví dụ: Doanh nghiệp thay đổi cách tính khấu hao nhưng lại không trình bày vềthay đổi đó và ảnh hưởng của chúng đến Báo cáo tài chính

 Tuy nhiên, việc xác định trọng yếu là công việc xét đoán mang tính nghề nghiệpcủa kiểm toán viên

Ví dụ: Sai lệch 100 triệu đồng là trọng yếu đối với doanh nghiệp nhỏ nhưng sẽkhông là trọng yếu đối với các doanh nghiệp lớn có tài sản hàng trăm tỉ đồng

 Mức trọng yếu chấp nhận được là số tiền sai lệch tối đa cho phép, để căn cứ vào

đó thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnhhưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, cụ thể: Mức trọng yếu thấp thì kiểm toán viên

sẽ mở rộng phạm vi kiểm toán, tăng các thử nghiệm cơ bản

Trang 21

 Ở mức độ khoản mục: Số tiền sai lệch tối đa cho phép của từng khoản mụcđược tính dựa trên mức trọng yếu tổng thể của Báo cáo tài chính Có nhiều cách để xácđịnh mức trọng yếu ở khoản mục: Phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoảnmục hay nhân mức trọng yếu tổng thể với một hệ số (thường là 1,5 hoặc 2) trước khiphân bổ, hay có thể tính bằng tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể.

Ở giai đoạn lập kế hoạch này, kiểm toán viên thường ấn định mức trọng yếuchấp nhận được thấp hơn mức trọng yếu sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằmtăng khả năng phát hiện sai sót

 Ở giai đoạn chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, nếu tổng hợp các sai sót chưa điềuchỉnh trên Báo cáo tài chính vượt hoặc xấp xỉ mức trọng yếu, kiểm toán viên sẽ yêucầu doanh nghiệp điều chỉnh lại các sai sót này hoặc tiến hành thêm các thủ tục kiểmtoán bổ sung

18 Mối quan hệ giữa rủi ro, trọng yếu và bằng chứng

19 Mối quan hệ giữa trọng yếu và bằng chứng

Mức trọng yếu thấp (số tiền sai lệch chấp nhận được là nhỏ) thì kiểm toán viên sẽ

mở rộng phạm vi kiểm toán, tăng các thử nghiệm cơ bản, khi đó số lượng bằng chứngtăng và ngược lại

20 Mối quan hệ giữa rủi ro và bằng chứng

 Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá càng cao thì kiểm toán viêncàng phải thu thập nhiều bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản nhằm giảm rủi ro kiểmtoán xuống mức có thể chấp nhận được

 Rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với bằng chứng:Đối với các khoản mục có mức rủi ro phát hiện chấp nhận được là cao, kiểm toán viên

có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết, giảm cỡ mẫu để tiết kiệm chi phí

21 Các phương pháp thu thập bằng chứng

22 Kiểm tra

Là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, Báo cáo tài chính và các tài liệu có liênquan hoặc việc kiểm tra các tài sản, bao gồm 2 loại:

23 Kiểm tra hiện vật

 Kiểm tra hiện vật là việc kiểm đếm tài sản tồn tại dưới dạng hiện vật của doanh nghiệp

Ví dụ: Kiểm toán viên chứng kiến kiểm đếm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệpvào ngày kết thúc niên độ

Trang 22

Đối tượng áp dụng: Tiền mặt tại quỹ, hàng tồn kho, tài sản cố định.

sản thực tế cùng với nhân viên của doanh nghiệp và có quyền yêu cầu lấy mẫu để kiểmtra lại

về sự hiện hữu và sự đầy đủ của tài sản

 Kiểm tra vật chất cần kết hợp với các bằng chứng khác để chứng minh quyền sởhữu và giá trị của tài sản

Ví dụ: Việc kiểm kê hàng tồn kho chỉ cho biết sự hiện hữu về mặt số lượngnhưng không cho biết chúng có được đánh giá đúng hay không, nên cần kết hợp vớibằng chứng từ việc tính toán lại để xác định đúng trị giá của hàng tồn kho

24 Kiểm tra tài liệu (Đối chiếu chứng từ)

 Kiểm tra tài liệu là việc xem xét, đối chiếu tài liệu với các chi tiết ghi nhận trongcác bút toán vào sổ sách kế toán

 Từ một kết luận có trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu để làm cơ sở cho kếtluận này Ví dụ: Kiểm toán viên kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữutài sản

 Kiểm toán viên kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh cho đếnkhi ghi vào sổ sách hoặc ngược lại Quy trình này có thể tiến hành theo hai hướng:

 Top-down : Đối chiếu các bút toán trên sổ kế toán với các chứng từ gốc,chứng từ ghi sổ của các bút toán đó

 Bottom-up : Đối chiếu chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ với những bút toántrên sổ kế toán

 Đối chiếu theo phương pháp Top-down cung cấp bằng chứng để chứng minhmục tiêu về sự chính xác (về mặt ghi chép và mặt số học)

Trang 23

Ví dụ: Kiểm tra các khoản thu nợ lớn gần ngày kết thúc niên độ bằng cách đốichiếu bút toán ghi giảm khoản phải thu với các chứng từ như hóa đơn, phiếu thu, biênbản thanh lý hợp đồng về thông tin khách hàng, thời gian thu hồi nợ và số tiền.

 Đối chiếu theo phương pháp Bottom-up cung cấp bằng chứng để chứng minhmục tiêu về tính đầy đủ

Ví dụ: Đối chiếu các hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn vận chuyểnvới tất cả bút toán ghi tăng tài sản cố định trên sổ chi tiết để xem kế toán có ghi nhậnđầy đủ tài sản tăng trong năm không

 Khi kiểm tra tài liệu kiểm toán viên cần chú ý đến mức độ độc lập của tài liệu đểđánh giá độ tin cậy của bằng chứng

25 Quan sát

 Là việc xem xét tận mắt một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục thực hiệntại doanh nghiệp được kiểm toán

Ví dụ: Quan sát việc thực hiện các thủ tục về giao nhận hàng hóa

các thủ tục kiểm soát do đơn vị tiến hành

đánh giá kiểm soát nội bộ

các thủ tục kiểm soát và sự hiện hữu của tài sản

 Quan sát không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng nhưng có độ tin cậy cao về sựhiệu lực của các thủ tục kiểm soát Quan sát chỉ cho bằng chứng về cách thức thựchiện công việc ngay tại thời điểm quan sát, chứ không chắc chắn cũng sẽ được thựchiện ở thời điểm trước và sau khi quan sát

Trang 24

Cách thức tiến hành: Kiểm toán viên chuẩn bị mẫu thư xác nhận, yêu cầu doanh

nghiệp ký tên, đóng dấu trên thư và giao lại cho mình Kiểm toán viên gửi thư cho bênđược yêu cầu xác nhận Bên nhận xác nhận gửi phản hồi lại cho kiểm toán viên Có haiphương thức lấy xác nhận:

 Lấy xác nhận khẳng định : Trong mọi trường hợp, số liệu gửi đến bên nhận xácnhận có phù hợp hay không phù hợp với số liệu mà họ đang ghi chép thì bên nhận xácnhận đều phải trả lời bằng văn bản Phương thức này dùng để xác nhận những dữ liệuquan trọng

 Lấy xác nhận phủ định : Bên nhận xác nhận gửi phản hồi khi số liệu của họ và

số liệu của kiểm toán viên gửi đến là không khớp với nhau

viên kết luận về sự hiện hữu và phát sinh, đôi khi cũng chứng minh cho sự đầy đủ vàchính xác nhưng chỉ giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt (khi gởi xác nhận đếnngân hàng hay tổ chức tín dụng) Đối với các xác nhận về công nợ thì không cho kếtluận về sự chính xác vì bên xác nhận sẵn sàng xác nhận nếu số liệu có lợi cho họ

 Để bằng chứng từ việc lấy xác nhận có độ tin cậy cao, kiểm toán viên cần đảmbào được những yêu cầu sau:

 Thông tin được xác nhận theo yêu cầu của kiểm toán viên

 Sự xác nhận được thực hiện bằng văn bản

 Sự độc lập của người cung cấp xác nhận với doanh nghiệp

 Kiểm toán viên kiểm soát được toàn bộ quá trình thu thập thư xác nhận

27 Yêu cầu giải trình

 Là quá trình thu thập thông tin qua sự trao đổi với những người có liên quan đếnvấn đề cần tìm hiểu ở bên trong hoặc bên ngoài đơn vị

Ví dụ: Yêu cầu thủ kho và kế toán giải trình về lượng hàng thừa trong kho so với

sổ sách kế toán

bản, phỏng vấn hoặc trao đổi nhưng thường là bằng phỏng vấn Khi có phát sinh cácchênh lệch nhỏ thì yêu cầu giải trình thông qua phỏng vấn là ưu tiên

Trang 25

Bằng chứng thu được: Các giải trình.

chứng minh các mục tiêu kiểm toán mà chỉ cung cấp những thông tin chưa có hoặcnhững thông tin bổ sung để củng cố, hỗ trợ cho các bằng chứng khác

 Khi tiến hành kỹ thuật giải trình thông qua phỏng vấn cần lưu ý:

 Sự hiểu biết của người được phỏng vấn

 Các câu hỏi phải ở dưới dạng đúng hoặc sai

 Việc lập câu hỏi phải ở dạng văn bản (bảng câu hỏi)

28 Tính toán

 Là việc kiểm tra tính chính xác của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, Báo cáo tàichính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc lập của kiểmtoán viên

Ví dụ: Tính toán lại số tổng cộng trên sổ cái của từng khoản mục theo từng tháng

và trong cả năm

buộc đối với các khoản mục liên quan đến tài sản, doanh thu, chi phí

lại số phát sinh nợ, phát sinh có, số dư cuối kỳ; các khoản ước tính kế toán (khấu hao,

dự phòng, trích trước) Bên cạnh đó, tùy theo từng cuộc kiểm toán cụ thể mà kiểm toánviên phải tính toán lại theo yêu cầu của từng khoản mục (Ví dụ: Tỷ lệ chiết khấu, chiphí lãi vay, trị giá hàng tồn kho…)

xác về mặt số học

 Bằng chứng thu được từ việc tính toán có độ tin cậy cao nhưng không đầy đủ về

sự chính xác

Ví dụ: Việc kiểm tra số lượng x đơn giá của hàng tồn kho cung cấp bằng chứng

có độ tin cậy cao về sự chính xác về mặt giá trị của hàng tồn kho nhưng không phải làbằng chứng đầy đủ về sự chính xác của đơn giá ghi nhận trong các bút toán

Trang 26

29 Phân tích

 Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ranhững xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thôngtin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến

 Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tùy thuộc vào

sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên

 Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như:

 So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước để phát hiện các tàikhoản có biến động bất thường

Ví dụ: Một sự gia tăng bất thường của khoản phải thu có thể xuất phát từ sựthay đổi chính sách bán chịu, hoặc nợ khó đòi gia tăng hoặc có sai lệch trong yếu

 So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (như kế hoạch sản xuất, kế hoạchbán hàng, )

 So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên

Ví dụ: So sánh giữa ước tính khấu hao của kiểm toán viên và khấu hao thực tếcủa doanh nghiệp

 So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy

mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành Việc so sánh này chobiết các sai lệch hoặc giúp kiểm toán viên hiểu biết hơn về tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp

Ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính tronggiá thành thành phẩm

 Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ:

 Giữa các thông tin tài chính với nhau

Ví dụ: Mối quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu

 Giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính

Ví dụ: Xem xét giữa chi phí nhân công với số lượng nhân viên xem mức lươngbình quân có hợp lý không

 Khi áp dụng quy trình phân tích, kiểm toán viên phải xem xét các yếu tố sau:

 Mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được

 Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hoá thông tin

Trang 27

Ví dụ: Quy trình phân tích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vịthành viên sẽ hiệu quả hơn là áp dụng đối với thông tin tổng hợp của các đơn vị

 Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính

 Độ tin cậy của các thông tin

Ví dụ: Sự đúng đắn của các kế hoạch hoặc dự toán

 Tính thích đáng của các thông tin

Ví dụ: Kế hoạch được thiết lập có tính khả thi hơn là kế hoạch chỉ là các mụcđích phải đạt được

 Nguồn gốc thông tin

Ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy cao hơn thông tin do đơn vịcung cấp,

 Khả năng so sánh của thông tin

Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể so sánh với thông tin của đơn vịkhác trong cùng ngành,

 Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết vềtính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề nảy sinh

đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước

 Mức độ tin cậy vào kết quả của quy trình phân tích phụ thuộc vào các nhân tố:

 Tính trọng yếu của các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ

Ví dụ: Hàng tồn kho là trọng yếu thì không chỉ dừng lại ở quy trình phân tích

mà còn thực hiện một số thủ tục kiểm tra chi tiết khác trước khi kết luận Ngược lại,khoản mục nợ phải thu được coi là không trọng yếu thì có thể chỉ căn cứ vào kết quảphân tích để kết luận

 Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán

Ví dụ: Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ thu tiền sau ngày khoá sổ của các khoảnphải thu sẽ khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của quy trình phân tích nợ phải thu theothời hạn

 Độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích

Ví dụ: Kiểm toán viên thường so sánh, phân tích tỷ lệ lãi gộp giữa năm nay vớinăm trước hơn là so sánh các chi phí bất thường giữa năm trước với năm nay

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

Trang 28

Ví dụ: Nếu việc kiểm soát nội bộ của bộ phận bán hàng là yếu kém thì nên dựavào kiểm tra chi tiết hơn là dựa vào quy trình phân tích.

 Phân tích xu thế: Là việc so sánh các thông tin, dữ liệu kỳ hiện tại với các kỳtrước và đặc biệt hữu ích khi phân tích thu nhập và chi chí

Thông qua quá trình phân tích sự biến động về số dư của một tài khoản haymột khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên có thể đưa ra con số dự kiếncho kỳ hiện tại

Các kỹ thuật được sử dụng trong phân tích xu thế:

 Đồ thị phân tán và các kỹ thuật đồ thị khác

 Phân tích theo chuỗi thời gian nhằm phát hiện các biến động bất thường

 Thống kê hồi quy: Kiểm toán viên sử dụng các kỹ thuật thống kê để thựchiện các ước tính, giá trị mong đợi làm cơ sở so sánh

 Phân tích tỷ số: Là quá trình so sánh mối quan hệ số dư giữa các tài khoản haycác loại hình nghiệp vụ trong một vài kỳ kế toán Phân tích tỷ số đặc biệt hữu ích trongviệc phát hiện các biến động bất thuờng để điều tra Vì sự phụ thuộc lẫn nhau giữanhiều tỷ số nên việc tách chúng ra thành nhiều phần riêng biệt sẽ giúp nhận biết từngbiến động bất thường

Phân tích tỷ số thường được sử dụng nhiều trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán hơn là giai đoạn thu thập bằng chứng

Các tỷ số thường phân tích gồm:

 Các tỷ số tài chính như vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho,

 Các tỷ số liên quan đến số dư tài khoản này so với tài khoản khác như phầntrăm chi phí trên doanh thu

 Phân tích cấu trúc: Là so sánh tỷ trọng giữa các khoản mục trong báo cáo nào

đó, từ đó phân tích mối quan hệ, sự biến động giữa các khoản mục

Trang 29

 Phân tích tính hợp lý: Là việc kiểm tra độc lập tổng giá trị của một tổng thể,được sử dụng tốt nhất cho tài khoản thu nhập và chi phí Cơ chế của phân tích tính hợp

lý bao gồm:

 Tính toán giá trị mong đợi của tổng thể Giá trị này phải độc lập với dữ liệucủa doanh nghiệp

 So sánh với giá trị ghi chép của doanh nghiệp

mà nhằm các mục đích sau:

 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Giúp kiểm toán tìm hiểu tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp và xác định những vùng có thể có rủi ro Từ đó giúp kiểmtoán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác

 Giai đoạn tiến hành kiểm toán: Quy trình phân tích được thực hiện nhằm giảmbớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của Báo cáo tài chính Khi đó, kiểmtoán viên có thể chỉ thực hiện quy trình phân tích hoặc chỉ thực hiện kiểm tra chi tiếthoặc kết hợp cả hai

 Giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán: Quy trình phân tích giúp kiểm toánviên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoảnhoặc các khoản mục trên Báo cáo tài chính Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa rakết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ Báo cáo tài chính Tuy nhiên,quy trình phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiệncông việc kiểm toán bổ sung

30 Thử nghiệm Cut - off

 Là việc so sánh ngày ghi nhận các giao dịch phù hợp với ngày chứng từ, phù hợpcác nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

truy xuất chứng từ theo phương pháp Top-down

Trang 30

Mục tiêu kiểm toán: Cut-off cung cấp bằng chứng chứng minh mục tiêu chính xác

về mặt ghi chép, sự đầy đủ và hiệu lực

31 Tóm tắt các phương pháp thu thập bằng chứng

Phương pháp Giai đoạn

tiến hành

Bằng chứng thu được

Mục tiêu kiểm toán

Kiểm tra hiện vật Thử nghiệm chi tiết Biên bản kiểm kê Hiện hữu và đầy đủKiểm tra tài liệu

Chính xácĐầy đủQuan sát

Chấp nhận khách hàng và đánh giá HTKSNB

Bằng chứng quan sát (bảng mô tả, phim ảnh, hình ảnh)

Hiện hữu

Lấy xác nhận Thử nghiệm chi tiết Biên bản xác nhận Hiện hữu, phát sinh

Đầy đủ, chính xácYêu cầu giải trình Tất cả các giai đoạn Các giải trình Không chứng minh

mục tiêu kiểm toánTính toán Thử nghiệm chi tiết Bằng chứng tài liệu Chính xác

Phân tích Tất cả các giai đoạn Bằng chứng tài liệu Không chứng minh

mục tiêu kiểm toánCut-off Thử nghiệm chi tiết Bảng chia cắt niên độ Chính xác, hiện hữu

Bảng 1.3.7: Tóm tắt các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

Kết luận:

Bằng chứng kiểm toán được thu thập dưới nhiều dạng khác nhau, dù đa dạng nhưngbằng chứng phải thỏa yêu cầu đầy đủ và thích hợp Do đó kiểm toán viên cần nắm bắtcách thức tiến hành các phương pháp thu thập bằng chứng để lựa chọn, vận dụng mộtcách hữu hiệu trong từng trường hợp kiểm toán cụ thể Mỗi phương pháp thu thậpbằng chứng đều có đặc điểm riêng, không có phương pháp tối ưu hay kém hiệu quả.Biết kết hợp các phương pháp với nhau, kiểm toán viên sẽ thu được những bằng chứngđạt yêu cầu làm cơ sở tin cậy cho kết luận của mình về Báo cáo tài chính

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG ÁP

DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN U&I (UNIAUDIT) THÀNH VIÊN ĐỘC LẬP CỦA BAKER TILLY INTERNATIONAL

-2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp

2.1.1 Giới thiệu chung

thành viên hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư, bất động sản, kiểm toán, xây dựng,giao nhận, vận tải, mỹ nghệ và sản xuất hàng xuất khẩu U&I là từ viết tắt của cụm từBạn và Tôi trong tiếng Anh (You and I) với ý nghĩa khi cùng làm việc với nhau ngườiViệt Nam cũng có thể làm kinh doanh và làm giỏi được

 Công ty TNHH Kiểm toán U&I (U&I) ra đời theo giấy phép kinh doanh số

46000023567 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày 12/12/2001.Công ty được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật Doanhnghiệp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việc ra đời của Uniaudit đápứng nhu cầu về dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn và thuế của các doanh nghiệp trongnước và đầu tư nước ngoài tại Bình Dương cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh

 Trụ sở chính của U&I đặt tại tòa nhà U&I, thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh BìnhDương Công ty có một văn phòng chi nhánh tại Lầu 1 Trung tâm Công nghệ phầnmềm, số 123 Trương Định, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

 Nguồn lực chính tạo nên sức mạnh của U&I là lực lượng nhân viên chuyênnghiệp và năng động Hiện tại, U&I có hơn 55 nhân viên U&I thường xuyên tổ chứccác buổi hội thảo, các lớp tập huấn để không ngừng nâng cao kỹ năng, cập nhật kiếnthức cho đội ngũ nhân viên Ngoài ra, U&I còn có chính sách khuyến khích và hỗ trợnhân viên nâng cao chuyên môn ở nước ngoài

Bên cạnh đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, U&I còn có đội ngũ cộng tác viên làgiáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên gia làm việc cho các tổ chức đào tạo, viện nghiên cứu,các công ty lớn trong và ngoài nước

 Đầu năm 2005, Uniaudit được chính thức công nhận là thành viên độc lập củaBaker Tilly International Baker Tilly International là một trong 10 hãng kiểm toánhàng đầu thế giới, là một hệ thống các công ty cung cấp dịch vụ kinh doanh và kế toánđộc lập có chất lượng cao, với cam kết là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tại

Trang 32

thị trường sở tại, và xuyên suốt cả toàn cầu, bất cứ nơi nào mà khách hàng cần BakerTilly International có trụ sở chính tại Luân Đôn, và hiện có 138 công ty thành viên ở

104 quốc gia, với doanh số toàn cầu khoảng 2,5 tỉ USD/năm

 Tại Việt Nam, Uniaudit hiện là Công ty kiểm toán có nhiều khách hàng nhấttrong số các công ty kiểm toán không có vốn nhà nước và nước ngoài Vào tháng3/2007, Công ty kiểm toán U&I được bình chọn là một trong 50 công ty có chế độtuyển dụng tốt nhất tại Việt Nam

2.1.2 Nguyên tắc hoạt động

 Liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng và tôn trọng triệt để tínhđộc lập, khách quan và bảo mật, phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Chuẩnmực Kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và các quy định kiểm toán độclập hiện hành

 Cung cấp cho khách hàng các giải pháp thiết thực, sáng tạo

 Phát triển mối quan hệ tin tưởng với khách hàng Cung cấp dịch vụ tư vấn và lập

kế hoạch tài chính nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu trong kinh doanh

 Sự phát triển của khách hàng tiếp bước sự phát triển của U&I

2.1.3 Phương châm hoạt động

 Tìm hiểu, lắng nghe thấu đáo nhu cầu và tận tâm phục vụ khách hàng

 Duy trì chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế của dịch vụ cung cấp

 Cam kết thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Việt Nam và Quốc tế

 Căn cứ vào giá trị mà khách hàng nhận được để tính phí dịch vụ

2.1.4 Mục tiêu hoạt động

 Góp phần giúp các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt công tác kế toántài chính theo đúng qui định và pháp luật nhà nước Việt Nam và các Chuẩn mực kếtoán Quốc tế được Việt Nam chấp nhận

 Đảm bảo số liệu kế toán phản ánh đúng đắn thực trạng của quá trình hoạt động

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế kịp thời phát hiện vàchấn chỉnh sai sót, phòng ngừa những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt độngkinh doanh của mình

 Giúp các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,các tổ chức Quốc tế hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời các qui định của nhà

Trang 33

nước Việt Nam về kế toán - tài chính - thuế - phần mềm kế toán - quản lý, tổ chức tốt

hệ thống kế toán của doanh nghiệp Qua đó, giúp hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp gặp nhiều thuận lợi, đạt hiệu quả cao, các nhà đầu tư tin tưởng và mạnh dạnđầu tư vào doanh nghiệp

 Giúp các đơn vị quản lý cấp trên có số liệu trung thực, chính xác, hợp lý để thựchiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh Trên cơ sở đó, các cơ quanquản lý có thể xác định và đánh giá đúng đắn nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệpđóng góp vào ngân sách nhà nước cũng như quyền lợi mà doanh nghiệp được hưởng

 Phát huy vai trò chủ đạo của lĩnh vực kiểm toán vào việc tổ chức giữ vững kỷcương trật tự trong công tác kế toán, tài chính phù hợp với Chuẩn mực kế toán ViệtNam và kế toán Quốc tế

 Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định và cung cấp các thông tin để lập báocáo hợp nhất cho Công ty mẹ

 Kiểm toán chi phí hoạt động;

 Soát xét thông tin tài chính;

 Soát xét và kiểm toán theo mục đích cụ thể; và

 Soát xét việc tuân thủ pháp luật

Dịch vụ Kế toán :

 Thực hiện ghi sổ kế toán;

 Hỗ trợ hay lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm hoặc báo cáo quản trị;

 Soát xét báo cáo tài chính;

 Thiết lập, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán;

 Tư vấn hệ thống kế toán và triển khai các phương pháp tính giá thành;

 Chịu trách nhiệm ở vị trí Kế toán trưởng; và

 Tư vấn trong việc phân tích số liệu kế toán phục vụ cho công tác quản trị

Trang 34

Dịch vụ Thuế :

 Lập kế hoạch, tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và các loại thuế khác;

 Lập/ soát xét hồ sơ xin hoàn thuế, ưu đãi thuế;

 Liên hệ, theo dõi và giải trình theo các yêu cầu của cơ quan thuế;

 Cung cấp các thông tin về thuế và những vấn đề liên quan đến thuế;

 Tư vấn/ hỗ trợ thực hiện các yêu cầu tuân thủ luật pháp về thuế;

 Tư vấn các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng dự tính hoặc các quyết địnhtài chính;

 Đưa ra ý kiến về ảnh hưởng thuế đối với các xử lý kế toán

 Dịch vụ lập bảng lương

 Tư vấn lập hồ sơ đăng ký lao động và bảo hiểm theo quy định

 Liên hệ với các cơ quan hữu quan để thực hiện các thủ tục hành chính

 Đăng ký thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh

 Lập hồ sơ xin chấm dứt hoạt động của dự án trước thời hạn

2.1.6 Cơ cấu tổ chức

2.1.6.1 Các bộ phận trong Công ty

 Kiểm toán tư và tư vấn tài chính kế toán

 Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản

 Dịch vụ phần mềm kế toán

Phòng kế toán và tổ chức hành chính

Trang 35

Phó Chủ nhiệm kiểm toán

Nhân viên kiểm toán cao cấp – Bậc I,

II

Bộ phận Biên phiên dịch

Kế toán trưởng

Chủ nhiệm

kế toán

Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp

Nhân viên kiểm

toán – Bậc I, II, III

Hành chính

kế toán

Trang 36

2.1.7 Hiệu quả hoạt động và chiến lược

2.1.7.1 Hiệu quả hoạt động

Luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển mối quan hệ tin tưởng với kháchhàng, củng cố uy tín, do đó lượng khách hàng của Công ty ngày càng tăng và đa dạng,phần lớn là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các công ty liêndoanh, công ty cổ phần… Thống kê năm vừa qua, khách hàng của Công ty phân theoloại hình sở hữu như sau:

Luôn giữ vững tiên chí hoạt động, tiếp thu có chọn lọc phương thức làm việc, đàotạo trong và ngoài nước hiện đại, hoàn thiện nội dung chương trình kiểm toán, nângcao chất lượng dịch vụ và phải tự hoàn thiện nhiệm vụ được giao để đảm bảo chấtlượng của Báo cáo kiểm toán

Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, chú trọng và phát triển hơn nữa dịch vụ về tư vấn:đầu tư, quản lý và thuế

Chính sách giá cả :

Phấn đấu giữ vững và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng cao vị thếcủa Công ty, bên cạnh đó xây dựng khung giá phí hợp lý

Trang 37

Chính sách nhân sự :

Đào tạo là một trong những kế hoạch trọng tâm của Công ty và đang được triểnkhai thực hiện Chính sách đào tạo bao gồm tự đào tạo trong nội bộ và thuê đào tạobên ngoài như thuê các chuyên gia thuộc lĩnh vực tài chính, thuế, kiểm toán trong vàngoài nước theo các hình thức đào tạo ngắn hạn hoặc cử nhân viên đủ điều kiện làmviệc tại các văn phòng, công ty kiểm toán nước ngoài để tăng thêm kiến thức cũngnhư kinh nghiệm Quốc tế Bên cạnh đó Công ty còn hỗ trợ nhân viên phát triển khảnăng ngoại ngữ để đáp ứng cho yêu cầu công việc

Với phương châm “Nhân lực là tài sản, là nguồn phát triển của Công ty” nênchính sách đãi ngộ, khen thưởng luôn được Công ty chú trọng

Hiện tại, Công ty đang xem xét kế hoạch tuyển dụng kiểm toán viên là ngườinước ngoài để tạo điều kiện và thuận lợi hơn trong việc trao đổi, chia sẻ những kinhnghiệm thực tế về kiểm toán trong khu vực và quốc tế

2.2 Thực tế các phương pháp thu thập bằng chứng áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán U&I

Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ xuất hiện đầy đủ ở các doanhnghiệp lớn, đối với các doanh nghiệp nhỏ thì hệ thống kiểm soát nội bộ hầu như khônghữu hiệu Khách hàng của U&I đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó kiểm toánviên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ cao, đi sâu vào các thử nghiệm cơ bản,việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ thường được tiến hành song song với các thủtục kiểm toán

2.2.1 Kiểm tra

2.2.1.1 Kiểm tra hiện vật

 Công ty U&I áp dụng phương pháp kiểm tra hiện vật cho các khoản mục: Tiềnmặt tồn quỹ, hàng tồn kho (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thànhphẩm), tài sản cố định hữu hình

 Sau khi chứng kiến kiểm kê cả ba khoản mục trên, kiểm toán viên hoàn thành Báocáo kiểm kê Nội dung Báo cáo kiểm kê gồm có ngày kiểm kê, mục tiêu kiểm kê, thànhviên tham dự, các khoản mục được kiểm kê, công tác chuẩn bị, việc thực hiện, kết quả

và ý kiến của kiểm toán viên (mẫu báo cáo kiểm kê được trình bày ở phụ lục số 1)

Trang 38

 Trên thực tế, vì hạn chế về thời gian và nhân lực nên Công ty không thể tiến hànhkiểm kê cho tất cả các khách hàng trong cùng ngày, một số cuộc kiểm kê sẽ được thựchiện trước hoặc sau ngày kết thúc niên độ Lúc này kiểm toán viên sẽ thu thập cácchứng từ kế toán diễn ra từ sau thời điểm kiểm kê đến ngày kết thúc niên độ (hoặc từngày kết thúc niên độ đến thời điểm kiểm kê) để làm cơ sở truy xuất số dư về ngày kếtthúc niên độ.

 Nội dung cụ thể của việc chứng kiến kiểm kê được thực hiện tại Công ty U&Inhư sau:

2.2.1.1.1 Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ

 Đối tượng kiểm kê: Tiền VND, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý

 Bằng chứng thu được: Biên bản kiểm kê tiền mặt (được trình bày ở phụ lục số 2)

 Các tài liệu kiểm toán viên dùng để tham khảo gồm: Sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu,nhật ký chi, phiếu thu và phiếu chi gần thời điểm kiểm kê nhất

 Công việc thực hiện:

 Quan sát thủ quỹ (hoặc đại diện phía doanh nghiệp) đếm tiền

 Hoàn thành biên bản kiểm kê Biên bản kiểm kê được lập theo nguyên tắc 10 –

100 – 1000, được lập riêng cho mỗi loại tiền tồn quỹ, có chữ ký xác nhận của kiểmtoán viên và đại diện doanh nghiệp, ghi rõ việc thu chi dừng lại ở phiếu thu, phiếu chi

số mấy vào thời điểm kiểm kê và photo phiếu thu, phiếu chi này, lưu chung với biênbản kiểm kê

 Đối chiếu tiền mặt thực tế với số dư trên sổ Nếu có chênh lệch sẽ lập biên bản

xử lý, yêu cầu doanh nghiệp ký nhận

 Tìm hiểu về việc kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt: Quan sát cách cất giữ, bảoquản; cách lập và luân chuyển chứng từ; tính kiêm nhiệm của thủ quỹ

 Gởi doanh nghiệp mẫu thư xác nhận ngân hàng, yêu cầu doanh nghiệp xác nhận(trước khi tiến hành kiểm kê, kiểm toán viên đã yêu cầu ngân hàng xác nhận số dưtrước)

 Mục tiêu kiểm kê tiền mặt:

 Sự hiện hữu: Tất cả các khoản tiền là tồn tại thực tế tại ngày kiểm kê

 Sự đầy đủ: Tất cả tiền mặt hiện có của doanh nghiệp được ghi nhận đầy đủ trên

sổ sách tại ngày kiểm kê

 Tiền có được bảo quản an toàn không?

Trang 39

 Thủ quỹ có kiêm nhiệm không? Nếu có thì chức vụ kiêm nhiệm có ảnh hưởngđến tính độc lập không?

 Các trường hợp thường xảy ra khi kiểm kê:

 Doanh nghiệp từ chối kiểm kê tiền mặt

 Doanh nghiệp không cung cấp sổ quỹ tiền mặt, không thể đối chiếu số dư trên

sổ quỹ với số tiền thực tế

Đối với cả hai trường hợp này, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu lý do, giải thích chodoanh nghiệp hiểu mục tiêu của việc tham gia kiểm kê Nếu doanh nghiệp vẫn khôngchấp nhận, kiểm toán viên sẽ lập biên bản xác nhận (nội dung biên bản gồm có ngàytháng, lý do không kiểm kê, chữ ký của cả hai bên) và đưa ra ý kiến loại trừ trên Báocáo kiểm toán

2.2.1.1.2 Kiểm kê hàng tồn kho

 Đối tượng kiểm kê: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm, sảnphẩm dở dang

 Bằng chứng thu được: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho (được trình bày ở phụ lục số 3)

 Tài liệu kiểm toán viên dùng để tham khảo: Bảng danh mục hàng tồn kho (trườnghợp doanh nghiệp chưa kiểm kê), bảng kiểm kê của doanh nghiệp (trường hợp doanhnghiệp đã kiểm kê trước), danh mục hàng tồn kho bên khác gởi tại doanh nghiệp, hàngtồn kho doanh nghiệp gởi ở chỗ khác

 Công việc thực hiện:

 Trường hợp doanh nghiệp đã tiến hành kiểm kê trước :

 Trong trường hợp này, kiểm toán viên sử dụng biên bản kiểm kê của doanhnghiệp tiến hành chọn mẫu kiểm kiểm tra lại Thường thì kiểm toán viên chọn nhữngmặt hàng có số lượng lớn để kiểm tra nhằm kiểm soát được một tỷ lệ lớn hàng tồn kho.Nếu hàng đã được niêm phong theo kiện, lô thì kiểm mẫu ngẫu nhiên

 Đối chiếu số liệu trên biên bản kiểm kê của doanh nghiệp với số thực tế củahàng tồn kho

 Từ số lượng thực tế của hàng tồn kho đối chiếu với số lượng trên biên bản kiểm kê

 Ghi nhận lại chênh lệch nếu có, khi kết thúc kiểm kê sẽ lập biên bản xử lý,yêu cầu doanh nghiệp ký nhận

Trang 40

 Trường hợp doanh nghiệp chưa tiến hành kiểm kê trước :

 Trong trường hợp này, kiểm toán viên tham gia quan sát nhân viên củadoanh nghiệp kiểm kê

 Ghi nhận lại chênh lệch nếu có, yêu cầu doanh nghiệp giải thích, lập biênbản xử lý

 Hoàn thành biên bản kiểm kê

 Khi kiểm kê hàng tồn kho, kiểm toán viên thường chú ý đến những vấn đề:

 Yêu cầu doanh nghiệp ngừng sản xuất vào ngày kiểm kê

 Đánh dấu những mặt hàng đã kiểm để không không bị đếm lặp

 Phỏng vấn thủ kho về việc bảo quản hàng hoá

 Xem xét sự tách biệt giữa hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpvới hàng hóa nhận giữ hộ

 Ghi vào biên bản và photo toàn bộ giấy tờ về hàng hóa nhận giữ hộ, hàng

do bên thứ ba giữ, việc cho thuê kho bãi, nhận gia công Tuy nhiên, trên thực tế thì khikhông có giấy tờ chứng minh việc nhận giữ hộ hàng tồn kho, kiểm toán viên cũngkhông yêu cầu bên thứ ba xác nhận

 Chú ý xem xét tình trạng sử dụng của hàng tồn kho để phát hiện hàng đãqua sử dụng, hư hỏng hay giảm giá,…

 Ghi nhận việc chia cắt niên độ (photo các phiếu nhập kho, xuất kho gầntrước và sau ngày kết thúc niên độ)

 Đối với hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng đang được gởi ởđơn vị khác:

 Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu số hàngtồn kho đó (nếu có)

 Yêu cầu doanh nghiệp gởi thư xác nhận

 Yêu cầu đơn vị giữ hộ cung cấp tài liệu, chứng từ liên quan đến số hàng tồnkho đó

Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định hàng hóa do bên thứ ba bảo quản, giữ hộ ítđược quan tâm

 Sau khi đã kiểm kê, nếu số mẫu đã chọn vẫn chưa đại diện cho tổng thể thìkiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm kê bổ sung

 Mục tiêu kiểm kê hàng tồn kho:

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.3.7: Tóm tắt các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán Kết luận:  - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
Bảng 1.3.7 Tóm tắt các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán Kết luận: (Trang 31)
Biểu đồ 2.1.7: Biểu đồ phân loại khách hàng theo hình thức sở hữu 2.1.7.2 Chiến lược - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
i ểu đồ 2.1.7: Biểu đồ phân loại khách hàng theo hình thức sở hữu 2.1.7.2 Chiến lược (Trang 37)
<B/S> Khớp đúng với Bảng cân đối kế toán năm 2007 - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
lt ;B/S> Khớp đúng với Bảng cân đối kế toán năm 2007 (Trang 51)
<B/S> Khớp đúng với Bảng cân đối kế toán năm 2007 - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
lt ;B/S> Khớp đúng với Bảng cân đối kế toán năm 2007 (Trang 52)
với bảng lương. - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
v ới bảng lương (Trang 53)
 Lập bảng so sánh tổng doanh thu với năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch theo từng mặt hàng xem có biến động bất thường khơng, tìm hiểu ngun nhân nếu có biến động - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
p bảng so sánh tổng doanh thu với năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch theo từng mặt hàng xem có biến động bất thường khơng, tìm hiểu ngun nhân nếu có biến động (Trang 65)
<P/L>: Khớp với bảng Kết quả hoạt động kinh doanh. - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
lt ;P/L>: Khớp với bảng Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 66)
U&I AUDITING COMPANY LIMITED - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
amp ;I AUDITING COMPANY LIMITED (Trang 67)
Bảng tổng hợp so sánh tỷ lệ lãi gộp năm 2006 và 2007 - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
Bảng t ổng hợp so sánh tỷ lệ lãi gộp năm 2006 và 2007 (Trang 67)
Bảng 3.2.2.2 Bảng tính mức trọng yếu tổng thể - các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng tại công ty tnhh kiểm toán u&i
Bảng 3.2.2.2 Bảng tính mức trọng yếu tổng thể (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w