1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội

72 379 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 701 KB

Nội dung

 Bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợpđồng đối với Giám đốc và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;  Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác t

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và đặc biệt là sau khiViệt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO thì sự cạnh tranh ngàycàng trở nên găy gắt và khốc liệt hơn, điều đó làm cho cac doanh nghiệp luônphải đương đầu với những khó khăn và thách thức Muốn tồn tại và phát triển,không còn cách nào khác ngoài việc tự đổi mới và hoàn thiện mình để theokịp với xu hướng phát triển chung và cạnh tranh được trên thị trường Tronglĩnh vực xây dựng cũng vậy, để có thể nhận thầu được các công trình các nhàthầu phải không ngừng nâng cao năng lực, uy tín và thương hiệu của mình đểchiến thắng các đối thủ cạnh tranh Trong đó, công tác đấu thầu là điều đầutiên được bàn đến vì đây là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng khi tiến hànhtham dự một gói thầu nào đó Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng trong

đó có Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã và đang không ngừng đổimới và hoàn thiện hơn nưa công tác đấu thầu

Qua một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội,nghiên cứu và nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu thầu đối với

sự phát triển của Công ty, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng

số 1 Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp.

Nội dung đề tài nghiên cứu bao gồm hai chương :

Chương 1 : Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.

Chương 2 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.

Chuyên đề đưa ra một bức tranh khái quát về thực trạng đấu thầu và

Trang 2

nghiệm và hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếusót, em mong nhân được sự đóng góp, đánh giá của các thầy cô để em có thểhoàn thiện hơn nữa đề tài của mình.

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong

bộ môn, đặc biệt là Tiến sĩ Đinh Đào Ánh Thủy đã trực tiếp hướng dẫn emhoàn thành chuyên đề này

Trang 3

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI

1 Vài nét về Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Được thành lập vào 05/08/1958 với nhiệm vụ xây dựng những cơ sởvật chất đầu tiên của đất nước, đến nay Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà nội(HACC1) đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam

Tên công ty: Công  ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

Tên giao dịch: HANOI CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANYNO1

Tên viết tắt: HACC1.,JSC

Chuyển đổi (CPH) DNNN theo quyết định số 1820/QĐ-BXD ngày13/09/2005 của Bộ Xây dựng

Vốn kinh doanh: 35.000.000.000 đồng

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã trực tiếp thi công nhiều công trìnhquan trọng phục vụ cho hoạt động của Trung ương Đảng, Chính Phủ, QuốcHội; các Đại sứ Quán; các công trình phục vụ cho hoạt động kinh tế, giáo dục,thể thao, văn hóa, du lịch… Đến nay, qua quá trình xây dựng và phát triển,công ty đã trải qua nhiều thay đổi Cụ thể như sau:

- Ngày 05/08/1958: Công ty được thành lập với tên gọi Công ty kiếntrúc Hà Nội, trực thuộc Bộ Kiến trúc

- Năm 1960 công ty được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Kiếntrúc khu Nam Hà Nội, trực thuộc bộ Xây Dựng

- Năm 1977 Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng số 1, trực thuộc

Bộ Xây dựng

Trang 4

- Năm 1982 Tổng công ty Xây dựng được thành lập, Công ty xâydựng số 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội.

- Năm 2005 Công ty được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xâydựng số 1 Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Trải qua trên 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần xâydựng số 1 Hà Nội luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế - xã hội đượcgiao, đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng caoquý như:

- Huân chương Lao động hạng Ba ( Ngày 21/08/1978)

- Huân chương Lao động hạng Nhì ( Ngày 04/09/1982)

- Huân chương Lao động hạng Nhất ( Ngày 16/11/1985)

- Huân chương độc lập hạng Ba ( Ngày 27/11/1998)

- Huân chương độc lập hạng Nhì ( Ngày 24/02/2004)

- Cờ thi đua của Chính Phủ ( Ngày 05/01/2004)

- Ngoài ra còn có các bằng khen của các Sở, Ban, Ngành, Bộ Xây dựng…

Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, bưu điện,công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biếnáp

- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch

- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, các khu đô thị, khu côngnghiệp

- Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (khôngbao gồm kin doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)

- Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giaothông, thuỷ điện

Trang 5

- Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trìnhcấp thoát nước và trạm bơm.

- Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điệndân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt

- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăngdầu, vật liệu xây dựng

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Công ty cổ phần xây dựng Hà Nội có bộ máy quản lý được phân cấp hếtsức rõ ràng, bao gồm nhiều phòng ban khác nhau, có thể thể hiện dưới sơ đồsau:

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà nội

( Trang bên )

Trang 6

PHÒNG

KỸ THUẬT THI CÔNG

PHÒNG

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

PHÒNG KINH TẾ THỊ TRƯỜN G

BAN AN TOÀN LAO ĐỘNG

BAN KIỂM SOÁT

Trưởng Ban kiểm soátCác ủy viên Ban kiểm

PHÒNG TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

Trang 7

 Xí nghiệp xây dựng số 108

 Xí nghiệp xây dựng số 109

 Xí nghiệp xây dựng số 115

 Xí nghiệp xây lắp và mộc nội thất

 Xí nghiệp xe máy gia công cơ khí và xây dựng

 Xí nghiệp lắp máy điện nước và xây dựng

 Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng

 Xí nghiệp xây dựng và phát triển hạ tầng

 Xí nghiệp xây dựng số 1

 Xí nghiệp xây dựng số 3

 Ban quản lý các dự án phát triển nhà

 Ban chủ nhiệm công trình 104

 Ban chủ nhiệm công trình Ba Đình

 Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tại miền Nam

 Xí nghiệp xây dựng số 116

 Xí nghiệp xây dựng số 118

 Các đội xây dựng trực thuộc

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

 Đại hội cổ đông: là cơ quan cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ

đông có quyền biểu quyết Đại hội cổ đông là cơ quan bầu ra, miễn nhiễm, bãinhiễm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát Đại hội cổđông còn có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 Thông qua định hướng phát triển của công ty;

 Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại đượcquyền chào bán; quyết định mức cổ tức hang năm của từng loại cổ phần;

 Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

Trang 8

 Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểmsoát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

 Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

 Hội đồng quản trị: là cấp có thẩm quyền cao nhất của công ty Hội

đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, và các thành viên Hội đồng quảntrị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạchkinh doanh hàng năm của công ty;

 Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

 Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư trong thẩmquyền và giới hạn theo Điều lệ công ty

 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyểngiao công nghệ

 Bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợpđồng đối với Giám đốc và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

 Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điềuhành công việc kinh doanh hang ngày của công ty;

 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyếtđịnh thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc gópvốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

 Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng

cổ đông, triệu tập họp Đại hội cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội cổ đôngthong qua quyết định;

 Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty

Trang 9

 Ban kiểm soát: Ngoài việc bầu ra Hội đồng quản trị, kết thúc nhiệm

kỳ đại hội cổ đông còn bầu ra Ban kiểm soát Quyền và nhiệm vụ của Bankiểm soát:

 Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốctrong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội cổđông trong thực hiện các nhiệm được giao

 Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩntrọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác

kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính

 Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hangnăm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hộiđồng quản trị Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hìnhkinh doanh hang năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý củaHội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên

 Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các côngviệc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cầnthiết hoặc theo quyết định của Đại hội cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đônghoặc nhóm cổ đông

 Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội cổ đông các biện phápsửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinhdoanh của công ty

 Giám đốc công ty: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản

xuất của công ty do Hội đồng quản trị trực tiếp tuyển chọn, bổ nhiệm và bãinhiệm Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của

Trang 10

 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty, quy chế quản lý nội

bộ công ty;

 Tuyển dụng lao động;

 Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh

1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

1.2.3.1 Phòng tổ chức lao động

Chức năng

Phòng TCLĐ là phòng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, HĐQT

để tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chủ trương đường lốicủa lãnh đạo Tổng công ty đối với các đơn vị trực thuộc về các lĩnh vực côngtác : Tổ chức cán bộ,lao động tiền lương, công tác xuất khẩu lao động , thiđua khen thưởng, công tác đào tạo, Bảo hiểm xã hội và các chế độ đối vớiCBCNV

Nhiệm vụ

- Công tác tổ chức và cán bộ

+ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của công tytrình Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị xem xét trình Bộ trưởng Bộ xâyđựng phê duyệt , đồng thời hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị thành viên sửa đổi

bổ sung điều lệ, quy chế hoạt động, kiểm tra giám sát quá trình hoạt động củacác đơn vị để báo cáo Tổng giám đốc , Hội đồng quản trị phê duyệt

+ Xây dựng phương án thành lập, tách nhập giải thể các đơn vị thànhviên, các phòng ban cơ quan công ty và xây dựng các phương án tổ chức liêndoanh, liên kết trình lãnh đạo công ty xem xét quyết định

+ Xây dựng biên chế bộ máy quản lý công ty , cán bộ chủ chốt diệncông ty của các đơn vị thành viên, kể cả phương án điều chỉnh khi thay đổi tổchức và biên chế bộ máy; lập kế hoạch kiểm tra biên chế bộ máy tổ chức của

Trang 11

các đơn vị thành viên báo cáo Tổng giám đốc xem xét trình Hội đồng quản trịduyệt.

- Công tác lao động tiền lương

+ Xây dựng kế hoạch lao động, quy chế phân cấp việc tuyển chọn hợpđồng lao động Thống kê rõ lực lượng lao động hiện có, xây dựng kế hoạchđào tạo bồi dưỡng nâng bậc cho người lao động nhằm đáp ứng nhiệm vụ sảnxuất trước mắt và lâu dài của mỗi đơn vị thành viên và toàn công ty

+ Xây dựng những quy định nội bộ đối với những công việc chưa cótrong định mức lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trongkhuôn khổ các định mức của Nhà nước ; xây dựng các hình thức trả lương,thưởng trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định để thực hiện thống nhấttrong toàn công ty

+ Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các nghĩa vụ đốivới lao động theo quy định của Luật lao động, đảm bảo cho người lao độngtham gia quản lý đơn vị và giải quyết các chế độ chính sách cho người laođộng, làm các thủ tục về nghĩa vụ lao động đối với Thành phố

+ Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện công ty quản lý; tổng hợp lưu trữ sốliệu về tổ chức lao động, báo cáo của công ty (theo chuyên môn nghiệp vụ)đột xuất và định kỳ gửi cấp trên

+ Phổ biến và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ côngnhân viên cơ quan công ty

- Công tác thi đua khen thưởng

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đuakhen thưởng Định kỳ xem xét lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tíchxuất sắc để khen thưởng hoặc báo cáo đề nghị cấp trên khen thưởng Đề xuất

Trang 12

phương án xây dựng tập thể cá nhân điển hình cho lãnh đạo để có kế hoạchbồi dưỡng lâu dài.

+ Giúp Hội đồng thi đua công ty chỉ đạo các đơn vị thành viên tổ chứcphát động thi đua, xây dựng các mục tiêu, nội dung thi đua, tổng hợp đánh giákết quả thi đua đề xuất các hình thức khen thưởng và mức khen thưởng chocác tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trình Hội đồng thi đua công

ty, giám đốc hoặc cấp trên khen thưởng

+ Hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc các đơn vị về công tác thi đua khenthưởng theo quy định của Nhà nước và của Bộ xây dựng ban hành

- Công tác Đào tạo :

+ Xây dựng phương án quy hoạch và đào tạo cán bộ, bổ nhiệm cán bộtrên cơ sở nghị quyết của Đảng bộ , mục tiêu định hướng phát triển của công

ty và các chế độ chính sách của Đảng , Nhà nước , Bộ xây dựng ban hành Tạo nguồn cán bộ cho hiện tại và tương lai để phục vụ nhiệm vụ của công ty

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn , bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho cán bộ lãnh đạo , quản lý nhằm nâng cao trình độ để đáp ứngvới yêu cầu

+ Phối hợp với hai trường của công ty xây dựng kế hoạch đào tạo bồidưỡng nâng bậc cho công nhân kỹ thuật các nghành nghề , đào tạo công nhâncác nghành nhằm bổ xung lực lượng lâu dài cho công ty

+ Hướng dẫn ,tổ chức, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của phòng vềlĩnh vực công tác cán bộ với các đơn vị thành viên

- Công tác xuất khẩu lao động :

+ xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động hàng năm , trên cơ sở căn cứvào chỉ tiêu tuyển lao động đi các nước

Trang 13

+ Tìm kiếm thị trường , mở rộng xuất khẩu lao động trên thị trường đã

Nhiệm vụ

- Công tác kế hoạch - thống kê

+ Xây dựng kế hoạch năm trình Tổng giám đốc để Tổng giám đốc báocáo Hội đồng quản trị trình Bộ Xây dựng phê duyệt

+ Chỉ đạo kiểm tra giám sát hướng dẫn theo dõi việc thực hiện kếhoạch của các đơn vị thành viên để báo cáo Tổng giám đốc , Hội đồng quảntrị

+ Lập báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất theo yêu cầu và quy địnhcủa cấp trên

- Công tác đầu tư :

+ Xây dựng , hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đầu tư ngắnhạn , dài hạn của toàn công ty

+ Chủ trì và phối hợp với các Phòng Ban liên quan tiến hànhcác bước

Trang 14

về chế độ chính sách hiện hành của Bộ xây dựng và Nhà nước quy định đểtrình duyệt kết quả đấu thầu trình Tổng giám đốc , Hội đồng quản trị công typhê duyệt

Chủ trì kiểm tra , theo dõi , hướng dẫn , chỉ đạo cùng với các PhòngBan chức năng có liên quan để thẩm định , quyết toán các dự án đầu tư củacông ty và các dự án của các đơn vị thành viên do công ty phê duyệt để trìnhTổng giám đốc - Hội đồng quản trị công ty

+ Chủ trì soạn thảo các hợp đồng về mua bán chuyển nhượng , thanh

lý hợp đồng thiết bị máy móc phục vụ thi công và các dự án do công ty làmchủ đầu tư có sự phối hợp kiểm tra của các Phòng chức năng có liên quantrước khi trình Tổng giám đốc - Hội đồng quản trị phê duyệt

+ Quản lý tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh của toàn công ty theonhiệm vụ sản xuất được giao

+ Tham mưu , theo dõi kiểm tra , hướng dẫn đôn đốc để giúp Tổnggiám đốc

- Hội đồng quản trị việc quản lý đất đai , nhà xưởng phục vụ sản xuấtkinh doanh của công ty và các đơn vị thành viên

- Công tác liên doanh

+ Tham gia theo dõi hoạt động , thành lập , giải thể , các liên doanhcủa công ty với đối tác nước ngoài và trong nước , báo cáo Hội đồng quản trị

- Tổng giám đốc về tình hình của Liên doạnh khi có yêu cầu

+ Phối hợp kiểm tra đôn đốc theo dõi các đơn vị thành viên trong lĩnhvực quản lý liên doanh của các Liên doanh do đơn vị thành viên góp vốn

-Quản lý dự án và kinh doanh :

Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trongviệc quản lý, thực hiện dự án và kinh doanh dự án

Trang 15

Tổng hợp các đề tài nghiên cứu công nghệ , sáng kiến cải tiến kỹ thuật ,

áp dụng tiến bộ KHKT công trình chất lượng cao và các đề tài khác trong lĩnhvực khoa học kỹ thuật thi công của công ty và các đơn vị thành viên để trìnhHội đồng quản trị , Tổng giám đốc xét duyệt

- Chủ trì xây dựng thông qua hoặc trực tiếp chỉ đạo các biện pháp thicông các công trình đặc biệt quan trọng hoặc có yêu cầu đặc biệt mà phạm viđơn vị không đảm đương được

- Thông tin phổ biến các quy trình quy phạm kỹ thuật mới cho các đơn

vị Biên soạn và hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội bộ để các đơn vị thực hiện

- Chỉ đạo , kiểm tra , đôn đốc và tổng hợp sáng kiến cải tiến, áp dựngtiến bộ khoa học kỹ thuật của các đơn vị thành viên Chủ trì xem xét những

Trang 16

sáng kiến có giá trị làm lợi lớn hoặc có giá trị áp dụng rộng nhằm phổ biến ápdụng chung trong toàn công ty.

- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thành viên các vấn đề liên quan đếnxây dựng công trình, sản phẩm chất lượng cao Thường trực công tác xâydựng các công trình, sản phẩm chất lượng cao Chủ trì đánh giá chất lượngcao của các công trình để báo cáo cấp trên phê duyệt

- Quản lý thiết bị của toàn công ty Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vịthành viên trong công tác quản lý thiết bị, công tác bảo dưỡng, sửa chữa và sửdụng thiết bị Đề xuất điều phối thiết bị thi công trong nội bộ công ty phục vụsản xuất

- Đôn đốc, hướng dẫn việc xây dựng phương án phòng chống lụt bãocủa các đơn vị thành viên Chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị thành viên thựchiện công tác phòng chống lụt bão hàng năm

- Tham gia kiểm tra cùng với phòng chức năng có liên quan về phương

án kỹ thuật phầnkiểm tra khối lượng các dự án đầu tư của các đơn vị thànhviên để báo cáo giám đốc , Hội đồng quản tri công ty

- Chủ trì lập biện pháp đấu thầu thi công công trình khi có ý kiến chỉđạo của Tổng giám đốc

1.2.3.4 Phòng kinh tế thị trường

Chức năng

Phòng kinh tế thị trường có chức năng tham mưu giúp việc cho Hộiđồng Quản trị và Tổng giám đốc để triển khai chỉ đạo hướng dẫn kiểm traviệc thực hiện về lĩnh vực tiếp thị, kinh tế , các hợp đồng kinh tế trong , ngoàicông ty

Nhiệm vụ

- Thường xuyên quan hệ với các cơ quan hữu quan, các đối tác trong

và ngoài nước để nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế , thông tin có liên

Trang 17

quan đến các dự án đầu tư, tham mưu cho Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc

để có kế hoạch tiếp xúc và dự thầu công trình

- Chuẩn bị các số liệu, tài liệu, dữ kiện cần thiết của công ty để giớithiệu và quảng cáo với khách hàng

- Chủ trì đề xuất kế hoạch, chiến lược tiếp thị, dự thầu hàng năm, ngắnhạn và dài hạn của công ty

- Chủ trì soạn thảo các hợp đồng kinh tế trong ngoài nước và các hợpđồng , giấy giao nhiệm vụ cho các đơn vị thành vien để trình Tổng giám đốc

+ Hướng dẫn ,kiểm tra , giám sát , chỉ đạo các đơn vị thành viên trongviệc ký kết thực hiện hợp đồng quyết toán thanh lý hợp đồng trong và ngoàinước của công ty và những hợp đồng công ty ký với các đơn vị thành viênđảm bảo đúng quy định của Nhà nước

+ Quản lý lưu trữ các hợp đồng kinh tế gốc của công ty

- Trực tiếp quan hệ với chủ đầu tư, các khách hàng để làm hồ sơ dựthầu các công trình , Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị thành viên trong côngtác tiếp thị, làm hồ sơ dự thầu các công trình lấy danh nghĩa công ty

- Chỉ đạo, phối hợp kiểm tra công tác tiếp thị và làm hồ sơ dự thầu cácđơn vị thành viên

- Tìm các đối tác để liên danh, liên kết, liên doanh phục vụ cho côngtác sản xuất kinh doanh của công ty

- Thu thập những thông tin , quy định mới trong nước và quốc tế,những quy định của Nhà nước ban hành cùng những thông tin về nhu cầu củacác thị trường để báo cáo lãnh đạo công ty và chỉ đạo, thông báo các đơn vịthành viên biết thực hiện đảm bảo chế độ chính sách của Nhà nước và quyđịnh của Bộ xây dựng ban hành

Trang 18

Nhiệm vụ

- Công tác tài chính

+ Tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng giám đốc nhận vốn Nhà nướcgiao cho công ty Giúp Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc thực hiện quyềngiao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn vốn mà công ty

đã nhận của Nhà nước Đề xuất phương án điều chỉnh các nguồn vốn cho cácđơn vị thành viên khi xét thấy cần thiết

+ Phòng tài chính - kế toán tham mưu cho Hôị đồng quản trị , Tổnggiám đốc thực hiện quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên do Nhànước giao , bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốnThông qua số liệu báo cáo kế toán và sổ sách kế toán của các doanh nghiệpthành viên, đề xuất với Tổng giám đốc các biện pháp và nội dung trong quátrình thực hiện quyền trên

+ Tham mưu cho HĐQT , Tổng giám đốc về mặt tài chính , việc bảolãnh , phân phối lợi nhuận , hiệu quả sản xuất kinh doanh , giá cả trong việcliên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua 1 phần hay toàn bộ tài sản củadoanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật

+ Tham mưu cho HĐQT , Tổng giám đốc thực hiện quyền chuyểnnhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của

Trang 19

+ Thực hiện việc thành lập, sử dụng các quỹ tập trung theo quy địnhcủa Bộ tài chính và Hội đồng quản trị.

- Công tác kế toán

+ Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức sảnxuất, kinh doanh của công ty theo điều lệ quy chế tài chính của công ty vàpháp lệnh kế toán thống kê

+ Tổ chức và hướng dẫn việc ghi chép, tính toán và phản ánh chínhxác trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ bảo tồn vốn kinh doanh, quá trìnhdoanh, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty

+ Tính và trích nộp đúng, kịp thời các khoản nộp Ngân sách, cáckhoản nộp cấp trên, các quỹ để lại từng doanh nghiệp và công ty Thanh toáncác khoản tiền vay các khoản công nợ phải thu, phải trả

+ Tổ chức hội đồng xác định, phản ánh kết quả kiểm kê và tham mưucho HĐQT ,Tổng giám đốc để xử lý kiểm kê theo sự phân cấp quản lý tài sản

+ Lập và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, quyết toán của công ty

Tổ chức kiểm tra, thẩm tra quyết toán các doanh nghiệp thành viên vàtoàn công ty, kiểm tra kế toán các doanh nghiệp thành viên,phổ biến, hướngdẫn thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính - kế toán của Nhà nước và cácquy định cuả cấp trên trong toàn công ty

Trang 20

- Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát.

+ Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản và vốntrong toàn công ty

+ Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch SXKD - KHĐTtheo quy chế tổ chức của công ty và chế độ , chính sách của Nhà nước

2 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà nội

2.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển củamỗi công ty nói chung và công tác đấu thầu nói riêng, nó ảnh hưởng trực tiếptới kết quả, hiệu quả của công tác đấu thầu Đây cũng là một trong số các chỉtiêu đánh giá năng lực của Nhà thầu Nguồn lực này thể hiện ở số lượng vàchất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên Một công ty có nguồn nhânlực mạnh bao giờ cũng được đánh giá cao và có khả năng thắng thầu hơn cáccông ty khác Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu bảo đảm chất lượng và tiến

độ thi công công trình Vì vậy bên mời thầu rất chú trọng đến yếu tố này vàđưa nó vào để đánh giá năng lực của các nhà thầu

Trong mọi hoạt động của một doanh nghiệp, yếu tố con người luôn làđiều kiện tiên quyết dẫn tới thành công của công ty Đối với hoạt động đấuthầu nếu chỉ là đề cập tới việc tiến hành trực tiếp hoạt động đấu thầu mà trong

đó yếu tố con người được thể hiện ở vai trò : tổ chức quản lý hoạt động đấuthầu, thu thập thông tin, lập hồ sơ dự thầu, ra quyết định dự thầu, đánh giá kếtquả đấu thầu… chúng ta có thể nhân xét rằng con người luôn đóng vai trò tolớn trong việc thực hiện hoạt động này Tuy nhiên, khi đề cập đến toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nguồn nhân lực này còn được thểhiện ở những chức năng khác nhau như: là lực lưộng lao động ở các Phòngban, cán bộ lãnh đạo công ty, những lao động tiến hành thi công xây dựng

Trang 21

công trình…Xét một cách khái quát, đây đều là những người ảnh hưởng rấtlớn tới năng lực thực hiện gói thầu của mot doanh nghiệp Vì lý do này, đểđánh giá một cách tổng hợp về nguồn nhân lực cho công tác đấu thầu thì cầnphải xem xét không chỉ nguồn nhân lực tham gia trực tiếp hoạt động đấu thầu

mà phải dựa trên sự phân tích tổng hợp về nguồn nhân lực của công ty

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng và là chìa khoá thành công củamỗi doanh nghiệp Hiểu rõ điều này vì thế Công ty cổ phần xây dựng số 1 HàNội luôn có những chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Trongnhững năm gần đây, giá trị đầu tư phát triển nguồn nhân lực liên tục tăng cả

về chất lượng và số lượng

Trong thời gian qua, với chiến lược đầu tư thích đáng vào nguồn nhânlực nhất là các biện pháp như đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, tăng cườngcông tác tuyển dụng cán bộ trẻ đủ năng lực… Công ty cổ phần đấu tư xâydựng số 1 Hà Nội đã có một đội ngũ cán bộ chuyên môn và kỹ thuật dồi dào

là động lực mạnh mẽ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trướchết là công tác tuyển dụng, Công ty đã quan tâm đầu tư để có thể tuyển đượcnhững người có năng lực từ các trường Xây Dựng, Thuỷ Lợi, Mỏ Địa chất,…

và những công nhân lành nghề có bậc thợ cao Đi liền với công tác tuyểndụng là công tác đào tạo lại những cán bộ cũ, thuê các giảng viên dạy nhữngkhoá học ngắn hạn để nâng cao năng lực và chuyên môn cho cán bộ côngnhân viên

Trang 22

Bảng 1.1 :Số lượng cán bộ công nhân viên (CBCNV) tính đến

tháng 11/2008

Tên đơn vị

Tổng

số CB CNV trong danh sách

LĐ gián tiếp

LĐ trực tiếp

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Kỹ sư

Công nhân

Trang 23

Tên đơn vị

Tổng

số CB CNV trong

LĐ gián tiếp

LĐ trực tiếp

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Kỹ sư

Công nhân

án xây dựng nhà ở cho thuê hai bên đường Láng Hạ - Thanh Xuân - Hà Nội

Qua việc phân tích, đánh giá nguồn nhân lực từ số liệu của Công ty cổphần xây dựng số 1 Hà Nội trên đây, chúng ta đã thấy được một phần nào vềviệc đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian qua Tuynhiên việc đầu tư này vẫn còn nhiều hạn chế, bên cạnh việc cạnh tranh với cácđối thủ trong nước, Công ty đã, đang và sẽ đói mặt với những khó khăn đến từphía các đối thủ nước ngoài Các đối thủ này thường có xu hướng và chiếnlược phát triển kinh doanh mới, phù hợp, hiệu quả và chất lượng Do đó, việcthu hút các lao động có trình độ chuyên môn, lao động tay nghề cao là rất dễdàng Chính vì những lý do đó, phải luôn chú trọng quan tâm tới việc đầu tư

Trang 24

phát triển nguồn nhân lực của Công ty để có thể cạnh tranh được trên thịtrường hội nhập hiện nay.

2.2 Năng lực tài chính

Trình bày về năng lực tài chính luôn là yêu cầu bắt buộc đói với cácnhà thầu trong bất kể gói thầu nào.Dựa vào năng lực tài chính Nhà đầu tư sẽxem xét Nhà thầu có thể thực hiện được các công trình và cung cấp vốn đầy

đủ kịp thời cho công trình hay không Xét về quy mô vốn hoạt động của cong

ty, một công ty có nguồn vốn lớn thì khả năng giành được những gói thầu cógiá trị lớn, còn các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ thì chỉ giành đượcnhững hợp đồng nhỏ tương ứng quy mô vốn của mình Năng lực tài chính củaCông ty được biểu hiện ở nguồn vốn, khả năng huy động vốn của Công ty đểđáp ứng cho nhu cầu của gói thầu, ở kết quả sản xuất kinh doanh và một sốchỉ tiêu tài chính khác Nguồn vốn càng đa dạng, khả năng huy động vốncùng kết quả sản xuất kinh doanh tốt sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc thicông và tiến độ thi công công trình được thuận lợi Một công ty có năng lựctài chính lành mạnh luôn là một tiêu chí quan trọng để bên mời thầu hướngtới Hơn nữa, đây còn là chỉ tiêu quan trọng để bên mời thầu đánh giá các nhàthầu Khi đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, năng lực tài chính củaCông ty được đánh giá “đạt” hay “ không đạt” Do đó, nó liên quan trực tiếptới khả năng thắng thầu của một công ty Vì thế, đối với nhà thầu khi cân nhắcviệc tham gia dự thầu một gói thầu, sự đáp ứng năng lực tài chính là mộttrong những yếu đầu tiên xét đến

Là một Công ty được thành lập tư sớm, với quá trình hoạt động sảnxuất lâu dài, đặc biệt năm 2005 Công ty đã chính thức cổ phần hoá, do đóCông ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội có đủ năng lực tài chính vững mạnh

để đáp ứng tốt yêu cầu của nhiều gói thầu

Vốn và nguồn vốn

Trang 25

- Vống điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội khi tiến hànhhoạt động cổ phần hoá :

Vốn điều lệ của doanh nghiệp : 35.000.000.000 đồng

Trong đó:

Vốn Nhà nước : 12.352.000.000 đồng

Vốn của cổ đông trong doanh nghiệp : 12.738.000.000 đồng

Vốn của cổ đông ngoài doanh nghiệp : 9.865.000.000 đồng

- Nguồn vốn của Công ty chủ yếu được hình thành qua các nguồn chínhnhư sau:

 Nguồn vốn tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh

 Nguồn vốn từ hoạt động cổ phần hoá

 Nguồn vốn vay từ các ngân hàng

 Nguồn vốn ứng trước của khách hàng…

 Ngoài ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn huyđộng vốn trong nội bộ Công ty thông qua các khoản vay ngắn của cán bộnhân viên, các quỹ đầu tư phát triển Đặc biệt là các khoản vay từ các đối tác,bạn hàng kinh doanh

Như vậy, nguồn huy động vốn của Công ty cổ phần xây dựng số 1 HàNội là khá đa dạng, giúp đảm bảo tốt khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầuvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 26

Bảng 1.2 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2005 – 2008

( Nguồn: Báo cáo tông kết tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 2005 – 2008)

Như đã trình bày ở phần trước, trong xu thế hội nhập và phát triển,Công ty không chỉ đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn cảngoài nước Họ có tiềm lực, đặc biệt là tiềm lực về tài chính, với những chiếnlược đầu tư phát triển mới, chất lượng Do đó, với tiềm lực tài chính của Công

ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội hiện nay, chỉ có thể cạnh tranh được với cácđối thủ vừa và nhỏ, chỉ giành được các gói thầu có giá trị vừa và nhỏ

2.3 Năng lực máy móc thiết bị

Trong hoạt động xây dựng nói chung, máy móc thiết bị là những yếu tốkhông thể thiếu để đảm bảo việc thi công công trình Trong hồ sơ dự thầu,năng lực máy móc thiết bị còn là yếu tố để bên mời thầu đánh giá năng lựccủa Công ty Chỉ tiêu này được phản ánh qua số lượng chủng loại, sự sẵn sàngtham gia vào hoạt động thi công công trình, sự hiện đại và công nghệ tiên tiếncủa thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng Mặt khác năng lực máy móc thiết

bị còn được thể hiện ở sự bố trí máy móc thiết bị hợp lý, phù hợp với yêu cầu

kỹ thuật của từng công trình, sự áp dụng những quy trình hợp lý trong việc sửdụng máy móc Và quan trọng hơn, máy móc thiết bị này phải phù hợp vớiđặc thù về mặt địa lý, khí hậu, nguyên vật liệu và có thể áp dụng được vớitrình độ chuyên môn của lực lươọng lao động của Công ty Tóm lại, một công

ty có năng lực máy móc thiết bị tốt luôn được đánh giá cao bởi nhân tố này sẽ

Trang 27

đảm bảo cho chất lượng công trình được thực hiện tốt, đảm bảo về khả năngthi công, về tiến độ thi công công trình.

Để nâng cao uy tín, nâng cao năng lực hoạt động, nâng cao khả năngcạnh tranh trên thị trường, trong quá trình phát triển hơn ba chục năm củamình Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội luôn chú trọng công tác đầu tưđối với công nghệ Số lượng và chủng loại thiết bị luôn được tăng lên qua cácnăm, nhất là những công nghệ hiện đại

Bảng 1.3 : Thiết bị thi công lớn thuộc sở hữu của công ty tính đến

9 Dây chuyền thiết bị cọc khoan

nhồi Soilmec

11 Trạm trộn bê tông công suất

45m3/h

Trang 28

STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Năm

Pháp, Italia,Việt Nam

Việt Nam, Liên

20 Máy đào xúc gầu ngược

Sumitomo S340

21 Máy đào xúc bánh xích Kobelco 02 2001 Nhật Bản

Trang 29

STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Năm

42 Xe ô tô vận tải Huyndai 2,5 tấn 02 2001 Hàn Quốc

43 Dây chuyền sản xuất ống cốngbê

tông

02 2003, 2005 Việt Nam

Có thể nói, số lượng nhưng thiết bị công nghệ cao được nhập khẩu,được mua của các nước có công nghệ hiện đại là rất lớn và đa dạng về chungloại, đáp ứng nhu cầu xây dựng thi công công trình của Công ty Tuy nhiên,

có một thực tế là các máy móc thiết bị này đã được sản xuất tư nhưng nămtrước đây Do đó nó hạn chế về khả năng thi công, có thể không đáp ứng được

Trang 30

hoặc đáp ứng không đầy đủ yêu cầu của công tác thi công xây dựng côngtrình.

2.4 Hồ sơ dự thầu

Trong công tác đấu thầu, công việc lập hồ sơ dự thầu là công việc hết sứcquan trọng, và là công việc chủ yếu đối với hoạt động đấu thầu Mọi tài liệu,

số liệu của Công ty về gói thầu đều đựơc trình bày trong hồ sơ dự thầu Chính

vì vậy, nó là cơ sở là căn cứ và là điều kiện tiên quyết để Bên mời thầu vàChủ đầu tư xem xét, đánh giá, để từ đó lựa chọn ra nhà thầu có đủ năng lực,điều kiện đảm nhân gói thầu với chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý nhất

Nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu của Công ty

Mỗi gói thầu và bên mời thầu khác nhau sẽ có những yêu cầu về hồ sơ

dự thầu cụ thể riêng, song nhìn chung đều phải gồm các nội dung sau:

2.4.1 Nội dung hành chính, pháp lý

Bao gồm : Đơn dự thầu, Bản sao các quyết định thành lập Công ty của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh,Tàiliệu giới thiệu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ( nếu có),Văn bản thoả thuận liên danh ( trường hợp liên danh dự thầu), Bãolãnh dự thầu, Văn bản các ngành nghề được phép kinh doanh của Công tyhiện nay, các tài liệu khác có liên quan đến tư cách pháp nhân của Công ty…

Đây là nội dung khá quan trọng, đặc biệt là đối với gói thầu yêu cầuphải sơ tuyển nhà thầu, bởi nội dung này đảm bảo cho tính hợp lệ của hồ sơ

dự thầu

2.4.2 Nội dung kỹ thuật

Bất kỳ gói thầu nào trong nội dung kỹ thuật nhà thầu đều phải đưa racác thông tin khả năng thực hiện và biện pháp thi công thực hiện công trình,thực hiện dự án

Thông thường trong nội dung kỹ thuật gồm có các yếu tố sau:

Trang 31

- Các biện pháp và tổ chức thi công đối với mỗi gói thầu:

+ Tổ chức mặt bằng thi công;

+ Các biện pháp thi công các hạng mục công trình

- Tiến độ thực hiện hợp đồng: Kế hoạch tiến độ thi công là một bộ phậnquan trọng của công tác tổ chức thi công Nó có ý nghĩa quyết định đến tốc

độ, trình tự và thời gian thi công của toàn bộ công trình

- Tổ chức nhân sự thực hiện công trình:

+ Nhà thầu lên kế hoạch bố trí, sắp xếp nhân sự cho công tácthi công công trình

+ Nhà thầu có kế hoạch huy động nguồn lực cho từng thời điểmthi công công trình Số lượng công nhân cần thiết cho công trình được tínhtoán trước và dự trù thời gian huy động…

- Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng;

- Các biện pháp đảm bảo chất lượng:

+ Nhà thầu tiến hành quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượngtheo tiêu chuẩn chất lượng trong xây dựng

+ Công tác bảo đảm chất lượng công trình cần được nêu chi tiếtcho từng hạng mục, công việc cụ thể trong quá trình thi công

+ Tất cả các công việc được liểm tra và nghiệm thu theo từnggiai đoạn thi công

2.4.3 Nội dung tài chính

Đây là phần đưa ra giá dự thầu cho gói thầu Nhà thầu phải lập ra giá

dự thầu theo đơn giá tổng hợp và mỗi đơn giá tổng hợp hoặc từng công việcđều phải phân tích trong đơn giá chi tiết gồm có những thành phần nào Điềunày là nhằm tạo ra sự thống nhất về cách thể hiện giá dự thầu để giúp chủ tưvấn hay chủ đầu tư dễ dàng xem xét, đánh giá, so sánh lựa chọn nhà thầu,

Trang 32

đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý chi phí, thanh toán cho các nhàthầu trong quá trình thực hiện gói thầu.

Phương pháp tính giá dự thầu cho một gói thầu xây lắp có thể tóm tắtngắn gọn như sau:

- Bước 1 : Xác định đơn giá chi tiết cho từng công việc cụ thể

- Bước 2 : Xác định đơn giá tổng hợp cho từng đơn vị khối lượng côngtác xây lắp

- Bước 3 : Xác định giá dự toán trước thuế cho từng hạng mục côngtrình

- Bước 4 : Tính giá dự thầu cho công trình

+ Tính giá dự toán sau thuế của từng hạng mục công trình

+ Tổng hợp giá dự toán xây lắp sau thuế của các hạng mục côngtrình sẽ được giá dự thầu của toàn bộ công trình

Nhìn chung, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác lập giá dự toáncông trình, ví dụ như biến động giá cả thị trường, công tác khảo sát, thiết kế,địa điểm thực hiện công trình Vì vậy, người lập dự toán công trình cầnnghiên cứu kỹ tất cả các yếu tố đó để cân nhắc, xem xét nhằm đưa ra giá dựthầu hợp lý và có tính cạnh tranh

Nói chung, ba nội dung trên là cơ sở để bên mời thầu xét thầu, và tuỳtheo tính chất của gói thầu và phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu mà cóthang điểm cho mỗi phần khác nhau Đối với gói thầu xây lắp, hiện nay nước

ta chỉ áp dụng phương pháp sử dụng giá đánh theo giá hai nội dung kỹ thuật

và tài chính khi đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

Giá dự toán xây lắp

sau thuế Giá dự toán xây lắp trước thuế Thuế giá trị gia tăng đầu ra xây

lắp+

=

Trang 33

Ngoài những nhân tố chủ quan thuộc Công ty đã kể trên, còn có nhữngnhân tố khách quan ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu, khả năng cạnh tranhcủa Công ty.

2.5.1 Môi trường pháp lý

Đây là yếu tố khách quan tác động đến toàn bộ nền kinh tế nói chung

và hoạt động đấu thầu nói riêng Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hoạtđộng đấu thầu bao gồm các quy định về đấu thầu, các nghị định và thông tưhướng dẫn hoạt động đấu thầu Một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch,phù hợp với thực tế sẽ có hiệu quả cao và là động lực thúc đẩy các doanhnghiệp đặc biệt là các nhà thầu phát triển Ngược lại môi trường pháp lýkhông rõ ràng, chồng chéo, không phù hợp sẽ gây khó khăn cho các nhà thầu

và làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nay Ngày nay môitrường pháp lý cũng đã được ổn định, phù hợp với nền kinh tế thể hiện ở việc

ra đời Luật đấu thầu và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2006, vì vậy đãthúc đẩy hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các Công tyxây dựng nói riêng, trong đó có Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

3 Quy trình tham dự thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Phòng đấu thầu của Công ty đã thamgia dự thầu với nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, song với một gói thầu nào

Trang 34

thì quy trình tham dự thầu cũng là những công việc hết sức logic, đảm bảo chocông việc được tiến hành một cách thông suốt và đạt hiệu quả cao.

Hình 1.2 : Quy trình tham dự thầu của Công ty

Lập thông tin

chung: Năng lực,

kinh nghiệm…

Lập các yêu cầu đáp ứng của Hồ sơ dự

thầu

Khách hàng, chủ đầu tư, Ban A

Mua Hồ sơ mời thầu Nhận yêu cầu của khách hàng

Kiểm tra kế hoạch khả thi Lập kế hoạch làm Hồ sơ dự thầu

Lập Hồ sơ dự thầu theo kế hoạch

Lập biện pháp thi công, tiến

Phòng Kinh tế thị trường Công ty

kiểm tra Hồ sơ Hoàn thiện, phôtô, đóng góiNộp Hồ sơ dự thầu

Trang 35

3.1 Nhận yêu cầu của khách hàng

Cán bộ dự án tìm hiểu thông tin trên báo chí, qua mối quan hệ… vềBan Quản lý chuẩn bị tổ chức mời các nhà thầu tham gia một dự án Sau khighi vào “ Phiếu nhận yêu cầu của khách hàng” và căn cứ theo phân cấp sẽ doĐơn vị hoặc Phòng Kinh tế thị trường hoặc Phòng kế hoạch đầu tư của Công

ty tổ chức họp xem xét cùng Lãnh đạo ra quyết định tham gia dự án nào Saukhi đã quyết định tham gia một dự án nào đó, Công ty sẽ căn cử cán bộ dimua Hồ sơ mời thầu

3.2 Xem xét sơ bộ Hồ sơ mời thầu và lập kế hoạch làm Hồ sơ dự thầu

Trưởng dự án và cán bộ dự án tập trung xem xét sơ bộ các yêu cầu của

Hồ sơ mời thầu Đưa ra những thông tin chính của Hồ sơ như: thông tin về dựán

Sau khi đã xem xét sơ bộ, tiến hành lập kế hoạch làm Hồ sơ dự thầu.Công việc cụ thể như sau:

- Phân công số cán bộ làm Hồ sơ dự thầu, nhiệm vụ cụ thể cho từngcán bộ

- Phân công cán bộ, thời gian, mục đích đi khảo sát hiện trường

- Lập biện pháp thi công : Lập tất cả các yêu cầu lỹ thuật liên quan đếnquá trình thi công theo các quy phạm ngành

- Lập hồ sơ nhân lực phục vụ thi công: Đội trưởng, đội phó, giám sát

kỹ thuật…

- Lập tiến độ thi công

Để kế hoạch được thực hiện một cách suôn sẻ, tốt đẹp, không vướngmắc, khó khăn nhiều người, ta tiến hành kiểm tra kế hoạch khả thi, rà soát lạicác bước trên và báo cáo tất cả các kết quả thu nhận được của đợt đi khảo sátvới cấp trên

Trang 36

- Bóc tách bản vẽ để đưa ra khối lượng của từng hạng mục trong hồ sơ.

- Lập biện pháp thi công, hồ sơ nhân lực và tiến độ thực hiện côngtrình

- Lập bảng giá dự thầu: Đơn giá chi tiết, Đơn giá tổng hợp

- Lập các hồ sơ khác theo yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu

Hồ sơ dự thầu được lập xong, Phòng Kinh tế thị trường của Công ty kếthợp với đơn vị trực tiếp lập Hồ sơ dự thầu có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ cácbứơc thực hiện ở trên

3.4 Trình duyệt, hoàn thiện, phôtô, đóng gói và nộp Hồ sơ dự thầu

Lãnh đạo chủ yếu là duyệt giá bỏ thầu, từ đó quyết định giảm giá baonhiêu % trong Thư giảm giá để khả năng trúng thầu là lớn nhất

Sau khi được Phòng Kinh tế thị trường kiểm tra chỉnh sửa, lãnh đạoduyệt, cán bộ tiến hành hoàn thiện lần cuối trước khi cho phôtô, đóng gói theođúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu

Trưởng dự án và cán bộ dự án được uỷ quyền đi nộp Hồ sơ dự thầutheo đúng thời gian, địa điểm Dự lễ mở thầu và phải trình Biên bản nộp thầu

và biên bản mở thầu cho lãnh đạo

Ngày đăng: 23/02/2014, 11:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 :Số lượng cán bộ cơng nhân viên (CBCNV) tính đến tháng 11/2008 - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1.1 Số lượng cán bộ cơng nhân viên (CBCNV) tính đến tháng 11/2008 (Trang 22)
Bảng 1. 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2005 – 2008 - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1. 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2005 – 2008 (Trang 26)
Bảng 1.3 : Thiết bị thi công lớn thuộc sở hữu của cơng ty tính đến năm 2005 - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1.3 Thiết bị thi công lớn thuộc sở hữu của cơng ty tính đến năm 2005 (Trang 27)
Hình 1. 2: Quy trình tham dự thầu của Cơng ty - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Hình 1. 2: Quy trình tham dự thầu của Cơng ty (Trang 33)
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức cơng trường - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức cơng trường (Trang 39)
Bảng 1.4: Thống kê quy hoạch sử dụng đất của dự án - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1.4 Thống kê quy hoạch sử dụng đất của dự án (Trang 40)
Nội dung này đưa ra bảng giá chào thầu. Căn cứ tính giá dự thầu của Công ty: - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
i dung này đưa ra bảng giá chào thầu. Căn cứ tính giá dự thầu của Công ty: (Trang 40)
Bảng 1.5. Bảng giá chào thầu tổng hợp sau thuế - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1.5. Bảng giá chào thầu tổng hợp sau thuế (Trang 41)
4.3. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia buổi mở thầu - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
4.3. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia buổi mở thầu (Trang 41)
Bảng 1.5 : Kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008 - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1.5 Kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008 (Trang 43)
Bảng 1.6 :Số lượng và giá trị các cơng trình trúng thầu xét theo hình thức trúng thầu của Công ty - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1.6 Số lượng và giá trị các cơng trình trúng thầu xét theo hình thức trúng thầu của Công ty (Trang 45)
Bảng 1. 8: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 - thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1. 8: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w