1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu

142 885 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 713,5 KB

Nội dung

Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sau hơn mười năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã

có những bước chuyển biến rõ dệt Nền kinh tế thị trườngvới đặc trưng là một nền kinh tế mở đã thu hút được sựchú ý hợp tác kinh doanh của nhiều nước trên thế giới.Nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng bước đầu đi vào ổnđịnh, sự tăng trưởng liên tục, hàng hoá tràn ngập thịtrường với nhiều loại và giá cả ổn định phục vụ ngườitiêu dùng Đó là một định hướng đúng và cũng là mộtthành tựu của Đảng và Nhà nước ta

Đổi mới nền kinh tế cùng với sự quan tâm của Nhànước tạo ra hàng loạt các cơ hội sản xuất, kinh doanh,hợp tác trao đổi làm ăn giữa các doanh nghiệp trong vàngoài nước Hoạt động xuất nhập khẩu từ đó mà pháttriển làm cầu nối các loại hàng hoá giữa các nước thâmnhập lẫn nhau, phát huy lợi thế riêng của mỗi nước, rútngắn khoảng cách và tăng cường giao lưu, là hoạt độngđem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước Các doanh nghiệp ởnước ta tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,ngoài các đặc điểm riêng của mình về mặt hàng hoặc lĩnhvực thì đều phải cạnh tranh công bằng, khốc liệt trên thị

Trang 2

trường để đứng vững và xuất khẩu cũng nhằm mục đíchtạo lợi ích cho quốc gia và cho sự phát triển của doanhnghiệp mình Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanhtheo cơ chế này đều phải đòi hỏi kinh doanh có hiệu quả.Chỉ có hiệu quả mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp

Công ty thiết bị vật tư du lịch với chức năng vànhiệm vụ tham gia xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụcho ngành du lịch và nền kinh tế cũng không tránh khỏi

sự cạnh tranh khốc liệt này Là doanh nghiệp Nhà nướctrực thuộc sự quản lý của ngành du lịch nhưng khi cungcấp các trang thiết bị phục vụ cho các khách sạn, các mặthàng phục vụ khách du lịch đều phải cạnh tranh bìnhđẳng Làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả? Biện phápnào có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh? Những câu hỏi

đó luôn được đặt ra với Công ty thiết bị vật tư du lịchtrước sự cạnh tranh và chính sách luôn thay đổi của Nhànước

Bằng những kiến thức được tích luỹ trong quá trìnhhọc tập trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Trongthời gian thực tập tại Công ty thiết bị vật tư du lịch được

sự giúp đỡ của các cô chú phòng kinh tế tài chính và cácphòng ban khác cùng với sự mong muốn bản thân là

Trang 3

nâng cao sự hiểu biết thực tiễn cũng như góp phần nângcao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Emxin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH”.

Nội dung của đề tài này gồm ba phần chính:

Phần I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG, HIỆU QUẢ KINH DOANH

XUẤT NHẬP KHẨU Phần II:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH Phần III:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH.

Do thời gian, kinh nghiệm hạn chế cho nên trongsuốt quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai sót Emxin được sự chỉ bảo các thầy cô và các bạn đọc

Em xin được bày tỏ sự cảm ơn trân thành đến côgiáo TS Lê Thị Anh Vân đã giúp đỡ em hoàn thành đềtài này!

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

I- KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

XUẤT NHẬP KHẨU 1- Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá

Trong lịch sử phát triển kinh tế các nước hoạt độngtrao đổi hàng hoá ngày càng đa dạng Cùng với sự pháttriển xã hội ngày càng văn minh thì hoạt động kinhdoanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ Từ traođổi giữa các nước nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân củacác sản phẩm thiết yếu sau đó trao đổi để kiếm lợi

Hình thái này ngày càng phát triển và trở thành mộtlĩnh vực không thể thiếu được trong sự phát triển cảukinh tế đất nước Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

nó vượt ra biến giới các nước và gắn liền với các đồngtiền quốc tế khác nhau Nó diễn ra bất cứ nơi nào vàquốc gia nào trên thế giới do vậy nó cũng rất phức tạp

Trang 5

Thông qua trao đổi xuất nhập khẩu các nước có thể pháthuy lợi thế so sánh của mình Nó cho biết nước mình nênsản xuất mặt hàng gì và không nên sản xuất mặt hàng gì

để khai thác triệt để lợi thế riêng của mình

Hiểu theo nghĩa chung nhất thì hoạt động xuất nhậpkhẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa cácquốc gia Kinh doanh là hoạt động thực hiện một hoặcmột số công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm haythực hiện một số dịch vụ trên thị trường nhằm mục đíchlợi nhuận Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

là việc bỏ vốn vào thực hiện các hoạt động trao đổi hànghoá, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm mục đích thu đượclợi nhuận Đây chính là mối quan hệ xã hội nó phản ánh

sự không thể tách rời các quốc gia Cùng với tiến bộkhoa học kỹ thuật, chuyên môn hoá ngày càng tăng, cùngvới sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ củakhách hàng ngày càng đa dạng và phong phú thì sự phụthuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng

Một thực tế cho thấy nhu cầu con người khôngngừng tăng lên và nguồn lực quốc gia là có hạn Do đótrao đổi mua bán quốc tế là biện pháp tốt nhất và có hiệu

Trang 6

quả Quan hệ quốc tế này nó ảnh hưởng tới sự phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia Để tận dụng có hiệu quả nguồnlực của mình vào phát triển kinh tế đất nước.

2 Quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hiệu quả là thước đo phản ánh mức độ sử dụng cácnguồn lực Trong cơ chế thị trường sự tồn tại của nhiềuthành phần và mối quan hệ kinh tế thì hiệu quả là vấn đểsống còn của nó phản ánh trình độ tổ chức kinh tế quản

lý của doanh nghiệp Cho đến nay qua các hình thái xãhội có quan hệ sản xuất khác nhau cho nên quan điểm vềhiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu có nhiều khác nhau Hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu là một hình thái của hoạt động kinhdoanh Do đó quan điểm về hiệu quả cũng được hiểutheo một cách tương đồng

Trong xã hội tư bản với chế độ tư nhân về tư liệusản xuất thì quyền lợi về kinh tế và chính trị đều nằmtrong tay các nhà tư bản Chính vì vậy phấn đấu tăngnăng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh tức là tănglợi nhuận cho các nhà tư bản Cũng giống như một số chỉ

Trang 7

tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng cácyếu tố trong qúa trình sản xuất, đồng thời là một phạmtrù kinh tế gắn liền nền sản xuất hàng hoá sản xuất hànghoá có phát triển hay không là nhờ hiệu quả cao haythấp Biểu hiện hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản làtiền Hiểu được phần nào quan điểm này cho nên AdamSmith cho rằng “Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt đượctrong hoạt động kinh tế” và ông cũng cho rằng “Hiệu quảkinh doanh là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá” Ởđây hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kếtquả kinh doanh Quan điểm này khó giải thích kết quảkinh doanh Nếu cùng một kết quả mà hai mức chi phíkhác nhau thì quan điểm này cho chúng ta có cùng mộthiệu quả.

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh

là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phầntăng thêm của chi phí” Quan điểm này đã biểu hiện đượcmối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được vàchi phí bảo ra Tức là nếu gọi H là hiệu quả tương đối,

B phần tăng thêm về kết quả kinh doanh, C phần tăngthêm về chi phí thì: H = (B:C).100 Theo quan điểm

Trang 8

này hiệu quả kinh doanh chỉ được xét đến phần kết quả

bổ sung

Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanhđược đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạtđược kết quả đó” Quan điểm này nó đã gắn được hiệuquả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là phảnánh trình độ sử dụng chi phí, phản ánh tiết kiệm

Tuy nhiên, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng củaMác - Lênin thì các sự vật, hiện tượng không ở trạng tháitình mà luôn biến đổi, vận động Vì vậy, xem xét hiệuquả không nằm ngoài quy luật này Do đó hiệu quả sảnxuất kinh doanh vừa là phạm trù cụ thể vừa là một phạmtrù trìu tượng, cụ thể ở chỗ trong công tác quản lý thìphải định thành các con số để tính toán, so sánh Trừutượng ở chỗ nó được định tính thành mức độ quan trọnghoặc vai trò của nó trong lĩnh vực kinh doanh Cho nênquan điểm thứ tư cho rằng hiệu quả kinh doanh nó bámsát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là khôngngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dânlao động

Trang 9

Có rất nhiều các quan điểm nữa những tất cả chưa

có sự thống nhất trong quan niệm nhưng họ đều cho rằngphạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượngcủa hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng Tuy nhiên cần

có một khái niệm tương đối đầy đủ để phản ánh hiệu quả

sản xuất kinh doanh đó là: “Hiệu qủa sản xuất kinh

doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khác

sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh gía việc thực hiện mục tiêu kinh

tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ”.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là doanhnghiệp trao đổi buôn bán hàng hoá vượt qua ngoài biêngiới đất nước Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu làhình thái của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và

nó xoay quanh hoạt động kinh doanh, nó được mở rộng

về không gian trao đổi hàng hoá và chủng loại hàng hoá

Trang 10

Do vậy, bản chất của hoạt động xuất nhập khẩu là bảnchất của hoạt động kinh doanh.

Trong thực tế, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩutrong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đạt được trongcác trường hợp sau (hiệu quả ở đây hiểu đơn thuần là lợinhuận): Kết quả tăng (kim ngạch, bán buôn, bán lẻ)nhưng chi phí giảm và kết qủa tăng chi phí tăng nhưngtốc độ tăng của kết quả cao hơn tốc độ tăng của chi phí.Hiệu quả tăng đồng nghĩa với tích luỹ và mở rộng sảnxuất kinh doanh, cho nên tăng hiệu quả là mục tiêu sốngcòn của doanh nghiệp

3 Bản chất và phân loại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suấtlao động và tiết kiệm lao động xã hội Các nguồn lực bịhạn chế và khan hiếm chính là nguyên nhân dẫn đến phảitiết kiệm, sử dụng triệt để và có hệu quả Để đạt đượcmục tiêu trong kinh doanh phải phát huy điều kiện nộitại, hiệu năng các yếu tố sản xuất tiết kiệm mọi chi phí.Nâng cao hiệu quả chính là phải đạt kết quả tối đa vớichi phí nhỏ nhất

Trang 11

3.1 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội.

Những doanh nghiệp hoạt động thường chạy theohiệu quả cá biệt, Nhà nước với các công cụ buộc cácdoanh nghiệp phải tuân theo và phải phục vụ các lợi íchchung của toàn xã hội như phát triển sản xuất, đổi mới cơcấu kinh tế , tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách có lợiích cá biệt của doanh nghiệp đó là lợi nhuận Tuy nhiên

có thể có những doanh nghiệp không đảm bảo hiệu quả

cá biệt nhưng nền kinh tế quốc dân vẫn thu được hiệuquả Tình hình này doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhậnđược trong ngắn hạn và trong thời điểm nhất định donhững nguyên nhân khách quan mang lại.Vì vậy trongkinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp phải quan tâmđến cả hai loại hiệu quả, kết hợp các lợi ích, và khôngngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh

3.2 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán chotừng phương án cụ thể sau khi đã trừ đi chi phí để thuđược kết quả đó Hiệu quả tương đối được xác định bằng

Trang 12

cách so sánh các hiệu quả tuyệt đối của các phương ánkhác nhau Mục đích của việc tính toán là so sánh mức

độ hiệu quả các phương án khi thực hiện cùng một nhiệm

vụ để từ đó chọn một cách thực hiện có hiệu quả nhất.Trong thực tế để thực hiện một phương án mà rất nhiềucác phương án khác nhau so sánh đánh giá là một trongnhững công tác rất quan trọng, vai trò này thuộc về cácnhà quản lý để từ đó tạo ra hiệu quả cao nhất cho doanhnghiệp

3.3 Hiệu quả chi phí bộ phận

và hiệu quả chi phí tổng hợp.

Hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với các điều kiện

cụ thể như tài chính, trình độ kỹ thuật, nguồn nhân lực

Do vậy, hình thành chi phí mỗi doanh nghiệp là khácnhau Nhưng thị trường chỉ chấp nhận chi phí trung bình

xã hội cần thiết Trong công tác quản lý đánh giá hiệuquả xuất nhập khẩu không chỉ đánh giá hiệu quả chi phítổng hợp mà còn đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí

để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Quan tâmđến chi phí cá biệt để từ đó có các biện pháp giảm nhữngchi phí cá biệt không hiệu quả tạo cơ sở hoàn thiện một

Trang 13

biện pháp tổng hợp, đồng bộ tạo tiền đề để thu được hiệuquả cao nhất.

4 Một số hình thức xuất nhập khẩu thông dụng.

4.1 Xuất nhập khẩu trực tiếp.

Hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp còn gọi là hoạtđộng xuất nhập khẩu tự doanh là việc doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu hàng hoá do doanh nghiệp mìnhsản xuất hay thu gom được cho khách hàng nước ngoài

và ngược lại Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sau khidoanh nghiệp nghiên cứu kỹ thị trường, tính toán đầy đủcác chi phí và đảm bảo tuân theo chính sách Nhà nước vàluật pháp quốc tế

Đặc điểm: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếpphải tự bỏ vốn, tự chịu mọi chi phí, chịu mọi tráchnhiệm và chịu rủi ro trong kinh doanh

4.2 Xuất nhập khẩu uỷ thác.

Là hình thức xuất nhập khẩu trong đó đơn vị thamgia xuất nhập khẩu đóng vai trò trung gian cho một đơn

vị kinh doanh khác tiến hành đàm phán ký kết hợp đồngbán hàng hoá với đối tác bên ngoài Xuất nhập khẩu uỷ

Trang 14

thác hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước cónhu cầu tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá nhưng lạikhông có chức năng tham gia vào hoạt động xuất nhậpkhẩu trực tiếp và phải nhờ đến một doanh nghiệp có chứcnăng xuất nhập khẩu được doanh nghiệp có nhu cầu uỷquyền Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung gian này phảilàm thủ tục và được hưởng hoa hồng.

Đặc điểm: Doanh nghiệp nhận uỷ quyền không phải

bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch mà chỉ đứng ra khiếunại nếu có tranh chấp xảy ra

4.3 Xuất nhập khẩu hàng đổi hàng.

Là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu,người mua đồng thời cũng là người bán

Đặc điểm: Hình thức xuất nhập khẩu này doanhnghiệp có thể thu lãi từ hai hoạt động nhập và xuất hànghoá Tránh được rủi ro biến động đồng ngoại tệ Tronghình thức xuất nhập khẩu hàng đổi hàng khối lượng, giátrị nên tương đương nhau thì có lợi cho doanh nghiệp khitham gia vận chuyển, hình thức xuất nhập khẩu này đượcnhà nước khuyến khích

Trang 15

4.4 Xuất nhập khẩu liên doanh.

Là một hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trên cơ

sở liên kết một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (ítnhất là một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu)nhằm phối hợp khả năng sản xuất -> xuất nhập khẩu trên

cơ sở các bên cùng chịu rủi ro và chia sẻ lợi nhuận

Đặc điểm: Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩuchỉ đóng góp một phần nhất định Chi phí, thuế, tráchnhiệm được phân theo tỷ lệ đóng góp thoả thuận

Còn có rất nhiều hình thức xuất nhập khẩu khác nhưgia công uỷ thức, giao dịch tái xuất nhưng trên đây làcác hình thức cơ bản nhất và phổ biến trong hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu

5 Hoạt động xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường.

Xuất nhập khẩu là một hoạt động tạo lợi nhuận chodoanh nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động,phát huy lợi thế so sánh, phát triển tăng trưởng của quốcgia Chính vì thế hoạt động này rất phức tạp Để thựchiện tốt phải có sự chuẩn bị về quy chế, quản lý, tổ chức

Trang 16

tốt thì mới thu được hiệu quả lâu dài Hoạt động kinhdoanh cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nó gắn liềnvới rủi ro, nếu không có sự nghiên cứu một cách kỹlưỡng Do vậy trong hoạt động xuất nhập khẩu phải đượctiến hành theo các bước, các khâu và xem xét một cách

kỹ lưỡng nhưng phải theo kịp biến động và nhu cầu củathị trường trên cơ sở tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc

tế và Nhà nước Do đó phải nắm rõ nội dung của hoạtđộng xuất nhập khẩu đó là

5.1 Nghiên cứu và tiếp cận thị trường.

Nghiên cứu thị trường là dùng tổng hợp các biệnpháp kỹ thuật nghiên cứu như điều tra, tham dò, thuthập Sau đó phân tích trên cơ sở đầy đủ thông tin và từ

đó đưa ra quyết định trước khi thâm nhập thị trường Vấn

đề ở đây là phải nhận biết sản phẩm xuất nhập khẩu phảiphù hợp với thị trường, số lượng, phẩm chất, mẫu mã

Từ đó rút ra khả năng của mình cung ứng mặt hàng đó.Phải nhận biết được rằng chu kỳ sống của sản phẩm ởgiai đoạn nào (thường trải qua 4 giai đoạn: Triển khai ->tăng trưởng -> bão hoà -> suy thoái) Mỗi giai đoạn có

Trang 17

một đặc điểm riêng mà doanh nghiệp phải biết khai thác

có hiệu quả Sản xuất cũng như xuất nhập khẩu có rấtnhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực do đó doanhnghiệp phải quan tâm đến đối thủ thù đó để ra biện phápthời điểm xuất nhập khẩu sao cho phù hợp nhất Ngoài ravấn đề tỷ giá hối đoái cũng rất quan trọng Trong hoạtđộng xuất nhập khẩu nó gắn liền với các đồng ngoại tệmạnh, sự biến động của các đồng tiền nó ảnh hưởng rấtlớn Do đó dự báo nắm do xu hướng biến động là vấn đềcần quan tâm Trong các cuộc nghiên cứu cần quan tâmcác nội dung như nghiên cứu về nội dung hàng hoá,nghiên cứu về giá cả hàng hoá, thị trường hàng hoá Trên cơ sở này doanh nghiệp có các bước đi tiếp theo

5.2 Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh.

Sau khi nghiên cứu thị trường ta phải lựa chọn đốitác là lập phương án kinh doanh Khi lựa chọn bạn hàngphải nắm đủ các thông tin như tình hình sản xuất kinhdoanh, vốn, cơ sở vật chất, khả năng, uy tín, quan hệtrong kinh doanh Có bạn hàng tin cậy là điều kiện đểthực hiện tốt các hoạt động thương mại quốc tế Sau khi

Trang 18

lựa chọn đối tác ta phải lập phương án kinh doanh nhưgiá cả, thời điểm, các biện pháp thực hiện, thuận lợi, khókhăn

5.3 Tìm hiểu nguồn hàng.

Phải tìm hiểu khả năng cung cấp hàng hoá của cácđơn vị Phải chú ý các nhân tố như thời vụ, thiên tai, cácnhân tố có tính chu kỳ Vì các nhân tố này có thể ảnhhưởng đến giá cả và sản lượng

5.4 Đàm phán ký kết hợp

đồng.

Có rất nhiều hình thức đàm phán xuất nhập khẩunhư fax, thư tín thương mại điện tử, gặp trực tiếp, quađiện thoại Các bên tự thoả thuận và đưa ra hình thứcthuận tiện nhất Nhưng theo hình thức nào cũng cần tiếnhành theo các bước quy định Sau đàm phán thành cônghai bên tiến hành ký kết hợp đồng

5.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng.

Đây là công việc phức tạp do đó các bên phải luônluôn tuân thủ và tôn trọng nhau cùng như luật pháp nếu

là bên xuất khẩu thì phải xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn

Trang 19

bị hàng, kiểm tra hàng, thuê tàu lưu cước, lập chứng từ,giải quyết khúc mắc

5.6 Thanh toán và đánh giá hiệu quả hợp đồng.

Sau khi thanh toán, kết thúc hợp đồng, nếu khôngxảy ra tranh chấp thì kết thúc hợp đồng và rút ra kinhnghiệm cho các hoạt động tiếp theo

II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1- Nhân tố chủ quan.

1.1 Lao động

Trong hoạt động sản xuất cũng như trong hoạt độngkinh doanh Nhân tố lao động nó ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả cũng như kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Lao động ở đây là cả yếu tố chuyên môn,

ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động Chuyên mônhoá lao động cũng là vấn đề cần quan tâm sử dụng đúngngười đúng việc sao cho phù hợp và phát huy tối đangười lao động trong công việc kinh doanh đó là vấn đềkhông thể thiếu trong công tác tổ chức nhân sự Nâng caotrình độ chuyên môn lao động là việc làm cần thiết và

Trang 20

liên tục, do đặc thù là hoạt động kinh doanh đơn thuầnnên người lao động phải nhanh nhạy, quyết đoán, mạohiểm Từ việc kinh doanh, bán hàng, chào hàng, nghiêncứu thị trường đòi hỏi người lao động phải có năng lực

và say mê trong công việc

1.2 Trình độ quản lý lãnh đạo

sử dụng vốn.

Đây là yếu tố thường xuyên, quan trọng nó có ýnghĩa rất lớn đến phát huy tối đa hiệu quả trong kinhdoanh Người lãnh đạo phải quản lý phải tổ chức phâncông và hợp tác lao động hợp lý giữa các bộ phận, cánhân Hoạch định sử dụng vốn làm cơ sở cho việc huyđộng khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có, bảo toàn vàphát triển vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ

đó có các biện pháp giảm chi phí không cần thiết Ngườilãnh đạo phải sắp xếp, đúng người, đúng việc, san sẻquyền lợi trách nhiệm, khuyến khích tinh thần sáng tạocủa mọi người

Sử dụng khai thác các nguồn vốn, triển khai mọinguồn lực sẵn có có để tổ chức lưu chuyển vốn, nghiêncứu sự biến động các đồng ngoại tệ mạnh Các doanh

Trang 21

nghiệp có nhiều vốn sẽ có ưu thế về cạnh tranh nhưng sửdụng một cách có hiệu quả, hạn chế ít nhất đồng vốnnhàn rỗi, phát huy hiệu quả trong kinh doanh, đó mới làvấn đề cốt lõi trong sử dụng vốn.

1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật.

Cơ sở vật chất là nền tảng quan trọng các hoạt độngkinh doanh Nó có thể đem lại sức mạnh trong kinhdoanh Từ nhà kho bến bãi, phương tiện vận chuyển,thiết bị văn phòng Nhất là hệ thống này được bố trí hợp

lý, thuận tiện Nó là một cái lợi vô hình, lợi thế kinhdoanh Cơ sở vật chất kỹ tuật tạo ra cho bên đối tác một

sự tin tưởng, tạo ra ưu thế cạnh tranh với các đối thủ

Còn có rất nhiều yếu tố khác dịch vụ mua bán hàng,yếu tố quản trị, nhiên liệu hàng hoá đó cũng là các yếu

tố rất quan trọng, phát huy các mặt tích cực hạn chế vàgiảm tiêu cực do các yếu tổ chủ quan mang lại để pháthuy tối đa hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải có một quátrình và bộ máy tổ chức tốt

Trang 22

2- Các nhân tố khách quan.

Đó là các nhân tố tác động đến hiệu quả của Công tynhưng là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mọi hoạtđộng của Công ty

2.1 Các đối thủ cạnh tranh

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũngnhư các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế thịtrường đều phải cạnh tranh Trong hoạt động sản xuấtkinh doanh luôn luôn xuất hiện các đối thủ cạnh tranh.Mặt khác các đối thủ cạnh tranh luôn luôn thay đổi các

chiến lược kinh doanh bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Luôn đổi mới và thích ứng được sự cạnh tranh mới là yếu

tố cần thiết Phải luôn luôn đề ra các biện pháp thích ứng

và luôn có các biện pháp phương hướng đi trước đối thủ

là một việc làm luôn được quan tâm

2.2 Các ngành có liên quan.

Các ngành có liên quan cũng như trong lĩnh vựckinh doanh cũng đều có tác động rất lớn đều hoạt độngxuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu nó liên quanđến các ngành khác như ngân hàng, thông tin, vận tải,xây dựng hệ thống ngân hàng tốt giúp cho hoạt động

Trang 23

giao dịch tiền tệ được thuận tiện, hệ thống thông tin liênlạc là yếu tố giúp các bên trao đổi, liên lạc, đàm phán,giao dịch một cách thuận tiện hơn Các ngành xây dựng,vận tải, kho tàng nó là vấn đề bổ sung nhưng rất cầnthiết

2.3 Nhân tố về tính thời vụ, chu kỳ, thời tiết của sản xuất kinh doanh

Các hàng hoá, các nguyên liệu, việc sản xuất kinhdoanh đôi khi bị ảnh hưởng vởi yếu tố thời vụ, kể cả nhucầu của khách hàng Vì vậy kết quả kinh doanh có hiệuquả hay không là do doanh nghiệp có bắt được tính thời

vụ và có phương án kinh doanh thích hợp hay không Ví

dụ như hàng mây tre đan xuất khẩu thì yếu tố nguyênliệu phải có thời vụ, thu xong lại phải phơi khô và nhucầu tăng lên vào mùa hè và các nước có khí hậu nhiệtđới, khí hậu nóng

2.4 Nhân tố giá cả.

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh đềuphải chất nhận giá thị trường Giá cả thị trường biếnđộng không theo ý muốn của các doanh nghiệp Do đógiá cả là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh

Trang 24

doanh của doanh nghiệp Giá cả thông thường ảnh hưởngbao gồm giá mua và giá bán Giá mua hàng hoá hoặc sảnxuất hàng hoá để xuất khẩu, giá mua thấp doanh nghiệp

dễ tìm kiếm thị trường, dễ tiêu thụ hàng hoá, có lợi vớicác đối thủ cạnh tranh, giảm chi chí đầu vào Giá bán ảnhhưởng đến trực tiếp của doanh nghiệp Giá bán là giá củathị trường Do vậy doanh nghiệp không điều chỉnh đượcgiá bán, mà phải có các chiến lược bán hàng hợp lý màthôi

2.5 Chính sách tài chính tiền

tệ của Nhà nước

Đây là một hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh, hiệu quả kinh doanh Sự hỗ trợ củaNhà nước là rất lớn đôi khi nó kìm hãm hoặc thúc đẩy kể

cả một ngành

- Chính sách về thuế: Thuế là một nguồn thu chủyếu của Nhà nước nhưng nó lại là một chi phí đối vớimột doanh nghiệp Do đó chính sách này có tác dụng trựctiếp đến kết quả lợi nhuận của Công ty Các chính sáchgiảm thuế, tăng thuế, miễn thuế là các chính sách nhạycảm đối với các doanh nghiệp

Trang 25

- Chính sách về lãi suất tín dụng: Trong hoạt độngkinh doanh doanh nghiệp thiếu vốn thường phải vay tiềntại các ngân hàng, và lãi suất ngân hàng Nhà nước có thểcan thiệp trực tiếp Nhà nước có thể khuyến khích hoặckìm hãm đầu tư thông qua chính sách tín dụng, lãi suất Các chính sách này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanhcủa Công ty.

- Chính sách về tỷ giá, bù giá, trợ giá: Tỷ giá ngoại

tệ phản ánh mối quan hệ tương quan về sức mua Khi cóbiến động mạnh Nhà nước có thể thả nổi hoặc can thiệp

để ổn định tỷ giá thông qua các ngân hàng bằng cách bánhoặc mua ngoại tệ

Nhà nước cũng có thể bù giá, trợ giá cho các mặthàng để duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, như trợ giámặt hàng cà phê hiện nay, thu mua lúa cho nông dânđồng bằng sông Cửu Long Hình thức trợ giá này ảnhhưởng rất lớn đến tình hình sản xuất cũng như tình hìnhxuất khẩu

Trang 26

2.6 Các chính sách khác của Nhà nước

Trong hoạt động xuất nhập khẩu nó còn liên quanđến các chính sách thuộc về đường lối chính trị nó ảnhhưởng đến Nước ta từ khi mở cửa với các nước bênngoài tạo ra hàng loạt cơ họi cho các nhà đầu tư, chohoạt động xuất nhập khẩu Trong quan hệ quốc tế Nhànước có thể ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần Cácchính sách này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuấtnhập khẩu, tạo ra hàng loạt cơ hội cho các hoạt động xuấtnhập khẩu

2.7 Nhân tố pháp luật.

Bất cứ một hoạt động nào một cá nhân, tập thể, haymột tổ chức nào đều phải hoạt động theo khuôn khổ phápluật Hoạt động xuất nhập khẩu cũng vậy cũng phải tuântheo luật pháp của Nhà nước, tuân theo quy định và luậtpháp quốc tế Các quy định luật lệ này lại có thể thay đổitheo thời gian Do vậy các tác động rất lớn đến hoạt độngxuất nhập khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu phải tuân thủđầy đủ các quy định không được phạm luật, luôn tìm hểuluật pháp, tạo ra một nguyên tắc làm việc , đảm bảo việc

Trang 27

hoạt động theo luật một cách tốt nhất, đó cũng là cáchphát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Khi xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp cần phải dựa vào một hệ thống chỉ tiêu, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu Các tiêu chuẩn đạt được phải có ý nghĩa Chi phí sản xuất xã hội cho một đơn vị kết quả

từ hoạt động xuất nhập khẩu phải nhỏ nhất, phải

có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và xã hội và phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế quốc dân.

Tính toán, xác định hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chính là việc so sánh giữa chi phí và kết quả.

Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoảngiảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm: Chiết khấu, giảm giá, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuấtnhập khẩu

Trang 28

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận

thuần từ

HĐKD

= Lợi nhuậngộp -

Chi phí bánhàng -

Chi phíQLDN

Chi phí hoạt độngtài chính

+

Lợi nhuận

từ hoạtđộng tàichính

+ Lợi nhuậnbất thường

3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng quát.

- Hiệu quả kinh doanh tương đối:

Hiệu quả tương đối = Kết quả thu được : Chi phí

bỏ ra

Trang 29

- Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối:

Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả thu được - chi phí

bỏ ra

- Lợi nhuận theo doanh thu và chi phí:

LN theo đầu tư = Tổng lợi nhuận - Tổng doanhthu

LN theo chi phí = Tổng lợi nhuận - Tổng chi phí

3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

DT theo VCSH = Tổng doanh thu : VCSH

LN theo VCSH = Tổng lợi nhuận : VCSH

- Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận theo TSCĐ:

DT theo TSCĐ = Tổng doanh thu : TSCĐ

LN theo TSCĐ = Tổng lợi nhuận : TSCĐ

Trang 30

3.3 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng lao động.

- Năng suất lao động bình quân (W)

W = Tổng doanh thu : Tổng lao động

- Chỉ tiêu lợi nhuận theo lao động (PLĐ):

PLĐ = Tổng lợi nhuận : Tổng lao động

PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH

I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.

- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL TOURIS MATERIALS AND EQUIPMENT EXPORT - IMPORT CORPORATION.

- Tên viết tắt: MATOURIMEX.

- Trụ sở chính Công ty đặt tại: 26 Láng Hạ - Hà Nội

- Số đăng ký kinh doanh: 106279

Trang 31

- Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng ngoại thương HàNội:

+Tài khoản đồng Việt Nam: 01-383-052

+Tài khoản ngoại tệ: 37-110 - 052

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước

1- Quá trình phát triển

Được thành lập năm 1990 theo quyết định của Bộvăn hoá - Thông tin - Thể thao và du lịch đến nay đã trảiqua hơn mười năm phát triển Công ty là đơn vị kinh tếquốc doanh, có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập,Công ty trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam và chịu sựquản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của Bộthương mại Công ty hoạt động với mục đích thông quahoạt động xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu về mọi mặtcủa hàng hoá, phù hợp với nhu cầu ngành du lịch và thịtrường trong nước góp phần phát triển nền kinh tế đấtnước

Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng

mở rộng, sắp xếp tổ chức trong Công ty, chăm lo cán bộđời sống nhân viên và đạt được nhiều kết quả tốt Trongnhững năm qua bất chấp những khó khăn do khủnghoảng một số nền kinh tế, Công ty luôn làm ăn có lãi,

Trang 32

đảm bảo là nơi cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho ngành

du lịch và thị trường trong nước Công ty luôn đổi mớicách hình thức kinh doanh, tích cực tìm kiếm thị trường,luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh để tồn tại vàphát triển trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay.Công ty luôn đáp ứng đầy đủ các thiết bị vật tư đặcchủng cho ngành du lịch, cung cấp, quảng bá dịch vụ dulịch ra nước ngoài, luôn đổi mới và thích ứng trong điềukiện còn nhiều khó khăn hiện nay Qua đó thấy rằngCông ty ra đời là quyết định đúng đắn, luôn đáp ứng cácyêu cầu của ngành và đóng góp vào nền kinh tế đất nước

2- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty thiết bị vật tư du lịch.

2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty.

Công ty là tổ chức kinh tế thực hiện chức năng kinhdoanh các loại trang thiết bị, vật tư, hàng hoá phục vụnhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển ngành du lịch

Mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổchức kinh tế trong và ngoài nước nhằm tăng thêm cácmặt hàng phục vụ trong và ngoài ngành Tổ chức côngtác xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác của các đơn vị có liên

Trang 33

quan trong và ngoài ngành Mở rộng các hình thức kinhdoanh tổng hợp các trang thiết bị thuộc thực phẩm côngnghệ, máy móc thiết bị dùng cho khách sạn, vật liệu xâydựng, hàng dệt, thủ công mỹ nghệ, đáp ứng đầy đủ cácloại vật tư thiết bị cho khách hàng trong và ngoài nước.Các mặt hàng cụ thể đó là thu mua nông lâm hải sản,dịch vụ du lịch, mây tre đan, máy móc thiết bị (dệt, điện,

Phòng kinh

doanh Phòng tổ Phòng kinh tế t i chínhài chính

chức hành chính

Chi nhánh miền Nam

Kho

Ho ng ài chínhLiệt

Trang 34

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ công tác quản lý củadoanh nghiệp mà bộ máy quản lý được sắp xếp, phântheo các phòng ban khác với các chức năng khác nhau.Giám đốc là người đứng đầu, có quyền cao nhất chịutrách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý doanhnghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty Ngoài ra giámđốc còn trực tiếp giám sát việc thực hiện các phòng banchức năng Giúp việc cho giám đốc có một phó giámđốc, phó giám đốc được giám đốc phân công điều hànhmột hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệmtrước giám đốc về hoạt động và hiệu quả trong công tácđược giao.

- Các phòng ban:

+ Phòng xuất nhập khẩu (phòng kinh doanh ): Hàngnăm giúp giám đốc lên kế hoạch kinh doanh trước mắt vàlâu dài Luôn tìm kiếm các nguồn hàng, khảo sát thăm dòtìm hiểu thị trường, quản lý cung cấp các mặt hàng xuấtnhập khẩu cho khách hàng, là phòng luôn điều hành các

Trang 35

hoạt động kinh doanh hàng ngày, đảm bảo sự hiệu quảtrong hoạt động kinh doanh của Công ty

+ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng quản lý,

tổ chức xắp xếp lao động Thanh tra giải quyết các vấn

đề nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp Giải quyết các vấn

đề thuộc tiền lương, tiền thưởng, các chính sách.v.v

+ Phòng kinh tế tài chính: Tổ chức theo dõi cácnghiệp vụ kế toán phát sinh một cách kịp thời, trungthực, chính xác, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích hoạtđộng kinh doanh Tổ chức bảo quản các tài liệu thống kê,

tổ chức kiểm tra kế toán các chi nhánh, thông tin kinh tếcho các bộ phận có liên quan

Ngoài ra Công ty có 3 cửa hàng: Cửa hàng Hai BàTrưng, cửa hàng Cát Linh, chi nhánh 12A Lý Tự Trọng,thành phố Hồ Chí Minh và kho Hoàng Liệt Các đơn vịđơn vị trực thuộc được Công ty cấp vốn và có nhiệm vụbảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả vốn trongkinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là mối qua tâm hàng đầu củaCông ty Do đó từ trong quản lý, tổ chức, điều hànhhướng về mục đích này

Trang 36

3- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Là một cơ sở xuất nhập khẩu nên bộ máy, cơ sở vậtchất không có gì là đồ sộ, không có máy móc sản xuất,không có công nhân làm việc mà thay vào đó là một hệthống các cửa hàng, nhà kho, văn phòng đại diện v.v Công ty hoạt động vì mục đích lợi nhuận nhưng ngoài racòn phải cung cấp thiết bị theo yêu cầu của ngành dulịch Do vậy ngành nghề kinh doanh của Công ty baogồm.:

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết bị vật tư dulịch

- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các mặt hàngCông ty đang kinh doanh

- Cung cấp các mặt hàng khác như dệt may, xâydựng đồ hộp, đồ điện, sứ.v.v

- Thu mua nông lâm sản, may tre đan, các mặt khácphục vụ khách du lịch

- Các thiết bị của Công ty cung cấp là các thiết bịđặc chủng, không có sản xuất ở trong nước, rất ít trên thịtrường của các hàng nổi tiếng trên thế giới phục vụ cáccông trình khách sạn lớn và các nhà hàng trong nước

Trang 37

Ngày nay các thiết bị này có rất nhiều đơn vị cạnh tranhmua bán do vật Công ty gặp không ít khó khăn NhưngCông ty luôn tìm cách mở rộng các hoạt động kinh doanhkhác nhau tìm thêm thu nhập, tăng lợi nhuận

4- Tình hình cung ứng vật tư và cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty.

Từ khi thành lập công ty lịch đã tiếp cận nhiều thịtrường trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, ĐôngNam Á Nhờ có chính sách mở cửa nền kinh tế của Nhànước mà Công ty có nhiều mối quan hệ và bạn hàng vớinhiều nước trên thế giới, quan hệ và bạn hàng với nhiềunước trên thế giới, đặc biệt là các nước cùng khu vực DoCông ty thuộc ngành du lịch nên các mặt hàng Công tycung cấp là các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ lớn Do đóđều phải nhập từ các hàng nổi tiếng như SONY,SAMSUNG, SOUNDCRAFT, RCF, PANASONIC Cácmặt hàng nhập về được làm thủ tục hải quan và nhập kho

từ đó phân đi các cửa hàng và các khách hàng lớn Cáccửa hàng của Công ty được phép lấy danh nghĩa Công ty

để giao dịch ký kết hợp đồng bán buôn, bán lẻ Do vậycác cửa hàng có thể bằng nhiều hình thức tăng doanh thu

Trang 38

cho cửa hàng mình để đóng góp vào Công ty và có đượcquỹ riêng cho mình.

Bảng 1: Kết quả doanh thu 3 năm qua theo cơ cấu

mặt hàng.

Đơn vị: Triệu đồng.ST

T

Tên mặt hàng Năm 1998 Năm 1999 Năm

2000

1 Vật tư du lịch 20.800 19.820 15.7502

Mây tre đan,

nó là doanh thu về các mặt hàng mây tre đan, mặt hàngchủ lực này chiếm doanh thu lớn do đó nó quyết định đến

Trang 39

hiệu quả kinh doanh của Công ty Do đó Công ty luôntìm cách để tăng thêm các mặt hàng thuộc hai nhóm mặthàng khác cũng không kém phần quan trọng và Công tyluôn tìm thêm các mặt hàng thuộc các nhóm khác để xuấtnhập khẩu tạo thêm doanh thu.

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty.

Đơn vị: Triệu

USD

Trang 40

10,250,470,520,970,8751,115

3,5180,750,30,50,80,050,30,090,728

3,950,70,350,750,90,060,320,10,77

Các thị trường chính của công ty ( Triệu USD )

Ch©u Mü

vµ Ch©u óc

Nhìn v o các th ào các th ị trường của Công ty thể hiện qua cơ cấu biểu đồ sau:

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tài chính của công ty và một số tài liệu khác Khác
2. Cẩm nang nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu Khác
3. Đổi mới kinh tế Việt Nan và chính sách kinh tế đối ngoại Khác
4. Giáo trình quản trị doanh nghiệp - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
5. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
6. Giáo trình Quản trị giao dịch và thanh toán thương mại trong giao dịch quốc tế - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
7. Giáo trình quản trih kinh doanh thương mại quốc tế - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
8. Vì sao phải đặt vấn đề Hiệu quả và cạnh tranh - Tạp chí cộng sản Khác
9. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nền kinh tế Việt Nam - Nhà xuất bản quốc gia Khác
10.Marketing quốc tế và quản lý xuất khẩu - Nhà xuất bản giáo dục Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

quan trong và ngoài ngành. Mở rộng các hình thức kinh doanh tổng hợp các trang thiết bị thuộc thực phẩm công  nghệ, máy móc thiết bị dùng cho khách sạn, vật liệu xây  dựng, hàng dệt, thủ công mỹ nghệ, đáp ứng đầy đủ các  loại vật tư thiết bị cho khách hàn - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
quan trong và ngoài ngành. Mở rộng các hình thức kinh doanh tổng hợp các trang thiết bị thuộc thực phẩm công nghệ, máy móc thiết bị dùng cho khách sạn, vật liệu xây dựng, hàng dệt, thủ công mỹ nghệ, đáp ứng đầy đủ các loại vật tư thiết bị cho khách hàn (Trang 34)
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Trang 34)
Bảng 1: Kết quả doanh thu 3 năm qua theo cơ cấu mặt hàng. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 1 Kết quả doanh thu 3 năm qua theo cơ cấu mặt hàng (Trang 39)
Bảng 1: Kết quả doanh thu 3 năm qua theo cơ cấu  mặt hàng. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 1 Kết quả doanh thu 3 năm qua theo cơ cấu mặt hàng (Trang 39)
1.1. Tình hình doanh thu. Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của Công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
1.1. Tình hình doanh thu. Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của Công ty (Trang 43)
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của Công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 2 Cơ cấu doanh thu của Công ty (Trang 43)
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu Công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 3 Kim ngạch xuất khẩu Công ty (Trang 45)
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu Công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 3 Kim ngạch xuất khẩu Công ty (Trang 45)
1.2. Tình hình lợi nhuận. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
1.2. Tình hình lợi nhuận (Trang 47)
Bảng 4: Tình hình lợi nhuận Công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 4 Tình hình lợi nhuận Công ty (Trang 47)
Nhìn vào bảng lợi nhuận của Công ty ta thấy rằng Công ty luôn làm ăn có lợi nhuận, năm sau luôn cao hơn  năm trước - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
h ìn vào bảng lợi nhuận của Công ty ta thấy rằng Công ty luôn làm ăn có lợi nhuận, năm sau luôn cao hơn năm trước (Trang 48)
Bảng 5: Nguồn vốn Công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 5 Nguồn vốn Công ty (Trang 48)
Căn cứ vào số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng lên điều này là do Công ty có lợi  nhuận bổ sung qua các năm - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
n cứ vào số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng lên điều này là do Công ty có lợi nhuận bổ sung qua các năm (Trang 49)
Bảng 7: Bảng cơ cấu chi phí của Công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 7 Bảng cơ cấu chi phí của Công ty (Trang 51)
Bảng 7: Bảng cơ cấu chi phí của Công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 7 Bảng cơ cấu chi phí của Công ty (Trang 51)
Qua phân tích các bảng có thể rút ra một bảng tổng hợp sau: - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
ua phân tích các bảng có thể rút ra một bảng tổng hợp sau: (Trang 52)
Bảng 8: Bảng tổng hợp tình hình thực tế  kết quả kinh doanh 3 năm qua. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 8 Bảng tổng hợp tình hình thực tế kết quả kinh doanh 3 năm qua (Trang 52)
Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy rằng: Kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn tổng doanh thu chứng tỏ  hoạt động uỷ thác chiếm phần khá lớn - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
ua bảng tổng kết trên ta có thể thấy rằng: Kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn tổng doanh thu chứng tỏ hoạt động uỷ thác chiếm phần khá lớn (Trang 53)
Bảng 9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh HQHĐ xuất nhập khẩu. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 9 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh HQHĐ xuất nhập khẩu (Trang 64)
Bảng 9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh  HQHĐ xuất nhập khẩu. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng 9 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh HQHĐ xuất nhập khẩu (Trang 64)
Sơ đồ 3: Quá trình nghiên cứu Marketing - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Sơ đồ 3 Quá trình nghiên cứu Marketing (Trang 104)
Sơ đồ 4: Tiến trình hoạch định kế hoạch. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Sơ đồ 4 Tiến trình hoạch định kế hoạch (Trang 122)
Sơ đồ 5: Các tác nhân đe doạ hoạt động kinh doanh  của công ty. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Sơ đồ 5 Các tác nhân đe doạ hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 125)
Bảng mẫu đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng m ẫu đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu (Trang 127)
Bảng mẫu đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu. - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảng m ẫu đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu (Trang 127)
Sơ đồ 6: Tiến trình quản trị nguồn nhân lực - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Sơ đồ 6 Tiến trình quản trị nguồn nhân lực (Trang 133)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w