Tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu (Trang 113 - 117)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY ĐỂ NÂNG CAO HIỆU

2.Tiết kiệm chi phí

Một Công ty làm ăn có hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc làm thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất. Và người ta nghĩ ngay tới giải pháp tiết kiệm:

Trong cơ chế mơí, tiết kiệm không chỉ là sự quan tâm của mỗi doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của chính phủ. Với khẩu hiệu: “ Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu” đã cho chúng ta thấy cái giá phải trả cho sự lãng phí vô cùng to lớn. Đối với nền kinh tế quốc dân, cần tiết kiệm 1% giá trị ngân sách Nhà nước có thể đầu tư không biết bao nhiêu công trình phúc lợi, nhân sinh. Đối với doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận, giảm lãng phí vật tư, nguyên liệu, …

Công ty hiện nay, do đặc điểm là doanh nghiệp kinh doanh không sản xuất trực tiếp, bốn khâu của quá trình này là nhập hàng phân phối, lưu thông – trao đổi và tiêu dùng. Trong 4 khâu này Công ty bao giờ cũng phải nghĩ tới việc thực hiện tiết kiệm ở hai khâu là nhập hàng và lưu thông hàng hoá.

Tham khảo chi phí trong 3 năm của công ty về chi phí mua hàng, chi phí lưu thông và chi phí quản lý, ta có nhận xét xác thực. Qua các năm tổng chi phí đều tăng, nhưng chi cho mua hàng giảm về tỷ trọng trong khi

doanh thu vẫn tăng chứng tỏ công ty đã có nhiêù biện pháp giảm chi trong khoản này. Để thực hiện tiết kiệm ở khâu nhập hàng, có biện pháp có thể áp dụng là:

- Công ty cần nghiên cứu đúng đắn nhu cầu thị trường về vật tư hàng hoá. Đây là biện pháp quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực hiện có. Công ty cần tính toán đầy đủ để nhập hàng với khối lượng hợp lý, không quá thừa cũng không quá thiếu. Việc này sẽ có ưu điểm lớn là tiết kiệm chi phí giao dịch, nhận, chuyên chở hàng và sau đó là tránh tồn kho quá nhiều trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

- Trong điều kiện hiện nay, khách hàng chỉ mua những loại hàng hị cần. Vì vậy, việc xác định đúng đắn đơn đặt hàng muốn nhập cũng giữ một vai trò quan trọng trong thực hiện tôí ưu hoá yếu tố đầu vào. Vì có như vậy mới đảm bảo tiêu thu hàng hoá nhanh, tăng vòng quay của vốn. Lập đúng đơn hàng còn giúp cho Công ty xác định được những vật tư hàng hoá nào cần thiết cho Công ty, tìm hiểu và mua được nguồn hàng thích hợp.

- Áp dụng nguyên tắc: “Quy luật số lớn”. Công ty nên xác định phương án nhập khẩu rõ ràng, cụ thể. Khi nhập thì nhập với số lượng lớn, tránh tình trạng nhập tràn lan. Có như vậy, chi phí giao dịch vận chuyển sẽ giảm đi rất nhiều so với nhập làm nhiều lần.

Khâu lưu thông là khâu hoạt động mà dựa vào đó sự tuần hoàn và vận chuyển của vốn kinh doanh của các doanh nghiệp đuực thực hiện thông qua hệ thống kinh doanh: vận tải, kho vận, kinh doanh thương mại. Một khối lượng hàng hoá khổng lồ. Như vậy, nếu tiết kiệm ở khâu này, cho phép chi phí sản xuất lưu thông dẫn đến giảm đáng kể chi phí sản xuất sản phẩm. Thực chất của việc tiết kiệm ở đây là sử dụng dè sẻn tất cả nguồn tài nguyên đầu tư vào lĩnh vực lưu thông, tránh hư hao mất mát, sử dụng một cách hợp lý tài nguyên sao cho có hiệu qủa nhất. Có thể có một số biện pháp tiết kiệm chi phí lưu thông:

- Cần nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu tiêu dùng của thị trường là bao nhiêu để từ đó lên kế hoạch sản xuất và dự kiến chi phí lưu thông. Bảng dự kiến chi phí này phải phù hợp, sát tình hình thực tiễn, độ chính xác cao và tiện cho làm mục tiêu phấn đấu. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt kế hoạch lưu chuyển vật tư hàng hoá góp phần làm giảm chi phí lưu thông.

- Giảm chi phí lưu thông vận tải trong lưu thông vật tư hàng hoá: Theo tính toán chi phí vận chuyển cho vật tư hàng hoá chiếm 70% - 90% tổng chi phí lưu thông.

Trong khâu này, hàng hoá thường hư hao mất mát lớn nhất do điều kiện cơ sở hạ tầng của ta còn kém. Tiết kiệm trong khâu này chính là giảm phí tổn vận tải, giảm hư hỏng mất mát trong quá trình vận chuyển, chất lượng hàng hoá phải được bảo đảm. Các biện pháp để giảm chi phí vận tải như sử dụng các phương tiện sẵn có, lựa chọn kênh mua bán và tiêu thụ sản phẩm hợp lý, giảm chi phí bốc dỡ hàng, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào khâu này.

- Tổ chức công tác tiếp nhận vật tư hàng hoá về số lượng và chất lượng, bảo quản tốt hàng hoá ở các đơn vị của Công ty. Thực tế lưu thông vật tư cho thấy, hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng hầu hết phải qua các khâu tiếp nhận và bảo quản ở hệ thống kho, bến cảng và cửa hàng. Nếu ở nơi này không quán triệt vấn đề tiết kiệm nhằm giảm bớt hạn chế hư hao, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Thực hiện tiết kiệm ở công đoạn này là tối ưu hoá lực lượng dữ trữ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn đầu tư vào quá trình này.

- Tổ chức hạch toán và thống kê vật tư hàng hoá là công cụ quảntọng góp phần quản lý vấn đề tiết kiệm. Tổ chức tốt công tác này giúp Công ty nắm được tình hình diễn biến vật tư hàng hoá trong quá trình xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng hàng hoá.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu (Trang 113 - 117)