Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu (Trang 119 - 131)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY ĐỂ NÂNG CAO HIỆU

4. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn

hạn.

Cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước mà nước ta đang hướng tới xây dựng, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết. Đặc biệt trong lĩnh vực kế hoạch dài hạn; trong những năm chuyển đổi cơ chế, đã tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vai trò và sự tồn tại khách quan của công tác này. Thực chất của quá trình lập kế hoạch dài hạn (tức là chiến lược) là quá trình định hướng và điều khiển theo định hướng đối với sự phát triển sản xuất, theo quy luật tái sản xuất mở rộng ở mọi cấp của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chiến lược kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong con đường phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phác thảo những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định, những hành động chính xác của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận khác thì

chiến lược là một phương tiện để doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau:

Công ty muốn đi đến đâu? Công ty có thể đi đến đâu? Công ty đi đến đó bằng cách nào? Công ty có những gì và Công ty khác có những gì? Nói chung, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hàm ý và phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp, thời gian dài hạn, quá trình ra quyết định, môi trường cạnh tranh và lợi thế cũng như yếu điểm của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.

Trong thực tế, những năm qua công tác xây dựng chiến lược ở Công ty chưa được chú trọng lắm nên ít ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Công ty mới chỉ chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch năm, còn phác thảo chiến lược chỉ là mờ nhạt. Muốn có chiến lược phát triển của doanh nghiệp đều phải tiến hành xây dựng theo một tiến trình.

Thực chất của tiến trình này là lựa chọn những lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đảm bảo các nguồn lực cho chúng nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của Công ty, từ nay đến năm 2009, Công ty có thể xây dựng một chiến

lược với nội dung như sau: “ Chiến lược đến với phần thị trường của Công ty”. Trong chiến lược này gồm:

- Duy trì thị trường và khách hàng sẵn có, tích cực tìm kiếm thị trường mới, đảm bảo hàng hoá Công ty sản xuất kinh doanh được tiêu thụ đều đặn và nhanh chóng.

- Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trên cơ sở thiết lập những đại diện và những chính sách khuyến khích thoả đáng.

- Tiếp tục duy trì những mặt hàng hiện có, đồng thời tìm kiếm sản phẩm mới, mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng.

Tuy nhiên, để có một chiến lược dài hạn hoàn hảo trong tương lai, Công ty cần đi theo một quy trình chặt chẽ trong hoạch định chiến lược mà ở đó, nó có vai trò làm cho mọi việc đạt đến đúng mục tiêu đã định và kiểm soát sẽ giữ cho mọi việc đi đúng hướng đã đề ra. Như vậy, khi có những sai lầm trong hoạch định chúng sẽ được phát hiện và điều chỉnh kịp thời mà không gây thiệt hại cho Công ty.

Nhiều nhà quản trị thường mắc sai lầm và điều chỉnh các kế hoạch khi chúng đã trải qua quá trình thực hiện, dẫn đến những lãng phí rất lớn các nguồn lực. Do

đó, như tiến sĩ Deming đã nhận xét “Khoảng 80% lãng phí xuất phát từ các đầu bút chì và đường dây điện thoại”.

Sơ đồ 4: Tiến trình hoạch định kế hoạch.

Hoạch định Kiểm soát

Điều chỉnh kế hoạch tương lai

Điều chỉnh sự chệch hướng của KH thực hiện Phản hồi A Lập kế hoạch D Tiến h nh các à hoạt động điều chỉnh B C So sánh sự chuẩn bị

Từ chu kỳ hoạch định trên, có thể rút ra nhận xét rằng kế hoạch mà Công ty muốn đề ra sẽ không hoàn toàn mất ý nghĩa khi nó có những sai sót xảy ra, bởi vì, quá trình kiểm soát trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ tìm ra nhưng sai sót đó và điều chỉnh ngay khi nó chưa có những tác động xấu. Để chu kỳ tiếp theo, sai lầm trên sẽ không lặp lại, kế hoạch ngày càng hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.

Để cụ thể và chi tiết hơn chu kỳ trên, dưới đây xin đưa ra tiến trình hoạch định chiến lược mà Công ty nên áp dụng. Tuy vậy những ngưòi tham gia hoạch định không nhất thiết phải tuân theo thứ tự các bước, mà có thể trở qua trở lại, bỏ qua bước mà họ không thấy phù hợp với hoàn cảnh của Công ty.

Bước1 Xác định sứ mệnh v à xác định mục Bước 2 Phân tích các đe doạ v cà ơ hội thị trường Bước 3 Đánh giá điểm mạnh v àđiểm của tổ chức Bước 4: Xây dựng kế hoạch chiến lược để lựa chọn Bước 5: Triển khai kế hoạch chiến lược Bước 6: Triển khai các kế hoạch tác nghiệp

Cụ thể:

Bước 1: Công ty trả lời được các câu hỏi: “Công ty là ai?”. Công ty muốn trở thành một tổ chức như thế nào? Các mục tiêu định hướng của Công ty là gì? …

Bước 2: Những đe doạ và cơ hội tồn tại có thể có từ các yếu tố sau đây:

Sơ đồ 5: Các tác nhân đe doạ hoạt động kinh doanh của công ty.

Quyền thương lượng Quyền thương lượng trả giá Sự đe doạ hàng Sự đe doạ của các đối Công ty Sự cạnh tranh giữa các doanh

Bước 3: Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức

- Việc này cho phép Công ty nhận diện được khả năng chủ yếu của mình trong toàn bộ lĩnh vực.

- Bảng sau đây sẽ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu ở cấp chức năng và cấp chiến lược, nó nêu ra một số tiêu thức cơ bản phục vụ cho việc đánh giá và thích hợp với Công ty kinh doanh một lĩnh vực mặt hàng đặc chủng như công ty.

Bảng mẫu đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu.

Tiêu th cứ Nội dung chi tiết Thang điểm

A B C D E Tài chính Khả năng vay nợ

Tỷ số vốn trên nợ (vốn/nợ)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Lợi nhuân biên Kinh

doanh – sản xuất

Năng suất lao động Địa điểm đặt Công ty, kho tàng

Kiểm soát – quản lý Nhân sự hành chính Chất lượng nhân sự Truyền thống Chất lượng cán bộ lãnh đạo Tỷ số lao động sản xuất/

LĐ hành chính, phụ Marketin g Thị phần Uy tín của sản phẩm, dịch vụ Thái độ khách hàng

Hiệu quả của quảng cáo, khuyến mãi Công nghệ Công nghệ chế tạo sản phẩm Năng lực R & D Chỉ dẫn:

A: Mức độ cao hơn các đối thủ

B: Trên trung bình, đáp ứng tốt nhu cầu, không có vấn đề gì.

C:Trung bình, có thể chấp nhận được, ngang nhau trong cạnh tranh.

D: Có vấn đề, nó có thể thực hiện, cần điều chỉnh cho hoàn hảo.

E: Có nhiều vấn đề cần quan tâm, ở mức khủng hoảng.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi lớn với những nét đặc trưng. Nước ta đang từng bước hoàn thành kế hoạch 5 năm 1996 – 2000

và tiếp tục thực hiện kế hoạch 2000 – 2004. Đại hội Đảng IX và X sẽ được diễn ra, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước nhằm phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tiếp tục cải cách về cơ chế chính sách nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên bước đầu công cuộc cải cách cũng không tránh khỏi những vướng mắc, thiếu đồng bộ, đòi hỏi chúng ta phải theo dõi sát để thực hiện. Xu thế quốc tế hoá tiếp tục phát triển, Việt Nam ra nhập ASEAN, tham gia vào AFTA, ra nhập APEC và tương lai gần sẽ là WTO, không gian tự do hoá sẽ được thông thoáng hơn, gianh giới thị trường nội ngoại sẽ hẹp lại. Điều này một mặt tạo ra những thuận lợi trong kinh tế đối ngoại, mặt khác sẽ làm cho cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đều tham gia hoạt động trên thị trường Việt Nam. Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang có sự thay đổi lớn. Xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống kế toán thay đổi, chính sách thuế xuất nhập khẩu có điều chỉnh mọi mặt hàng, ngành hàng thuộc Bộ thương mại quản lý, các Công ty ra

đời và phá sản sẽ làm thay đổi cơ cấu cân đối kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong khi đó Công ty muốn đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh thì phải qua nhiều đầu mối xuất nhập khẩu phức tạp, tốn kém chi phí.

Từ sự thay đổi kinh tế xã hội ở trên, công ty không thể không coi trọng chiến lược kinh doanh của mình. Chỉ có làm như vậy Công ty mới đối phó được sự thay đổi khó lường của môi trường kinh tế. Chỉ có làm như vậy, Công ty mới tồn tại và phát triển lâu dài, Công ty mới có thể đi đúng hướng và trả lời được câu hỏi: “ Công ty đang đi về đâu? Đích của Công ty muốn đến là gì? Có phải lợi nhuận càng cao là phúc lợi xã hội càng lớn hay tăng quy mô thị trường? …”

Tóm lại, việc xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ giúp Công ty xác định được phương hướng kinh doanh đúng đắn, có hiệu quả cao, lâu dài, giúp Công ty định hướng được quỹ đạo kinh doanh và điều chỉnh theo nó. Xây dựng chiến lược kinh doanh giúp Công ty phân tích và dự đoán moi trường kinh doanh nhằm xác định được thời cơ,có kế hoạch đầu tư và lương trước được những rủi ro đe doạ từ môi trường bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người cung cấp, tiêu dùng). Nó cũng

giúp Công ty chủ động hơn giành thắng lợi trên thương trường. Chiến lược được hoạch định và thực thi dựa trên sự phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu (Trang 119 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w