Ngoài dạng sinh khối có thể sử dụng làm thức ăn tươi sống trực tiếp cho tôm cá, trứng bào xác của Artemia Cyst có thể dự trữ được nhiều năm ở dạng sấy khô để đáp ứng nhu cầu cho các thị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ HỒNG NGHI
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO LÊN MEN
LÀM THỨC ĂN CHO ARTEMIA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ HỒNG NGHI
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO LÊN MEN
LÀM THỨC ĂN CHO ARTEMIA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN NGUYỄN VĂN HÒA
2009
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài nhờ sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô cùng sự giúp đỡ của các anh chị và các bạn thuộc khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ, tôi mới có thể hoàn thành khóa học của mình cũng như viết cuốn Luận văn Tốt nghiệp Đại Học này Nhân đây, xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đặc biệt đến:
Ths Nguyễn Thị Hồng Vân
Ts Nguyễn Văn Hòa
Các anh chị thuộc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công Trường Đại học Cần Thơ
Nghệ- Các anh chị thuộc Bộ môn Dinh dưỡng-Trường Đại học Cần Thơ
Tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K31-Trường Đại học Cần Thơ
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên Luận văn còn nhiều điểm thiếu sót Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Trang 4qua độ nở, hiệu quả sử dụng và mùi thơm đặc trưng của cám ủ
Trong thí nghiệm thứ hai về ảnh hưởng của cám gạo ủ men lên sinh trưởng và phát
triển của quần thể Artemia cho thấy: 1) Cả 6 loại cám ủ men đều có thể sử dụng làm thức ăn cho Artemia tuy nhiên HL men 0,7- 1 ppm, không đường nên được
chọn để sử dụng vì cho tỷ lệ sống (TLS) cao nhất (52,7-55,8 %), phù hợp nuôi
sinh khối Artemia ở các thể tích lớn (lượng sinh khối thu đạt 23,8-25,1 g sinh khối
tươi/10 L)
Vào ngày nuôi thứ 14, cám ủ men không đường khi sử dụng làm thức ăn cho
Artemia thì cho TLS khá ổn định giữa các lần lặp lại (độ lệch chuẩn biến thiên từ
0,7-5,3), cao hơn (từ 39,7-55,8%) nhưng cho tăng trưởng chậm hơn (từ 5,96-5,99 mm) so với cám ủ men có đường (từ 6,02-6,69 mm) Ngược lại, cám ủ men có đường thì có TLS biến động giữa các lần lặp lại (độ lệch chuẩn biến thiên từ 3,3-7,7) và thấp hơn (từ 38,1-46,5 %), tuy nhiên lại có tăng trưởng tốt hơn so với ủ men thông thường
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC - iii
DANH SÁCH BẢNG - v
DANH SÁCH HÌNH - vi
Phần 1: GIỚI THIỆU - 1
Phần 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - 3
A Artemia là gì? - 3
2.1 Đặc điểm phân loại - 3
2.2 Đặc điểm phân bố - 3
2.3 Đặc điểm môi trường sống - 4
2.4 Hình thái vòng đời của Artemia - 5
2.4.1 Đặc điểm về hình thái - 5
2.4.2 Vòng đời của Artemia - 6
2.5 Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng - 8
2.6 Đặc điểm sinh sản Artemia - 9
2.7 Quá trình di nhập -10
2.8 Tình hình sản xuất và sử dụng Artemia trên thế giới và Việt Nam -10
2.8.1 Thế giới -10
2.8.2 Việt Nam -11
B Sơ lược về nấm men (Saccharomyces ceverisiae) -11
2.9 Phân loại -11
2.10 Giá trị dinh dưỡng của nấm men -12
2.11 Làm giàu thêm đạm cho thực phẩm tinh bột và thức ăn gia súc -13
2.12 Cám gạo -13
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -15
A VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU -15
3.1 Dụng cụ, vật tư và hoá chất -15
3.2 Nguồn trứng giống Artemia -15
3.3 Nguồn nước -15
3.4 Thức ăn -15
3.5 Thời gian và địa điểm -15
B PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 16
3.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm -16
3.6.1 Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường thích hợp để ủ cám gạo -16
3.6.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cám gao ủ men lên sinh trưởng và phát triển của quần thể Artemia -17
3.7 Phương pháp làm thức ăn và cách cho ăn -18
3.8 Chế độ chăm sóc -19
3.9 Phương pháp thu thập số liệu -20
3.9.1 Các yếu tố môi trường -20
Trang 63.9.2 Các chỉ tiêu khác -20
3.10 Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia -21
3.11 Phương pháp phân tích số liệu -21
Phần 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN -22
4.1 Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường thích hợp để ủ cám gạo -22
4.1.2 Độ nở thức ăn -22
4.1.2 Hiệu quả sử dụng -23
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỉ lệ sống của Artemia -24
4.2.1 Điều kiện môi trường -24
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỉ lệ sống của Artemia -26
4.2.3 Chiều dài (mm) -27
4.2.4.Mật độ và thành phần quần thể -28
4.2.5 Năng suất sinh khối -33
4.2.6 Sức sinh sản -34
4.2.7 Phương thức sinh sản -35
4.3 Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia -36
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT -37
5.1 KẾT LUẬN -37
5.2 ĐỀ XUẤT -37
TÀI LIỆU THAM KHẢO -38
PHỤC LỤC -40
Trang 7
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ thí nghiệm 1 -16
Bảng 3.2: Sơ đồ thí nghiệm 2 -17
Bảng 4.1: Thể tích tăng (ml) của cám ủ men sau 24h -22
Bảng 4.2: Hiệu quả sử dụng (%) của cám ủ men -23
Bảng 4.3: Nhiệt độ trung bình ± độ lệch chuẩn (ĐLC) -25
Bảng 4.4: pH trung bình ± ĐLC -26
Bảng 4.5: TLS (%) của Artemia theo ngày (Trung bình ± ĐLC) -26
Bảng 4.6: Trung bình chiều dài Artemia (mm) ± ĐLC qua các ngày nuôi -27
Bảng 4.7: Mật độ (con/L) của các NT trong 5 tuần nuôi -29
Bảng 4.8: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT I trong 5 tuần nuôi -49
Bảng 4.9: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT II trong 5 tuần nuôi -49
Bảng 4.10: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT III trong 5 tuần nuôi -50
Bảng 4.11: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT IV trong 5 tuần nuôi -50
Bảng 4.12: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT V trong 5 tuần nuôi -50
Bảng 4.13: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VI trong 5 tuần nuôi -50
Bảng 4.14: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VII trong 5 tuần nuôi -51
Bảng 4.15: Khối lượng sinh khối Artemia sau 5 tuần nuôi -33
Bảng 4.16: Sức sinh sản trung bình ± ĐLC của Artemia (số phôi/con cái) -34
Bảng 4.17: Tỷ lệ (%) ± ĐLC con cái mang túi ấp đẻ Nauplii và cyst - 531
Bảng 4.18 : Kết quả TLS (%) của Artemia và khối lượng sinh khối (g) của Artemia sau 14 ngày nuôi -36
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ phân bố Artemia trên thế giới - 4
Hình 2.2: Lược đồ sự phát triển của quần thể Artemia trên ruộng muối
(theo Sorgeloos và ctv., 1996) - 5
Hình 2.3: Hình dạng của Artemia trưởng thành - 6
Hình 2.4 : Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv., 1980) - 6
Hình 2.5: Trứng đang nở - 7
Hình 2.6: Artemia bung dù - 7
Hình 2.7: Artemia ở Instar I - 7
Hình 2.8: Artemia cái và đực - 8
Hình 2.9: Sự bắt cặp của Artemia - 9
Hình 2.10: Saccharomyces ceverisiae -12
Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm -18
Hình 3.2: Men bánh mì trong bao bì -18
Hình 3.3: Lưới lọc thức ăn 50 µm -19
Hình 3.4: Thức ăn được trữ lạnh -19
Hình 3.5: Một số dụng cụ đo môi trường -20
Hình4.1: Thể tích (ml) của cám ủ men sau 24h -40
Hình 4.2: Hiệu quả sử dụng (%) của cám ủ men -41
Hình 4.3: Biến động nhiệt độ trung bình trong 5 tuần nuôi -42
Hình 4.4: Biến động pH sáng chiều -44
Hình 4.5: Tỷ lệ sống trung bình của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi -45
Hình 4.6: Trung bình chiều dài Artemia (mm) ± ĐLC qua các ngày nuôi -49
Hình 4.7: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT I trong 5 tuần nuôi -30
Hình 4.8: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT II trong 5 tuần nuôi -30
Hình 4.9: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT III trong 5 tuần nuôi -30
Hình 4.10: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT IV trong 5 tuần nuôi -31
Hình 4.11: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT V trong 5 tuần nuôi -31
Hình 4.12: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VI trong 5 tuần nuôi -31
Hình 4.13: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VII trong 5 tuần nuôi -32
Hình 4.14: Khối lượng sinh khối Artemia sau 5 tuần nuôi -33
Hình 4.15: Tỷ lệ (%)±ĐLC con cái mang túi ấp đẻ Nauplii và cyst -41
Trang 9Phần 1 GIỚI THIỆU
Trong số những nguồn thức ăn tươi sống được sử dụng trong ngành nuôi trồng
thủy sản thì ấu trùng Artemia được sử dụng rất rộng rãi do những thuận tiện và giá
trị mà chúng mang lại Không có gì ngạc nhiên khi khả năng đẻ trứng hay còn gọi
là bào nang (cyst) làm cho Artemia trở thành nguồn thức ăn tiện lợi và dồi dào
cho ấu trùng cá (Dhont, 1993) Sau khi thu hoạch và xử lý, trứng ở trạng thái tiềm sinh có thể được trữ trong nhiều năm và đem ra sử dụng như là “nguồn thức ăn
tươi sống luôn có sẵn” Sự thuận tiện và đơn giản của việc ấp làm cho Artemia trở
thành nguồn thức ăn tươi sống thuận tiện nhất trong ngành chăn nuôi thủy sản (Ts
Frank Marini - nguồn www.advancedaquarist.com) Ngoài ra, Artemia là loại thức
ăn giàu dinh dưỡng và giàu lượng acid béo không bão hòa (HUFA)
Trong thực tế thức ăn tươi sống có nguồn gốc động vật là loại thức ăn cung cấp nhiều năng lượng vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu góp phần nâng cao
tỷ lệ sống của các đối tượng thuỷ sản mà thức ăn chế biến không thể đáp ứng tốt
Artemia có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, 40-70% protein, 10-30% lipid, nhiều acid béo và các acid amin cần thiết (Leger et., 1985) Ngoài ra, Artemia còn có ưu
thế là ít gây ô nhiễm môi trường nước nuôi so với việc sử dụng các loại thức ăn
nhân tạo Hơn nữa, quá trình phát triển của Artemia từ giai đoạn nauplii đến giai
đoạn trưởng thành có các kích cỡ khác nhau có thể làm thức ăn thích hợp cho từng
giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm cá, như Sorgeloos và et al (1982) đã nhận định: “Artemia là loại thức ăn thích hợp cho nhiều loại cá nước lợ vì giá trị dinh
dưỡng cao và dễ sử dụng” Ngoài dạng sinh khối có thể sử dụng làm thức ăn tươi
sống trực tiếp cho tôm cá, trứng bào xác của Artemia (Cyst) có thể dự trữ được
nhiều năm ở dạng sấy khô để đáp ứng nhu cầu cho các thị trường trong và ngoài nước với giá khá cao
Artemia là loại sinh vật có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của
môi trường (như nhiệt độ, độ mặn, oxy…), chúng có tập tính sống trôi nổi Và ăn lọc không chọn lựa (Reeve, 1963), và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau
(Sorgcloos et al., 1986) Ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể sử dụng thức ăn có
kích cỡ 25-30µm và tăng lên 40-50µm khi đạt đến kích cỡ trưởng thành
(Dobbeleir et al., 1980)
Trang 10Thức ăn của Artemia mặc dù tốt nhất là tảo tươi, tuy nhiên với thực tế đồng ruộng
thì loại thức ăn này không thể cung cấp đủ lượng để đảm bảo cho sinh trưởng và
sinh sản của quần thể Artemia nhất là vào những ngày mưa bão hoặc không có
nắng Trong thực tiễn nông dân sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là
cám gạo để làm thức ăn cho Artemia, tuy nhiên theo Nguyễn Văn Hòa và ctv
(2007) thì hiệu quả sử dụng chỉ khoảng 20% Để tăng hiệu quả sử dụng, ủ cám với men là một phương pháp trong chăn nuôi gia súc đã được sử dụng nhiều nhưng đối với thủy sản vẫn còn rất ít tài liệu được công bố
Để tìm hiểu hiệu quả sử dụng cám gạo ủ men làm thức ăn cho Artemia nhằm
hướng tới việc bổ sung một nguồn thức ăn có hiệu quả cả về kinh tế lẫn sử dụng,
đề tài “Khả năng sử dụng cám gạo lên men làm thức ăn cho Artemia” được
thực hiện với mong muốn sẽ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của
nghề nuôi Artemia
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của cám gạo ủ men (Saccharomyces cerevisiae) và hiệu
quả sử dụng của nó khi làm thức ăn cho Artemia và thấy được tác dụng của việc
thêm đường trong quá trình ủ cám nhằm kích thích sự phát triển của vi khuẩn, từ
đó đưa ra một công thức ủ cám với hàm lượng men và lượng đường thích hợp
nhằm tăng khả năng sử dụng đối với Artemia
Nội dung nghiên cứu
o Xác định hàm lượng men (Saccharomyces cerevisiae) và đường tốt nhất để
ủ cám làm thức ăn cho Artemia
o Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống, sự phát triển của quần thể,
sức sinh sản và lượng sinh khối thu của Artemia khi sử dụng cám gạo ủ
men với các hàm lượng khác nhau
Trang 11Phần 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
A Artemia là gì?
2.1 Đặc điểm phân loại
Theo Nguyễn Văn Hoà và ctv (2007), Artemia là tên Latin của một loại giáp xác
nhỏ chuyên sống ở những vùng nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài %o đến
250 %o như ruộng muối), có tên và vị trí trong hệ thống phân loại như sau:
Giống: Artemia, Leach (1819)
Các thí nghiệm lai chéo đã chỉ ra sự khác biệt giữa các quần thể Artemia và sự ghi nhận các loài anh em theo các tên gọi khác nhau Giữa các dòng Artemia lưỡng
tính hoặc dị hợp tử (quần thể bao gồm con dực và con cái) có tất cả sáu loài anh
em như sau:
Artemia salina : Lymington (Anh quốc, bây giờ đã tuyệt giống)
Artemia tunisiana: Châu Âu
Artemia franciscana: Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ)
Artemia perrsimilis: Achentina
Artemia urmiana: Iran
Artemia monica: Mono Lake, CA- USA
2.2 Đặc điểm phân bố
Artemia được tìm thấy ở 500 hồ tự nhiên và nhân tạo trên thế giới, rãi rác khắp
vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới Chúng có khả năng thích nghi với biên độ nhiệt độ khác nhau từ 6 oC đến 35 oC và với nồng độ muối tới 250 %o (Nguyễn
Văn Hoà và ctv., 2007) Tuy vậy, Artemia lại không có trong tự nhiên ở khu vực
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, thủy vực không có độ mặn cao và có nhiều sinh vật thù địch (Nguyễn Văn Hoà và
ctv.,1994)
Trang 12Sự phân bố của Artemia được chia làm hai nhóm:
Những loài bản địa tồn tại tồn tại từ rất lâu trong các hồ, vịnh tự nhiên được gọi là những loài Cựu thế giới (Old World)
Những loài thuộc về Tân thế giới (New World) là những loài mới xuất hiện
ở những vùng trước đây không có sự hiện diện của Artemia Sự có mặt của chúng là do người, chim hoặc là gió tạo ra mà tiêu biểu là loài Artemia franciscana (đại diện cho loài Artemia Tân thế giới) đã được sử dụng rộng
rãi để thả nuôi ở nhiều ruộng muối trên khắp các lục địa
Hình 2.1: Bản đồ phân bố Artemia trên thế giới
(nguồn www.Palaeos.com/Invertebrates/Crustacea.html)
2.3 Đặc điểm môi trường sống
Các quần thể Artemia trong tự nhiên phân bố không liên tục mà thành từng vùng Artemia có thể sinh sống tốt trong nước biển tự nhiên (độ muối 35 %o), nhưng chúng không thể phát tán ngang qua biển do có quá nhiều loài cạnh tranh và địch
hại (tôm, cá, copepode….) Vì thế Artemia phân bố chủ yếu ở vùng nước có độ
mặn cao (trên 70 %o) để hạn chế kẻ thù Chúng có thể sống ở độ mặn gần bão hòa (250 %o) Sự thích nghi của chúng với độ mặn cao theo một cơ chế bao gồm:
Hệ thống điều hòa thẩm thấu tốt
Khả năng tổng hợp các sắc tố hô hấp cao nhằm thích ứng với tình trạng oxy thấp ở nơi có độ mặn cao
Khả năng sản xuất trứng bào xác khi môi trường bất lợi
Sự phân bố Artemia trên thế giới
Trang 13Hình 2.2: Lược đồ sự phát triển của quần thể Artemia trên ruộng muối (theo
Sorgeloos và ctv., 1996) Các dòng Artemia khác nhau thích nghi rộng với sự biến đổi môi trường sống
khác nhau đặc biệt là nhiệt độ (6-35 oC), độ muối (độ mặn của nước) và thành phần ion của môi trường sống Ở các thủy vực nước mặn với muối NaCl là thành
phần chủ yếu tạo nên các sinh cảnh Artemia ven biển và các sinh cảnh nước mặn
khác nằm sâu trong đất liền, chẳng hạn hồ Great Salt Lake (GSL) ở Utah, Mỹ
Các sinh cảnh Artemia khác không có nguồn gốc từ biển nằm sâu trong lục địa có
thành phần ion khác rất nhiều so với vực nước biển: Vực nước sulphate (Chaplin lake, Saskatchewan, Canada), vực nước carbonate (Mono lake, Califonia, Mỹ), và các khu vực nước giàu lân (rất nhiều hồ ở Nebraska, Mỹ)
2.4 Hình thái vòng đời của Artemia
2.4.1 Đặc điểm về hình thái
Artemia thân có dạng hình ống tròn, cơ thể có phân đốt, không vỏ đầu ngực, phần
đầu ngắn nhỏ, giữa phần trước có một đôi mắt đơn gọi là mắt giữa, hai bên mắt giữa là một đôi mắt kép Đốt cuối của bộ phận bụng và đốt cuối của đốt đuôi có
một chục đuôi hình lá, chân bụng của Artemia có khoảng 10 đôi mọc hai bên thân
có dạng lá
Trang 14Hình 2.3: Hình dạng của Artemia trưởng thành
(nguồn www.Palaeos.com/Invertebrates/Crustacea.html)
2.4.2 Vòng đời của Artemia
Artemia có vòng đời ngắn (ở điều kiện tối ưu có thể phát triển thành con trưởng thành sau 7-8 ngày nuôi), sức sinh sản cao (Sorgeleloos, 1980; Jumalon et al., 1982) và quần thể Artemia luôn luôn có hai phương thức sinh sản đẻ trứng và đẻ con (Browne et al., 1984)
Hình 2.4 : Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos et al., 1980)
Trứng bào xác
Con cái mang trứng bào xác
hoặc ấu trùng Nauplii
Bắt cặp
Ấu trùng mới nở
Ấu trùng qua các giai đoạn lột xác
Artemia
trưởng thành
Trang 15Ngoài tự nhiên, Artemia đẻ trứng bào xác nổi trên mặt nước và được sóng gió thổi
dạt vào bờ Các trứng nghỉ này ngưng hoạt động trao đổi chất và ngưng phát triển khi được giữ khô Nếu cho vào nước biển hoặc khi điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều độ mặn giảm ), trứng bào xác có hình cầu lõm sẽ hút nước phồng to Lúc này, bên trong trứng sự trao đổi chất bắt đầu hoạt động (Vos
và Rosa, 1980) Sau khoảng 20h, màng nở bên ngoài nứt ra và phôi xuất hiện Phôi được màng nở bao quanh trong khi phôi đang treo bên dưới vỏ trứng, sự phát triển của ấu trùng tiếp tục và một thời gian ngắn sau đó màng nở bị phá vỡ và ấu
thể Artemia được phóng thích ra ngoài
Hình 2.5: Trứng đang nở Hình 2.6: Artemia bung dù
Ấu trùng Artemia mới nở (instar I, có chiều
dài 400-500 µm) có màu vàng cam, có một
mắt nauplii (ấu thể) màu đỏ ở phần đầu và 3
đôi phụ bộ (anten I có chức năng cảm giác,
anten II có chức năng bơi lội và lọc thức ăn,
và bộ phận hàm dưới để lọc thức ăn) Ấu
trùng giai đoạn I không tiêu hoá được thức
ăn, vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh,
chúng sống nhờ vào noãn hoàng Hình 2.7: Artemia ở Instar I
Sau khoảng 8-10 giờ lúc nhỏ, ấu trùng lột xác thành giai đoạn (instar II), lúc này chúng có thể tiêu hoá được các hạt thức ăn cỡ nhỏ (tế bào tảo, vi khuẩn, chất vẩn)
có kích thước từ 1-50 µm, và lúc này bộ máy tiêu hóa đã hoạt động Ấu trùng tăng trưởng qua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởng thành
Hình 2.5; 2.6; 2.7 nguồn http://diendancacanh.com/forum/show thread.php?t=129
Trang 16Artemia trưởng thành dài khoảng 10-12 mm (tuỳ dòng) Tuổi thọ trung bình của cá thể Artemia trong các ao nuôi ở ruộng muối khoảng 40-60 ngày tuỳ thuộc điều kiện môi trường nuôi (nhiệt độ, độ mặn, thức ăn …) (Nguyễn văn Hòa et al., 1994) Từ giai đoạn 10 ngày trở đi, Artemia có sự thay đổi đáng kể về hình thái và
chức năng Râu mất dần chức năng ban đầu của chúng và có sự khác biệt ở cá thể đực, cái
Con đực, râu phát triển thành mấu bám trong khi ở con cái râu phát triển thành phụ
bộ cảm giác Con đực có một cặp cơ quan giao cấu ở phần sau của vùng thân Ở con cái có đôi buồng trứng nằm ở hai bên ống tiêu hoá sau các chân ngực
Hình 2.8: Artemia cái và đực
(www.novalex.com/kordon/Frozen_Brine_Shrimp index2htm&63
2.5 Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng
Động vật này có tập tính sống trôi nổi, bơi lội tự do trong môi trường nước mặn,
có đặc tính ăn lọc không chọn lọc (Reeve, 1963) và chúng có thể sử dụng nhiều
loại thức ăn khác nhau (Sorgeloos et al., 1986) Ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể
sử dụng thức ăn có kích cỡ 25-30 µm và 40-50 µm khi trưởng thành (Dobbeleir et al., 1980), và chúng có khả năng lọc các vật chất lơ lửng trong nước (mùn bã hữu
cơ, vi khuẩn, tế bào tảo đơn bào) Ở phạm vi kích thước nhỏ hơn 50µm (Sorgeloos
et al., 1986) Chúng bắt mồi bằng cách dùng chân bơi đưa thức ăn từ dưới lên miệng (trích dẫn từ Nguyễn Đại Khoa, 1999) Ở ruộng nuôi thức ăn cho Artermia
chủ yếu dựa vào việc bón phân gây màu tảo trực tiếp (trong ao nuôi) hoặc gián tiếp (ao gây nuôi) (Rothis,1986) Ngoài ra chúng còn sử dụng các phụ phẩm như:
Trang 17bột đậu nành, cám gạo Đặc biệt động vật này còn có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như sự biến động lớn của các yếu tố: nhiệt
độ, hàm lượng oxy, nồng độ muối (Sorgeloos et al., 1980) Ở Việt Nam hiện nay đang nuôi rộng rãi Artemia thuộc dòng Franciscana FSB (Mỹ), gần như loài này
đã được thuận hoá với môi trường nước ta, chúng có thể phát triển tốt trong điều kiện:
Độ mặn: 80-120 %o
Nhiệt độ: 22-35 oC
Oxy hoà tan: không thấp hơn 2 mg/L
pH từ trung tính đến kiềm (7,0-9,0)
2.6 Đặc điểm sinh sản Artemia
Trước khi giao phối, con đực bắt cặp với con cái bằng đôi râu của nó tại lỗ sinh dục và đôi chân ngực cuối cùng Chúng bơi lội xung quanh vài ngày, sự giao phối xảy ra rất nhanh khi con đực uốn cong bụng về phía trước và đưa cơ quan giao phối vào lỗ sinh dục của con cái
Hình 2.9: Sự bắt cặp của Artemia
http://diendancacanh.com/fỏum/show thread.php?t=129 Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng bơi lội tự do trong nước Khi điều kiện thích hợp, tuyến vỏ hoạt động và tiết sản phẩm bài tiết màu nâu làm trứng nổi trên mặt nước và tấp vào bờ khô lại thành trứng nghỉ
Trong điều kiện thích hợp, Artemia có thể sống nhiều tháng Chúng phát triển từ
nauplii đến trưởng thành trong vòng 8 ngày
Theo Sorgeelos (1980), Artemia phát triển thành con trưởng thành sau 2 tuần nuôi
và bắt đầu tham gia sinh sản Trong vòng đời con cái có thể tham gia cả 2 phương
Trang 18thức sinh sản (phương thứ đẻ con = ovovivipaorus, phương thứ đẻ trứng = ovipaorus) và trung bình mỗi con đẻ khoảng 1500-2500 phôi
2.7 Quá trình di nhập
Ở Việt Nam Artemia được du nhập từ đầu thập niên 80 dưới dạng trứng bào xác
để làm thức ăn cho tôm càng xanh Sau đó nguồn trứng này được sử dụng làm giống nuôi thử nghiệm trong phòng và thả nuôi trong ruộng muối ở Vĩnh Châu,
Bạc Liêu, Cam Ranh, Phan Thiết…(Nguyễn Văn Hoà và ctv, 2007)
Mặc dù là đối tượng rất mới so với các nghề nông nghiệp khác ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhưng với sự hình thành Trung Tâm Nghiên Cứu và
Phát Triển Artemia – Tôm Trường Đại học Cần Thơ, việc nghiên cứu ứng dụng sản xuất Artemia ở vùng ĐBSCL được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống
Cùng với sự giúp đỡ, hợp tác về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm của các đơn vị
nghiên cứu truyền thống về Artemia trên thế giới, đến khoảng năm 1990 thì Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Artemia – Tôm Đại Học Cần Thơ đã xây dựng và triển khai ứng dụng “Quy trình kỹ thuật sản xuất Trứng và Sinh Khối Artemia trên
ruộng muối” Thành công trong nghiên cứu và mở rộng ở nhiều vùng như ruộng
muối huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu Nghề nuôi Artemia đã trở thành quen thuộc và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao (Nguyễn Kim Quang và ctv,
1993)
2.8 Tình hình sản xuất và sử dụng Artemia trên thế giới và Việt Nam
2.8.1 Thế giới
Phần lớn lượng trứng bào xác thu hoạch trên thế giới đều có nguồn gốc từ Great
Salt Lake (90%) Những năm trở lại đây nghề nuôi Artemia trên thế giới đang có
chiều hướng phát triển và mở rộng ra những địa bàn mới, cụ thể là ở khu vực ruộng muối Brazil, sau những thành công bước đầu, sản lượng trứng bào xác bắt đầu tụt giảm từ năm 1982 cho đến nay chưa cải thiện được Ước tính lượng tiêu
thụ bào xác Artemia lên đến hàng nghìn tấn hàng năm (năm 1997, khoảng 6000 trại giống có nhu cầu tiêu thụ 1500 tấn trứng bào xác Artemia hàng năm) (Nguyễn Văn Hoà và ctv., 2007)
Tuy nhiên, rất khó xác định được chính xác lượng trứng sản xuất do các thông tin ghi nhận được còn rất hạn chế Những vùng sản xuất trứng bào xác với vi mô nhỏ mặc dù rất thành công về mặt kỹ thuật ở nhiều quốc gia Đông Nam Á và Mỹ
Trang 19Latinh (Sorgeloos,1987), vẫn chưa được khẳng định sẽ góp phần một cách đáng kể vào nguồn cung cấp trứng bào xác trên thế giới (Lavens và Sorgeloos, 2000) Vì
nó chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng trứng sản xuất ra hàng năm trên thế giới Đối với những quy trình sản xuất trên quy mô lớn mặc dù đã có những thành công nhất
định nhưng vẫn còn nhiều bất cập xung quanh vấn đề nuôi Artemia cần phải được
giải quyết trong thời gian sắp tới
2.8.2 Việt Nam
Ở Việt Nam nghề nuôi Artemia mang tính đặc thù của vùng Duyên Hải, gắn liền
với nhu cầu phát triển của nghề nuôi tôm, đặt biệt trong đầu thập niên 1980,
Artemia bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm nuôi ở các vùng biển thuộc tỉnh
Cam Ranh, Khánh Hoà, Nha Trang, Bạc Liêu, Sóc Trăng…(Nguyễn Kim Quang
và ctv., 1993)
Năm 1984, thông qua chương trình hợp tác Quốc tế, khoa Thuỷ Sản, Trường Đại
Học Cần Thơ đã nhập nội và nghiên cứu Artemia SanFrancisco Bay (SFB, Mỹ) Đến năm 1989, quy trình nuôi Artemia thu trứng bào xác dần dần ổn định và từng
bước được gây nuôi và phát triển mạnh ở Bạc Liêu, Vĩnh Châu
Từ năm 1996 đến nay, hoạt động nghiên cứu Artemia được sự tài trợ của tổ chức
VLIR (Bỉ) để tiếp tục quy trình nuôi tăng năng suất Hiện nay, cũng với chương trình hợp tác với tổ chức VLIR (Bỉ), khoa Thuỷ Sản đang tiến hành nghiên cứu
thử nghiệm sản xuất Artemia ở ruộng muối Vĩnh Châu
B Sơ lược về nấm men (Saccharomyces ceverisiae)
Trang 20Giống [Chi] Saccharomyces có khoảng 40 loài (van der Wart, 1970) và các loài
trong giống này được biết nhiều do chúng được
ứng dụng trong làm nổi bánh, bia, rượu,…, chúng
hiện diện nhiều trong sản phẩm có đường, đất,
trái cây chín, phấn hoa,…, còn trong công nghiệp
thực phẩm nấm men có nhiều ứng dụng rộng rãi
như men nổi bánh mì, bánh bao, bánh bò,… bia,
rượu, nước chát, nước trái cây lên men Nấm men
có hình bầu dục gần tròn, kích thước khoảng 6-8
µm x 5-6 µm, vỏ tế bào cấu tạo bởi carbohydrate,
lipid, protein dầy khoảng 0.5 µm, màng tế bào
chất, tế bào chất, và nhân Hình 2.10: Saccharomyces ceverisiae
(www.magma.ca/samat/yeast.htm) Nấm men là nhóm dị dưỡng, nguồn thức ăn chính là đường (sucroz, glucoz, fructoz…) và các nguyên tố khác, nhiều loài đặc biệt có thể sử dụng được tinh bột Nấm men sẽ tổng hợp enzim cần thiết để có thể sử dụng các nguồn cacbon trên và cuối cùng là sản phẩm rượu và khí cacbonic
nấm men
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2↑ + H2O + năng lượng
2.10 Giá trị dinh dưỡng của nấm men
Nấm men là một chế phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được tổng hợp theo con đường sinh học gồm đủ các thành phần dinh dưỡng Đạm trong nấm men từ 44
55% (Hoàng Văn Tiến, 1970) Nấm Saccharomyces ceverisiae có chứa nhiều loại
acid amin, hàm lượng đạm cao, tốt, nhờ khả năng tổng hợp trực tiếp từ đường của
cám (Hoàng Văn Tiến, 1970) Mazid và ctv (1978) cho cá rô phi ăn 10 loại acid amin cần thiết, hầu hết có trong nấm Saccharomyces thì thấy sự tăng trưởng của cá
nhanh hơn
Hàm lượng đường có trong nấm men từ 25-35% (Hoàng Văn Tiến, 1970), đường trong nấm men là các glycogen, đây là nguồn năng lượng bổ sung quan trong của
cá (Bùi Lai và ctv., 1985) Chất béo trong nấm men tứ 1,5-5% (Hoàng Văn Tiến,
1970), chất béo là nguồn năng lượng cao nhất và dễ sử dụng Chất béo Triglycerit
là nguồn năng lượng cơ bản trong cơ thể giúp cá bơi khỏe (Bùi Lai và ctv., 1985)
Trang 21Nguồn vitamin trong nấm men rất dồi dào và có hoạt tính cao, vitamin B chiếm đa
số ngoài ra còn có vitamin A và tiền vitamin D Vitamin không thể tổng hợp được trong cơ thể động vật nhưng nó rất cần thiết cho đời sống động vật (Bùi Lai và
ctv., 1985) Đây là một đặc tính ưu việt của nấm men Khoáng chất trong tế bào
nấm men chứa nhiều nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Ca,…(Nguyễn Lân Dũng và
ctv., 1982)
Nấm men là một sinh vật sống có khả năng tổng hợp các chất dinh dưỡng, tạo cho thức ăn có mùi vị thon ngon kích thích vật nuôi thèm ăn, ăn nhiều va tiêu hóa tốt
2.11 Làm giàu thêm đạm cho thực phẩm tinh bột và thức ăn gia súc
Để có thể đạt được nâng suất, ngoài phương pháp cho ăn, cách quản lý chăm sóc của người nuôi thì thức ăn cho đối tượng nuôi phải có chất lượng tốt Nâng cao giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu làm thức ăn trước khi chế biến là cách làm vừa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng nuôi vừa đem lại kết quả mong muốn cho người nuôi
Do có khả năng phân cắt vật chất cac-bon, nấm là hữu dụng trong việc nâng cao giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm phụ nông-công nghiệp sau chế biến, chẳng
hạn như tinh bột chứa trong chất cặn bã khoai lang (Yang et al.,1993), hoặc bã mía đường cellulose (Moo-Young et al.,1992) Cho mục đích thêm vào các nguồn đạm
rẽ tiền như (NH4)2SO4 và urea có thể biến đổi thành đạm vì thế làm giàu dinh dưỡng thêm cho thức ăn
ra, cám còn là nguyên liệu làm thức ăn cho tôm cá Trong quy trình sản xuất thức
ăn cho tôm cá cám gạo được dùng như một nguyên liệu phối chế chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng và làm giảm giá thành thức ăn do giá cám gạo thấp, đây là một yếu tố có ý nghĩa đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi thủy sản nói riêng cũng như các nhà nông chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung
Cám là một trong những sản phẩm được làm ra từ lúa gạo, theo Bùi Đức Hợi và
ctv (1997) thì cám chứa protein và chất béo cao nhất so với các sản phẩm khác
Trang 22đươc làm ra từ quá trình này Boy và Goodyear (1971) cho biết trong cám gạo có chứa hàm lượng chất béo từ 14-18%, chất đạm từ 11-16% nhưng hàm lượng lớn chất xơ và chất bột đường (carbohydrat) cao nên cần phải phối chế với các nguyên liệu khác khi chế biến thúc ăn Đa số Carbon do thực vật cung cấp và là một trong những chất dinh dưỡng căn bản Đó là chất đạm, chất béo và Carbohydrates Wee (1991) cho biết phương pháp lên men các nguyên liệu làm thức ăn cho cá có nguồn gốc từ thực vật cho kết quả tốt Tác giả cũng cho biết quá trình lê men không chỉ làm tăng hàm lượng đạm mà còn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các amino acid
và cả acid béo tự do
Trong chăn nuôi cũng có một số nghiên cứu lên men cám để nâng cao thành phần dinh dưỡng và gia tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở heo Thường cám được sử dụng với hình thức rải trên mặt nước hoặc trộn với thực vật hoặc một vài dạng khác làm thức ăn tươi, với hình thức cho ăn này thì chắc chắn là chưa nâng cao chất lượng thức ăn cũng như hiệu quả hấp thu của động vật sử dụng, nguyên nhân là do thức
ăn tan nhanh trong nước gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng
Trang 23Phần III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
A VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1 Dụng cụ, vật tư và hoá chất
Keo nhựa thể tích 5 L (18 keo)
Men bánh mì (Saccharomyces cerevisiae), cám gạo,đường để làm thức ăn
Lưới lọc thứ ăn (<50 µm)
Dụng cụ đo: nhiệt độ đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân, cây đo độ măn, máy đo
pH
Hệ thống sục khí: máy sục khí, đá bọt, van điều chỉnh
Kính hiển vi có thước đo kích thước, đèn neon 40 w
Cân điện tử, đĩa petri
Cốc thuỷ tinh, xô nhựa, vợt, ca
Nước ngọt: sử dụng nguồn nước máy
Nước mặn có nguồn gốc từ nước ót có nồng độ muối khá cao (100%o) được pha loãng xuống 80%o với nước ngọt
3.4 Thức ăn
Thức ăn cho Artemia là cám gạo lên men (với các hàm lượng men khác nhau, có
và không có bổ sung thêm đường)
3.5 Thời gian và địa điểm
Thời gian: 2 tháng (từ tháng 04/2009-06/2009)
Địa điểm: Trại thực nghiệm – Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ
Trang 24B PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.6.1 Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường thích hợp
để ủ cám
Thí nghiệm với 6 HL men (Saccharomyces cerevisiae): 0.5 ppm; 0.7ppm; 1ppm;
1.2 ppm; 1.5 ppm; 2ppm theo trọng lượng men và cám gạo, và không đường hoặc
có đường với HL đường 10g/kg cám gạo Gồm 12 NT VII là NT ĐC (đối chứng) như trong Bảng 3.1và một NT đối chứng (cám gạo bình thường)
Bảng 3.1: Sơ đồ thí nghiệm 1
Cách làm thức ăn:
Cân khối lượng cám gạo, men, và đường theo đúng tỷ lệ Sau đó đem men hòa tan với lượng nước thích hợp (chia nước men này làm 2 phần bằng nhau), phần 1 không có đường, phần 2 có thêm đường (10 g/kg cám) Cuối cùng trộn đều các phần lần lượt với cám gạo
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu như khả năng nở, hiệu quả sử dụng, HL dinh dưỡng (protein, lipid) của các loại thức ăn này chọn 3 loại thức ăn có các chỉ tiêu thích hợp nhất ứng với 3 HL men để bố trí cho thí nghiệm 2
không đường NT I NT II NT III NT IV NT V NT VI
có đường NT I’ NT II’ NT III’ NT IV’ NT V’ NT VI’
NT VII
Trang 25b Thí nghiệm về hiệu quả sử dụng:
Cân 5 g cám đã ủ (12 NTx3 lần lặp lại) và cám gạo bình thường (3lần lặp lại) vào 39 đĩa cân Sau đó đem các mẫu này để vào lưới 50µm rửa dưới vòi nước cho tới khi không thấy hạt cám lọt qua lưới nữa (nước trong)
Cân (W) phần còn lại của cám ở trên lưới và sấy khô ở 60 o
D W
T (g): trọng lượng đĩa cân
Công thức tính hiệu quả sử dụng: Hiệu quả sử dụng của cám được tính trên
cơ sở trọng lượng khô của cám tươi (Pcám) và trọng lượng khô của phần cám bỏ đi (không qua lọc: Pwaste) theo công thức:
Pcám
Pwaste Pcám
3.6.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cám gao ủ men lên sinh trưởng và phát
triển của quần thể Artemia
Thí nghiệm bố trí với các HL men được lựa chọn ra từ TN1 bao gồm 6NT + NT VII (NT ĐC) cám bình thường (Bảng 3.2), mỗi NT lặp lại 3 lần
Trang 26Bố trí Artemia trong 21 keo nhựa (7 NTx 3 lần lặp lại) mỗi keo có thể tích 5 L
chứa 4 L nước có độ mặn 80%o, mật độ thả nuôi 500 nauplii/L
Đong 3 phần nước có thể tích bằng nhau
Hòa tan men với 3 phần nước vừa đong ở trên, sau đó chia mỗi phần nước men làm 2 phần bằng nhau (phần 1, phần 2 có hòa tan thêm đường)
Trộn đều các phần 1, 2 lần lượt với cám gạo đem ủ khoảng 24h
Hình 3.2: Men bánh mì trong bao bì
Trang 27Cách cho ăn: Thức ăn được ủ khoảng 24 giờ có thể cho Artemia ăn bằng
cách: Đong 100ml nước có độ mặn 80%o khuấy đều với cám ủ, sau đó đem
lọc qua lưới 50µm, dùng pipet để cho Artemia ăn Thức ăn còn lại được trữ
trong tủ lạnh
Hình 3.3: Lưới lọc thức ăn 50 µm Hình 3.4: Thức ăn được trữ lạnh
3.8 Chế độ chăm sóc
Cho ăn: 2 lần/ngày, liều lượng cho ăn theo kiểu thỏa mãn bằng cách quan
sát màu nước trong keo nuôi, biểu hiện bơi lội của Artemia và sự hiện diện
thức ăn trong đường ruột (nếu thức ăn bị đứt quãng thì lượng thức ăn đưa vào không đủ và phải bổ sung thêm, ngược lại nếu nước có biểu hiện dơ, màu nước trắng đục lâu trong trở lại thì lượng thức ăn được điều chỉnh giảm)
Thay nước: Tùy thuộc vào chất lượng nước của keo nuôi, tiến hành thay 50%o nước mới khi quan sát thấy nước có độ đục trắng, thức ăn lắng xuống
đáy keo hoặc phân Artemia thải ra môi trường nước khá nhiều
Sục khí: bằng dây sục khí và đá bọt đưa xuống tận đáy keo để quá trình di chuyển của khí sẽ làm cho thức ăn không bị lắng tụ xuống đáy như vậy
hiệu quả lọc của Artemia sẽ tốt hơn
Trang 283.9 Phương pháp thu thập số liệu
3.9.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: được đo bằng nhiệt kế
thuỷ tinh 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ
a Tỷ lệ sống: TLS được xác định vào ngày thứ 7, 14 Ở mỗi keo lấy 250
ml x 3 lần lặp lại đếm số Artemia, tỷ lệ sống được tính bằng cách định lượng (mỗi
keo có 4 L nước nuôi)
b Chiều dài (mm) của Artemia: được xác định vào ngày thứ 7, 11, 14
bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 con trong quần thể của mỗi NT, cố định Artemia bằng lugol sau đó đo từ mắt đơn của Artemia đến chạt đuôi dưới kính hiển vi
chuyên dùng cho việc đo mẫu vật có kích thước nhỏ và hình dạng cong
Công thức tính như sau:
A 1 L(mm)= ― * —
c Mẫu sinh học Artemia
Mật độ và thành phần quần thể được thu 1lần/tuần Phân chia các giai đoạn phát
triển của thành phần quần thể Artemia theo tài liệu của Sorgeloos et al., (1986)
Nauplii (ấu trùng): Chỉ có 3 đôi phụ bộ
Juvenile (con non): tính từ khi cơ thể bắt đầu xuất hiện chân bơi đến trước giai đoạn tham gia sinh sản, các phần phụ đặc điểm sinh sản xuất hiện
Trang 29 Tiền trưởng thành: Đã có đầy đủ các phụ bộ như con trưởng thành tuy nhiên chưa thể phân biệt đực, cái
Adult (con trưởng thành): Con cái bắt đầu xuất hiện túi ấp Con đực bắt đầu xuất hiện đôi càng to
d Sinh học sinh sản: (phương thức sinh sản % Artemia cái đẻ con hay
đẻ trứng) được xác định 1 lần khi kết thúc thí nghiệm Và sức sinh sản được tính
(số phôi Nauplii/con cái): Bắt ngẫu nhiên 30 con Artemia cái đã tham gia sinh sản
ở mỗi NT, quan sát dưới kính lúp để đếm số phôi nauplii
e Thu hoạch sinh khối: Sinh khối được thu hoạch bằng vợt thu có kích
thước (50 x 70 cm), mắc lưới: 2a=1 mm Đổ các keo để thu sinh khối ở các NT qua vợt, sau đó sinh khối được rửa sạch bằng nước máy, để ráo nước và cân trọng lượng tươi Sau đó đem cất giữ ở ngăn đá tủ lạnh nhằm đảm bảo chất lượng sinh khối không thay đổi so với sinh khối tươi
3.10 Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia
Thể tích 10 L nước nuôi, nước có độ mặn 80%o
Mật độ 1500 nauplii/L
Sau 14 ngày tiến hành tính TLS và thu sinh khối Artemia
Trữ lạnh sinh khối Artemia và phân tích HL dinh dưỡng (protein, lipid) của
sinh khối
3.11 Phương pháp phân tích số liệu
Phép phân tích SPSS 15.0 được sử dụng để tìm sự sai biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT ở mức p<0,05, tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các số liệu Chương trình Excel được sử dụng để vẽ đồ thị về sự biến thiên của chúng
Trang 30Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của HL men và đường lên độ nở và hiệu quả sử dụng của cám
4.1.2 Độ nở thức ăn: Sau 24 giờ ủ thể tích của mỗi NT đều tăng lên và
được trình bày như sau:
Bảng 4.1: Thể tích (ml) của cám ủ men sau 24h
(Những chữ cái theo cột giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa và khác nhau biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05)
Qua Bảng 4.1 cho thấy các NT không bổ sung đường và các NT có bổ sung đường đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0.05) Mặt khác qua Bảng 4.1 cũng cho thấy thể tích ở các NT có bổ sung đường đều lớn hơn các NT không bổ sung đường, có thể nấm men hấp thu lượng đường này hoặc đường đã phát huy tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn Vi khuẩn và nấm men hô hấp đã sinh ra nhiều khí CO2 tạo nên nhiều khoảng trống trong các hạt cám (có cảm giác nở ra)
và mùi thơm đặc trưng của việc lên men rượu
Tuy nhiên mối quan hệ giữa HL men và sự tăng thể tích chưa được thuyết phục vì
từ HL men 0.5-1.2 thể tích tăng theo HL men, nhưng đến HL men 1.2-2 thì lại có
sự biến động không theo quy luật (thể tích giảm đi) Kết quả này có thể là do sai
số trong thao tác làm, vì HL men rất thấp chỉ có 0.5-2ppm, lại chỉ bố trí một lần Hơn nữa môi trường và cám không tiệt trùng do đó có thể bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn ngẫu nhiên Điều này được chứng minh khi trong NT ĐC (cám bình thường thêm nước cũng có sự gia tăng về thể tích)
Men (ppm) Không đường
(ml)
Có đường (ml) 0.5 21.00±1.73a 22.33±2.52a0.7 21.67±1.53a 23.00±2.65a
1 22.00±1.73a 24.00±1.00a1.2 23.00±1.00a 24.00±1.00a1.5 23.00±1.00a 23.67±1.53a
2 22.67±1.53a 23.33±0.58a
Trang 31Qua Bảng 4.2 cho thấy hiệu quả sử dụng ở các NT có đường, không đường đều có
ý nghĩa thống kê (p<0.05) và cũng thấy rằng đa số là việc ủ đã làm gia tăng hiệu quả sử dụng (NT ĐC cám bình thường chỉ có 76.04% thấp nhất) vì có sự gia tăng của vi khuẩn và nấm men và những sinh vật này đã phân hủy (sử dụng) một phần tinh bột- theo lý thuyết)
Ở cùng HL men nhưng khi có bổ sung thêm đường hiệu quả sử dụng hầu hết đều tăng, cao nhất là 2 ppm, có đường (83.49%) Nhưng đối với các NT không đường,
HL men từ 1.2-2 hiệu quả sử dụng lại có chiều hướng giảm từ 79.79% còn 77.98% (Bảng 4.2)
Nhìn chung, kết quả thu được từ 2 thí nghiệm vẫn chưa thể thấy rõ được quy luật chính xác về mối quan hệ giữa HL men và độ nở thức ăn hay giữa HL men với hiệu quả sử dụng, nên rất khó để chọn ra HL men thích hợp Nhưng theo Bảng 4.1
và Bảng 4.2, các HL men 0.5, 0.7, 1 ppm có tính quy luật khi HL men tăng dần thì
độ nở, hiệu quả sử dụng đều tăng, còn các HL 1.2, 1.5, 2 ppm thì lại giảm đi vì vậy, các HL 0.5, 0.7, 1 ppm được chọn để bố trí cho thí nghiệm 2
Men (ppm) không đường (%) có đường (%) 0.5 77.09±2.60a 77.56±0.77a0.7 77.50±1.27a 80.74±1.55bc
1.2 79.79±1.26ab 80.27±1.12b1.5 79.41±1.99ab 83.05±1.38cd