Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
2,49 MB
Nội dung
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ HỒNG NGHI
KHẢ NĂNGSỬDỤNGCÁMGẠOLÊNMEN
LÀM THỨCĂNCHOARTEMIA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ HỒNG NGHI
KHẢ NĂNGSỬDỤNGCÁMGẠOLÊNMEN
LÀM THỨCĂNCHOARTEMIA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
NGUYỄN VĂN HÒA
2009
i
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài nhờ sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô cùng sự
giúp đỡ của các anh chị và các bạn thuộc khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ,
tôi mới có thể hoàn thành khóa học của mình cũng như viết cuốn Luận văn Tốt
nghiệp Đại Học này. Nhân đây, xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đặc biệt đến:
Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân.
Ts. Nguyễn Văn Hòa.
Các anh chị thuộc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công Nghệ-
Trường Đại học Cần Thơ.
Các anh chị thuộc Bộ môn Dinh dưỡng-Trường Đại học Cần Thơ.
Tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K31-Trường Đại học Cần Thơ.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên Luận văn còn nhiều điểm thiếu
sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
ii
TÓM TẮT
Đề tài tập trung đánh giá khảnăngsửdụngcámgạo ủ men (Saccharomyces
ceverisiae) làmthứcăncho Artemia. Các hàm lượng (HL) mendùng để ủ cám
gồm: 0,5; 0,7; 1; 1,2; 1,5 và 2 ppm (có hoặc không có bổ sung đường). Kết quả
cho thấy, HL men từ 0,5 – 1ppm khá thích hợp để sửdụngcho việc ủ cám thông
qua độ nở, hiệu quả sửdụng và mùi thơm đặc trưng của cám ủ.
Trong thí nghiệm thứ hai về ảnh hưởng của cámgạo ủ menlên sinh trưởng và phát
triển của quần thể Artemiacho thấy: 1) Cả 6 loại cám ủ men đều có thể sửdụng
làm thứcănchoArtemia tuy nhiên HL men 0,7- 1 ppm, không đường nên được
chọn để sửdụng vì cho tỷ lệ sống (TLS) cao nhất (52,7-55,8 %), phù hợp nuôi
sinh khối Artemia ở các thể tích lớn (lượng sinh khối thu đạt 23,8-25,1 g sinh khối
tươi/10 L).
Vào ngày nuôi thứ 14, cám ủ men không đường khi sửdụnglàmthứcăncho
Artemia thì cho TLS khá ổn định giữa các lần lặp lại (độ lệch chuẩn biến thiên từ
0,7-5,3), cao hơn (từ 39,7-55,8%) nhưng cho tăng trưởng chậm hơn (từ 5,96-5,99
mm) so với cám ủ men có đường (từ 6,02-6,69 mm). Ngược lại, cám ủ men có
đường thì có TLS biến động giữa các lần lặp lại (độ lệch chuẩn biến thiên từ 3,3-
7,7) và thấp hơn (từ 38,1-46,5 %), tuy nhiên lại có tăng trưởng tốt hơn so với ủ
men thông thường.
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
Phần 1: GIỚI THIỆU 1
Phần 2: LƯỢC KHẢO TÀILIỆU 3
A. Artemia là gì? 3
2.1. Đặc điểm phân loại 3
2.2. Đặc điểm phân bố 3
2.3. Đặc điểm môi trường sống 4
2.4. Hình thái vòng đời của Artemia 5
2.4.1. Đặc điểm về hình thái 5
2.4.2. Vòng đời của Artemia 6
2.5. Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng 8
2.6. Đặc điểm sinh sản Artemia 9
2.7. Quá trình di nhập 10
2.8. Tình hình sản xuất và sửdụngArtemia trên thế giới và Việt Nam 10
2.8.1. Thế giới 10
2.8.2. Việt Nam 11
B. Sơ lược về nấm men (Saccharomyces ceverisiae) 11
2.9. Phân loại 11
2.10. Giá trị dinh dưỡng của nấm men 12
2.11. Làm giàu thêm đạm chothực phẩm tinh bột và thứcăn gia súc 13
2.12. Cámgạo 13
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
A. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 15
3.1. Dụng cụ, vật tư và hoá chất 15
3.2. Nguồn trứng giống Artemia 15
3.3. Nguồn nước 15
3.4. Thứcăn 15
3.5 Thời gian và địa điểm 15
B. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm 16
3.6.1. Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường
thích hợp để ủ cámgạo 16
3.6.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cámgao ủ menlên sinh
trưởng và phát triển của quần thể Artemia 17
3.7. Phương pháp làmthứcăn và cách choăn 18
3.8. Chế độ chăm sóc 19
3.9. Phương pháp thu thập số liệu 20
3.9.1. Các yếu tố môi trường 20
iv
3.9.2. Các chỉ tiêu khác 20
3.10. Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia 21
3.11. Phương pháp phân tích số liệu 21
Phần 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 22
4.1. Thí nghiệm 1: Xác định hàm lượng (HL) men và đường thích
hợp để ủ cámgạo 22
4.1.2. Độ nở thứcăn 22
4.1.2. Hiệu quả sửdụng 23
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỉ lệ sống
của Artemia 24
4.2.1. Điều kiện môi trường 24
4.2.2. Ảnh hưởng của các loại cám ủ lên tỉ lệ sống của Artemia 26
4.2.3. Chiều dài (mm) 27
4.2.4. Mật độ và thành phần quần thể 28
4.2.5. Năng suất sinh khối 33
4.2.6. Sức sinh sản 34
4.2.7. Phương thức sinh sản 35
4.3 Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia 36
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 37
5.1. KẾT LUẬN 37
5.2. ĐỀ XUẤT 37
TÀILIỆU THAM KHẢO 38
PHỤC LỤC 40
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ thí nghiệm 1 16
Bảng 3.2: Sơ đồ thí nghiệm 2 17
Bảng 4.1: Thể tích tăng (ml) của cám ủ men sau 24h 22
Bảng 4.2: Hiệu quả sửdụng (%) của cám ủ men 23
Bảng 4.3: Nhiệt độ trung bình ± độ lệch chuẩn (ĐLC) 25
Bảng 4.4: pH trung bình ± ĐLC 26
Bảng 4.5: TLS (%) của Artemia theo ngày (Trung bình ± ĐLC) 26
Bảng 4.6: Trung bình chiều dài Artemia (mm) ± ĐLC qua các ngày nuôi 27
Bảng 4.7: Mật độ (con/L) của các NT trong 5 tuần nuôi 29
Bảng 4.8: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT I trong 5
tuần nuôi 49
Bảng 4.9: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT II trong 5
tuần nuôi 49
Bảng 4.10: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT III trong
5 tuần nuôi 50
Bảng 4.11: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT IV
trong 5 tuần nuôi 50
Bảng 4.12: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT V trong
5 tuần nuôi 50
Bảng 4.13: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VI
trong 5 tuần nuôi 50
Bảng 4.14: Mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở NT VII
trong 5 tuần nuôi 51
Bảng 4.15: Khối lượng sinh khối Artemia sau 5 tuần nuôi 33
Bảng 4.16: Sức sinh sản trung bình ± ĐLC của Artemia (số phôi/con cái) 34
Bảng 4.17: Tỷ lệ (%) ± ĐLC con cái mang túi ấp đẻ Nauplii và cyst 531
Bảng 4.18 : Kết quả TLS (%) của Artemia và khối lượng sinh khối (g) của
Artemia sau 14 ngày nuôi 36
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ phân bố Artemia trên thế giới 4
Hình 2.2: Lược đồ sự phát triển của quần thể Artemia trên ruộng muối
(theo Sorgeloos và ctv., 1996) 5
Hình 2.3: Hình dạng của Artemia trưởng thành 6
Hình 2.4 : Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv., 1980) 6
Hình 2.5: Trứng đang nở 7
Hình 2.6: Artemia bung dù 7
Hình 2.7: Artemia ở Instar I 7
Hình 2.8: Artemia cái và đực 8
Hình 2.9: Sự bắt cặp của Artemia 9
Hình 2.10: Saccharomyces ceverisiae 12
Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm 18
Hình 3.2: Men bánh mì trong bao bì 18
Hình 3.3: Lưới lọc thứcăn 50 µm 19
Hình 3.4: Thứcăn được trữ lạnh 19
Hình 3.5: Một số dụng cụ đo môi trường 20
Hình 4.1: Thể tích (ml) của cám ủ men sau 24h 40
Hình 4.2: Hiệu quả sửdụng (%) của cám ủ men 41
Hình 4.3: Biến động nhiệt độ trung bình trong 5 tuần nuôi 42
Hình 4.4: Biến động pH sáng chiều 44
Hình 4.5: Tỷ lệ sống trung bình của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi 45
Hình 4.6: Trung bình chiều dài Artemia (mm) ± ĐLC qua các ngày nuôi 49
Hình 4.7: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở
NT I trong 5 tuần nuôi 30
Hình 4.8: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở
NT II trong 5 tuần nuôi 30
Hình 4.9: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở
NT III trong 5 tuần nuôi 30
Hình 4.10: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở
NT IV trong 5 tuần nuôi 31
Hình 4.11: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở
NT V trong 5 tuần nuôi 31
Hình 4.12: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở
NT VI trong 5 tuần nuôi 31
Hình 4.13: Biến động mật độ (con/L) và thành phần quần thể Artemia ở
NT VII trong 5 tuần nuôi 32
Hình 4.14: Khối lượng sinh khối Artemia sau 5 tuần nuôi 33
Hình 4.15: Tỷ lệ (%)±ĐLC con cái mang túi ấp đẻ Nauplii và cyst 41
1
Phần 1
GIỚI THIỆU
Trong số những nguồn thứcăn tươi sống được sửdụng trong ngành nuôi trồng
thủy sản thì ấu trùng Artemia được sửdụng rất rộng rãi do những thuận tiện và giá
trị mà chúng mang lại. Không có gì ngạc nhiên khi khảnăng đẻ trứng hay còn gọi
là bào nang (cyst) làmchoArtemia trở thành nguồn thứcăn tiện lợi và dồi dào
cho ấu trùng cá (Dhont, 1993). Sau khi thu hoạch và xử lý, trứng ở trạng thái tiềm
sinh có thể được trữ trong nhiều năm và đem ra sửdụng như là “nguồn thứcăn
tươi sống luôn có sẵn”. Sự thuận tiện và đơn giản của việc ấp làmchoArtemia trở
thành nguồn thứcăn tươi sống thuận tiện nhất trong ngành chăn nuôi thủy sản (Ts
Frank Marini - nguồn www.advancedaquarist.com). Ngoài ra, Artemia là loại thức
ăn giàu dinh dưỡng và giàu lượng acid béo không bão hòa (HUFA).
Trong thực tế thứcăn tươi sống có nguồn gốc động vật là loại thứcăn cung cấp
nhiều năng lượng vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu góp phần nâng cao
tỷ lệ sống của các đối tượng thuỷ sản mà thứcăn chế biến không thể đáp ứng tốt.
Artemia có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, 40-70% protein, 10-30% lipid, nhiều
acid béo và các acid amin cần thiết (Leger et., 1985). Ngoài ra, Artemia còn có ưu
thế là ít gây ô nhiễm môi trường nước nuôi so với việc sửdụng các loại thứcăn
nhân tạo. Hơn nữa, quá trình phát triển của Artemia từ giai đoạn nauplii đến giai
đoạn trưởng thành có các kích cỡ khác nhau có thể làmthứcăn thích hợp cho từng
giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm cá, như Sorgeloos và et al. (1982) đã nhận
định: “Artemia là loại thứcăn thích hợp cho nhiều loại cá nước lợ vì giá trị dinh
dưỡng cao và dễ sử dụng”. Ngoài dạng sinh khối có thể sửdụnglàmthứcăn tươi
sống trực tiếp cho tôm cá, trứng bào xác của Artemia (Cyst) có thể dự trữ được
nhiều năm ở dạng sấy khô để đáp ứng nhu cầu cho các thị trường trong và ngoài
nước với giá khá cao.
Artemia là loại sinh vật có khảnăng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của
môi trường (như nhiệt độ, độ mặn, oxy…), chúng có tập tính sống trôi nổi. Và ăn
lọc không chọn lựa (Reeve, 1963), và có thể sửdụng nhiều loại thứcăn khác nhau
(Sorgcloos et al., 1986). Ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể sửdụngthứcăn có
kích cỡ 25-30µm và tăng lên 40-50µm khi đạt đến kích cỡ trưởng thành
(Dobbeleir et al., 1980).
2
Thức ăn của Artemia mặc dù tốt nhất là tảo tươi, tuy nhiên với thực tế đồng ruộng
thì loại thứcăn này không thể cung cấp đủ lượng để đảm bảo cho sinh trưởng và
sinh sản của quần thể Artemia nhất là vào những ngày mưa bão hoặc không có
nắng. Trong thực tiễn nông dân sửdụng các loại phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là
cám gạo để làmthứcăncho Artemia, tuy nhiên theo Nguyễn Văn Hòa và ctv.
(2007) thì hiệu quả sửdụng chỉ khoảng 20%. Để tăng hiệu quả sử dụng, ủ cám với
men là một phương pháp trong chăn nuôi gia súc đã được sửdụng nhiều nhưng
đối với thủy sản vẫn còn rất ít tàiliệu được công bố.
Để tìm hiểu hiệu quả sửdụngcámgạo ủ menlàmthứcănchoArtemia nhằm
hướng tới việc bổ sung một nguồn thứcăn có hiệu quả cả về kinh tế lẫn sử dụng,
đề tài “Khả năngsửdụngcámgạolênmenlàmthứcăncho Artemia” được
thực hiện với mong muốn sẽ có những đóng góp nhất định chosự phát triển của
nghề nuôi Artemia.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của cámgạo ủ men (Saccharomyces cerevisiae) và hiệu
quả sửdụng của nó khi làmthứcănchoArtemia và thấy được tác dụng của việc
thêm đường trong quá trình ủ cám nhằm kích thích sự phát triển của vi khuẩn, từ
đó đưa ra một công thức ủ cám với hàm lượng men và lượng đường thích hợp
nhằm tăng khảnăngsửdụng đối với Artemia.
Nội dung nghiên cứu
o Xác định hàm lượng men (Saccharomyces cerevisiae) và đường tốt nhất để
ủ cámlàmthứcăncho Artemia.
o Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống, sự phát triển của quần thể,
sức sinh sản và lượng sinh khối thu của Artemia khi sửdụngcámgạo ủ
men với các hàm lượng khác nhau.
[...]... kê, 1997) Cámgạo là nguồn phụ phẩm chính từ lúa gạo được sửdụngcho chăn nuôi gia súc, gia cầm Ngoài ra, cám còn là nguyên liệu làm thứcăncho tôm cá Trong quy trình sản xuất thức ăncho tôm cá cámgạo được dùng như một nguyên liệu phối chế chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng và làm giảm giá thành thứcăn do giá cámgạo thấp, đây là một yếu tố có ý nghĩa đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cho người... Trong chăn nuôi cũng có một số nghiên cứu lênmencám để nâng cao thành phần dinh dưỡng và gia tăng tỷ lệ tiêu hóa thứcăn ở heo Thường cám được sửdụng với hình thức rải trên mặt nước hoặc trộn với thực vật hoặc một vài dạng khác làmthứcăn tươi, với hình thứcchoăn này thì chắc chắn là chưa nâng cao chất lượng thứcăn cũng như hiệu quả hấp thu của động vật sử dụng, nguyên nhân là do thứcăn tan... NT VII Cách làmthức ăn: Cân khối lượng cám gạo, men, và đường theo đúng tỷ lệ Sau đó đem men hòa tan với lượng nước thích hợp (chia nước men này làm 2 phần bằng nhau), phần 1 không có đường, phần 2 có thêm đường (10 g/kg cám) Cuối cùng trộn đều các phần lần lượt với cámgạo Tiến hành phân tích các chỉ tiêu như khảnăng nở, hiệu quả sử dụng, HL dinh dưỡng (protein, lipid) của các loại thứcăn này chọn... có thể choArtemiaăn bằng cách: Đong 100ml nước có độ mặn 80%o khuấy đều với cám ủ, sau đó đem lọc qua lưới 50µm, dùng pipet để choArtemiaănThứcăn còn lại được trữ trong tủ lạnh Hình 3.3: Lưới lọc thứcăn 50 µm Hình 3.4: Thứcăn được trữ lạnh 3.8 Chế độ chăm sóc Cho ăn: 2 lần/ngày, liều lượng choăn theo kiểu thỏa mãn bằng cách quan sát màu nước trong keo nuôi, biểu hiện bơi lội của Artemia. .. phối chế với các nguyên liệu khác khi chế biến thúcăn Đa số Carbon do thực vật cung cấp và là một trong những chất dinh dưỡng căn bản Đó là chất đạm, chất béo và Carbohydrates Wee (1991) cho biết phương pháp lênmen các nguyên li u làm thứcăncho cá có ệ nguồn gốc từ thực vật cho kết quả tốt Tác giả cũng cho biết qu trình lê men á không chỉ làm tăng hàm lượng đạm mà còn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các... loại thứcăn này chọn 3 loại thứcăn có các chỉ tiêu thích hợp nhất ứng với 3 HL men để bố trí cho thí nghiệm 2 a Thí nghiệm về khảnăng nở: Lấy 39 ống nghiệm (13 NTx3 lần lặp lại) cho 10ml thứcăn vừa phối trộn vào mỗi ống nghiệm Sau 24 giờ ủ tiến hành đo thể tích tăng lên ở mỗi ống 16 b Thí nghiệm về hiệu quả sử dụng: Cân 5 g cám đã ủ (12 NTx3 lần lặp lại) và cámgạo bình thường (3lần lặp lại)... nấm men Khoáng chất trong tế bào nấm men chứa nhiều nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Ca,…(Nguyễn Lân Dũng và ctv., 1982) Nấm men là một sinh vật sống có khảnăng tổng hợp các chất dinh dưỡng, tạo chothứcăn có mùi vị thon ngon kích thích vật nuôi thèm ăn, ăn nhiều va tiêu hóa tốt 2.11 Làm giàu thêm đạm chothực phẩm tinh bột và thứcăn gia súc Để có thể đạt được nâng suất, ngoài phương pháp cho ăn, ... HL men 0.5, 0.7, 1 ppm có tính quy luật khi HL men tăng dần thì độ nở, hiệu quả sửdụng đều tăng, còn các HL 1.2, 1.5, 2 ppm thì lại giảm đi vì vậy, các HL 0.5, 0.7, 1 ppm được chọn để bố trí cho thí nghiệm 2 23 4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cám gạo ủ men lên sinh trưởng và phát triển của quần thể Artemia 4.2.1 Điều kiện môi trường a Độ mặn Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007) thì Artemia có khả năng. .. dài cho thấy: - Cám ủ men không đường cho TLS ổn định, cao hơn nhưng ngược lại tăng trưởng chậm hơn - Cám ủ men có đường TLS hay biến động và thấp hơn (TLS 54,49±1,93% vào ngày 7 và đến ngày 14 giảm xuống còn 46,49±7,70% ở NT IV) nhưng lại cho tăng trưởng tốt hơn, có thể là do tác dụng của nấm men khi ủ với cámgạo có bổ sung thêm đường đã làm tăng lượng vi khuẩn cơ hội Đây chính là nguồn thức ăn. .. Cân cám gạo, men, đường theo đúng tỷ lệ (men- 3 HL được chọn từ thí nghiệm 1; đường- 10 g/1 kg cám gạo) Đong 3 phần nước có thể tích bằng nhau Hòa tan men với 3 phần nước vừa đong ở trên, sau đó chia mỗi phần nước menlàm 2 phần bằng nhau (phần 1, phần 2 có hòa tan thêm đường) Trộn đều các phần 1, 2 lần lượt với cámgạo đem ủ khoảng 24h Hình 3.2: Men bánh mì trong bao bì 18 Cách cho ăn: Thứcăn . thức ăn cho Artemia nhằm
hướng tới việc bổ sung một nguồn thức ăn có hiệu quả cả về kinh tế lẫn sử dụng,
đề tài Khả năng sử dụng cám gạo lên men làm thức.
LÊ HỒNG NGHI
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO LÊN MEN
LÀM THỨC ĂN CHO ARTEMIA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG