Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
4,1 MB
Nội dung
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HU ỲNH T ẤN T ÀI
SỬ DỤNGCÁCLOẠISINHKHỐIARTEMIAĐỂƯƠNG
LƯƠN ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN HOÀ
2009
2
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô và anh chị trong Khoa Thủy Sản đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian em học ở
trường.
Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hồng Vân và anh Trần
Nguyễn Hải Nam cùng với Thầy Nguyễn Văn Hòa và các anh chị ở Trung Tâm
ứng Dụng và Chuyển Giao Công Nghệ Thủy Sản đã giúp đỡ tận tình trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Đây là lần đầu viết bài không tránh khỏi sai xót rất mong sựđóng góp ý kiến của
của cô và thầy để bài viết của em hoàn chỉnh hơn.
3
TÓM TẮT
Thí nghiệm được bố trí bể nhựa gồm 4 nghiệm thức thức ăn là cá tạp, Artemia
tươi sống, Artemiađông lạnh, Artemia tận thu, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 lần lập lại. Môi trường được theo dõi hàng ngày, lươn được thu
mẫu 10 ngày/lần, thu 30 con/ NT.
Sau 50 ngày ương tỉ lệ sống cao nhất thu được ở nghiệm thức NT3 (Artemia
đông lạnh) là 96,7 ± 3,1% kế đến là NT2 (Artemia tươi sống đạt) 96,0 ± 6,9%
và NT4 (Artemia tận thu) là 96% và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với nghiệm thức NT1 (cá tạp) là 90,7 ±3,1%.
Cả ba nghiệm thức sửdụngsinhkhốiArtemia tăng trưởng chiều dài và trọng
lượng khá đồng đều lần lượt NT2 (0.094 ± 0.006g/ngày và 0.211 ±
0.01cm/ngày) kế đến NT3 đạt (0.091 ± 0.004g/ngày và 0.214 ± 0.01 cm/ngày)
và NT4 (0.09 ± 0.004g/ngày và 0.212 ± 0.01 cm/ngày) và sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0.05) so với nghiệm thức NT1 là (0.02 ± 0.001 g/ngày và
0.07 ± 0.01cm/ngày).
4
MỤC LỤC
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1.1.Giới thiệu 7
1.2.Mục tiêu 7
1.3.Nội dung 7
1.4.Thời gian : 8
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
2.1.Lươn đồng 9
2.1.1.Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo của lươnđồng 9
2.1.2. Đặc điểm phân bố của lươnđồng 10
2.1.3. Tập tính sống 10
2.1.5. Thức ăn 11
2.1.6.Tính ăn 12
2.2. Ươnglươn giống (Ngô Trọng Lư, 2008) 12
2.3. Sơ lược về dòng đời và đặc điểm sinh học Artemia. 14
2.4. Vai trò của và giá trị dinh dưỡng của sinhkhốiArtemia trong nuôi trồng
thủy sản 15
Phần 3
VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1.Vật liệu nghiên cứu 17
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 17
3.1.2.Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu 17
3.2.Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.1.Bố trí thí nghiệm 17
3.2.2.Chăm sóc và quản lý 18
3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 19
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Nhiệt độ 21
4.2 Oxy hòa tan 21
4.3. pH 22
4.6.Tỉ lệ sống 23
4.7.Tăng trưởng của lươnđồng 24
4.7.1.Tăng trưởng về chiều dài 24
4.7.2.Tăng trưởng theo trọng lượng 25
4.8. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng 29
Phần 5
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 31
KẾT LUẬN 31
ĐỀ XUẤT 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
5
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ sống (%) của lươnđồng 13
Bảng 2.2: Kết quả tăng trưởng chiều dài của Phan Minh Thùy (2008) 13
Bảng 2.3: Kết quả Phan Minh Thùy (2008) tốc độ tăng trưởng tương đối 13
Bảng 2.4: Kết quả tăng trưởng trọng lượng tương đối và tuyệt đối của lươnđồng
Phan Thị Thu Vân và ctv., (2009) 14
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ của 4 nghiệm thức (TB ± ĐLC) 21
Bảng 4.2: Sự biến động hàm lượng oxy giữa 4 nghiệm thức (TB ± ĐLC) 21
Bảng 4.3: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm (TB ± ĐLC) 22
Bảng 4.4. Tăng trưởng chiều dài của lươn vào ngày 30 và 50 (TB ± ĐLC) 24
Bảng 4.5.Tăng trưởng lươnđồng theo thời gian ương 26
Bảng 4.6: Tăng trọng tương đối và tuyệt đối của lươn sau 50 ngày ương (TB ±
ĐLC) 27
6
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Lươnđồng Monopterus albus 3
Hình 2.2: Vòng đời phát triển Artemia 8
Hình 3.1: Dụng cụ đo môi trường 11
Hình 3.2: Bể bố trí thí nghiệm 12
Hình 3.3: Đo chiều dài và trọng lượng của lươnđồng 13
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sống của 4 nghiệm thức 17
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng chiều dài của lươnđồng 19
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tăng trưởng của Lươn qua các đợt thu mẫu 20
Hình 4.4 Tương quan giữa chiều dài va trọng lượng 24
7
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Giới thiệu
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là nuôi lươnđồng đang là đối tượng nuôi
khá phố biến ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang. Nhiều nông hộ
đã đầu tư nuôi lươnđồng trên ruộng vườn của mình đạt kết quả khả quan và góp
phần tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên nguồn cung cấp lươn giống chủ yếu
được đánh bắt từ tự nhiên, với kích cỡ nuôi không đồng đều do việc thu gom
giống không cùng thời điểm nên hiệu quả không cao trong nuôi thương phẩm.
Trên thế giới các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của lươnđồng và sản
xuất giống nhân tạo chưa đươc nghiên cứu nhiều. Ở nước ta, Tiến sĩ Đỗ Thị Thu
Hương, đã nghiên cứu thành công bước đầu cho việc lươnđồng (Monopterus
albus) sinh sản nhân tạo, 2007. Mở ra một bước phát triển mới cho nghề sản xuất
lươn giống góp phần đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi lươn.
Lươn là loài ăn thức ăn thiên về động vật do đó đa số người nuôi ở Đồng bằng
Sông Cửu Long đều sửdụng cá tạp, cua ốc làm thức ăn nên không chủ động
được nguồn thức ăn mang tính mùa vụ. Điều này đã làm hạn chế sự phát triển
của nghề nuôi lươn thương phẩm. Vì vậy, việc tìm ra loại thức ăn tươi sống để
thay thế là rất cần thiết.
Trong khi đó khả năng cung cấp sinhkhốiArtemia tươi sống tại vùng ruộng
muối ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu khá dồi dào vì nghề nuôi chủ yếu quan tâm
tới việc thu trứng bào xác mà không quan tâm tới việc tận dụngcácloạisinh
khối mặc dù chúng đã được chứng minh là thức ăn rất tốt cho các đối tượng thủy
sản (Sorgeloos et al., 1990 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Vì vậy,
việc sửdụngsinhkhối tươi sống trong ương nuôi thủy sản nói chung và lươn
đồng nói riêng, không những giải quyết được thức ăn tươi sống cần thiết cho
lươn mà còn tăng thêm thu nhập cho người sản xuất Aremia đó chính là lý do mà
đề tài “ sửdụngcácloạisinhkhốiArtemiađểươnglươnđồng ” được tiến hành.
1.2.Mục tiêu
Tìm hiểu khả năng sửdụngcácloạisinhkhốiArtemiađểươnglươnđồng
1.3.Nội dung
8
Theo dõi tỉ lệ sống, tăng trưởng của lươnđồng khi sửdụngcácloạisinhkhối
Artemia
1.4.Thời gian : Tháng 4 – 2009 đến tháng 6 – 2009
9
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Lươn đồng
2.1.1.Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo của lươnđồng
Hình 2.1: Lươnđồng Monopterus albus
Vị trí phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae
Loài: Monopterus albus (zwiew, 1793)
Tên địa phương là lươnđồng
Tên tiếng Anh là Rice Eel (Asian Swam Eel)
Hình thái cấu tạo
Lươn đồng có thân tròn dài, cuối đuôi dẹp bên, đầu tròn tương đối lớn, cao hơn
thân. Mõm ngắn miệng bé, rạch miệng hơi cong. Mỗi bên có 2 lỗ mũi nằm cách
xa nhau. Theo Đức Hiệp (1999) lươn có thân bóng, trơn nhẵn, nhiều chất nhờn,
ruột lươn ngắn, không có bong bóng và tim cách xa đâu. Kollet (1998) cho rằng
lươn đồng không có vi ngực và vi bụng; vi lưng, vi đuôi và hậu môn liền nhau
dạng nếp da, lỗ mang kết hợp thành khe dưới đầu. Lươn có màu đỏ tới nâu với
một ít vết tối ngang lưng .
10
2.1.2. Đặc điểm phân bố của lươnđồng
Lươn đồng phân bố rộng khắp thế giới, ở quần đảo Indonesia, Malaysia và đông
bắc Châu Á tới Nhật Bản và phía tây tới đông bắc Ấn Độ (Meghalays,
Arunachal Pradesh và Assam; Prosen và Green Wood, 1976; Jayaram, 1981).
Ở các nước Đông Nam Á, lươn có rất nhiều ở Việt Nam, Myanma, Thái Lan, và
Campuchia. Ở Việt Nam lươn có mặt ở hầu hết các thủy vực, chúng sống và
phát triển từ các vùng thượng lưu Sông Hồng đến vùng rừng núi cao nguyên
Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn
Chung, 2007).
2.1.3. Tập tính sống
Lươn là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể luôn biến đổi theo nhiệt độ của môi
trường. Nhiệt độ môi trường sống từ 15-32
o
C, thích hợp nhất là 24-28
o
C. Khi
nhiệt độ dưới 15
o
C lươn rúc tận đáy bùn hoặc tận đáy hang ngưng hoạt động,
sống dựa vào nguồn thức ăn tích trữ trong cơ thể. Khi nhiệt độ trên 32
o
C sức ăn
giảm đi và lươn có thể bị tiết nhớt và chết nóng.
Lươn sống ở Bắc Mỹ có kích thước lớn hơn ở khu vực Châu Á. Lươn ở các nước
Đông Nam Á có chiều dài trung bình từ 25 đến 40cm. (Nguyễn Chung, 2007)
Lươn có cơ thể được cấu tạo thuận lợi cho việc trốn lủi khi bị xâm hại. Lươn có
thể di chuyển chui xuống dưới đất 1,5m và cũng có khả năng di chuyển trong đất
khô với từng khoảng cách ngắn. Những ngày mưa có nhiều sấm sét, lươn có thể
bỏ đi hàng loạt bằng cách ngoi theo lạch nước chảy, nếu gặp đất cứng có thể
dùng đuôi cựa để lách đi. Trong ao có hang hốc, khi có dòng nước chảy qua
hang thì toàn bộ lươn nuôi sẽ bỏ đi. Khi bị xâm hại gặp nguy hiểm bị bắt, lươn
có thể tháo chạy rất nhanh xuyên qua cả lớp đất cứng.
Lươn thường thích ở nơi đất thịt pha sét, đất bùn. Màu sắc của lươn biến đổi theo
môi trường sống.
Lươn tự đào hang và sống trong hang, hang lươn lớn hay nhỏ tùy theo kích cở
của lươn, chổ ở thường có nhiều ngõ ngách, hang của lươn không cố định.
Lươn hoạt động mạnh mẽ trong mùa mưa ẩm ướt, thường đi kiếm ăn sau trận
mưa rào, có khi đi thành từng đàn kiếm ăn. Ban ngày lươn thường sống ở trong
hang, ban đêm lội ra ngoài săn mồi kiếm ăn (Nguyễn Chung, 2007)
[...]... kế đến Artemia tươi đạt 96% và Artemiađông lạnh 96% cuối cùng là nghiệm thức sửdụng thức ăn cá tạp 90,7% ĐỀ XUẤT - Tiếp tục nghiên cứu sửdụngsinhkhốiđểươnglươnđồng ở các mật độ khác nhau để có thể ứng dụngđểươnglươnđồng hiểu quả hơn - Nghiên cứu sử dụng sinh khối kết hợp với với cácloại thức ăn theo tỉ lệ phối chế khác nhau - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng sinh khối Artemia. .. khi sử dụngcác dạng sinhkhốiArtemiađểương cua biển cho kết quả tốt nhất Lâm Hoàng Anh (2008) Kết quả của thí nghiệm này phù hợp với những nghiên cứu trên, do đó có thể nhận đình rằng thức Artemia rất thích hợp cho ươnglươndồng Đối với những nơi xa vùng nuôi Artemia có thể sử dụng sinh khốiArtemiađông lạnh vẫn cho kết quả tốt Điều này có ý nghĩa về mặt kinh tế-xã hội, một lượng lớn sinhkhối Artemia. .. trước thì sau 20 ngày tăng trọng của lươn rất nhanh khi sử dụng sinh khốiArtemia và khác biệt co ý nghĩa thống kê (p . “ sử dụng các loại sinh khối Artemia để ương lươn đồng ” được tiến hành.
1.2.Mục tiêu
Tìm hiểu khả năng sử dụng các loại sinh khối Artemia để ương lươn.
HU ỲNH T ẤN T ÀI
SỬ DỤNG CÁC LOẠI SINH KHỐI ARTEMIA ĐỂ ƯƠNG
LƯƠN ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC