Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Trang 11.1.2 PHÂN LOẠI TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 7
1.1.3 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 11
1.1.4.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 13
1.1.4.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng 13
1.1.4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 14
1.2 TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN 18
1.2.1 TỔNG QUAN VỀ DNNN 18
1.2.1.1 Khái niệm 18
1.2.1.2 Đặc điểm 19
1.2.1.3 Phân loại doanh nghiệp nhà nước 19
1.2.1.4 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường 21
1.2.2.VAI TRÒ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN 23
1.2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN 24
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng 24
1.2.3.2 Các nhân tố thuộc về DNNN 27
1.2.3.3 Các nhân tố khác 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNNTẠI SGD NH ĐT&PTVN 31
2.1 KHÁI QUÁT VỀ SGD NH ĐT&PTVN 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SGD 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của SGD 31
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NH ĐT&PT VN 32
2.2.1.2 Điều kiện vay vốn 36
2.2.1.3 Lãi suất cho vay 36
2.2.1.4 Phương thức cho vay 37
2.2.1.5 Các biện pháp bảo đảm tiền vay 38
2.2.1.6 Trả nợ gốc và trả lãi vốn vay 39
Trang 22.2.2 Thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA SGD NHĐT&PTVN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN 51
3.1.1 Giới hạn tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN 51
3.1.2 Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu 52
3.1.3 Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào tối thiểu 2%/năm 53
3.1.4 Sản phẩm tín dụng 53
3.1.5 Một số định hướng quan trọng khác 53
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NHĐT&PTVN 54
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng hợp lý 54
3.2.2.Cải tiến quy trình phân tích tín dụng, không ngừng hoàn thiện nội dụng của sổ tay tín dụng 56
3.2.3 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu trong hoạt động tín dụng 58
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 59
3.2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ trong ngân hàng 60
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 62
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 64
3.3.3 Kiến nghị với NH ĐT&PTVN 66
3.3.4 Kiến nghị với các DNNN 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Nước ta đang trong thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất của một nền sản xuất lớn, hiệnđại nên nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế là rất cao Trong khi đó, tuy thịtrường chứng khoán ở nước ta đã ra đời nhưng việc huy động vốn trung và dài hạn chonền kinh tế chưa nhiều, do đó, nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế chủ yếuvẫn do hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mạiquốc doanh cấp Đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn trung và dài hạn cho nền kinhtế, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế củamình trong hệ thống các ngân hàng thương mại.
Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, tín dụng trung và dài hạn đối với doanhnghiệp Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng Đối với các ngân hàng, hoạt động nàyđóng góp không nhỏ vào tổng lợi nhuận của ngân hàng Đối với các Doanh nghiệp nhànước, nó đáp ứng vốn cho các Doanh nghiệp nhà nước để họ thực hiện vai trò to lớncủa mình: là lực lượng mở đường, hỗ trợ và định hướng cho các thành phần kinh tếkhác phát triển theo mục tiêu kinh tế- xã hội; góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tếvà giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và đặcbiệt sẽ là lực lượng quan trọng để Nhà nước điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Hoạt động trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp nhà nước tại Sở giao dịch Ngânhàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn cònmột số mặt hạn chế, do đó chưa phát huy được hết khả năng to lớn của mình.
Với ý nghĩa này, việc tìm hiểu về tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệpnhà nước để nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động này là vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trungvà dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư vàphát triển Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin trình bày bố cục chuyên đề thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh
nghiệp Nhà nước (DNNN).
Trang 4Chương 2: Thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước
tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (SGD NHĐT&PTVN).
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung
và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư vàphát triển Việt Nam.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠNĐỐI VỚI DNNN
Trang 51.1 NHỮNG VẤN Đ Ề CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơsở có hoàn trả giữa hai chủ thể.
Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấpcho khách hàng.
Như vậy có nhiều cách hiểu về “ tín dụng”, tuy nhiên theo quan điểm của em thì tín
dụng có thể được hiểu là: sự vay mượn hoặc sử dụng vốn của nhau dựa trên nguyên tắc
hoàn trả và sự tin tưởng.
Căn cứ vào hai tiêu thức là chủ thể và đối tượng tín dụng thì quan hệ tín dụng gồmcó các loại hình: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụngthuê mua, tín dụng tiêu dùng và tín dụng quốc tế Trong mỗi loại hình này, tín dụng lạiđược phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu, em chỉ xin đề cập đến “tín dụng” gắn liền với chủ thểnhất định là ngân hàng Theo đó, tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ (cho vay) củangân hàng cho khách hàng Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam, điều 49 ghi: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cánhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảolãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.Tín dụng ngân hàng được chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào nhiều tiêuthức khác nhau Trong đó, phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân
Trang 6hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng nhưkhả năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian thì tín dụng được phân thành:
Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống, tài trợ cho tài sản lưu động của các
doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Ngân hàng có thể áp dụngcho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc khôngcần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển.
Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm (theo quy định của ngân hàng
nhà nước Việt Nam), tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, trang thiếtbị chóng hao mòn, mở rộng sản xuất kinh doanh hay để xây dựng các dự án mới có quymô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Trong nông nghiệp, chủ yếu để đầu tư vào cácđối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như càphê, điều Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, tín dụng trung hạn còn là nguồn hìnhthành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanhnghiệp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm,
nhiều trường hợp đặc biệt có thể lên đến 40 năm, tài trợ cho công trình xây dựng nhưnhà, sân bay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụnglâu.
Nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưngtừ những năm 70 trở lại đây các ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổnghợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dàihạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng
Ở các nước khác nhau, những ngân hàng khác nhau có thể có những cách quy địnhkhác nhau về thời gian trung và dài hạn.
1.1.2 PHÂN LOẠI TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản tín dụng theo từng nhóm dựa trên mộtsố tiêu thức nhất định Việc phân loại này tuy chỉ mang tính tương đối nhưng nó lại rấtquan trọng vì nó là cơ sở khoa học để thiết lập quy trình tín dụng một cách thích hợp
Trang 7đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tíndụng.
Cũng như tín dụng nói chung, ta có thể phân chia tín dụng trung và dài hạn theonhững tiêu thức khác nhau:
- Căn cứ vào loại khách hàng:
Cấp tín dụng cho doanh nghiệp: Ngân hàng cấp tín dụng cho những tổ chức kinhtế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Quy mô của hầu hếtcác khoản vay này là lớn, lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường.
Cấp tín dụng cho cá nhân: các cá nhân có thể sử dụng vốn vay từ ngân hàngnhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng nhưng chủ yếu là để tiêu dùng Quy môkhoản tín dụng thường nhỏ hơn so với khoản cấp cho các doanh nghiệp, lãi suất thường“cứng nhắc” và cao.
Cấp tín dụng cho các đơn vị khác: các đơn vị như các tổ chức xã hội cũng cầnvốn với nhiều mục đích khác nhau, để giải quyết sự thiếu hụt vốn họ cũng có thể vay từngân hàng.
- Căn cứ vào tính chất đảm bảo:
Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp: Để giảm thiểu rủi ro tronghoạt động tín dụng, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng của mình phải có tài sảncầm cố hoặc thế chấp Và trên nguyên tắc, mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều cóđảm bảo.
Tín dụng không đảm bảo bằng tài sản (Gồm: tín chấp và bảo lãnh bằng uy tín).Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín,trung thực trong kinh doanh, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tìnhhình tài chính vững mạnh, quản trị có hiệu quả, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa,hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay Các khoản cho vay theo chỉ thịcủa Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài sản đảm bảo Các khoản cho vayđối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay mà ngânhàng có khả năng giám sát việc bán hàng cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.
Trang 8- Căn cứ vào mục đích sử dụng:
Cho vay kinh doanh: các cá nhân, tổ chức vay vốn từ ngân hàng để mở rộng sảnxuất; đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao doanhsố chứ không phải để thỏa mãn các nhu cầu (ăn, mặc ) của cá nhân.
Cho vay tiêu dùng: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu củangười tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tài chính quantrọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, du lịch,giáo dục, y tế Việc cho vay tiêu dùng giúp các ngân hàng mở rộng quan hệ với kháchhàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng đồng thời tạođiều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủiro cho ngân hàng Với người tiêu dùng, nhờ vay tiêu dùng mà họ được hưởng các tiệních trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn là nó rất cần thiết cho nhữngtrường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáodục và y tế
- Căn cứ vào phương thức quản lý:
Tín dụng trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu đồng thờingười đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng Tức là trong loại tín dụng này cómối quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng trong toàn bộ quá trình từ khi nộphồ sơ vay vốn, phân tích thẩm định, ra quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ đến khithanh lý hợp đồng vay.
Tín dụng gián tiếp: khác với tín dụng trực tiếp là có sự tham gia của các tổ chứctrung gian trong toàn bộ tiến trình cho vay Các tổ chức trung gian có thể là: Tổ, đội,hội, nhóm (Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân ); hay những người bán lẻcác sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất.
Hình thức này có rất nhiều ưu điểm: giảm thời gian, chi phí đi lại trong việc làm thủtục vay của người vay vốn, đồng thời thông qua các hội, tổ, nhóm thì người vay sẽ đượcphổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý vốn, giúp người vay sửdụng vốn đúng mục đích, đạt kết quả, tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh Đối vớingân hàng, ngân hàng sẽ chủ động chuẩn bị vốn để cho vay, sắp xếp lịch giải ngân hợp
Trang 9lý, tránh ùn tắc hay quá tải vào cao điểm vụ sản phẩm Tuy nhiên, hình thức cho vaynày bộc lộ khuyết điểm là các trung gian có thể lợi dụng vị thế của mình và nếu ngânhàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của cácthành viên khác cho riêng mình.
- Căn cứ vào mức độ rủi ro: Xem xét về mặt rủi ro hay tính an toàn, tín dụng có thể ở
các “cung bậc” khác nhau: khoản có mức độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp Đểphân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chialoại rủi ro Xếp loại tín dụng theo các dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao, nhiều ngân hàngcó thể chia tới rất nhiều thang bậc rủi ro Cách phân loại này giúp ngân hàng thườngxuyên đánh giá lại khoản mục tín dụng, dự trù quỹ cho các khoản tín dụng rủi ro cao,đồng thời để đánh giá chất lượng tín dụng.
Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh nhưkhách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng gặp thiêntai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn vàkhách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn
Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thếchấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì
- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
Tín dụng có thời hạn: là loại tín dụng có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theohợp đồng Trong loại này lại được phân chia tiếp, bao gồm:
Tín dụng chỉ có một kỳ hạn trả nợ: là loại chỉ thanh toán một lần theo thờihạn đã thỏa thuận.
Tín dụng có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là tín dụng trả góp: là loạitín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ Loại nàythường được áp dụng rộng rãi trong cho vay bất động sản nhà ở thương mại, chovay tiêu dùng
Trang 10 Tín dụng không có thời hạn cụ thể: đối với loại này thì ngân hàng có thể yêu cầuhoặc để người vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thờigian hợp lý (có thể được thỏa thuận trong hợp đồng).
- Căn cứ vào các tiêu thức khác:
Theo ngành kinh tế (Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ).
Theo số lượng ngân hàng tham gia cấp tín dụng (Do một ngân hàng thực hiện;đồng tài trợ).
- Bàn thêm về một số loại tín dụng trung và dài hạn khác:
Tín dụng tuần hoàn: là một hình thức cho vay, trong đó ngân hàng cam kết chính
thức dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định Cần chúý rằng, cam kết này có thể kéo dài từ 1 đến 3 hoặc 5 năm, chính vì vậy đây cũng là mộtloại tín dụng trung và dài hạn.
Khi có nhu cầu về vốn trung và dài hạn, các doanh nghiệp có thể sử dụng các biệnpháp để huy động vốn như: phát hành các chứng khoán, vay ngân hàng, vay các tổ chứctín dụng khác tuy nhiên, việc phát hành những chứng khoán mua, bán trên thị trườngkhông phải là biện pháp hàng đầu để các doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động của họvì rất mất thời gian để tiến hành công việc này trong khi cơ hội thì lại “đến” và “đi” rấtnhanh Chính vì vậy, nguồn vốn được tài trợ từ ngân hàng là vô cùng quan trọng Họ cóthể vay ngân hàng dưới hình thức tín dụng tuần hoàn để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởngtài sản lưu động, sử dụng khi ngân hàng chưa xác định được phần tài sản lưu độngthường xuyên của doanh nghiệp.
Tín dụng thuê mua: là hình thức vay tài sản thông qua một hợp đồng tín dụng
thuê mua.
Khách hàng thường đến vay ngân hàng với mục đích là mua tài sản Tuy nhiên trongnhiều trường hợp, khách hàng không thể đáp ứng được các điều kiện để vay Để giúpkhách hàng có thể thực hiện được mục đích, đồng thời không để bỏ lỡ các cơ hội kinhdoanh, các ngân hàng đã tiến hành mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng và chokhách hàng thuê lại Tài sản này không nằm trong tài sản của doanh nghiệp mà nằmtrong tài sản của ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho
Trang 11người khác thuê khi người thuê không trả nợ được Điều này góp phần làm giảm thiệthại cho ngân hàng Thông thường, để thực hiện nghiệp vụ này, các ngân hàng thườngthiết lập các công ty còn để chuyên quản Công ty con này có nhiệm vụ nghiên cứucùng với bên vay để lựa chọn các máy móc, trang thiết bị thích hợp để thực hiện hợpđồng thuê mua.
1.1.3 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠNTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tín dụng trung và dài hạn cũng là hoạt động tín dụng nên nó cũng có vai trò nhưhoạt động tín dụng nói chung Vai trò đó được thể hiện ở các điểm sau:
Góp phần làm ổn định nền kinh tế (quá trình sản xuất kinh doanh của các cáthể, cá nhân thường xuyên hơn), tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế:
hoạt động sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ, các tổ chức, cá nhânluôn phải đương đầu với những khó khăn để tồn tại cũng như để đi lên Một trongnhững khó khăn mà đa số họ gặp phải trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay là sự thiếu hụtvốn trong kinh doanh Bên cạnh việc đi vay mượn ở người thân, bạn bè còn gọi là vaynóng thì việc các tổ chức, cá nhân đi vay ở các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn làrất thường xuyên
Tích tụ và tập trung vốn (góp phần làm giảm số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông và khắc phục lạm phát tiền tệ).
Mỗi người, với một khoản tiền nhỏ thì rất khó có thể đầu tư, kinh doanh hay muanhững vật có giá trị lớn Nhưng nếu nhiều người góp lại thì nó sẽ trở thành một khoảntiền lớn Tuy nhiên việc tập trung các lượng vốn nhỏ này lại rất khó khăn đối với chỉmột người hay một nhóm người mà họ không được mọi người trong xã hội biết đến.Trong khi đó lại có rất nhiều người cần một lượng tiền lớn, nhiều công trình, dự án cầnvốn lớn để đầu tư…Để kết nối những trường hợp trên lại, chúng ta phải nhờ đến các tổchức tín dụng mà đặc biệt là các ngân hàng Cũng thông qua hoạt động này của ngânhàng, số tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ giảm xuống vì họ có một nơi để “đầu tư” kiếm lời
Trang 12thay vì cất giữ ở nhà, do đó lượng tiền mặt trong lưu thông sẽ giảm, khắc phục lạm pháttiền tệ.
Là công cụ điều tiết vĩ mô thông qua việc phân bổ lại các nguồn lực, qua đó gópphần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu với những hậu quả nặng nề do chiếntranh để lại, nền kinh tế nước ta so với các nước trên thế giới mới chỉ được xếp là “nướcđang phát triển” Sự tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật…của nước ta là rất lớn Để tiến lên hộinhập với thế giới, không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa,hiện đại hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nặng về nông nghiệp sang phát triển cácngành công nghiệp và dịch vụ Muốn vậy, Nhà nước cần phải phân bổ các nguồn lựccho hợp lý giữa các ngành này Một trong những cách để làm điều đó là thông qua hoạtđộng tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn Với cách này, khi Nhà nước muốnmở ra hay phát triển một ngành, lĩnh vực, Nhà nước sẽ có những khuyến khích trongchính sách tín dụng như có những ưu đãi về lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo trongviệc vay vốn…để các cá nhân, doanh nghiệp chú ý đến và thực hiện đầu tư.
Thực hiện chức năng phản ánh, tổng hợp và kiểm soát các hoạt động kinh tế,góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.
Thật vậy, thông qua hoạt động này của ngân hàng, ta có thể biết được nền kinh tếđang cần vốn như thế nào Mà ta biết rằng, một nền kinh tế phát triển luôn có nhu cầulớn về vốn cho sản xuất, kinh doanh Chính vì vậy nó sẽ phản ánh một phần về hoạtđộng kinh doanh của một đất nước.
Đồng thời, với chức năng này, đồng tiền được sử dụng để xây dựng các thước đo,chỉ tiêu và xác định xem các hoạt động sản xuất kinh doanh có hợp pháp, hợp lệ haykhông, có hiệu quả hay không Do đó nó có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp,kiểm soát các hoạt động kinh tế, thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.
1.1.4.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.1.4.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng
Trang 13Trong thời gian qua, hoạt động của các ngân hàng đã đạt được nhiều thành công,đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên,trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn còn có nhiều khó khăn đe dọa đếnsự an toàn của hệ thống ngân hàng nói riêng và của toàn xã hội nói chung; vẫn cònnhiều mối quan tâm, lo ngại cần các ngành, các cấp giải quyết Một trong những mốiquan tâm lo ngại đó chính là chất lượng tín dụng của các ngân hàng Cho đến nay vẫnchưa có quy định cụ thể về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của cácngân hàng Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống như vậy là cần thiết không chỉđối với đội ngũ thanh tra trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm soát các ngân hàngthương mại mà còn là cơ sở để các ngân hàng thương mại tự đánh giá độ an toàn vàchất lượng của đồng vốn mà họ cung cấp cho các khách hàng.
Vậy chất lượng tín dụng là gì? Có thể hiểu: chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu
cầu của khách hàng ( bao gồm cả người gửi và người vay), phù hợp sự phát triển kinhtế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Với khái niệm này, chất
lượng tín dụng được thể hiện ở cách khía cạnh sau: Đối với ngân hàng thương mại:
Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng của ngân hàng vàđảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn vàcó lãi.
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hànghóa; giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người đi vay cũng như người cho
Trang 14vay, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tậptrung sản xuất, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng.
Với việc phân tích trên đây ta thấy rằng:
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể lại vừa trừu tượng vì nó vừa có thểđược biểu hiện bằng những chỉ tiêu định lượng như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn…lại vừa được biểu hiện bằng những chỉ tiêu định tính như khả năng thu hút khách hàng,tác động đến nền kinh tế…Đồng thời, chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhântố chủ quan như khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ vàcác nhân tố khách quan như sự thay đổi của môi trường bên ngoài, sự cố ý của kháchhàng…
Chất lượng tín dụng phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sựthay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trìnhcạnh tranh để tồn tại và phát triển Chính vì vậy, nó là một chỉ tiêu tổng hợp.
Chất lượng tín dụng được biểu hiện thông qua các yếu tố: thủ tục đơn giản, mức độan toàn của vốn tín dụng…và một điều quan trọng mà chúng ta đều phải thừa nhận vềchất lượng tín dụng là: nó không tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự kết hợp “ăn ý”giữa nhiều người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung.
1.1.4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn
Như đã đề cập ở trên, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu vừa mang tính định lượnglại vừa mang tính định tính Với những chỉ tiêu định tính, việc xác định là hết sức khókhăn, nó chỉ mang tính tương đối Với nhóm chỉ tiêu định lượng, có dễ dàng hơn nhưngvẫn có nhiều tranh cãi, theo quan điểm của em thì hệ thống phản ánh chất lượng tíndụng trung và dài hạn gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ gia hạn trung và dài hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trung - dài hạnvà tổng dư nợ trung – dài hạn của Ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,
Trang 15thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Nợ gia hạn về bản chất cũng là nợ quá hạnnhưng đã được tăng thêm thời hạn vay Tỷ lệ này làm rõ trong dư nợ ngoài phần nợthực sự quá hạn thì đã có bao nhiêu phần trăm quá hạn.
Vì tín dụng là việc sử dụng vốn của nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tintưởng nên trong hoạt động tín dụng, tính an toàn (khả năng hoàn trả của người vay) làyếu tố quan trọng nhất để cấu thành chất lượng tín dụng Khi một khoản vay khôngđược trả một đúng hạn như đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi phạmnguyên tắc trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạnvới lãi suất cao hơn lãi suất bình thường Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạnlà các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn, tức là tính an toàn thấp.
Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro xảy ra cho ngân hàng là điều đương nhiên và dođó việc tồn tại nợ quá hạn và nợ gia hạn là không thể tránh khỏi Tuy nhiên, nếu mộtngân hàng thương mại có nhiều khoản nợ quá hạn thì nó sẽ gặp nhiều khó khăn trongkinh doanh vì có thể bị mất vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và làm giảm thunhập của ngân hàng, nặng hơn nữa thì ngân hàng có thể đi đến bờ vực phá sản Còn nợgia hạn là một biện pháp giúp khách hàng vượt qua những khó khăn tạm thời nhưngnếu quá nhiều khoản được gia hạn nợ thì chứng tỏ danh mục cho vay của ngân hàngthương mại thực sự đang có vấn đề Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ gia hạn caosẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ở thờiđiểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Khoản mục tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng tài sản, trong đó có sự đónggóp không nhỏ của tín dụng trung và dài hạn Với quy mô đó, hoạt động tín dụng trungvà dài hạn mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng; có ảnh hưởng cũng lớn đến rất nhiềuyếu tố như chiến lược kinh doanh của ngân hàng, dự trữ, đầu tư, vay… chính vì lý dođó mà có thể nói rằng chỉ tiêu này cũng rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượngtín dụng Dựa vào chỉ tiêu này ta còn có thể tính thêm được một vài chỉ tiêu khác phảnánh chất lượng tín dụng như:
Trang 16Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạnTỷ lệ sinh lời trung và dài hạn =
Tổng dư nợ trung và dài hạn
Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạnTỷ lệ lợi nhuận trung và dài hạn =
Tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu quay vòng vốn:
Thu nợ trung-dài hạn Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn =
Dư nợ tín dụng trung-dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trung và dài hạn(thường là một năm) Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các ngân hàng tínhtoán để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trongviệc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chỉ tiêu này càng tăng càng phản ánh tình hình tổchức quản lý vốn tín dụng tốt, chất lượng tín dụng cao.
Cơ cấu vốn đầu tư:
Mục đích của các ngân hàng là an toàn và sinh lời (bên cạnh các mục tiêu thực hiệnchính sách của nhà nước) vì vậy trong hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt độngkhác nói chung của ngân hàng luôn có sự cân nhắc giữa an toàn và sinh lời Hoạt độngtín dụng trung và dài hạn có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng nếu cho vay quá nhiều màkhông quan tâm đến khả năng thanh toán của ngân hàng thì rủi ro cũng sẽ rất cao, tức làtính an toàn thấp Hơn nữa, nếu ngân hàng cho vay quá nhiều trong một ngành, lĩnh vựcnào đó mà không đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư thì như người ta thường nói, ngânhàng đã “đặt quá nhiều trứng trong một rổ”, không phân tán được rủi ro Do đó, các
Trang 17ngân hàng phải quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý đểvừa bảo đảm an toàn vốn lại vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất.
Giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay:
Để vay được tiền từ ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng các biệnpháp để bảo đảm tiền vay, các biện pháp đó có thể là: tín chấp, bảo lãnh, có tài sản cầmcố, thế chấp Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của người vay thua lỗ, không thểlấy từ lợi nhuận để trả ngân hàng:
Nếu là bảo lãnh, tín chấp: người vay phải bán tài sản để trả nợ ngân hàng.
Nếu là vay có tài sản đảm bảo: ngân hàng sẽ là người bán tài sản đó đi để xiếtnợ Nếu số tiền bán được lớn hơn số tiền vay thì sau khi trừ đi khoản nợ, ngân hàngsẽ phải trả lại người vay, nếu số tiền bán được lại nhỏ hơn số tiền vay thì ngân hàngsẽ phải chịu lỗ.
Ta gọi chung khoản tiền thực mà ngân hàng thu được từ việc bán tài sản của kháchhàng là A, tổng doanh số thu nợ là B Khi đó xác định được chỉ tiêu:
Tỷ lệ thanh toán nợ do việc bán tài sản của người vay =A/BChỉ tiêu định tính:
Khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng (qua uy tín, kết quả hoạt động, cácdịch vụ đi kèm như tư vấn…): Một ngân hàng sẽ không thể hoạt động được nếu khôngcó khách hàng Khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vàokết quả hoạt động của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào uy tín về chất lượng phục vụ,về quan hệ với các tổ chức tài chính khác của ngân hàng Khách hàng sẽ không muốngiao dịch với những ngân hàng không có uy tín vì rủi ro có thể xảy ra đối với họ làmgián đoạn quá trình kinh doanh, hoặc làm mất đi cơ hội kinh doanh của họ Bên cạnhđó, ngân hàng có thể tăng khả năng thu hút khách hàng thông qua các hoạt động đi kèmvới hoạt động tín dụng như: dịch vụ tư vấn, thẻ tín dụng
Tuân thủ các quy định do ngân hàng nhà nước đề ra trong lĩnh vực tín dụngtrung và dài hạn: Nhận thức được vai trò và chức năng của các ngân hàng trong nền
Trang 18kinh tế, Nhà nước luôn có những chính sách quy định về hoạt động của họ, mà mộttrong những quy định hết sức quan trọng đó là những quy định về hoạt động tín dụngtrung và dài hạn Tuân thủ các quy định này của Nhà nước chính là sự tuân thủ phápluật, góp phần ổn định nền tiền tệ quốc gia, giúp cho nền kinh tế có sự tăng trưởng caovà bền vững - tăng chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước(đáp ứng vốn cho những ngành, lĩnh vực mũi nhọn nhờ đó đã giải quyết công ăn việclàm cho nhiều lao động…): Hoạt động tín dụng mở rộng sẽ đáp ứng nhu cầu vốn chonền kinh tế: các dự án đầu tư có hiệu quả cao sẽ không bị thiếu vốn, tức là nó có thể đivào hoạt động, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người lao động, giảiquyết một vấn đề vô cùng “bức xúc” của mỗi quốc gia, và xét về mặt đóng góp cho xãhội-đó là chất lượng tín dụng.
Để đánh giá các chỉ tiêu trên một cách chính xác thì rất là khó vì nó là những chỉtiêu định tính, không tính toán được như những chỉ tiêu định lượng Tuy nhiên, trongkhi so sánh với nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng cùng hoạt trong một môi trường kinhtế, môi trường pháp lý và cùng chịu sự chỉ đạo của các chính sách thì ta cũng sẽ có thểdễ dàng đánh giá được các chỉ tiêu này Và thông qua đó, ta cũng có thể một phần thấyđược chất lượng tín dụng của các ngân hàng.
1.2 TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN Đ ỐI VỚI DNNN
1.2.1 TỔNG QUAN VỀ DNNN
1.2.1.1 Khái niệm
DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc nhà nước cócổ phần hoặc vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần nhà nước,công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tựchịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanhnghiệp quản lý.
Trang 19Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổViệt Nam.
1.2.1.3 Phân loại doanh nghiệp nhà nước
Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thànhlập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định Công ty nhà nước được tổ chứcdưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước Trong đó, Tổng côngty nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các công tynhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trêncơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối liên hệ gắn bó với nhau về lợi íchkinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong mộthoặc một số chuyên nghành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinhdoanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị và toàn tổng công ty.
Tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức liên kết vàtập hợp các công ty thành viên hạch toàn độc lập và có tư cách pháp nhân, hoạt độngtrong một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường tích tụ, tập chungvốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị.
Trang 20 Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập là hình thức liên kết thôngqua đầu tư, góp vốn của công ty nhà nước quy mô lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốnđiều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanhnghiệp khác.
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là tổng công ty được thành lậpđể thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạnnhà nước một thành viên chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập và các công tytrách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện chức năngđầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cổ phần,vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hoặc hình thức pháplý từ công ty nhà nước độc lập.
Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhànước hoặc các tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt độngtheo quy định của Luật doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên: là công ty trách nhiệm hữuhạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạtđộng theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty tráchnhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thànhviên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước ủy quyền gópvốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổphần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chiphối đối với doanh nghiệp đó.
1.2.1.4 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường
DNNN là lực lượng quan trọng để nhà nước điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế:
Trang 21Nhà nước nào cũng vậy, muốn điều tiết được nền kinh tế thì phải có một tiềm lựckinh tế mạnh Kinh tế nhà nước mà trong đó tiêu biểu là Doanh nghiệp nhà nước sẽ làchỗ dựa vật chất to lớn, tạo ra tiềm lực kinh tế mạnh để Nhà nước thực hiện yêu cầu đó.DNNN có ở những khâu trọng yếu của nền kinh tế, cung ứng phần lớn những tư liệusản xuất chủ yếu và tư liệu tiêu dùng thiết yếu, đóng vai trò nòng cốt trong việc củngcố, phát triển các bộ phận cấu thành hệ thống kinh tế nhà nước, góp phần tích cực vàotăng trưởng kinh tế DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiệnquản lý vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, bảo đảm nhữngcân đối lớn và đủ khả năng sẵn sàng ứng phó với những đột biến trong nền kinh tế.Trong các cuộc kháng chiến cứu nước, DNNN đã khẳng định vị trí đó của mình vàtrong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, khi nhữngbiến động của nền kinh tế thế giới cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tếnước ta thì vai trò đó càng thể hiện rõ hơn: DNNN cùng với nhiều loại hình doanhnghiệp khác đã góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát… DNNN có vị trí then chốt trong kinh tế nhà nước; là lực lượng mở đường, hỗ trợ,định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo mục tiêu kinh tế, xã hộicủa đất nước
Trong nền kinh tế, việc mở ra một loại hình kinh doanh mới sẽ luôn gặp phảinhững khó khăn, trở ngại Song, nếu không có người mở đường đi vào lĩnh vực đó, thìnền kinh tế sẽ mất đi những cơ hội kinh doanh, mất đi tính cạnh tranh trên thị trườngquốc tế và do đó sẽ tụt hậu so với các nước khác Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả kinh tếcho toàn xã hội, cần thiết phải có các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.Đóng vai trò này không có ai khác ngoài các doanh nghiệp nhà nước Ở một khía cạnhkhác, trong xã hội, bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động với mục đích kinh doanhthì phải có những doanh nghiệp khác sản xuất các hàng hóa công cộng Việc sản xuấtcác hàng hóa này thường đem lại lợi nhuận thấp hoặc là sẽ có rất nhiều rủi ro trong việcđầu tư, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội lại rất cần thiết cho sự phát triển như đườngsá, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học…Ở những lĩnh vực đó cần thiết phải phát triểncác DNNN.
Trang 22 DNNN có điều kiện về mọi mặt để đáp ứng tốt nhất cho việc thực hiện các quyhoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhưgiao thông, điện…DNNN có điều kiện để đi đầu trong việc tập trung nghiên cứu, xâydựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất những hàng hóa mà trong nướccó lợi thế, có khả năng cạnh tranh, thị trường có nhu cầu, đem lại lợi nhuận cao, thu hútvà sử dụng nhiều lao động, tạo điều kiện để kinh tế trong nước phát triển và hội nhậpvới kinh tế thế giới DNNN có vai trò quyết định trong việc thăm dò và cùng các thànhphần kinh tế khác khai thác tài nguyên nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩmtrong nước, vừa khai thác có hiệu quả tài nguyên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.DNNN là tấm gương tiêu biểu cho các thành phần kinh tế khác trong việc thực hiện chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mọi lĩnh vực, đặc biệt là giải quyết việclàm, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật…và đóng góp một phần quantrọng vào ngân sách nhà nước
DNNN góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội củađất nước từ đó đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội.
DNNN có mặt trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên nhiều vùng trong cả nước vớisự phân bố hợp lý theo vùng, miền, địa bàn để phát huy lợi thế, khả năng về mọi mặt.Do đó đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế từng vùng: phủ xanh đất trống, đồi trọc; giảiquyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm bớt sự phân hóa giàunghèo giữa các vùng, miền trong cả nước
Hiện nay nước ta đang trong tiến trình cổ phần hóa (CPH) các DNNN vì CPH làgiải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong việc cơ cấu lại DNNN để DNNN có cơ cấuthích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.Trong tương lai, khi nhiều DNNN được CPH thì số lượng các DNNN tuy bị giảm đinhưng chất lượng hoạt động của các DNNN sẽ tăng lên đáng kể, từ đó loại hình doanhnghiệp này sẽ càng phát huy hơn nữa vai trò to lớn của mình.
1.2.2.VAI TRÒ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN
Đối với ngân hàng thương mại:
Trang 23Tín dụng trung và dài hạn tuy là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro hơn so vớitín dụng ngắn hạn đồng thời nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn nhưng hoạt động này lạiđem lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận lớn hơn.
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng trung và dài hạn là một hoạt động có đóng gópquan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, do đó sẽ góp phần nâng cao chấtlượng tín dụng cho ngân hàng thương mại.
Đối với DNNN:
Tín dụng trung và dài hạn tài trợ cho nhu cầu tài sản cố định và bộ phận tài sảnthường xuyên của doanh nghiệp do đó các doanh nghiệp có thể duy trì, mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình.
Nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp là rất lớn,bên cạnh các nguồn khác có thể tài trợ vốn cho doanh nghiệp thì hoạt động tín dụngtrung và dài hạn sẽ cung cấp một lượng vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, giúp cácDNNN tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.
Tín dụng trung và dài hạn tài trợ vốn, giúp các DNNN có một cơ cấu vốn hợp lýđồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp.
Vốn là một nhân tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanhnghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu Trongđó, vốn của chủ có thể bao gồm vốn huy động bằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu tiên,lợi nhuận không chia Tỷ trọng của các nguồn đó trong tổng nguồn chính là cơ cấu vốn.Một cơ cấu vốn hợp lý không thể thiếu nợ vay, hơn nữa doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ tạora đòn bẩy tài chính, tức là việc sử dụng nợ có thể giúp người vay tiền tạo ra các khoảnthu nhập lớn hơn chi phí của khoản nợ, làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp Do đó cóthể khẳng định rằng: tín dụng nói chung và tín dụng trung – dài hạn nói riêng đã tài trợvốn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có một cơ cấu vốn hợp lý.
Trong hoạt động tín dụng, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro thì các ngânhàng không thể bỏ qua một khâu quan trọng: Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn củacác doanh nghiệp trong quá trình tín dụng Với công việc này, ngân hàng đã không chỉ
Trang 24mang lại lợi ích cho bản thân ngân hàng mà còn giúp các doanh nghiệp sử dụng vốnđúng mục đích, có trách nhiệm hơn với đồng vốn đi vay bởi vì chỉ cần phát hiện ra mộttrục trặc nhỏ về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh…của doanh nghiệp làngân hàng có thể thu hồi vốn lại Nhờ đó, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệpsẽ được nâng cao.
1.2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN
Hoạt động tín dụng bao giờ cũng tiềm ẩn những rủi ro mà không một ai cũng có thểdự đoán chính xác những vấn đề gì sẽ xảy ra Khả năng hoàn trả tiền vay của kháchhàng có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân cũng như những biến động của thị trường sẽcó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Phân tích để đưa ra được những yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng là một việc làm quan trọng, giúp ngân hàng có thể dựđoán được những gì có thể xảy ra, để từ đó tìm những biện pháp đề phòng, hạn chế rủiro, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Có nhiều yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhà nước:
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng:
Thông thường, mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng vì các ngânhàng thường có những thế mạnh riêng Tuy nhiên, các chiến lược kinh doanh đó trướctiên phải phù hợp với chính sách phát triển chung của Nhà nước, tiếp theo đó, chiếnlược kinh doanh của ngân hàng phải phù hợp với khả năng của mình Một ngân hàngnhỏ, không có nhiều kinh nghiệm thì không thể theo đuổi chiến lược kinh doanh làthâm nhập vào các thị trường cần nhiều vốn đầu tư, rủi ro quá cao Ta có thể lấy một vídụ cụ thể như: nếu một ngân hàng có khả năng huy động vốn trung và dài hạn khônglớn thì không thể tiến hành chiến lược kinh doanh là tập trung vào cho vay trung và dàihạn Trong thời kỳ hiện nay, mặc dù chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng có thểtập trung vào các đối tượng khác nhau nhưng các ngân hàng thương mại đều đã cho vaytrung và dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế, từ kinh tế tư nhân đến doanh
Trang 25nghiệp Nhà nước, bằng nguồn vốn huy động ngắn hạn Nhiều ngân hàng thương mạicòn có chiến lược kinh doanh là cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ Với chiến lượcnày, nếu ngân hàng không dự tính được những biến động về tỷ giá, về xu hướng pháttriển của nền kinh tế trong tương lai hoặc nếu doanh nghiệp đi vay sử dụng khoản vayđể nhập khẩu máy móc, thiết bị đã lạc hậu hoặc giá nhập khẩu quá cao, khiến cho sảnphẩm sản xuất trong nước không thể cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài như: ximăng, mía đường thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng:
Với tầm quan trọng và quy mô lớn của hoạt động tín dụng, hoạt động này phải đượcthực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đólà chính sách tín dụng Chính sách tín dụng với các nội dụng như: Chính sách kháchhàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và phí suất tín dụng,chính sách về thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, các tài sản đảm bảo, chính sách đối vớicác tài sản có vấn đề Các chính sách này sẽ phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngânhàng, nó hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng trong hoạtđộng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời Với vai trò này, nếuchính sách tín dụng của ngân hàng không được xây dựng phù hợp với khả năng, quymô của ngân hàng, không phù hợp với đối tượng khách hàng của ngân hàng thì hoạtđộng của ngân hàng sẽ không mang lại lợi nhuận cao, không làm thỏa mãn khách hàng,từ đó sẽ làm giảm dần lượng khách hàng của ngân hàng, chất lượng tín dụng giảm.Nhưng ngược lại, nếu được xây dựng tốt, nó sẽ phát huy vai trò to lớn đối với hoạtđộng của ngân hàng.
Quy trình phân tích tín dụng:
Để chuẩn hoá quá tình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng,các ngân hàng thường đặt ra quy tình phân tích tín dụng Đó là các bước mà cán bộ tíndụng ở các phòng ban khác nhau có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợcho khách hàng Quy trình này gồm các bước: phân tích trước khi cấp tín dụng, xâydựng và ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng, và thunợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới Trong quy trình phân tích tín dụng, nếu
Trang 26ngân hàng chỉ cần lơi lỏng một hay một số khâu như: không phân tích, đánh giá đầy đủ,toàn diện về khách hàng trước khi cho vay; không tôn trọng đầy đủ quy trình cho vay,làm thiếu hoặc bớt một số khâu gây ra sự sơ hở để khách hàng chiếm đoạt vốn của ngânhàng; điều tra, kiểm soát đối tượng vay vốn về phương án kinh doanh lúc đầu khôngđảm bảo, thiếu cân nhắc dẫn đến sơ hở thiếu đảm bảo cho sự đầu tư vốn có hiệu quả;hay không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, đôn đốc quá trình sử dụng vốn vayvà thu hồi vốn nên dẫn đến có khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
Theo luật các tổ chức tín dụng, tại điều 38 có nói: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểmtra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạtđộng của tổ chức tín dụng, thực hiện kiểm toán nội bộ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằmđánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng.Như vậy, đây là một hoạt động hết sức quan trọng trong mỗi ngân hàng Công tác nàythực hiện đều đặn, thường xuyên sẽ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những biểu hiệnvi phạm pháp luật, những tiềm ẩn rủi ro, những tồn tại yếu kém trong hoạt động tíndụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
Trình độ và đạo đức của đội ngũ nhân viên:
Ngân hàng cũng như những tổ chức khác: đều sẽ không thể hoạt động nếu thiếu cáccán bộ nhân viên Nhân viên tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro và ngược lại, nếuchất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá khôngđúng, cố tình làm sai là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng.Ta biết rằng, nhân viên ngân hàng luôn phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng,nhiều quốc gia khác nhau Nếu không am hiểu khách hàng và lĩnh vực mà khách hàngkinh doanh, môi trường mà khách hàng sống thì việc cấp tín dụng sẽ không có hiệu quả.Các nhân viên ngân hàng phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay,đến xu hướng của nền kinh tế trong nước và trên thế giới Như vậy, họ cần phải đượcđào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, kiên tục và toàn diện Khi nhân viên tín dụng cho vayđối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng, rủi ro tín dụng luôn rình
Trang 27rập họ Hơn nữa, do sống trong môi trường luôn phải tiếp xúc với “tiền”, nhiều nhânviên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền: họ tiếp tay cho khách hàngđể lừa bịp ngân hàng, họ gian lận, tham nhũng, cố tình vi phạm quy định hoặc có hànhvi lừa đảo gây thất thoát vốn nghiêm trọng cho ngân hàng Như vậy, chất lượng nhânviên của ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyênnhân làm giảm chất lượng tín dụng.
Tuy nhiên, “nhân viên tốt” ở đây không chỉ đề cập đến chất lượng nhân viên mà cònđề cập đến số lượng nhân viên trong ngân hàng Ta biết rằng, tùy theo đối tượng kháchhàng, quy mô của khoản cho vay và đặc điểm của ngân hàng mà những người làm côngtác cho vay, làm tín dụng lại tiếp tục được phân công những công việc chi tiết cụ thể ởnhững phòng ban khác nhau: thẩm định dự án, tín dùng nhưng nhìn chung, các cán bộtín dụng là người trực tiếp phải thực hiện về quy chế cho vay của ngân hàng đối vớikhách hàng, quy định về đảm bảo tiền vay, quy trình cho vay cụ thể của từng ngânhàng Nếu như món vay càng nhỏ, địa bàn cư trú của người vay càng phân tán, trình độdân trí càng thấp thì khối lượng công việc cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều.Song, số lượng công việc chỉ có thể thực hiện được trong giới hạn thời gian nhất định.Do đó, nếu công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ lại có hạn thì sẽ dẫn tới tìnhtrạng quá tải về công việc dành cho mỗi nhân viên Trong tình trạng này, nhân viênngân hàng sẽ phải làm thêm giờ hoặc là phải bỏ bớt một số khâu trong công việc haythực hiện qua loa, đại khái, có tính chất hình thức Như vậy, các nhân viên sẽ khôngthực hiện được đúng quy trình tín dụng đã đề ra và hậu quả sẽ là nợ quá hạn phát sinh,hoặc bị khách hàng lừa đảo làm chất lượng tín dụng giảm sút.
1.2.3.2 Các nhân tố thuộc về DNNN
Tình trạng mất khả năng trả nợ của của người đi vay có thể do nhiều nguyên nhân,chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp Nhưng cho dù nguyên nhân nào, thì cuốicùng vấn đề là người vay không thực hiện được các cam kết và nghĩa vụ tín dụng;không có khả năng trả nợ do năng lực tài chính suy giảm, do đó làm giảm chất lượng
Trang 28tín dụng Có thể liệt kê một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phíacác doanh nghiệp như sau:
Trình độ quản lý, kinh doanh của DNNN:
Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thời kỳ bao cấp, nhiều DNNN hiện nay vẫn còn tồn tại tưtưởng “được Nhà nước bao cấp” nên họ không cố gắng kinh doanh Nhiều doanhnghiệp do trình độ kinh doanh yếu kém (đội ngũ cán bộ lãnh đạo phần đông là trải quakinh nghiệm trong thời bao cấp, kiến thức về kinh tế thị trường nắm bắt chưa được baonhiêu,trình độ tay nghề hạn chế, ý thức kỷ luật lao động thấp, chưa có tác phong côngnghiệp làm khả năng tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo doanhnghiệp yếu kém) nên hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả trên đồng vốn vay từngân hàng, làm khả năng trả nợ giảm đi Cũng có nhiều doanh nghiệp không có sự linhhoạt trong kinh doanh: không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móchiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm dẫntới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh (giá thành cao, sản phẩm đơn điệu, hìnhthức kém hấp dẫn), bị ứ đọng trên thị trường khiến cho doanh nghiệp không có khảnăng thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng Tất cả những nguyên nhân đó đều ảnh hưởngđến chất lượng tín dụng của ngân hàng, cụ thể là nó làm giảm chất lượng tín dụng.
Đạo đức của các cán bộ trong doanh nghiệp:
Các nguyên nhân kể trên đã rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn nữa là tình trạngbản thân doanh nghiệp có chủ định lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng Ta biếtrằng, các doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên trong việc vay vốn từ ngân hàng,tuy luật đã có những quy định thay đổi làm việc vay này trở nên gắt gao hơn nhưng quảthật là vẫn có sự ưu tiên hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác Chính vì vậy,nhiều doanh nghiệp đã tận dụng sự ưu tiên này để lừa gạt ngân hàng trong việc vay vốn(ví dụ như: DNNN có thể tận dụng lợi thế này để vay vốn từ các ngân hàng rồi cho vaylại đối với các doanh nghiệp khác nhằm kiếm lời chênh lệch, từ đó sẽ gia tăng rủi rocho ngân hàng), làm chất lượng tín dụng giảm Trong tương lai, khi các doanh nghiệpđều thật sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, khi các DNNN đượccổ phẩn hóa, họ sẽ ý thức hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, cùng cố gắng, nỗ
Trang 29lực như bao doanh nghiệp khác để tồn tại thì chắc chắn rằng chất lượng tín dụng củangân hàng sẽ tăng lên đáng kể.
1.2.3.3 Các nhân tố khác
Môi trường kinh tế:
Việt nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, từ bao cấp sang nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tíndụng Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế duy trì được tốc độ phát triển cao, các hoạtđộng kinh tế xã hội đạt được tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP, côngnghiệp, xuất khẩu và một số hoạt động dịch vụ đặc biệt là du lịch, hàng không, bưuchính viễn thông đạt kết quả tốt đã có tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng,làm chất lượng tín dụng tăng lên đáng kể Đồng thời, trong quá trình hội nhập, sự cạnhtranh giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước càng trở nên gay gắt, sản phẩm đadạng hơn với những công nghệ tinh vi hơn đã làm cho các ngân hàng luôn phải cải tiếnbản thân mình Trong môi trường kinh tế đó, có nhiều ngân hàng đã quá nóng vội nêncó những quyết định không đúng đắn như: hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, bỏqua một số khâu trong quy trình tín dụng, tăng lãi suất huy động vốn, hạ thấp lãi suấtcho vay đối với các DNNN hoạt động có hiệu quả dẫn tới năng lực tài chính yếu, kinhdoanh kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Đặc biệt, những biến độngcủa nền kinh tế theo chiều hướng không tốt, vượt quá khả năng phán đoán của ngânhàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền luôn đe doạ chấtlượng tín dụng của ngân hàng.
Môi trường chính trị-xã hội:
Những mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo; hay những cuộc xung đột xã hộithông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến tranh luôn đe dọa sự không ổnđịnh trong nội bộ đất nước Ở nước ta tuy những sự kiện trên là rất hiếm nhưng khôngphải là không có Nước ta có 54 dân tộc với những phong tục, truyền thống khác nhau,trình độ văn hóa, khoảng cách giàu nghèo cũng khác nhau nên đòi hỏi các ngân hàng
Trang 30luôn phải chú ý đến từng đối tượng, từng vùng hoạt động để nâng cao chất lượng hoạtđộng của ngân hàng nhưng cũng để góp phần vào hiệu quả kinh tế chung của đất nước.
Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý được thể hiện ở các văn bản pháp luật, dưới luật quy định vềhoạt động của ngân hàng, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng Tuy nhiên ởViệt nam hiện nay, môi trường này vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động tíndụng: nhiều văn bản chưa đầy đủ, đôi khi lại thừa hoặc chồng chéo, sơ hở, có nhiều bấtcập (hiệu lực pháp lý chưa cao, chậm sửa đổi những bất cập) ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng.
Các nguyên nhân bất khả kháng:
Các nguyên nhân này tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán chongân hàng như: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi chínhphủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan ) làm cho người vay lẫn người cho vaykhông thể kiểm soát được, làm giảm chất lượng tín dụng.
Tất cả những yếu tố đó tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăncho người vay Nếu người vay có khả năng trong việc dự báo hoặc khắc phục, thíchứng với những khó khăn thì sẽ vẫn có thể tiếp tục kinh doanh, trả nợ được cho ngânhàng Nhưng nếu những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khảnăng trả nợ của họ sẽ bị suy giảm, có thể không trả được nợ cho ngân hàng.
Một số nhân tố khác:
Thông tin không cân xứng, các cấp quản lý điều hành ngân hàng không có thôngtin kịp thời, hoặc thông tin sai lệch, thiếu đầy đủ để xử lý các tình huống luôn làmgiảm chất lượng tín dụng.
Những biến động của thị trường có thể làm giảm giá tài sản đảm bảo, hoặc doquá thời hạn bảo quản nên chất lượng tài sản thế chấp bị hỏng, khi doanh nghiệpkhông trả được nợ, buộc các ngân hàng phải bán tài sản đảm bảo thì khoản tiền màngân hàng thu được sẽ giảm đi, chất lượng tín dụng giảm.
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚIDNNN TẠI SGD NH ĐT&PTVN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ SGD NH Đ T&PTVN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SGD
Gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT VN là quá trình hìnhthành và phát triển của SGD:
Ngày 26/04/1957,Ngân hàng ĐT&PT VN khai trương hoạt động với tên gọi là Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam, lúc này ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán vàquản lý vốn do nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, mục đích là để thực hiện các kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội, hỗ trợ sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Ngày 21/06/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259-CP, chuyển Ngân hàng
kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng ViệtNam Theo đó, Ngân hàng có nhiệm vụ mới là thu hút và quản lý các nguồn vốn dànhcho đầu tư xây cơ bản, các công trình không do ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có,làm đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định thành lập Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam Lúc này, ngân hàng có chức năng huy động vốn trungvà dài hạn ở trong và ngoài nước, đồng thời nhận vốn từ ngân sách nhà nước để chovay các dự án chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư Kể từ ngày 1/1/1995, NH ĐT&PT VNhoạt động với đầy đủ nghiệp vụ của một Ngân hàng thương mại.
SGD NH ĐT&PT VN được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 28/03/1991
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của SGD
Hiện nay, SGD có 14 phòng với tổng số cán bộ là 217 Các phòng của Sở giao dịchgồm có:
Phòng tín dụng 1. Phòng tín dụng 2. Phòng tín dụng 3.
Trang 32 Phòng thanh toán quốc tế.
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân. Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. Phòng tiền tệ kho quỹ.
Phòng giao dịch
Phòng thẩm định và quản lý tín dụng. Phòng kế hoạch nguồn vốn.
Phòng tài chính kế toán. Phòng điện toán.
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Phòng tổ chức hành chính.
Để góp phần xây dựng một SGD “hùng mạnh”, các phòng ngoài việc phải thực hiệnđầy đủ, đúng đắn các chức năng nhiệm vụ được giao thì còn cần phải có mối quan hệchặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ giữa các phòng với nhau.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NH ĐT&PT VN
Qua mỗi năm thì hoạt động của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có một “bộ mặt” mớivà SGD Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam cũng vậy Mặc dù trong hoạt độngkinh doanh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, đã và đang hiện ra ởtrước mắt mà SGD nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung phải đối mặt, cụ thể nhưsau:
Thuận lợi :
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.
Thu nhập cũng như trình độ giáo dục của người dân ngày càng được cải thiện. Chính phủ cũng có những chính sách, những văn bản pháp luật nhằm tạo môitrường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Trang 33 Xu thế của hội nhập quốc tế ngày càng tăng, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư vì nướcta được nhiều nhà đầu tư ở các nước bạn chú ý, coi là một môi trường đầu tư an toàn vàổn định , qua hội nhập, ngân hàng có điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ, kỹnăng quản lý của các nước tiên tiến, đội ngũ cán bộ qua làm việc, tiếp xúc với cácchuyên gia nước ngoài sẽ tăng thêm độ nhanh nhạy và sự năng động sáng tạo.
Khó kh ă n:
Quá trình hội nhập tạo ra nhiều thách thức vì bên cạnh việc phải cạnh tranh vớicác ngân hàng trong nước thì giờ đây các ngân hàng còn phải cạnh tranh với các ngânhàng nước ngoài có trình độ cao trong việc quản lý, có nhiều kinh nghiệm trong kinhdoanh, có công nghệ tinh vi vì vậy, với thực lực tài chính còn mỏng, công nghệ cònlạc hậu, năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại còn hạn chế thìchúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh.
Tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước cũng như hệ thống tài chính ngânhàng diễn ra chậm, nhiều ngành kinh tế gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập,ngân sách nhà nước do các bộ ngành bố trì không kịp thời tiến độ đầu tư dẫn đến tìnhtrạng nợ tồn đọng, chiếm dụng vốn lẫn nhau của các doanh nghiệp
Một số cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm nên đôi lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầucủa công việc.
Mặc dù có không ít khó khăn nhưng hoạt động của Sở vẫn đạt được kết quả rất tốt:
Năm 2003, SGD đã có những đóng góp đáng kể, góp phần tạo nên những sự kiện
quan trọng trong kết quả hoạt động của NH ĐT&PTVN:
Hoàn thành kế hoạch kinh doanh tổng tài sản đạt 95.000 tỷ, doanh số phục vụ đầu tưphát triển đạt 28.000 tỷ đồng.
Hoàn thành giai đoạn đầu tư đề án cơ cấu lại - vốn điều lệ đạt 3.650 tỷ đồng. 100% đơn vị thành viên BIDV được cấp chứng chỉ ISO 9001.2000.
Thương hiệu BIDV đạt giải “Sao vàng đất Việt”.
Là thành viên chính thức của tổ chức thể quốc tế Visa international. Triển khai thành công dự án hiện đại hóa Ngân hàng giai đoạn 1.
Trang 34Năm 2004, ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh qua một số mặt sau:2.1.3.1 Công tác huy đ ộng vốn
Hoạt động huy động vốn của SGD trong thời gian qua đạt kết quả tốt, SGD đã huyđộng khách hàng gia hạn một lượng tiền gửi tương đối lớn như: quỹ hỗ trợ phát triển,Bảo hiểm xã hội (BHXH) huy động mới từ nhiều khách hàng như Công ty đầu tư vàphát triển khu đô thị Nam Thăng Long 150 tỷ Các khách hàng mới trong khối doanhnghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) rất được chú ý, quan tâm ví dụ như công ty cổphần Hàm Rồng, công ty cổ phần may Hồ Gươm Hoạt động này góp phần quan trọngtrong sự tăng trưởng nguồn vốn của SGD.
Trong năm 2004, nguồn huy động ngắn hạn là 3.849 tỷ đồng, trung và dài hạn là5.275 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng nguồn là 42,2% và 57,8% So với năm2003 thì kỳ hạn nguồn vốn đã có xu hướng chuyển biến tốt: nguồn vốn trung và dài hạnđã tăng lên về số tuyệt đối Bên cạnh đó, so với năm 2003 dù có gia tăng về vốn trungvà dài hạn (từ 5.086 tỷ năm 2003 tăng lên 5.275 tỷ năm 2004) nhưng nguồn ngắn hạnlại giảm (từ 4.124 tỷ đồng năm 2003 giảm xuống còn 3.849 tỷ năm 2004) Như vậy lànguồn vốn có cơ cấu tương đối ổn định.
Trong quá trình huy động vốn, lãi suất huy động luôn được Sở theo sát diễn biến lãisuất thị trường, đảm bảo duy trì tính cạnh tranh để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốntheo đúng sự chỉ đạo của Hội sở chính, theo cam kết với hiệp hội ngân hàng Các đợtphát hành giấy tờ có giá luôn được Sở chuẩn bị và tiến hành tốt Đợt phát hành giấy tờcó giá đợt 1/2004 đã giúp Sở hoàn thành chỉ tiêu huy động trước thời hạn được giao.
Công tác huy động vốn của Sở trong thời gian qua nói chung là vẫn tiếp tục duy trìđược số dư huy động cao và cơ cấu tăng trưởng nhờ đó kế hoạch được giao đã được Sởhoàn thành tốt Nguồn vốn trung và dài hạn tăng đã đáp ứng được các nhu cầu về vốntrong hoạt động đầu tư và cho vay.
Trang 352.1.3.2 Công tác tín dụng
Quy mô tăng trưởng tín dụng: SGD đã đảm bảo được dư nợ tín dụng trong giới hạnđược giao, cụ thể là tính đến thời điền 31/12/2004 thì tổng dư nợ đạt 5057 tỷ nhờ đãthực hiện một cách nghiêm túc chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng.
Cơ cấu tín dụng: theo sự chỉ đạo của NH ĐT&PT VN và ban lãnh đạo SGD, trongnăm 2004 dù không có nhiều lợi thế trong cạnh tranh lãi suất so với các ngân hàngkhác nhưng SGD vẫn nỗ lực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, giảm dư nợ cho vay trung vàdài hạn, khối xây lắp, do đó cơ cấu tín dụng ngắn hạn tại SGD đã được cải thiện đángkể.
2.1.3.3 Một số công tác khác
SGD tiếp tục phát huy các thế mạnh của mình về thanh toán, bảo lãnh Một vài kếtquả đáng khích lệ về các hoạt động đó như: thu dịch vụ ròng đạt 25,63%, tỷ trọng thudịch vụ ròng trên tổng thu là 20%
Số lượng khách hàng đến mở tài khoản tại SGD đã tăng lên đáng kể, Sở đã thêmmới được 300 khách hàng là tổ chức kinh tế và 3550 khách hàng cá nhân Có thể nóirằng, có được kết quả như vậy là do các cán bộ nhân viên, các phòng tại SGD đã phốihợp tốt với nhau trong việc tiếp thị khách hàng mới, tiềm năng.
Để tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho các cán bộ, SGD đã không ngừng cải tiến,nâng cấp các thiết bị kỹ thuật, hạ tầng công nghệ
Luôn phát động các cuộc thi đua như: phong trào phụ nữ đảm việc nhà, giỏi việcngân hàng; phong trào nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến cải tiến nâng cao hiệu suấtcông tác; phong trào đền ơn đáp nghĩa trong những dịp quan trọng như ngày quốc tếphụ nữ, ngày thành lập ngành nhờ đó đã tạo ra “mảnh đất” tốt cho các sáng kiến cảitiến, sáng tạo nẩy nở, khơi dậy và phát huy nội lực của mỗi cá nhân và tập thể.
2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN Đ ỐI VỚI DNNN TẠI SGD NH Đ T&PT VN