Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 25 - 28)

Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng:

Thông thường, mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng vì các ngân hàng thường có những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, các chiến lược kinh doanh đó trước tiên phải phù hợp với chính sách phát triển chung của Nhà nước, tiếp theo đó, chiến lược kinh doanh của ngân hàng phải phù hợp với khả năng của mình. Một ngân hàng nhỏ, không có nhiều kinh nghiệm thì không thể theo đuổi chiến lược kinh doanh là thâm nhập vào các thị trường cần nhiều vốn đầu tư, rủi ro quá cao. Ta có thể lấy một ví dụ cụ thể như: nếu một ngân hàng có khả năng huy động vốn trung và dài hạn không lớn thì không thể tiến hành chiến lược kinh doanh là tập trung vào cho vay trung và dài hạn. Trong thời kỳ hiện nay, mặc dù chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng có thể tập trung vào các đối tượng khác nhau nhưng các ngân hàng thương mại đều đã cho vay trung và dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế, từ kinh tế tư nhân đến doanh nghiệp Nhà nước, bằng nguồn vốn huy động ngắn hạn. Nhiều ngân hàng thương mại còn có chiến lược kinh doanh là cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ. Với chiến lược này, nếu ngân hàng không dự tính được những biến động về tỷ giá, về xu hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai hoặc nếu doanh nghiệp đi vay sử dụng khoản vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị đã lạc hậu hoặc giá nhập khẩu quá cao, khiến cho sản phẩm sản xuất trong

nước không thể cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài như: xi măng, mía đường...thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng.

Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Với tầm quan trọng và quy mô lớn của hoạt động tín dụng, hoạt động này phải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng với các nội dụng như: Chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, các tài sản đảm bảo, chính sách đối với các tài sản có vấn đề. Các chính sách này sẽ phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nó hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Với vai trò này, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng không được xây dựng phù hợp với khả năng, quy mô của ngân hàng, không phù hợp với đối tượng khách hàng của ngân hàng thì hoạt động của ngân hàng sẽ không mang lại lợi nhuận cao, không làm thỏa mãn khách hàng, từ đó sẽ làm giảm dần lượng khách hàng của ngân hàng, chất lượng tín dụng giảm. Nhưng ngược lại, nếu được xây dựng tốt, nó sẽ phát huy vai trò to lớn đối với hoạt động của ngân hàng.

Quy trình phân tích tín dụng:

Để chuẩn hoá quá tình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy tình phân tích tín dụng. Đó là các bước mà cán bộ tín dụng ở các phòng ban khác nhau có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng. Quy trình này gồm các bước: phân tích trước khi cấp tín dụng, xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng, và thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Trong quy trình phân tích tín dụng, nếu ngân hàng chỉ cần lơi lỏng một hay một số khâu như: không phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện về khách hàng trước khi cho vay; không tôn trọng đầy đủ quy trình cho vay, làm thiếu hoặc bớt một số khâu gây ra sự sơ hở để khách hàng chiếm đoạt vốn của ngân hàng; điều tra, kiểm soát đối tượng vay vốn về phương án kinh doanh lúc đầu không đảm bảo, thiếu cân nhắc dẫn đến sơ hở thiếu đảm bảo cho sự đầu tư vốn có hiệu quả; hay không kiểm

tra, giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, đôn đốc quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn nên dẫn đến có khách hàng sử dụng vốn sai mục đích...sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

Theo luật các tổ chức tín dụng, tại điều 38 có nói: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, thực hiện kiểm toán nội bộ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng. Như vậy, đây là một hoạt động hết sức quan trọng trong mỗi ngân hàng. Công tác này thực hiện đều đặn, thường xuyên sẽ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những biểu hiện vi phạm pháp luật, những tiềm ẩn rủi ro, những tồn tại yếu kém trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Trình độ và đạo đức của đội ngũ nhân viên:

Ngân hàng cũng như những tổ chức khác: đều sẽ không thể hoạt động nếu thiếu các cán bộ nhân viên. Nhân viên tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro và ngược lại, nếu chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không đúng, cố tình làm sai... là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng. Ta biết rằng, nhân viên ngân hàng luôn phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng, nhiều quốc gia khác nhau. Nếu không am hiểu khách hàng và lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống thì việc cấp tín dụng sẽ không có hiệu quả. Các nhân viên ngân hàng phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay, đến xu hướng của nền kinh tế trong nước và trên thế giới...Như vậy, họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, kiên tục và toàn diện. Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng, rủi ro tín dụng luôn rình rập họ. Hơn nữa, do sống trong môi trường luôn phải tiếp xúc với “tiền”, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền: họ tiếp tay cho khách hàng để lừa bịp ngân hàng, họ gian lận, tham nhũng, cố tình vi phạm quy định hoặc có hành vi lừa đảo gây thất thoát vốn nghiêm trọng cho ngân hàng. Như vậy, chất lượng nhân viên của

ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, “nhân viên tốt” ở đây không chỉ đề cập đến chất lượng nhân viên mà còn đề cập đến số lượng nhân viên trong ngân hàng. Ta biết rằng, tùy theo đối tượng khách hàng, quy mô của khoản cho vay và đặc điểm của ngân hàng mà những người làm công tác cho vay, làm tín dụng lại tiếp tục được phân công những công việc chi tiết cụ thể ở những phòng ban khác nhau: thẩm định dự án, tín dùng...nhưng nhìn chung, các cán bộ tín dụng là người trực tiếp phải thực hiện về quy chế cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, quy định về đảm bảo tiền vay, quy trình cho vay cụ thể của từng ngân hàng. Nếu như món vay càng nhỏ, địa bàn cư trú của người vay càng phân tán, trình độ dân trí càng thấp...thì khối lượng công việc cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều. Song, số lượng công việc chỉ có thể thực hiện được trong giới hạn thời gian nhất định. Do đó, nếu công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ lại có hạn thì sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về công việc dành cho mỗi nhân viên. Trong tình trạng này, nhân viên ngân hàng sẽ phải làm thêm giờ hoặc là phải bỏ bớt một số khâu trong công việc hay thực hiện qua loa, đại khái, có tính chất hình thức. Như vậy, các nhân viên sẽ không thực hiện được đúng quy trình tín dụng đã đề ra và hậu quả sẽ là nợ quá hạn phát sinh, hoặc bị khách hàng lừa đảo... làm chất lượng tín dụng giảm sút.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w