Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 30 - 32)

Môi trường kinh tế:

Việt nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế duy trì được tốc độ phát triển cao, các hoạt động kinh tế xã hội đạt được tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP, công nghiệp, xuất khẩu và một số hoạt động dịch vụ đặc biệt là du lịch, hàng không, bưu chính viễn thông đạt kết quả tốt... đã có tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng, làm chất lượng tín dụng tăng lên đáng kể. Đồng thời, trong quá trình hội nhập, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước càng trở nên gay gắt, sản phẩm đa dạng hơn với những công nghệ tinh vi hơn đã làm cho các ngân hàng luôn phải cải tiến bản thân mình. Trong môi trường kinh tế đó, có nhiều ngân hàng đã quá nóng vội nên có những quyết định không đúng đắn như: hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, bỏ qua một số khâu trong quy trình tín dụng, tăng lãi suất huy động vốn, hạ thấp lãi suất cho vay đối với các DNNN hoạt động có hiệu quả...dẫn tới năng lực tài chính yếu, kinh doanh kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đặc biệt, những biến động của nền kinh tế theo chiều hướng không tốt, vượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền... luôn đe doạ chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Môi trường chính trị-xã hội:

Những mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo; hay những cuộc xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến tranh luôn đe dọa sự không ổn định trong nội bộ đất nước. Ở nước ta tuy những sự kiện trên là rất hiếm nhưng không phải là không có. Nước ta có 54 dân tộc với những phong tục, truyền thống khác nhau, trình độ văn hóa, khoảng cách giàu nghèo cũng khác nhau nên đòi hỏi các ngân hàng luôn phải chú ý đến từng đối tượng, từng vùng hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nhưng cũng để góp phần vào hiệu quả kinh tế chung của đất nước.

Môi trường pháp lý được thể hiện ở các văn bản pháp luật, dưới luật quy định về hoạt động của ngân hàng, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Tuy nhiên ở Việt nam hiện nay, môi trường này vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng: nhiều văn bản chưa đầy đủ, đôi khi lại thừa hoặc chồng chéo, sơ hở, có nhiều bất cập (hiệu lực pháp lý chưa cao, chậm sửa đổi những bất cập)... ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Các nguyên nhân bất khả kháng:

Các nguyên nhân này tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng như: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan...) làm cho người vay lẫn người cho vay không thể kiểm soát được, làm giảm chất lượng tín dụng.

Tất cả những yếu tố đó tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nếu người vay có khả năng trong việc dự báo hoặc khắc phục, thích ứng với những khó khăn thì sẽ vẫn có thể tiếp tục kinh doanh, trả nợ được cho ngân hàng. Nhưng nếu những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ sẽ bị suy giảm, có thể không trả được nợ cho ngân hàng.

Một số nhân tố khác:

• Thông tin không cân xứng, các cấp quản lý điều hành ngân hàng không có thông tin kịp thời, hoặc thông tin sai lệch, thiếu đầy đủ để xử lý các tình huống...luôn làm giảm chất lượng tín dụng.

• Những biến động của thị trường có thể làm giảm giá tài sản đảm bảo, hoặc do quá thời hạn bảo quản nên chất lượng tài sản thế chấp bị hỏng, khi doanh nghiệp không trả được nợ, buộc các ngân hàng phải bán tài sản đảm bảo thì khoản tiền mà ngân hàng thu được sẽ giảm đi, chất lượng tín dụng giảm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NH ĐT&PTVN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w