2.2.1.1. Nguyên tắc vay vốn
• Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: trong hoạt động của ngân hàng luôn có những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn không những cho ngân hàng mà còn cho nền kinh tế. Hoạt động của các ngân hàng sẽ có mục đích và phạm vi riêng, mục đích đó thường được ghi trong các hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo là ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật và nó không trái với cương lĩnh của ngân hàng.
• Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.2.1.2. Điều kiện vay vốn
• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: mục đích này không trái với những quy định của pháp luật và không trái với những điều đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.
• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, hoạt động kinh doanh có hiệu quả (có lãi), trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
• Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
2.2.1.3. Lãi suất cho vay
• Lãi suất cho vay cụ thể do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận: có thể áp dụng lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay vốn hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh.
• Ngân hàng áp dụng mức lãi suất quá hạn tối đa đến 150% lãi suất cho vay trong hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết hoặc điều chỉnh.
• Đối với lãi đến hạn khách hàng không trả được, kể cả trường hợp đã gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn lãi, Ngân hàng có thể áp dụng phạt chậm thanh toán lãi quá hạn theo hướng dẫn của NHĐT&PTVN.
2.2.1.4. Phương thức cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng:
• SGD cùng khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trongmột khoảng thời gian nhất định. Phương thức cho vay theo hạnmức tín dụng được áp dụng đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả và có quan hệ tín dụng thường xuyên với SGD.
• Khi xác định hạn mức tín dụng cần dựa trên cơ sở: Báo cáo quyết toán của năm trước, Báo cáo kế toán tại thời điểm gần nhất cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý và các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công...
• Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo hạn mức, khách hàng có thể vừa rút vốn vay, vừa trả nợ tiền vay song phải đảm bảo số dư nợ không vượt hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hạn mức.
• Để đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, hàng năm hoặc theo nhu cầu mở rộng, thu hẹp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khách hàng, điều kiện vay vốn của khách hàng, SGD và khách hàng thỏa thuận ký phụ lục bổ sung hợp đồng tín dụng điều chỉnh hạn mức tín dụng cho kỳ tiếp theo, hoặc ký hợp đồng tín dụng hạn mức mới hoặc chấm dứt phương thức cho vay này.
Cho vay theo dự án đầu tư:
Khi DNNN có kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ...có thể xin vay ngân hàng. Tuy nhiên, để vay được thì SGD yêu cầu khách hàng phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án. Phân tích và
thẩm định dự án là cơ sở để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.
Cho vay hợp vốn:
• Ngân hàng cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó SGD hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối thu xếp.
• Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và hướng dẫn của Tổng Giám đốc. Việc thẩm định dự án, phương án vay vốn, quyết định tham gia đồng tài trợ của ngân hàng thực hiện theo quy chế này.
Các phương thức cho vay khác:
Ngoài các phương thức cho vay nêu trên, SGD cho khách hàng vay vốn theo các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đặc điểm của từng loại khách hàng vay.
2.2.1.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay
Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
• Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay.
• Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
• Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
• Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với những khách hàng đủ điều kiện.
2.2.1.6. Trả nợ gốc và trả lãi vốn vay
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của doanh nghiệp, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay được xác định, quy định như sau:
• Các kỳ hạn trả nợ gốc và số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn.
• Thu tiền lãi vay theo định kỳ hàng tháng hoặc quý, vụ, chu kỳ sản xuất, hoặc thu lãi vay cùng với nợ gốc theo kỳ hạn trả nợ.
Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn thì áp dụng các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, gia hạn nợ gốc, lãi, hoặc chuyển sang nợ quá hạn.
Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cho trả nợ trước hạn thì SGD và doanh nghiệp có thể thỏa thuận về điều kiện, về số lãi vốn vay, về phí phải trả nhưng không quá mức lãi (hoặc phí) đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Trả nợ bằng ngoại tệ: Doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi bằng ngoại tệ đó. Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc đồng Việt Nam thì doanh nghiệp và SGD thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Tổng Giám đốc.
2.2.2. Thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD NHĐT&PTVN
ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Trong hoạt động kinh doanh của Sở thời gian vừa qua, Sở luôn thực hiện nghiêm túc luật các tổ chức tín dụng, các quy trình nghiệp vụ và cơ chế ủy quyền của Ngân hàng ĐT&PT VN, đồng thời luôn bám sát định hướng phát triển của các ngành và của toàn xã hội.
Trong thời gian qua, NH ĐT&PT VN nói chung và SGD nói riêng đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng vốn trung- dài hạn cho nền kinh tế như tiến hành huy động vốn có kỳ hạn dài thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu... đồng thời áp dụng các hình thức cho vay thích hợp (cho vay đồng tài trợ) để huy động vốn của các tổ chức tín dụng khác, của chủ đầu tư...nhằm đầu tư vào các chương trình lớn, các dự án trọng điểm của đất nước, nhờ đó mà nhiều dự án, chương trình đã được cung ứng vốn kịp thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực: ngành điện lực, bưu chính viễn thông, xi măng, mía đường, phát triển hạ tầng nông nghiệp và đánh bắt xa bờ ...
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thực hiện những hoạt động trên SGD còn áp dụng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, điển hình như:
• Đánh giá khách hàng về các mặt như: đánh giá tài sản của khách hàng, đánh giá các khoản nợ của khách hàng...qua đó có thể lựa chọn được những khách hàng tốt.
• Các báo cáo đánh giá khách hàng được cán bộ tín dụng lập theo định kỳ, nội dung của báo cáo rất quan trọng: nói về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích luồng tiền... của khách hàng.
• Sở đã triển khai nhiều loại hình tín dụng phù hợp với mọi doanh nghiệp và đảm bảo cho việc quản lý thu hồi nợ vay của Ngân hàng như cho vay theo công trình đối với các doanh nghiệp xây lắp, cho vay các đơn vị thương mại khi đã thẩm định được đối tác của khách hàng...
Nhờ các biện pháp đó mà hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN của Sở trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, chất lượng tín dụng đạt kết quả tốt. Ngân hàng đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ngày càng bền vững hơn; Sở cũng đã cung ứng vốn kịp thời cho các dự án, các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giúp đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.
MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ:
Cơ cấu tín dụng theo thời gian và theo thành phần kinh tế:
Tổng dư nợ đã tăng lên từ 4.478 tỷ đồng năm 2002 lên 5.186 tỷ đồng vào năm 2003, tăng 15,81% so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004 quy mô lại giảm xuống và chỉ còn 5.057 tỷ đồng, giảm 129 tỷ đồng tương đương với 2,5%.
Cơ cấu tín dụng theo thời gian:
Đơn vị:tỷ đồng
Loại tín dụng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Dư nợ % Dư nợ
Dư nợ % Dư nợ Dư nợ % Dư nợ
Ngắn hạn 922 20,59 917 17,68 1.119 22,12 Trung- dài hạn 1. T- DHTM1 2. KHNN&CĐ2 3.556 2.432 1.124 79,41 54,31 25,1 4.269 3.366 903 82,32 64,91 17,41 3.938 3.264 674 77,88 64,54 13,34 Tổng dư nợ 4.478 100 5.186 100 5.057 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)
Trong tổng dư nợ thì cơ cấu cũng có nhiều thay đổi: năm 2002, dư nợ trung và dài hạn là 3.556 tỷ đồng, chiếm 79,41% tổng dư nợ; năm 2003, dư nợ trung và dài hạn là 4.269 tỷ đồng, chiếm 82,32%. Như vậy dư nợ trung và dài hạn đã tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên, cơ cấu này lại thay đổi khi chuyển sang năm 2004: dư nợ trung và dài hạn là 3.938 tỷ đồng (77,88% tổng dư nợ) giảm so với năm 2003 là 331 tỷ đồng. Mặc dù có nhiều thay đổi trong cơ cấu nhưng tựu trung lại thì hoạt động tín dụng trung và dài hạn vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong hoạt động tín dụng (đều trên 75%), khẳng định tầm quan trọng của nó trong hoạt động tín dụng của SGD. Trong năm 2004, Tín
1Tín dụng trung-dài hạn thương mại.
dụng trung và dài hạn đã giảm về số tương đối và cả số tuyệt đối nên đã đảm bảo được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu loại cho vay.
Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Dư nợ %Dư nợ Dư nợ %Dư nợ Dư nợ %Dư nợ
DNNN 3.835 85,64 4.479 86,37 4.276 84,56
DNNQD 643 14,36 707 13,63 781 15,44
Tổng 4.478 100 5.186 100 5.057 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)
Theo định hướng phát triển của Ngân hàng ĐT&PT VN, hoạt động tín dụng của SGD đã chú trọng đến việc mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, dân doanh; tỷ lệ về loại tín dụng này tăng sẽ làm giảm tỷ trọng cho vay DNNN trên tổng dư nợ.
Mặc dù đã có nỗ lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng nhưng tỷ lệ dư nợ của DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (cả 3 năm 2002, 2003, 2004 đều có tỷ lệ trên 80% so với tổng dư nợ). Năm 2002, dư nợ DNNN là 3835 tỷ đồng, năm 2003 tăng 644 tỷ đồng so với năm 2002, đến năm 2004 lại giảm 203 tỷ đồng so với năm 2003 và chỉ còn 4.276 tỷ đồng. Để đảm bảo con số này sẽ giảm trong năm tới theo như chính sách tín dụng mà Sở đặt ra thì cần phải tìm ra nguyên nhân cùng những biện pháp khắc phục.
Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN
Đơn vị: tỷ đồng Dư nợ trung- dài
hạn TM
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Dư nợ % Dư nợ Dư nợ % Dư nợ Dư nợ % Dư nợ
DNNN 2.092 86 2.763 82 2.596 80
DNNQD 340 14 603 18 668 20
Tổng 2.432 100 3.366 100 3.264 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)
0 20 40 60 80 100 2002 2003 2004 DNNN DNNQD
Biểu đồ biểu diễn cơ cấu tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại Sở chiếm một tỷ trọng lớn: năm 2002 là 2.092 tỷ đồng chiếm 86% tổng dư nợ trung- dài hạn thương mại; năm 2003 là 2.763 tỷ đồng chiếm 82%, năm 2004 lại giảm 167 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 80% tổng dư nợ trung và dài hạn thương mại. Như vậy, về số tuyệt đối thì chỉ tiêu này tăng rồi lại giảm qua 3 năm nhưng nếu xét về số tương đối thì tỷ lệ này giảm liên tục qua 3 năm. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đề ra năm 2004 là nhỏ hơn 65% thì tỷ lệ này vẫn chưa đạt yêu cầu, còn quá cao. Sở dĩ như vậy là vì: thứ nhất, các DNNN đang dần thích ứng với môi trường kinh doanh mới, họ hoạt động có hiệu quả hơn và có nhu cầu ngày càng tăng về vốn trung và dài hạn cho việc mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ...; thứ hai, là vì SGD luôn phát huy lợi thế về các mặt như: lợi thế về việc huy động vốn, lợi thế về sự ưu đãi của Chính phủ, kinh nghiệm...trong việc cho các DNNN vay, đồng thời, với những DNNN uy tín, làm ăn hiệu quả, SGD luôn có mối quan hệ tín dụng tốt, có những chính sách khách hàng, chính sách ưu đãi với họ như ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ, tài sản đảm bảo...
Trong dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại (DNNN) năm 2004, dư nợ khối xây lắp là 674,96 tỷ đồng chiếm 26%, khối điện lực là 597,08 tỷ đồng chiếm 23%, khối dệt may là 142,78 tỷ đồng chiếm 5,5%, khối xăng dầu là 597,08 tỷ đồng chiếm 23%, khối khác là 584,1 tỷ đồng chiếm 22,5%. Như vậy cơ cấu tín dụng theo ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng, không chỉ tập trung vào cho vay xây lắp mà còn tập trung vào các ngành khác như: xăng dầu, điện lực...
Trong hoạt động của mình, Sở luôn nhận thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo, vì vậy với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc Sở và với sự nỗ lực cao của các cán bộ nhân viên, Sở đã áp dụng mọi biện pháp an toàn để làm tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo nợ vay trong tổng dư nợ nói chung và dư nợ trung và dài hạn đối với DNNN nói riêng. Năm 2002, dư nợ có tài sản đảm bảo là 1.235 tỷ đồng chiếm 27,58% tổng dư nợ; năm 2003 lại giảm 134 tỷ đồng còn 1.101 tỷ đồng, chiếm 21.23% dư nợ; năm 2004 lại tăng lên đến 2.901 tỷ đồng, chiếm 57,37% dư nợ, tăng gấp 2,63 lần năm 2003. Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN, dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2002 là 576,96 tỷ đồng chiếm 12,88% dư nợ, năm 2003 là 586,59 tỷ đồng chiếm 11,31% dư nợ, năm 2004 là 1.489,22 tỷ đồng chiếm 29,45% dư nợ.
Qua các số liệu trên ta có thể thấy rằng: quy mô tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD là rất lớn, số lượng các DNNN có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn tại