1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp

95 491 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà ngày càng được mở rộng thông qua hoạt động xuất

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia màngày càng được mở rộng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường thế

giới Hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối

với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc giakhai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoạitệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việclàm cho người lao động.

Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trongsự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiệnthắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Có đẩy mạnh xuấtkhẩu, mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công cácmục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và ổn định đời sống nhân dân.

Từ đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu thamgia vào hoạt động nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng xuấtkhẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tếđất nước Chính vì vậy nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự thamgia của các Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Mặt hàng nông sản làmột trong những mặt hàng được Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩuNam Hà Nội (HAPRO) chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình.

Với định hướng trên cùng nhận thức : Trong quy trình hoạt động xuất khẩu,tạo nguồn và mua hàng là khâu cơ bản mở đầu và hết sức quan trọng đem lại thắnglợi cho hoạt động xuất khẩu; sau một thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã chọn đề

tài: “Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ&Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp” Tôi hy

vọng sử dụng được những kiến thức đã học ở trường kết hợp với tình hình hoạtđộng tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu thực tế của Công ty để có thể họchỏi, nghiên cứu và đóng góp một số ý kiến bổ ích cho hoạt động xuất khẩu nông

Trang 2

sản nói chung và hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản nói riêng của Công tytrong thời gian tới.

Từ mục tiêu trên, kết cấu của luận văn gồm 3 phần:

Chương I Một số vấn đề về hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sảnxuất khẩu.

Chương II Thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩuở Công ty Sản xuất- Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.

Chương III Giải pháp tạo nguồn và mua hàng nông sản cho xuất khẩu ởCông ty Sản xuất- Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.

Tôi xin chân thàh cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS TrầnHoè cùng các cô chú, anh chị đang công tác tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 4Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã giúp đỡ tôi trongviệc hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do sự tìm tòi nghiên cứu củabản thân và sự hướng dẫn của TS.Trần Hoè, không hề có sự sao chép của các luậnvăn khác

Trang 3

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNGTẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU1.1 Hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu

1.1.1 Nguồn hàng cho xuất khẩu

1.1.1.1Khái niệm nguồn hàng cho xuất khẩu

Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một công ty, một địaphương, một vùng hoặc toàn bộ nền kinh tế có khả năng và bảo đảm điều kiện xuấtkhẩu.

Như vậy, nguồn hàng cho xuất khẩu vừa phải được gắn với một địa danh cụthể (ví dụ nguồn chè cho xuất khẩu của Việt Nam) vừa phải bảo đảm những yêucầu về chất lượng quốc tế Do đó, không phải toàn bộ khối lượng hàng hoá của mộtđơn vị, một địa phương, một vùng đều là nguồn hàng cho xuất khẩu mà chỉ cóphần hàng hoá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mới là nguồn hàng cho xuất khẩu.

1.1.1.2Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu

Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp là việc phân chia, sắpxếp các hàng hoá có được từ hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu theocác tiêu thức cụ thể riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp thích hợpnhằm khai thác tối đa lợi nhuận của mỗi loại nguồn hàng.

Các nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp có thể phân loại dựa trêncác tiêu thức sau:

a Theo khối lượng hàng hoá mua được:

Theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành:

- Nguồn hàng chính : Là nguồn hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng khốilượng hàng hoá mà doanh nghiệp mua về để cung ứng cho khách hàng trong kì.Đối với nguồn hàng chính, nó quyết định khối lượng hàng hóa của doanh nghiệpmua được, nên phải có sự quan tâm thường xuyên để bảo đảm sự ổn định củanguồn hàng này.

Trang 4

- Nguồn hàng phụ, mới: Đây là nguồn hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong trong khốilượng hàng mua được Khối lượng mua từ nguồn hàng này không ảnh hưởng tớidoanh số bán của doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý khả năng pháttriển của nguồn hàng này và nhu cầu thị truờng quốc tế đối với mặt hàng, cũng nhưnhững thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai.

- Nguồn hàng trôi nổi : Đây là nguồn hàng mua được trên thị trường của đơn vịtiêu dùng hoặc đơn vị kinh doanh bán ra Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹchất lượng hàng hoá, cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, giá cả hàng hoá,.Nếu có nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể mua để tăng thêmnguồn hàng cho doanh nghiệp.

b Theo nơi sản xuất ra hàng hoá :

Theo tiêu thức này, nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành:

- Nguồn hàng hoá sản xuất trong nước: Nguồn hàng hóa sản xuất trong nướcbao gồm các loại hàng hóa do các xí nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các xí nghiệpkhai thác, chế biến hoặc gia công, lắp ráp thuộc mọi thành phần kinh tế: Nhà nước,tập thể, tư nhân, cá thể, liên doanh với nước ngoài hoặc của nước ngoài đặt trênlãnh thổ Việt Nam Đối với nguồn hàng này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu khảnăng sản xuất, chất lượng hàng hoá, điều kiện mua hàng, đặt hàng, giao nhận, vậnchuyển, thời gian giao hàng để ký kết các hợp đồng kinh tế mua hàng và thực hiệnviệc mua hàng để đảm bảo đúng số lượng, kết cấu, thời gian và địa điểm giao nhận.Doanh nghiệp cũng có thể nhận làm đại lý, tổng đại lý để bán hàng cho các doanhnghiệp sản xuất – kinh doanh.

- Nguồn hàng tồn kho: Nguồn hàng này có thể là nguồn theo kế hoạch dự trữcủa nhà nước (chính phủ) để điều hoà thị trường; nguồn tồn kho của doanh nghiệp ,các đơn vị tiêu dùng do thay đổi mặt hàng sản xuất hoặc các lý do khác không cầndùng có thể huy động được trong kỳ kế hoạch… Doanh nghiệp biết khai thác, huyđộng nguồn hàng này cũng làm phong phú thêm nguồn hàng cho xuất khẩu của

Trang 5

doanh nghiệp và còn góp phần sử dụng tốt các nguồn khả năng trong nền kinh tếquốc dân.

c Theo điều kiện địa lý:

Theo tiêu chuẩn này, nguồn hàng được phân theo khoảng cách từ nơi khaithác, đặt hàng, mua hàng đưa về doanh nghiệp.

- Ở các miền của đất nước: miền Bắc (miền núi tây bắc, miền núi đông bắc);miền Trung (miền núi, trung du, duyên hải); miền nam (Đông Nam Bộ, Tây NamBộ, Cực Nam v.v…), các vùng có đặc điểm xa, gần, giao thông vận tải khác nhau.

- Ở các tỉnh, thành phố, trong tỉnh, ngoài tỉnh.

- Theo các vùng nông thôn: đồng bằng, trung du, miền núi… với cách phânloại này doanh nghiệp lưu ý điều kiện khác để khai thác nguồn hàng được đúngyêu cầu

d Theo mối quan hệ kinh doanh:

Theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp được chia thành:

- Nguồn hàng tự sản xuất, khai thác: Đây là nguồn hàng do chính doanhnghiệp tổ chức bộ phận (xưởng, xí nghiệp…) tự sản xuất, tự khai thác ra hàng hoáđể đưa vào kinh doanh.

- Nguồn liên doanh, liên kết: Doanh nghiệp liên doanh, liên kết với đơn vịkhác có thế mạnh cùng để khai thác, sản xuất, chế biến ra hàng hoá và đưa vàoxuất khẩu.

- Nguồn đặt hàng và mua: Đây là nguồn hàng doanh nghiệp đặt hàng vớicác đơn vị sản xuất trong nước hoặc xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng và mua vềcho doanh nghiệp để cung ứng cho thị trường quốc tế v.v…

- Nguồn hàng của đơn vị cấp trên: Trong cùng một hãng (tổng công ty) cócác công ty trực thuộc (cấp dưới), nguồn hàng được điều chuyển từ đơn vị đầu mốivề các cơ sở xuất khẩu.

Trang 6

- Nguồn hàng nhận đại lý: Doanh nghiệp có thể nhận bán hàng đại lý cho cáchãng, doanh nghiệp sản xuất ở trong nước, hoặc các hãng nước ngoài Nguồn hàngnày là của các hãng khác, doanh nghiệp nhận đại lý chỉ được hưởng đại lý theothoả thuận với số hàng bán được.

- Nguồn hàng ký gửi: Doanh nghiệp có thể nhận bán hàng ký gửi của cácdoanh nghiệp sản xuất, các hãng nước ngoài, các tổ chức và cá nhân.Doanh nghiệpđược hưởng tỷ lệ ký gửi so với doanh số bán hàng.

Ngoài các tiêu thức trên, nguòn hàng của doanh nghiệp còn được phân loạitheo một số tiêu thức khác nhau: theo chất lượng hàng hoá (tính chất kỹ thuật cao,trung bình, thông thường); theo thời gian (nguồn hàng đã có, chắc chắn có, sẽ có);theo sự tín nhiệm (lâu dài, truyền thống, mới, không có quan hệ trước).

1.1.1.3Vai trò của nguồn hàng xuất khẩu

Đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuất khẩu thì nguồn hàng xuấtkhẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Nguồn hàng là một điều kiện của hoạt động kinh doanh Với doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện hoạt động muađể bán, nghĩa là mua hàng không phải để tiêu dùng cho chính mình mà mua đểbán lại cho người tiêu dùng trên thị trường quốc tế Như thế, các doanh nghiệp nàycần phải hoạt động trên thị trường đầu vào nhằm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cầnthiết cho quá trình sản xuất kinh doanh như vốn, sức lao động, các bằng phát minhsáng chế và đặc biệt là hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng Dovậy, có nguồn hàng ổn định, đạt yêu cầu là một nhân tố không thể thiếu được trongquá trình kinh doanh.

Nguồn hàng xuất khẩu được coi là đạt yêu cầu khi đáp ứng được ba yếu tốcơ bản sau:

+ Số lượng: đáp ứng đầy đủ yêu cầu kinh doanh

+ Chất lượng: theo yêu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn cần thiết.

+ Thời gian và địa điểm: Phải hợp lý nhằm giảm bớt tối đa chi phí bỏ ra chohoạt động tạo nguồn và mua hàng.

Trang 7

Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm một số loại hàng hoámà các doanh nghiệp khác không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách, mộtnguồn hàng ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp lôi kéo thêm nhiều khách hàng mới,củng cố uy tín với khách hàng cũ Như vậy, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng khảnăng bán hàng.

- Nguồn hàng tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinhdoanh.Các chiến lược cũng như các kế hoạch kinh doanh thường được xây dựngtheo tình huống thực tại thời điểm xây dựng.Tuy có tính đến biến động của thịtrường song không được vượt qua một tỷ lệ biến động nào đó Sự thay đổi quámức của “đầu vào” sẽ ảnh hưởng đến “giá đầu vào”, chi phí, thời điểm giao hàng,khối lượng cung cấp đã được tính đến trong hợp đồng “đầu ra” Không kiểm soát,chi phối, hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn hàng chodoanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn chương trình kinh doanh củadoanh nghiệp.

- Nguồn hàng tốt còn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thuậnlợi Bởi vì, khi đó hàng hoá sẽ được bán ra có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầucủa khách hàng về số lượng, thời gian và địa điểm giao hàng Điều này khiến chodoanh nghiệp bán được hàng nhanh, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, cungứng hàng diễn ra liên tục, tránh đứt đoạn Mặt khác, nó còn hạn chế bớt được tìnhtrạng thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất, không bánđược Tất cả những điều trên sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, có tiềnbù đắp chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng kinh doanh, tăngthu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

1.1.2 Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu

Khái niệm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu

Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sảnxuất, kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng,thực hiện hợp đồng nhằm tạo ra hàng hoá có những tiêu chuẩn cần thiết cho xuấtkhẩu.

Trang 8

Hình thức của hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu

* Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, việc có sẵn các cơ sở sảnxuất kinh doanh nhưng do điều kiện thiếu vốn, thiếu nguyên nhiên vật liệu, kỹthuật, thiếu cơ sở tiêu thụ sản phẩm… làm cho các doanh nghiệp không nâng caođược chất lượng và sản lượng mặt hàng Doanh nghiệp có thể lợi dụng ưu thế củamình về vốn, về nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ, cùng với các doanhnghiệp khác liên doanh, liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sảnlượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Liên doanh, liênkết bảo đảm lợi ích của cả hai bên và lợi cùng hưởng, lỗ cùng chịu.

* Gia công hoặc bán nguyên liệu mua thành phẩm

Có mặt hàng chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp phải tiếnhành gia công mặt hàng Gia công là hình thức đưa nguyên vật liệu đến xí nghiệpgia công và trả phí gia công khi xí nghiệp gia công đã giao hàng đủ tiêu chuẩn chodoanh nghiệp Hàng đã gia công phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Hình thức bán nguyên liệu mua thành phẩm là hình thức doanh nghiệp bánnguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất và mua thành phẩm theo hợp đồng Vớihình thức này nguyên liệu là của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sản xuấtphải quản lý và sử dụng sao cho hợp lý, tiết kiệm và bảo đảm chất lượng sản phẩmkhi bán cho doanh nghiệp Doanh nghiệp không phải theo dõi, kiểm tra khi đưanguyên liệu vào sản xuất.

* Tự sản xuất, khai thác hàng hoá

Với doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, có nguồn nguyên liệu có thể tự sảnxuất ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc tự khai thác nguồn hàng đểđưa vào kinh doanh Thực chất của hoạt động này là nhằm thực hiện đa dạng hoákinh doanh để mở rộng thị trường, tăng doanh thu, phân tán rủi ro và bành trướngthế lực của doanh nghiệp trên thị trường Đầu tư vào sản xuất thì nguồn hàng vữngchắc, vừa đảm bảo lợi ích của người sản xuất vừa đảm bảo lợi ích của người kinh

Trang 9

doanh (bộ phận kinh doanh) Tuy nhiên, đầu tư vào sản xuất đòi hỏi nguồn vốnlớn, sinh loại chậm và đặc biệt phải biết công nghệ mới, tiên tiến.

* Đầu tư cho cơ sở sản xuất và chế biến

Với những thế mạnh về vốn, về máy móc trang thiết bị, các bí quyết kỹthuật, các bằng sáng chế phát minh, doanh nghiệp có thể đầu tư cho các cơ sở sảnxuất và chế biến để sản xuất ra hàng hóa.

1.1.3 Hoạt động mua hàng xuất khẩu

* Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước

Để có hàng hoá, dựa vào mối quan hệ kinh doanh và các nguồn hàng sẵn có,hoặc chào hàng của người cung cấp, doanh nghiệp phải đặt hàng với các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đơn hàng là yêucầu cụ thể về loại hàng hoá mà doanh nghiệp cần mua để đảm bảo nguồn hàngcung ứng cho các khách hàng.

Đối với loại hàng hoá có nhiều quy cách, cỡ loại, nhiều dạng, kiểu, màu sắc,cách đóng gói khác nhau thì đơn hàng là bản phụ lục hợp đồng để hai bên mua bánký kết và thực hiện việc giao nhận.

Mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và thực hiện việc giao nhận hàngcó chuẩn bị trước, có kế hoạch trong hoạt động kinh doanh Hình thức mua hàngnày giúp cho doanh nghiệp ổn định được nguồn hàng, có nguồn khá chắc chắn đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp cần quan tâm, theo dõi, kiểm tra,giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ với đơn vị nguồn hàng để thực hiện đúng hợp đồng đãký.

* Mua hàng không theo hợp đồng

Trang 10

Trong quá trình kinh doanh, tìm hiểu thị trường, nguồn hàng, có những loạihàng hoá doanh nghiệp kinh doanh, có nhu cầu của khách hàng, có thể mua hàngkhông theo hợp đồng ký trước bằng quan hệ hàng – tiền, hoặc trao đổi hàng –hàng Đây là hình thức mua đứt, bán đoạn và mua hàng trôi nổi (vẵng lai) trên thịtrường Với hình thức mua hàng này, người mua phải có trình độ kỹ thuật vànghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng hàng hoá vànếu có thể phải xem xét nguồn gốc hàng hoá để bảo đảm hàng mua về có thể bánđược.

* Mua qua đại lý

Ở những nơi tập trung nguồn hàng, doanh nghiệp có thể có mạng lưới muatrực tiếp ở những nơi nguồn hàng không tập trung, không thường xuyên, doanhnghiệp có thể ký các hợp đồng với các đại lý mua hàng Việc mua hàng qua các đạilý thu mua, giúp cho doanh nghiệp có thể gom được những mặt hàng có khối lượngkhông lớn, không thường xuyên Mua hàng qua đại lý, doanh nghiệp cần có lựachọn đại lý, ký kết hợp đồng chặt chẽ về chất lượng hàng mua, giá cả mua và bảođảm lợi ích kinh tế của cả hai bên.

* Nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi

Để có thể tận dụng mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp có thể nhận với cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc các doanh nghiệp thương mại khác bánhàng uỷ thác Đây là loại hàng hoá không thuộc sở hữu và vốn của doanh nghiệp,mà là hàng của doanh nghiệp uỷ thác, doanh nghiệp bán hàng uỷ thác sẽ nhận chiphí uỷ thác.

Cũng tương tự như vậy, doanh nghiệp có thể nhận bán hàng ký gửi Đây lànhững hàng hoá do người ký gửi mang đến, họ đặt giá bán và nếu bán được, doanhnghiệp sẽ được tỷ lệ phí ký gửi theo doanh số bán Đối với loại hàng hoá bán uỷthác hoặc bán ký gửi, doanh nghiệp cần có điều lệ về nhận uỷ thác, nhận ký gửi đểlàm phong phú thêm nguồn hàng của doanh nghiệp.

1.1.4 Sự cần thiết của hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu

Trang 11

Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, hoạt động thương mại quốctế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đang trở nên hết sức cấp bách vàcần thiết Trong hoạt động xuất khẩu, hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuấtkhẩu là một khâu rất quan trọng Nó là vấn đề cơ bản quyết định hoạt động xuấtkhẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp thương mại.

Mục đích của hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là thu lợi nhuận.Nhưng để thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán được nhiều hànghoá Và muốn bán được nhiều hàng hoá thì nhất thiết doanh nghiệp phải có đượcmột nguồn hàng tốt và ổn định Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải tổ chức tốthoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu.

Mặt khác, doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng sẽ chủ động được hoạtđộng kinh doanh của mình Nếu quá trình tạo nguồn và mua hàng tốt, có hiệu quảsẽ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng hàng hoá,mở rộng quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển, nâng cao được uytín của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó đáp ứng nhu cầu không chỉ của một haymột số thị trường nhỏ hẹp nào đó mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trườngkhác với những đơn hàng có giá trị lớn, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệpmở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, duy trì sự ổn định và tăng trưởng cao.Ngược lại, nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động tạo nguồn và mua hàng không tốtsẽ không đảm bảo được yêu cầu của khách hàng Điều đó sẽ làm cho doanh nghiệpmất dần đi bạn hàng và thị trường Vì vậy, không ngừng hoàn thiện hoạt động tạonguồn và mua hàng xuất khẩu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanhnghiệp.

1.2 Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu 1.2.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu 1.2.1.1Đặc điểm chung của mặt hàng nông sản

- Các mặt hàng nông sản thường là những hàng hóa thiết yếu đối với đờisống và sản xuất của mỗi quốc gia Nó là một trong những mặt hàng có tính chiếnlược bởi vì đại bộ phận việc mua bán hàng nông sản quốc tế được thực hiện thôngqua hiệp định giữa các Chính phủ, mang tính dài hạn Cho nên đa số các nước trên

Trang 12

thế giới đều trực tiếp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản xuất, xuất khẩulương thực và nước nào cũng quý trọng chính sách dự trữ quốc gia và bảo hộ nôngnghiệp, coi an ninh lương thực là vấn đề cấp bách.

- Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụbởi vì các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định.Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sựthích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau Vàonhững lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượngkhá đồng đều và giá bán rẻ Ngược lại, lúc trái vụ, hàng nông sản khan hiếm, chấtlượng không đồng đều và giá bán thường cao.

- Mặt hàng nông sản chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tựnhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết Chúng rất nhạy cảmvới các yếu tố ngoại cảnh Mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trựctiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Nếu điều kiện tự nhiên thuậnlợi thì cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạchcao, chất lượng tốt Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: nắngnóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt… sẽ gây sụt giảm sản lượng vàchất lượng cây trồng.

- Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của ngườitiêu dùng Chính vì vậy, nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm.Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầuđược đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm, kiểm dịch, xuất xứ… Vì vậy, để xâm nhập vào các thị trường khó tính nàybuộc doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra.

- Mặt hàng nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trongthời gian dài Ngoài ra, yếu tố thời vụ của hàng nông sản dẫn đến tính không phùhợp giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó phải quan tâm đến khâu chế biến và bảoquản cho tốt Đó là một khâu quyết định đến chất lượng hàng nông sản xuấtkhẩu.Hàng nông sản thêm vào đó dễ bị hư hỏng, ẩm mốc,biến chất ; chỉ cần để

Trang 13

một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ ẩm, nhiệt độ thì mặthàng nông sản sẽ bị hư hỏng ngay.

- Chủng loại hàng nông sản hết sức phong phú đa dạng, chất lượng củamột mặt hàng cũng rất phong phú Hàng nông sản được sản xuất ra từ các địaphương khác nhau, với các yếu tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ,mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khácnhau Vì vậy, chất lượng hàng nông sản không có tính đồng đều, hàng loạt như sảnphẩm công nghiệp, do đó vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phải được quan tâmtrong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản

- Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xuất khẩu hàng nông sảnvà cũng nhập khẩu hàng nông sản do điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ở cácquốc gia là khác nhau Do đó, mỗi quốc gia lại có mặt hàng nông sản đặc trưng.Tuy nhiên, để phát huy lợi thế tương đối thì thông thường các nước chậm pháttriển và đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu, hoạtđộng xuất khẩu hàng nông sản có tầm ý nghĩa chiến lược đối với các quốc gia này.Song do công nghệ chế biến thu hái còn lạc hậu nên sản phẩm chủ yếu ở dạng thôhay chỉ qua sơ chế nên giá trị xuất khẩu chưa cao.

1.2.1.2Đặc điểm của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính.

Để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, các mặt hàng nông sản cần có các tiêu chuẩn sau:

Gạo

Gạo được hiểu là phần còn lại của hạt thóc sau khi đã tách bỏ các vỏ trấu,

một phần hay toàn bộ cám và phôi Tùy theo kích thước, hình dạng hạt gạo, tỷ lệgạo tấm, gạo được phân thành: hạt rất dài, hạt dài, hạt trung bình, hạt ngắn Về mặtcảm quan, gạo phải có mùi vị, màu sắc đặc trưng cho từng loại gạo Về mức xát thìtùy thuộc vào thỏa thuận của hợp đồng mua bán có thể chia ra: xát rất kỹ, xát kỹ,xát bình thường Về tiêu chuẩn vệ sinh, các tiêu chuẩn thường đề cập đến là: dưlượng hóa chất, vi nấm, côn trùng Về cách bao gói, bảo quản và vận chuyển:

Trang 14

Bao gói: gạo thường đóng trong bao đay mới, không rách thủng, phải bền

chắc, khô sạch, không mốc, không nhiễm sâu mọt, hóa chất, mùi vị lạ; thườngđóng khối lượng tịnh 50-100kg/bao Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng có thểdùng bao PE, PP, vải…

Bảo quản: gạo bảo quản trong bao phải được đóng bao Kho đảm bảo chống

mưa, chống hắt, chống thấm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, chống lây nhiễm nấmmốc, côn trùng, chuột bọ Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 18-22 độ C, có thể dùngcác loại thuốc trừ côn trùng theo quy định của cơ quan chuyên ngành.

Gạo bảo quản trong kho phải xếp riêng từng lô, trên bục thoáng đáy và cáchtường không cao quá 15 lớp, xếp bao theo kiểu so le Không xếp chung với gạo hưhỏng và các hàng hóa có mùi, hóa chất… thường xuyên mở cửa thông gió tự nhiênkhi ngoài trời nắng ráo và độ ẩm không khí không quá 80%.

Vận chuyển: gạo được vận chuyển bằng mọi phương tiện nhưng phải khô

sạch, không nhiễm bẩn và không có mùi vị lạ, không nhiễm thuốc sâu, hóa chất,xăng dầu, côn trùng; có trang bị chống mưa, chống nắng, không bốc dỡ khi trờimưa, không dùng dụng cụ bốc dỡ có thể gây rách bao.

Lạc.

 Lạc được chia thành hai loại: lạc quả và lạc hạt.

Lạc quả cần đảm bảo các yêu cầu sau: lạc quả phải khô, độ ẩm không lớn

hơn 2% khối lượng Lạc quả phải tương đối đồng đều, không được để lẫn 5% lạcquả các loại và không được lẫn phép lẫn các hạt khác Màu sắc, mùi vị và trạngthái bên ngoài bình thường đặc trưng cho lạc quả đã được chế biến khô Lạc quảkhông có sâu mọt, mốc.

Lạc hạt: phải chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không lớn hơn 70%.

Lạc hạt phải sạch, không có sâu mọt, đặc biệt loại trừ hạt có màu sắc nhợt nhạt, bịmốc trắng, mốc xám hoặc bám đầy bào tử nấm mốc vàng xanh Lạc hạt khôngđược phép lẫn các hạt lạc khác loại quá 5% và không được lẫn các hạt ve trấu Màusắc, mùi vị, trạng thái bên ngoài đặc trưng cho hạt lạc đã chế biến khô.

 Cách bao gói, vận chuyển bảo quản:

Trang 15

Bao gói: lạc hạt, lạc quả phải được đựng trong bao gói bền, sạch, khô Bao

gói không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng, không có hiện tượng nhiễm bẩn vànấm mốc Lạc được đóng chặt, không lỏng, miệng bao xếp bằng nhau, mép gấp hailần, được khâu kín bằng dây khâu bền chắc, khô sạch.

Bảo quản: kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát, độ ẩm không khí tương

đối được 70% Lạc có thể bảo quản ở hai hình thức: đóng bao hoặc lạc đổ rời Thờihạn bảo quản đối với lạc vỏ không quá 12 tháng, đối với lạc hạt không quá 6 tháng.

Vận chuyển: phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, khô, có điều kiện che

mưa che nắng  Chè:

Chè thường được chia thành 2 loại chính là chè xanh và đen: Chè xanh làchè sau khi làm héo được duyệt men, sau đó đem sao sấy.Chè đen là chè sau khi

làm héo thường được lên men bằng phòng lạnh với điều kiện nhiệt độ thích hợp rồimới đem sao sấy.

Tuỳ theo các chỉ tiêu cảm quan về ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị, chèxanh và chè đen lại được phân thành nhiều loại khác nhau: OP, P, FBOP, PS, BPS,F, DUST.

Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá qua hệ số quan trọng vàđược trình bày trong bảng sau:

1 Ngoại hình2 Màu nước pha3 Mùi

4 Vị

Các chỉ tiêu được đánh giá riêng rẽ bằng cách cho theo thang điểm 5, điểmthấp nhất là 1 Có thể quan sát bã chè để xem xét các chỉ tiêu khác.

Ngoài ra, chè còn phải đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh theo quy định của Bộ YTế như: hàm lượng chất hoà tan không nhỏ hơn 32%, hàm lượng tro không hoàn

Trang 16

tan trong axit không lớn hơn 1%, hàm lượng tro tổng số: 4  8%, độ ẩm khônglớn hơn 7  7.5%, hàm lượng tanin không nhỏ hơn 9%, hạmg lượng càfein khôngnhỏ hơn 1,8%, hàm lượng sắt không lớn hơn 16,5%…

Bao gói: chè thường được đóng trong bao PE, PP, không rách thủng, phải

bền chắc, khô sạch, không có mùi lạ, miệng bao phải được khâu kín bằng dây khâubền, sạch, khô Chè thường đóng với khối lượng tịnh: 40 kg/bao.

Bảo quản: chè bảo quản trong kho phải được đóng bao.Kho bảo đảm chống

mưa, chống hắt, chống thấm, chống nấm mốc, thoáng mát, khô sạch, độ ẩm khôngkhí không quá 70%.Chè bảo quản trong kho phải xếp lên palet, xếp bao theo kiểuso le, không xếp chung với chè hư hỏng và các hàng hoá có mùi…

Vận chuyển: phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, khô, không nhiễm bẩnm

không có mùi vị lạ, chống mưa, chống nắng. Rau quả xuất khẩu

Sản phẩm rau quả xuất khẩu các loại (ở dạng tươi hoặc đã chế biến) ngàycàng giữ một vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống con người.Rau quả không chỉ có tác dụng dinh dưỡng mà còn cung cấp cho con người nguồndược liệu quý giá vì trong rau quả có những chất khoáng, vitamin B, C, E, catorenvà một số yếu tố vi lượng khác Đặc biệt rau quả còn có những chất xơ, giúp chobộ máy tiêu hoá hoạt động dễ dàng Đối với rau quả, độ tươi được đánh giá rất cao,tiếp theo là hương vị, hình dáng, màu sắc của sản phẩm Tuy nhiên, cũng như cácmặt hàng nông sản khác, thời hạn sử dụng và chất lượng rau quả phụ thuộc rất lớnvào điều kiện thời tiết bên ngoài Do đó để đảm bảo chất lượng rau quả cho xuấtkhẩu, cần có hình thức bảo quản hợp lý, tuỳ theo từng mặt hàng, cụ thể:

- Bảo quản trên điều kiện thường: nghĩa là không bảo quản lạnh hoặc bất kỳcách xử lý nào khác ngoài hệ thống thông gió Loại kho này thường dùng cho:khoai tây, cà rốt, củ cải, cải bắp, chuối quả, chuối buồng…

- Bảo quản lạnh: kho lạnh phải đạt tiêu chuẩn, trần và sản nhà đều phải cáchnhiệt tốt

Trang 17

- Bảo quản bằng điều chỉnh khí quyển: Phòng kho phải kín lạnh hoặc khônglạnh, có hệ thống thông gió và cung cấp các khí oxy, nitơ, cacbonic, với thiết bị đonhiệt độ, độ ẩm các khí này một cách tự động Phương pháp này áp dụng cho táo,lê, măng tây, cải bắp, xà lách…

- Ngoài ra còn bảo quản rau quả tươi bằng các hoá chất được phép sử dụng,trong đó có chất chống thối, mốc, chống nảy mầm…

 Riêng đối với rau quả chế biến, có thể chia thành các nhóm sau:- Sơ chế

- Đông lạnh: tất cả các loại rau quả đều có thể sắt miếng cho vào bao bì thíchhợp, bảo quản đông lạnh trong thời gian dài, vận chuyển đi xa.

- Sấy khô: sấy bằng không khí nóng, với các sản phẩm đặc trưng là táo,chuối, mận, nhãn, vải … Sấy thăng hoa áp lực cao có thể áp dụng đối với hầu hếtcác loại rau quả.

- Sản phẩm muối: muối mặn và muối chua, dùng cho ngô, hành kiệu, chanh,cà, dưa chuột…

 Bao bì: Bao bì đóng gói rau quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:- Bảo vệ tốt các sản phẩm trước tác động của môi trường

- Có hình thức đẹp, hấp dẫn, dễ gây chú ý.

- Chất liệu phải phù hợp với tính chất của sản phẩm.

- Chứa dựng các thông tin cần thiết (nơi sản xuất, thời gian, hạm lượng chấtdinh dưỡng, các chất phụ…)

1.2.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động tạo nguồn và mua hàng

nông sản xuất khẩu.

1.2.2.1Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

Điều kiện tự nhiên

Như đã trình bày ở trên, mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp củađiều kiện tự nhiên Do vậy, trong công tác tạo nguồn và mua hàng, các doanhnghiệp cần tính đến những rủi ro có thể xảy ra bởi các điều kiện tự nhiên và có kếhoạch dự phòng.

Trang 18

Mặt khác cần đi sâu nghiên cứu, phát hiện và khai thác những vùng có lợithế so sánh về điều kiện tự nhiên so với các vùng khác để từ đó có kế hoạch tạonguồn và mua hàng thích hợp, đảm bảo số lượng đầy đủ và chất lượng cao.

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ:

Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại,chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ Ngược lại, vào những lúc trái vụ, hàngnông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao Chính vìvậy, đối với hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của doanhnghiệp, việc nghiên cứu và nắm bắt rõ thời điểm gieo trồng và thu hoạch của cácloại nông sản là hết sức cần thiết, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được những dựbáo phục vụ cho quá trình thu mua, dự trữ để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúctrái vụ.

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật:

Việc chế biến hàng nông sản sau khi thu hoạch đòi hỏi rất nhiều công đoạnkỹ thuật với những máy móc, thiết bị khác như: máy xay xát lúa, máy sàng, máycán chè…

Ngoài ra, do đặc tính tươi sống và chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiêncủa mặt hàng nông sản , trong quá trình bảo quản cần có hệ thống kho bãi đủ tiêuchuẩn quy định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…; đồng thời cũng cần có cách baogói, chồng xếp hợp lý Cũng do đặc tính trên của hàng nông sản , các phương tiệnvận chuyển cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định như: phải khô sạch, khôngnhiễm bẩn, không có mùi vị lạ, không nhiễm thuốc sâu, hoá chất, xăng dầu…

Mặt khác, do dự phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng của mặthàng nông sản việc phân loại hàng nông sản phải dựa vào rất nhiều chỉ tiêu khácnhau Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu này cần có sự hỗ trợ của các máy móckiểm tra chất lượng.

Tóm lại, có đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nói trên thìhoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp mới đemlại hiệu quả cao.

Trang 19

Thị trường nông sản thế giới:

Mặt hàng nông sản cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác đều chịu ảnhhưởng của cung và cầu trên thị trường thế giới Mỗi sự thay đổi của nhu cầu và giátrên thị trường nông sản thế giới đòi hỏi sự điều chỉnh tương ứng của doanh nghiệptrong hoạt động xuất khẩu Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tạo nguồnvà mua hàng của doanh nghiệp.

Mặt khác, mỗi loại thị trường mục tiêu của doanh nghiệp cũng quy định cáchthức tạo nguồn và mua hàng khác nhau Những thị trường lớn đòi hỏi cách thức tạonguồn và mua hàng khác với thị trường có dung lượng nhu cầu nhỏ Thị trườngnhập khẩu hàng nông sản ở các nước chậm phát triển thường là hàng sơ chế phụcvụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân, do đó không đỏi hỏi nghiêm ngặt các tiêuchuẩn chất lượng, mẫu mã, chủng loại, vấn đề quan trọng chỉ là giá cả và thời gian.Đối với các nước phát triển, nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản rất lớn các tiêu chuẩnvề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt trước khihàng hoá lưu thông trên thị trường.

Hệ thống chính sách pháp luật:

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động tạo nguồn và muahàng Những ưu đãi về thuế, về tín dụng của Nhà nước như: đầu tư vốn lớn cholĩnh vực sản xuất nông sản, đặc biệt là với cây trồng lâu năm; miễn thuế sử dụngđất đối với một số loại cây trồng… là một thuận lợi không nhỏ đối với các doanhnghiệp đang muốn đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn, tự sản xuất ra sản phẩm.

1.2.2.2Nhân tố của bản thân doanh nghiệp:

Tiềm lực tài chính:

Tiềm lực tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đối với mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh nói chung và hoạt động tạo nguồn, mua hàng nói riêng của doanhnghiệp Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp quyết định đến các phương án tạonguồn và mua hàng Với nguồn vốn kinh doanh dồi dào, công việc mua hàng sẽđược đảm bảo kịp thời trong những trường hợp cần thiết phải đáp ứng những hợpđồng lớn, có thời hạn giao nhận ngắn.

Trang 20

Nhân tố con người:

Các mặt hàng nông sản rất đa dạng, phong phú Đối với mỗi mặt hàng, dựavào các tiêu chuẩn kỹ thuật lại phân ra làm nhiều loại khác nhau Ngoài các chỉ tiêuvề ngoại hình, cấu tạo và thành phần hóa học… còn cần đánh giá các chỉ tiêu vềcảm quan Do đó, công việc của người cán bộ nghiệp vụ khi đi mua hàng thườnggặp rất nhiều khó khăn, không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu, rộng về các mặt hàngmà còn cần có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực này.

Trình độ quản lý của doanh nghiệp:

Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động tạo nguồn và mua hàngnói riêng cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.Hoạt động tạo nguồn và mua hàng đạt được hiệu quả cao song lại tách riêng vớicác mặt hoạt động khác thì chưa chắc toàn bộ hoạt động kinh doanh đã đạt đượchiệu quả cao Hoạt động tạo nguồn được coi là có hiệu quả cao khi và chỉ khi đặtnó trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động khác để đem lại hiệu quả chung chotoàn bộ các mặt hoạt động Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có trình độ quản lýcao, bao quát, tập trung vào mối quan hệ tương tác của tất cả các mặt hoạt động đểmang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

1.2.3 Nội dung hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu1.2.3.1Nội dung hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu

Hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu được thể hiện dưới sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN

Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu môi trường kinhdoanh và tiềm lực của doanhnghiệp

Xác lập phương án tạonguồn

Thực hiện tạo nguồnKhai thác nguồn hàng

Trang 21

Bước 1.Tìm hiểu cơ hội và xác lập phương án tạo nguồnA Nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường nguồn hàng trong nước và thị trường xuất khẩu nhằm các mục đích sau:

Xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng về các mặt: khối lượng

hàng hoá; cơ cấu mặt hàng; quy cách chủng loại cụ thể; kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc; thời hạn khách hàng cần giao hàng, địa điểm giao hàng; giá cả mà khách hàng chấp nhận.

Nhu cầu của khách hàng có thể được xác định thông qua:- Nghiên cứu số liệu thống kê về tình hình bán hàng.- Điều tra chọn mẫu.

- Khối lượng hàng hoá nhà cung ứng có thể cung cấp cho doanh nghiệp.- Chất lượng hàng hoá.

- Thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận.- Phương thức thanh toán.

Đánh giá hoạt động tạo nguồn

Trang 22

Sau khi tìm hiểu, phân tích các nhà cung ứng, doanh nghiệp có thể lựa chọnnhà cung ứng phù hợp với mình.Doanh nghiệp cần ưu tiên cho những đơn vị cungứng sau:

- Có thể cung cấp hàng hoá theo chất lượng, kiểu dáng hay mẫu mã yêucầu.

־ Có sẵn hàng với mức giá cả và những điều khoản mong muốn với sốlượng cần thiết.

־ Tin cậy được.

־ Có sự bảo vệ hợp lý và hợp lệ cho những lợi ích của người mua hàng như bảo đảm về chất lượng, khối lượng hàng mua…

־ Cung cấp dịch vụ tốt.

Trong việc lựa chọn nhà cung ứng, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét vàquyết định hoạt động tạo nguồn từ một hay nhiều nhà cung ứng Thông thường vớidoanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn thì doanh nghiệp thường chọn nhiều nhàcung ứng, bởi lẽ: thứ nhất, với quy mô kinh doanh của mình khó có những nhàcung ứng nào đáp ứng được; thứ hai, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng;thứ ba, bảo vệ cho doanh nghiệp trước rủi ro nếu như đơn vị cung ứng quyết địnhthay đổi mặt hàng kinh doanh

B Nghiên cứu đánh giá hoàn cảnh môi trường kinh doanh và tiềm lực doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh

doanh là một công việc rất quan trọng trong hoạt động tạo nguồn hàng nông sảnxuất khẩu cũng như hoạt động kinh doanh Sự biến động của môi trường sẽ tácđộng mạnh mẽ tới mọi hoạt động của doanh nghiệp Để hoạt động tạo nguồn thíchứng được sự biến đổi đó cần phải nghiên cứu chúng kỹ lưỡng.

Các yếu tố của môi trường kinh doanh cần được xem xét là:

 Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có rất nhiều nhưng quan trọngnhất là sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, các chính sách tiền tệtín dụng, sự gia tăng đầu tư… Chúng tác động đến sức mua, dạng nhu cầu tiêu

Trang 23

dùng hàng hóa, là "máy đo nhiệt độ" của thị trường, quy định cách thức doanhnghiệp sự dụng các nguồn lực của mình.

Dự báo về kinh tế là cơ sở để dự báo ngành kinh doanh: dự báo hoạt độngkinh doanh và dự báo hoạt động tạo nguồn của doanh nghiệp.

Dự báo về kinh tế Dự báo ngành kinh doanh Dự báo mại vụ của (Ảnh hưởng xa) (Ảnh hưởng gần) doanh nghiệp

 Chính trị pháp luật và hệ thống chế độ chính sách của Nhà nước: sựhoàn thiện và hiệu lực thi hành của pháp luật tác động đến việc bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp trong cạnh tranh, chống lốikinh doanh vô trách nhiệm như làm hàng kém chất lượng, buôn lậu Chế độ chínhsách ưu đãi dành cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác động của hệthống thuế…

 Điều kiện cơ sở hạ tầng: trình độ hiện đại của cơ sở hạ tầng sản xuấtkinh doanh như đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc…

 Các yếu tố khác…

Tiềm lực doanh nghiệp.

 Tiềm lực tài chính: là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh củadoanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vàokinh doanh; khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn; khả năngquản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh Tiềm lực tài chính có ảnhhưởng quan trọng trong việc xác lập các phương án và hình thức tạo nguồn, quymô khối lượng nguồn hàng.

 Khả năng kiểm soát nguồn hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ: yếutố này tác động trực tiếp đến hoạt động tạo nguồn của doanh nghiệp và hoạt độngkinh doanh Nó chi phối cả hoạt động tạo nguồn và mua hàng, tác động gián tiếpđến các hoạt động khác trong doanh nghiệp Cũng như tiềm lực tài chính nó chiphối hình thức và phương án tạo nguồn, quy mô khối lượng nguồn hàng.

Trang 24

 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết của doanhnghiệp.

 Trình độ quản lý, tổ chức.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.

Bước 2 Lựa chọn phương án tạo nguồn

Tìm hiểu ba nội dung chủ yếu này bao gồm nghiên cứu thị trường, môitrường kinh doanh, tiềm lực doanh nghiệp để trả lời câu hỏi có nên tiếp tục tạothêm nguồn hàng mới hay không và nếu có thì tạo nguồn hàng theo phương ánnào Để đưa ra được phương án tạo nguồn phù hợp, thì với từng tiêu thức đã trìnhbày ở trên, người ta sẽ tiến hành cho điểm theo từng phương án Thông thường,phương án tạo nguồn nào có điểm cao nhất sẽ được lựa chọn.

Chú ý: Trong mỗi lần nghiên cứu, để lựa chọn ra phương thức tạo nguồn

không nhất thiết người ta phải lựa chọn hoặc chỉ tự sản xuất hoặc chỉ liên doanhliên kết hoặc đầu tư cho cơ sở sản xuất Ngược lại, người ta có thể có nhiềuphương án tạo nguồn, mỗi phương án lại có nhiều hình thức tạo nguồn khác nhautùy theo từng loại hàng hóa nhất định.

Tùy thuộc vào mỗi phương án tạo nguồn ta sẽ có những bước đi tiếp theo. Nội dung chủ yếu của phương án tạo nguồn :

־ Xem xét khía cạnh kinh tế - xã hội tổng quát có liên quan đến việc thực hiện và phát huy tác dụng của phương án tạo nguồn.

־ Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ.

־ Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của phương án.

־ Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân lực của phương án.־ Phân tích khía cạnh tài chính của phương án.

־ Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của phương án.

Bước 3.Thực hiện tạo nguồn theo phương án đã lựa chọn.

Thời gian thực hiện phương án tạo nguồn phụ thuộc nhiều vào hình thức tạonguồn của phương án đã chọn, vào công tác chuẩn bị, vào việc quản lý quá trìnhthực hiện và việc quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực

Trang 25

tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong phươngán tạo nguồn.

Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện tạo nguồn theo phương án đã chọn tỏra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểmthích hợp với quy mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của các kết quả này vàmục tiêu của phương án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạtđộng các kết quả đầu tư Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu và thựchiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của cáckết quả đầu tư.

Bước 4.Khai thác nguồn hàng.

Các bước trên doanh nghiệp đã tạo nguồn trong một thời gian dài sao chocân đối được Để hàng năm có một lượng hàng cần thiết, doanh nghiệp cần phảitiến hành các hoạt động sau:

 Lập bảng biểu ghi rõ năng lực cung ứng sản phẩm của từng nhà máyvà đơn vị cung ứng.

 Lên kế hoạch và tổ chức hệ thống kho tàng tại các điểm nút của cáckênh để tiếp nhận các dòng hàng.

 Lên kế hoạch tổ chức vận chuyển sản phẩm theo các địa điểm quyđịnh, làm các thủ tục cần thiết để thuê phương tiện vận chuyển thích hợp, thuê bốcdỡ sao cho cước phí phù hợp.

 Đưa các cơ sở chế biến hoạt động theo các phương án kinh doanh đãđịnh Tiến hành làm việc cụ thể các cơ sở này để hạn chế các vướng mắc phát sinh.

 Đánh giá việc khai thác nguồn hàng theo từng năm để có thể đúc rútkinh nghiệm cho các năm sau.

Bước 5.Đánh giá hoạt động tạo nguồn.

Sau một thời kỳ cần phải đánh giá lại toàn bộ hoạt động tạo nguồn, đưa ranhững kết luận về ưu điểm, hạn chế để có thể điều chỉnh kịp thời Mặt khác, nócòn là cơ sở quan trọng để quyết định có nên tiếp tục xây dựng dự án đầu tư tạonguồn hay không.

Trang 26

1.2.3.2Nội dung hoạt động mua hàng nông sản xuất khẩu

Cũng giống như hoạt động tạo nguồn, công việc trước tiên của hoạt độngmua hàng là nghiên cứu thị trường; đánh giá hoàn cảnh kinh doanh và tiềm lực củadoanh nghiệp Đây sẽ là các căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch mua hàng.

Lập và thực hiện kế hoạch mua hàng.

 Dựa vào các căn cứ quan trọng ở trên, các doanh nghiệp xây dựngkế hoạch mua hàng Kế hoạch mua hàng là bộ phận quan trọng của kế hoạch kinhdoanh, nó quan hệ mật thiết với hoạt động tạo nguồn, ngoài ra nó còn có mối quanhệ với các kế hoạch khác như kế hoạch bán hàng, kế hoạch tài chính.

Nội dung của kế hoạch mua hàng: Kế hoạch mua hàng xác định lượng hàngcần mua, các nhà cung ứng, khối lượng, chất lượng từng chủng loại hàng hóa cụthể, tổng giá trị của từng loại.

 Thực hiện kế hoạch mua.

Đối với mỗi hình thức mua hàng khác nhau thì quá trình mua hàng cũngkhác nhau, ở đây ta sẽ xem xét trường hợp tương đối khái quát là mua hàng theohợp đồng Quá trình mua hàng theo hợp đồng được thực hiện theo các bước sau:

+ Tổ chức giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng mua hàng.

Đàm phán: được tiến hành nhằm thỏa thuận các điều khoản về hàng

hóa, giá cả và điều kiện thanh toán Nói một cách đơn giản, đàm phán là sự traođổi, mặc cả, tranh luận với cùng một mục đích là đi đến thỏa thuận giữa các bên.Đàm phán là một khâu rất cần thiết, kết quả của nó là cơ sở để ký kết một hợpđồng.

Các hình thức đàm phán bao gồm: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điệnthoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp.

Trình tự quá trình đàm phán: hỏi giá-> thương lượng-> đặt hàng-> xác nhậnđiều kiện-> chấp nhận và ký hợp đồng.

Ký kết hợp đồng:

Trang 27

Việc giao dịch đàm phán có kết quả sẽ dẫn đến một hợp đồng mua bán Hợpđồng mua bán chính là sự thỏa thuân giữa bên mua và bên bán, trong đó quy địnhbên bán phải cung cấp hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanhtoán tiền hàng và nhận hàng Hợp đồng mua bán là cơ sở để các bên chuẩn bị hànghóa, làm tốt nghĩa vụ của mình, là căn cứ để phân xử trách nhiệm mỗi bên khi cótranh chấp và xử lý vi phạm hợp đồng Hợp đồng thể hiện dưới hình thức văn bảnlà bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam Một hợp đồng phải có các điềukhoản chủ yếu, nếu thiếu một trong các điều khoản này thì coi như hợp đồng chưahình thành Các điều khoản chủ yếu gồm: tên hàng; số lượng và cách xác định; quycách, phẩm chất và cách xác định; giá cả, đơn giá, tổng giá; điều khoản thanh toán;điều khoản giao hàng.

Với hợp đồng phức tạp, nhiều mặt hàng thì có thêm các phụ lục của hợpđồng, nó là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng Nếu trong trường hợp khôngquy định khác về điều khoản tùy nghi thì hai bên coi như sẽ thực hiện theo quyđịnh của Nhà nước.

+ Tổ chức thực hiện hợp đồng.

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nghĩa là quyền lợi và nghĩa vụ của cácbên đã được xác lập, doanh nghiệp với tư cách là một bên ký hợp đồng, tiến hànhsắp xếp những phần việc phải làm, ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiệnhợp đồng Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ của mình, doanh nghiệp còn phải yêu cầubên bán thực hiện trách nhiệm của họ để hợp đồng được thực hiện đúng tiến độ,tránh gây cản trở hoặc chậm thời gian thực hiện, dẫn đến những hậu quả xấu ảnhhưởng đến kinh tế của hai bên.

Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng được thể hiện dưới sơ đồ sau :

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁNTRONG NƯỚC

Trang 28

Theo dõi và đánh giá hoạt động mua hàng.

Để việc theo dõi được thuận lợi, doanh nghiệp nên lập hồ sơ về nguồn cungứng Trong bộ hồ sơ đó, doanh nghiệp sẽ lưu trữ một phiếu theo dõi của mỗi nhàcung cấp có ghi chép đầy đủ kết quả của tất cả các vụ giao dịch buôn bán với nhàcung cấp đó Bộ hồ sơ bao gồm số liệu về giá cả, số lượng hàng đã nhập, mứcchiết khầu và những thông tin mua bán khác Một bộ hồ sơ như vậy sẽ là môt chỉdẫn có giá trị cho việc mua hàng sau này Doanh nghiệp dựa vào kết quả theo dõidó để đánh giá toàn bộ hoạt động mua hàng, so sánh kết quả đạt được với kế hoạchđề ra.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀMUA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY SẢN

XUẤT-DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Công ty sản xuất-dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội

Đôn đốc bên giao hàng

Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển

Thanh toán

Giải quyết khiếu nại (nếu có)

Trang 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của Công ty Sản xuất- Dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là“Ban đại diện phía Nam” của Liên hiệp Sản xuất – Dịch vụ và xuất nhập khẩu Tiểuthủ công nghiệp Hà Nội được thành lập ngày 14/8/1991 tại thành phố Hồ ChíMinh.

Ngày 06/4/1992 công ty chính thức được thành lập theo Quyết định số 672/QĐ-UBcủa UBND Thành phố Hà Nội Cơ cấu hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu của chinhánh trong thời gian này là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài ra còn có một sốhàng nông sản như chè, tiêu, lạc nhân…Tháng 8/1992, chi nhánh đổi tên thành Chinhánh liên hiệp sản xuất- dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nộivà đến năm 1993 lại chuyển đổi pháp nhân thành Chi nhánh Công ty Sản xuất -Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội.

Tháng 1/1999, Chi nhánh Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Tổng hợp HàNội đã sáp nhập với Xí nghiệp phụ tùng xe đạp, xe máy Lê Ngọc Hân và đổi tênthành Công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, lấy trụ sở chính tại 28B LêNgọc Hân- Hà Nội Lúc này, Chi nhánh tại Sài Gòn trở thành Văn phòng đại diệncủa Công ty tại phía Nam.

Đến tháng 12/2000, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số UB ngày 12/12/2000 nhập Công ty ăn uống dịch vụ bốn mùa và đổi thành Công tysản xuất-dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, chuyển về Sở Thương Mại quảnlý về mặt Nhà nước.Cơ cấu tổ chức của Công ty ngày càng được mở rộng và đặcbiệt là thành lập thêm Trung tâm dịch vụ và cung ứng lao động Hà Nội và Trungtâm dịch vụ bốn mùa.

6908/QĐ-Tháng 3/2002, để triển khai dự án xây dựng Xí nghiệp Liên hiệp chế biếnthực phẩm Hà Nội , UBND Thành phố ra Quyết định số 1757/QĐ-UB ngày20/3/2002 sáp nhập Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Công ty giốngcây trồng Hà Nội vào Công ty sản xuất-dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.

Trang 30

Bên cạnh các xí nghiệp trực thuộc, Công ty còn là cổ đông sáng lập của 4công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm truyền thống,rượu vang, nước uống tinh khiết, mành trúc Đặc biệt Công ty được TP Hà Nộigiao nhiệm vụ quản lý phần vốn chi phối của Nhà nước tại Công ty cổ phần Sảnxuất- Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (Simex) vào tháng 1/2003 , Công ty cổ phần sứBát tràng (Hapro - Bát tràng) tháng 6/2003 và 40% vốn nhà nước tại công ty cổphần Thăng Long tháng 11/2003.

Công ty là chủ đầu tư và quản lý cụm công nghiệp thực phẩm Hapro trên phầnđất 66 ha tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Hiện nay, Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội(Haprosimex Sài Gòn) là doanh nghiệp nhà nước hạng I có trụ sở tại 38-40 Lê TháiTổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

 Sản xuất- kinh doanh- xuất nhập khẩu các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ, Nônglâm sản, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống, hoáchất, nguyên liệu cho chế biến thực phẩm và đồ uống…

 Sản xuất- kinh doanh các mặt hàng Thực phẩm, Rượu, Bia, Nước giảikhát…

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Trang 31

2.1.3.2Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

Phòng Tổng hợp

- Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc Công ty xây dựng chương trình pháttriển ngắn hạn, dài hạn hoặc chuyên đề đột xuất nhằm phát triển: thị trường, ngànhhàng, mặt hàng, thương hiệu, tổ chức của Công ty, thực hiện nghiệp vụ kế hoạch,báo cáo thống kê, tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra các chỉ thị, quyết định chương trìnhcông tác, chủ trương của Lãnh đạo Công ty triển khai xuống các phòng ban, đơn vị - Đăng ký, đôn đốc và quản lý thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, tiêu chuẩnchất lượng, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, giữ uy tín nhãn hiệu hànghoá trên thị trường, lưu trữ một số tài liệu phục vụ sản xuất kinh doanh

Phòng kế toán tài chính

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tài chính.

- Lập kế hoạch tài chính, triển khai, thực hiện kế hoạch tài chính

- Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách, vốntự có, vốn vay, vốn huy động Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách.

Phòng Tổ chức hành chính

- Tham mưu cho giám đốc về các công tác: Qui hoạch tổ chức bộ máy côngty,tổ chức nhân sự, tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,

Trang 32

kỷ luật, soạn thảo các văn bản pháp quy của công ty có liên quan tới công tác tổchức hành chính.

- Thực hiện các công tác nghiệp vụ tổ chức hành chính: xây dựng và triểnkhai thực hiện kế hoạch tuyển dụng và đào tạo, quản lý và điều hành hoạt độngcủa đội bảo vệ và đội xe ôtô của công ty.

Phòng Khu vực thị trường

Chức năng : Giao dịch đối ngoại nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm

hàng hóa của công ty.

Nhiệm vụ :

- Giao dịch, chào bán và ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,nông sản và các sản phẩm hàng hóa khác, ký kết hợp cùng các phòng nghiệp vụ,triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký.

- Làm các dịch vụ sau bán hàng và giải quyết khiếu nại với khách ngoại (nếucó), làm thủ tục cho các đoàn đi nước ngoài tìm kiếm và phát triển thị trường, luânchuyển thông tin trong nội bộ công ty : Gửi thông tin đi các nơi qua email, fax, tel.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 1(XNK 1)

- Tổ chức thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (Mây, tre lá, gốm sứ)phục vụ xuất khẩu nhằm đảm bảo và phát triển hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

- Kinh doanh nội địa.

Phòng kinh doanh XNK 2

- Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng chiến lược sản xuất, tạo nguồn hàng,kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản và nông sản thực phẩm.

- Xây dựng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tổ chức khai thác thị trường, nguồn hàng XNK tổng hợp. Phòng kinh doanh XNK 3

- Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng chiến lược sản xuất tạo nguồn hàngkinh doanh xuất khẩu nhóm hàng: tạp phẩm, nông sản, lương thực, thực phẩmđóng hộp, thêu ren may mặc.

Trang 33

- Chủ động chào giá bán cho khách ngoại đối với mặt hàng nông sản, lươngthực thực phẩm, tổ chức, khai thác nguồn cung cấp hàng ổn định đảm bảo xuấtkhẩu hàng đạt chất lượng.

Phòng kinh doanh XNK 4

- Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng chiến lược sản xuất, tạo nguồn hàng,kinh doanh XNK các mặt hàng chè và các mặt hàng nông sản thực phẩm khác Xâydựng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tổ chức khai thác thị trường, nguồn hàng xuất nhập khẩu tổng hợp. Trung tâm xuất nhập khẩu máy và thiết bị

- Kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và tiêudùng, các loại máy móc, phương tiện vận tải.

- Nhập khẩu uỷ thác, đại lý mua bán hàng xuất nhập khẩu, liên doanh liênkết sản xuất và thương mại.

Trung tâm kinh doanh hàng tiêu dùng

- Xây dựng thị trường, khai thác nguồn hàng để tổ chức kinh doanh bánbuôn, bán lẻ hàng tiêu dùng và hàng thực phẩm, tổ chức hệ thống đại lý bán hàngtại các tỉnh thành phố trên phạm vi cả nước.

- Nhập khẩu uỷ thác hoặc làm đại lý phân phối tiêu thụ cho các hãng sảnxuất trong và ngoài nước, nghiên cứu đề xuất mở rộng mặt hàng mới bằng cáchnhập khẩu hoặc sản xuất trong nước để cung cấp cho thị trường.

Trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ Bốn mùa

- Kinh doanh Thương mại - Du lịch - Dịch vụ ăn uống nội địa

- Sản xuất kinh doanh kem que, kem ly, nước giải khát , thức ăn nhanh. Trung tâm du lịch lữ hành

- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh doanh du lịch từng bước ngắnhạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở phát triển nghề du lịch bền vững và có hiệuquả.

Trang 34

- Thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức, đầu mối du lịch trong và ngoàinước, tổ chức kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, nghiên cứu khảo sáttiến tới xây dựng đại lý lâu dài trong và ngoài nước.

- Xây dựng các chương trình Tours phục vụ khách có phong cách riêng củaCông ty phù hợp với yêu cầu của các đối tượng khách du lịch

Phòng quảng cáo tạo mẫu

- Xây dựng chiến lược, trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quảng cáo, tiếpthị nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, thúc đẩy tiêu thụsản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài (khi có yêu cầu).

- Tổ chức quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các phòng mẫu, triển lãm, tổ chức các hội chợ trong nước, thiết kế các gian hàng hội chợ nước ngoài (nếu đủ điều kiện), đặc trách khâu in ấn, các loại ấn phẩm, catalogue…phục vụ công tác quảng cáo, tiếp thị

Phòng đầu tư

- Thực hiện công tác lập dự án bao gồm: viết hoặc giám sát công việc viếtbáo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án, thực hiện các công phê duyệt dự án,làm việc với các cơ quan chức năng để triển khai dự án, thiết kế hoặc giám sátcông tác thiết kế, thẩm định, đấu thầu, giám sát thi công.

- Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về các chủ trương, chính sách, kếhoạch đầu tư, quản lý Cụm Công nghiệp: kêu gọi đầu tư, lập quy chế quản lý khuCông nghiệp, quản lý hoạt động đầu tư, duy trì sự hoạt động của hệ thống hạ tầngcơ sở Khu Công nghiệp.

Phòng bán hàng

- Nghiên cứu phương thức bán hàng qua các kênh phân phối để hướng dẫntiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường cả nước có hiệu quả cao nhất, nămbắt ý kiến khách hàng, đánh giá thị trường, tham mưu với Công ty, các xí nghiệp

- Nghiên cứu xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống tiêu thụ sản phẩm củaCông ty (các nhà phân phối, các đại lý, siêu thị, các đầu mối tiêu thụ khác…)

2.1.3.3Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty:

Trang 35

- Quan hệ giữa các phòng ban trong công ty là mối quan hệ bình đẳng ngangnhau, đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc công ty

- Căn cứ vào các nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi phòng, cácphòng ban chủ động trong công tác, giải quyết công việc theo sự phân công củaGiám đốc

- Giữa các phòng ban trong công ty có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiệnthuận lợi giúp đỡ lẫn nhau trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao - Các phòng ban phải có trách nhiệm cung cấp số liệu, thông tin cần thiết cóliên quan cho Giám đốc để Giám đốc có đầy đủ số liệu tham gia quyết định điềuhành sản xuất kinh doanh cho các phòng ban.

2.2 Các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến công tác

tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu

2.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 2.2.1.1Mặt hàng kinh doanh của Công ty

Là doanh nghiệp hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, kinh doanhxuất nhập khẩu và thương mại tới cung cấp các dịch vụ ăn uống ,giải khát ,do đócác mặt hàng kinh doanh của Công ty cũng rất đa dạng, bao gồm:

Xuất khẩu: Nông sản: gạo, lạc nhân, sắn lát và tinh bột sắn, chè, cà phê, hạt

tiêu, hoa hồi, quế, nghệ nhộng, hành đỏ

Thủ công mỹ nghệ: các mặt hàng mây tre đan, mành trúc, gốmsứ, sắt, gỗ mỹ nghệ

Nhập khẩu: Thiết bị máy móc, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, hàng gia

dụng và tiêu dùng trong nước.

Dịch vụ: Xuất nhập khẩu, ăn uống, giải khát, du lịch lữ hành

Sản xuất: Các sản phẩm thực phẩm chế biến chất lượng cao từ thịt, thuỷ

hải sản, rau củ quả Đồ uống có cồn: rượu nếp Hapro Vodka, vang nho, vangHibiscus và đồ uống không cồn: các loại chè xanh, chè đắng, nước uống tinh khiết,các loại nước hoa quả, cà phê

2.2.1.2Nguồn lực của Công ty

Trang 36

a Nguồn lực tài chính của Công ty

Cơ sở vật chất :

Nhà: 10500m được phân bổ như sau:

- Trụ sở: 38-40 Lê Thái Tổ : 2000m nhà.

- Chi nhánh TPHCM : 77-79 Phó Đức Chính, Quận 1: 800m nhà.- Xí nghiệp Bình Dương : 3500m xưởng, kho

- Xí nghiệp Chu Đậu : 2700m.

- Xí nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội : 1500m nhà xưởng.

Đất: 750000m tại Hà Nội , Hưng Yên, Hải Dương, TP.HCM, Bình Dương.Phương tiện xe: 10 chiếc, thiết bị văn phòng đầy đủ.

Nguồn vốn và cơ cấu vốn của Công ty:

Tài sản và nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng qua các năm và đặcbiệt tăng mạnh vào năm 2003, được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 2.1-Tình hình tài sản-nguồn vốn của Công ty

Đơn vị : triệu đồng

ITài sản

1TSLĐ và ĐT ngắn hạn19.200.988

Các khoản phải thu 13.207.314 19.721.069 20.386.031 103.658.888Hàng tồn kho 3.864.046 3.630.574 4.077.206 26.847.607Tài sản lưu động khác 599.753 1.173.635 3.737.440 9.712.450

2TSCĐ và ĐT dài hạn8.727.03819.858.607

Tài sản cố định 8.727.038 18.361.703 21.723.613 22.701.069Các khoản ĐTTC dài

181.901.4142Nguồn vốn chủ sở hữu5.697.5887.971.5418.744.58526.552.446

Trang 37

Nguồn vốn kinh doanh 4.849.582 5.824.490 6.527.612 21.399.549Tr đó:-Ngân sách cấp 4.838.408 5.772.201 6.464.865 21.275.890

Chênh lệch tỷ giá 177.458 647.131 770.086 1.142.221Quỹ phát triển KD 400.440 628.067 772.524 1.372.562Quỹ dự trữ tài chính 94.521 124.551 146.970 218.481

Tổng nguồn vốn27.928.026 48.577.145 57.471.310 208.453.860

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính

Sở dĩ tài sản và nguồn vốn của công ty tăng mạnh vào năm 2003 (tăng262,7% so với năm 2002) là do năm 2003, Công ty đã được quản lý phần vốn củaNhà nước tại 3 Công ty cổ phần: Simex, Hapro Bát Tràng, Công ty cổ phần ThăngLong và được Nhà nước cấp vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên, nhìn chung giá trị TSLĐ và vẫn chiếm phần lớn trong tổng tàisản của Công ty Đây là một xu thế tất yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vì TSLĐ có khả năng thanh khoảncao nên giúp Công ty mở rộng vốn kinh doanh của mình, tạo điều kiện tốt cho đẩymạnh hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng.Nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của Công ty cũng tăng dần qua các năm.Vớinguồn vốn như vậy thì khả năng tự chủ tài chính của Công ty là cao Đây là điềukiện tốt cho Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoàinước, thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn.

Trang 38

viên trẻ thường có khả năng nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng, có nhiều ýtưởng sáng tạo và lòng nhiệt tình, hăng say lao động.

Trình độ của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao Năm2000, Công ty chưa có một cán bộ nào có trình độ trên đại học Đến năm 2001 đãcó 4 lao động có trình độ trên đại học, năm 2002 là 6 người và năm 2003 lên đến 7người Ngoài ra số lao động có trình độ đại học và cao đẳng cũng ngày càng tăng.Điều đó chứng tỏ Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độnghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của côngviệc.

Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.2- Cơ cấu lao động của công ty

Đơn vị tính: người, %

2.2.1.3Các thị trường của Công ty

Thị trường trong nước :

Công ty đã triển khai mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại 16 tỉnh, thành trong cảnước: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây,Hải Dương, Hải Phòng, TháiNguyên, Thanh Hoá, Nghệ An

Trang 39

Tại Hà Nội, sản phẩm của Công ty có mặt ở 30 siêu thị và chợ, 110 nhàhàng, khách sạn, 76 cửa hàng bán lẻ, 48 công ty và đơn vị.

Công ty có quan hệ làm ăn với hơn 100 làng nghề, đồng thời khôi phụcnhiều làng nghề bị thất truyền.

Thị trường nước ngoài :

Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với khách hàng quốc tế ở 53 nước,giao dịch với khách hàng thuộc 70 nước trên thế giới.

Công ty đã giao dịch với hơn 20000 khách hàng quốc tế, đã và đang làm ănvới trên 1000 khách hàng quốc tế.

Công ty cũng đã trực tiếp khảo sát thị trường trên 30 nước.

Công ty là một công ty đầu tiên của Việt Nam bán trực tiếp hạt tiêu vàoAICAP (theo tin từ Vụ Châu Phi Tây Nam Á- Bộ Thương Mại ) sau đó nhiều côngty đã xuất khẩu vào thị trường này.

Công ty là một trong những doanh nghiệp phát triển hàng thủ công mỹ nghệvào Châu Âu qua hội chợ Frankfut T/M 1996 chỉ có 2-5 doanh nghiệp, nay có 80doanh nghiệp vào Châu Âu qua con đường này.

Thông qua quan hệ làm ăn với Công ty, trên 100 khách hàng chưa biết đến Việt Nam, nay đã vào việt Nam làm ăn thường xuyên, với quy mô lớn và ngày càng mở rộng mặt hàng.

Công ty là một trong những doanh nghiệp của Việt Nam sớm mở thị trườngTrung Đông, Nam Mỹ, Hoa Kỳ.

2.2.1.4Công tác quản lý chất lượng sản phẩm

Là một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu và kinhdoanh nội địa, việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thịtrường được tổ chức chặt chẽ Đối với hàng hoá xuất khẩu, Công ty đã tổ chức,duy trì đội kiểm hoá tại kho hàng nhiều năm nay, kiên quyết không giao hàng kémchất lượng cho khách hàng.

Trang 40

Đối với các sản phẩm do các đơn vị của Công ty sản xuất, Công ty đã banhành các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm Các quy trình này liên tục đượcbổ sung nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cao nhất và ổn định cho mỗi sảnphẩm Đặc biệt, Công ty đã quyết tâm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, đến cuối năm 2003 đã cơ bản hoàntất các công việc chuẩn bị và sẵn sàng cho việc đánh giá cấp chứng chỉ Hoạt độngcủa hệ thống quản lý chất lượng này của Công ty được trình bày ở sơ đồ dưới đây:

( Nguồn: Phòng tổng hợp )

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tuỳ theo các chỉ tiêu cảm quan về ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị, chè xanh và chè đen lại được phân thành nhiều loại khác nhau: OP, P, FBOP, PS, BPS,  F, DUST. - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
u ỳ theo các chỉ tiêu cảm quan về ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị, chè xanh và chè đen lại được phân thành nhiều loại khác nhau: OP, P, FBOP, PS, BPS, F, DUST (Trang 16)
SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN (Trang 21)
hình thành. Các điều khoản chủ yếu gồm: tên hàng; số lượng và cách xác định; quy cách, phẩm chất và cách xác định; giá cả, đơn giá, tổng giá; điều khoản thanh  toán; điều khoản giao hàng. - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
hình th ành. Các điều khoản chủ yếu gồm: tên hàng; số lượng và cách xác định; quy cách, phẩm chất và cách xác định; giá cả, đơn giá, tổng giá; điều khoản thanh toán; điều khoản giao hàng (Trang 28)
Hình thành. Các điều khoản chủ yếu gồm: tên hàng; số lượng và cách xác định; - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Hình th ành. Các điều khoản chủ yếu gồm: tên hàng; số lượng và cách xác định; (Trang 28)
Bảng 2.1-Tình hình tài sản-nguồn vốn của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1 Tình hình tài sản-nguồn vốn của Công ty (Trang 37)
Bảng 2.1-Tình hình tài sản-nguồn vốn của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1 Tình hình tài sản-nguồn vốn của Công ty (Trang 37)
Bảng 2.2- Cơ cấu lao động của công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của công ty (Trang 39)
Bảng 2.2- Cơ cấu lao động của công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của công ty (Trang 39)
2.2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2000-2003 - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
2.2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2000-2003 (Trang 42)
Bảng 2.3 -Tình hình hoạt động của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động của Công ty (Trang 42)
Bảng 2.5- Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.5 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty (Trang 44)
Bảng 2.5- Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.5 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty (Trang 44)
Bảng 2.6 - Giá trị các mặt hàng xuất khẩu - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.6 Giá trị các mặt hàng xuất khẩu (Trang 45)
Bảng 2.6 - Giá trị các mặt hàng xuất khẩu - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.6 Giá trị các mặt hàng xuất khẩu (Trang 45)
Bảng 2.7- Tỷ trọng và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.7 Tỷ trọng và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty (Trang 46)
Bảng 2.7- Tỷ trọng và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.7 Tỷ trọng và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty (Trang 46)
Bảng 2.8- Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Công ty (Trang 48)
Bảng 2.9- Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất khẩu  của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.9 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty (Trang 49)
Bảng 2.9- Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng  các mặt hàng nông sản xuất khẩu  của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.9 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty (Trang 49)
Bảng 2.10- Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty (Trang 51)
Bảng 2.10- Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty (Trang 51)
Bảng 2.11- Kết quả tạo nguồn và mua hàng theo khu vực địa lý - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.11 Kết quả tạo nguồn và mua hàng theo khu vực địa lý (Trang 52)
Bảng 2.11- Kết quả tạo nguồn và mua hàng theo khu vực địa lý - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.11 Kết quả tạo nguồn và mua hàng theo khu vực địa lý (Trang 52)
 Theo hình thức tạo nguồn và mua hàng - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
heo hình thức tạo nguồn và mua hàng (Trang 53)
Bảng 2.12- Kết quả tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.12 Kết quả tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu (Trang 53)
Bảng 2.12- Kết quả tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.12 Kết quả tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu (Trang 53)
Bảng 2.1 3- Kết quả tạo nguồn hàng nông sản theo phương thức - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1 3- Kết quả tạo nguồn hàng nông sản theo phương thức (Trang 54)
Bảng 2.13 - Kết quả tạo nguồn hàng nông sản theo phương thức - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.13 Kết quả tạo nguồn hàng nông sản theo phương thức (Trang 54)
2000 là 7.970 triệu đồng, đến năm 2003 đã đạt 28.078 triệu đồng. Hình thức này được công ty áp dụng đối với những nguồn hàng đòi hỏi phải có sự đấu trộn của  nhiều loại hàng hoá khác nhau: chè, lạc... - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
2000 là 7.970 triệu đồng, đến năm 2003 đã đạt 28.078 triệu đồng. Hình thức này được công ty áp dụng đối với những nguồn hàng đòi hỏi phải có sự đấu trộn của nhiều loại hàng hoá khác nhau: chè, lạc (Trang 55)
Hình thức này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong các hình thức mua hàng  của doanh nghiệp ( ≈  2%) - Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
Hình th ức này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong các hình thức mua hàng của doanh nghiệp ( ≈ 2%) (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w