MỤC LỤC
Đến tháng 12/2000, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 6908/QĐ- UB ngày 12/12/2000 nhập Công ty ăn uống dịch vụ bốn mùa và đổi thành Công ty sản xuất-dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, chuyển về Sở Thương Mại quản lý về mặt Nhà nước.Cơ cấu tổ chức của Công ty ngày càng được mở rộng và đặc biệt là thành lập thêm Trung tâm dịch vụ và cung ứng lao động Hà Nội và Trung tâm dịch vụ bốn mùa. Bộ máy tổ chức của Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội hiện nay được thiết kế theo mô hình phân cấp quản lý và tập trung lãnh đạo nhằm phát huy tối đa năng lực điều hành của các cấp quản lý và khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhanh, chính xác các yêu cầu nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc Công ty xây dựng chương trình phát triển ngắn hạn, dài hạn hoặc chuyên đề đột xuất nhằm phát triển: thị trường, ngành hàng, mặt hàng, thương hiệu, tổ chức của Công ty, thực hiện nghiệp vụ kế hoạch, báo cáo thống kê, tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra các chỉ thị, quyết định chương trình công tác, chủ trương của Lãnh đạo Công ty triển khai xuống các phòng ban, đơn vị.
Là một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa, việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường được tổ chức chặt chẽ .Đối với hàng hoá xuất khẩu, Công ty đã tổ chức, duy trì đội kiểm hoá tại kho hàng nhiều năm nay, kiên quyết không giao hàng kém chất lượng cho khách hàng. Về kim ngạch xuất nhập khẩu: mặc dù hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của cả nước gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt, sự suy giảm sức mua ở thị trường nước ngoài nhưng Công ty không những giữ được thế ổn định mà còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu.Nhìn vào bảng có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2002 và năm 2003 với tốc độ: 41,36% (2002) và 63,39% (2003). Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nông sản luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.Riêng năm 2000, giá trị xuất khẩu nông sản tuy vẫn tăng nhưng tỷ trọng xuất khẩu nông sản lại giảm sút, chỉ đạt 40,44% tổng kim ngạch xuất khẩu do giá trị xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đạt kết quả cao hơn.
Mới đây, Liên Hợp Quốc đã quyết định thực hiện chính sách chỉ hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho những nước có khủng hoảng về chính trị đã làm cho thị trường của Công ty ở khu vực này bị thu hẹp trong hiện tại và tương lai.Cụ thể, giá trị xuất khẩu nông sản của Công ty vào Châu Phi năm 2000 đạt 695.848 USD, chiếm tỷ. Châu Mỹ, Châu Úc là 2 thị trường khá mới mẻ, mặt khác thị trường Châu Mỹ cũng là thị trường có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, nên hiệu quả kinh doanh của Công ty các trên thị trường này thấp hơn so với các thị trường khác, song vẫn có một số lượng nhỏ hàng nông sản của Công ty được xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2003, do tiếp tục tập trung thực hiện chiến lược tạo nguồn hàng, xúc tiến xây dựng hệ thống cung cấp nguyên liệu, công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, ký hợp đồng nguyên liệu cho Xí nghiệp Liên hiệp Chế biến thực phẩm Hà Nội.., hoạt động tạo nguồn đã đạt được kết quả khả quan hơn, giá trị nguồn hàng tăng từ 6.329 triệu đồng năm 2002 lên 14.003 triệu đồng năm 2003.
Kết quả là Công ty đã giữ vững được các thị trường truyền thống như Châu Á, Tây Bắc Âu, Nhật Bản đồng thời khảo sát, mở rộng được các thị trường mới ở Châu Mỹ, Đông Âu, Nam Phi ..Đặc biệt là thị trường Mỹ tuy mới thâm nhập nhưng các sản phẩm của Công ty đã được thị trường rộng lớn này chấp nhận, ngày càng có nhiều khách hàng lớn từ Mỹ đến với Công ty, trong tương lai gần giá trị xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng nhanh. Dựa vào các nghiên cứu trên cùng với việc đánh giá chính xác tiềm lực của doanh nghiệp mà quan trọng nhất là việc UBND thành phố Hà Nội có quyết định số 1757/QĐ-UB ngày 20/3/2002 bàn giao Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng với 66 ha đất sáp nhập vào Công ty, Công ty đã lập được dự án đầu tư phù hợp để thực hiện chiến lược tạo nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu của mình. Lường trước tình hình đó, ngay từ những tháng đầu năm, Công ty đã chỉ đạo phòng Đối ngoại, phòng Khu vực thị trường, phòng Phát triển thị trường bám sát các thị trường quốc tế, theo dừi biến động về cung, cầu và giỏ cả cỏc mặt hàng nụng sản từng ngày, tập trung tài chính, triển khai lực lượng cắm chốt tại các vùng nguyên liệu để mua hàng nông sản trên diện rộng ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, thực hiện chủ trương xuất khẩu tăng về số lượng đề bù vào giảm giá.
Đây là một xu hướng tốt và là điều hoàn toàn hợp lý bởi sau khi hoàn thành và đi vào sử dụng một số hạng mục của Xí nghiệp Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, đối với một số sản phẩm (như chè…), Công ty đã có thể tự chế biến thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, không phải đi thuê gia công sản phẩm ở các cơ sở khác. Do biết lựa chọn những địa điểm tối ưu để mua từng loại sản phẩm tối ưu nên chất lượng nguồn hàng của Công ty thường xuyên đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do đặc tính chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, chất lượng hàng hoá trong từng thời điểm, từng mùa vụ tại một địa điểm có sự khác biệt nhau, dẫn đến việc một số chuyến hàng xuất khẩu bị trả về do chất lượng không đảm bảo. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, Công ty đã tích cực huy động vốn từ nguồn nhàn rỗi ngoài xã hội, từ cán bộ công nhân viên, từ các tổ chức tín dụng… bằng cơ chế vay vốn, góp vốn, cổ phần… Do đó, không chỉ đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu nói riêng mà chính cơ chế tạo vốn linh hoạt này đã góp phần tạo ra một lượng tài sản cố định tự tạo của Công ty có giá trị hàng chục tỷ đồng từ số vốn ban đầu rất ít ỏi.
Công ty còn ngần ngại liên doanh, liên kết hoặc đầu tư cho cơ sở sản xuất, chế biến để sản xuất hàng nông sản xuất khẩu vì vốn đầu tư ban đầu cho việc gieo trồng và sản xuất mặt hàng này rất lớn, giá trị mặt hàng không cao, phải mất một thời gian dài mới thu được vốn mà sự ràng buộc pháp lý đối với các cơ sở liên doanh, liên kết, các cơ sở mà Công ty đầu tư vốn lại không cao, khả năng huỷ hợp đồng vẫn có thể xảy ra. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ mặt hàng của Công ty còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, một số cán bộ còn chưa thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, chưa sâu sát với thực tế khiến cho hoạt động mua hàng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng hàng mua nên mới dẫn đến tình trạng hàng xuất khẩu không đạt chất lượng yêu cầu và bị trả lại.