1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội

56 680 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 463,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đạihóa đất nước vẫn đang được tiếp tục thực hiện và đã đạt được nhiều thành công rực rỡ.Tuy nhiên để tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi tổng sản lượng quốc dân năm2000 mà Đảng ta đề ra, chúng ta cần phải có rất nhiều vốn đầu tư Vì vậy, triển khaigiải quyết vốn là vấn đề hết sức cấp bách cho nền kinh tế.

Để có được số vốn lớn này, tốt hơn hết là vốn được huy động từ trong nước quakênh ngân sách và hệ thống tín dụng Chính vì lẽ đó việc mở rộng và nâng cao hiệuquả hoạt động huy động vốn của hệ thống NHTM nói riêng và của hệ thống tín dụngnói chung rất được coi trọng và được xem như là một trong những giải pháp chínhnhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của hệ thống tín dụng.

Nhìn vào tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng tiêu biểu là của cácNHTM trong Ngân hàng trong những thời gian vừa qua, ta có thể thấy được những kếtquả bước đầu đáng khích lệ, tuy nhiên nó cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết vànâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau thời gian thực tập với sự giúp đỡ của Banlãnh đạo và cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Nam Hà Nội nên em mạnh dạn

lựa chọn đề tài : “Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xem xét một cách tổng quát và có hệ thốngthực trạng huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thônNHNo&PTNT Nam Hà Nội Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh công tác huyđộng vốn tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài lấy hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trongnhững năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu khoá luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin để nghiên cứu phầnlý thuyết và thực tiễn.

Trang 2

Kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê để,đánh giá tình hình thực tế.

5 Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương

Chương I: Lý luận chung về huy động vốn của NHTM

Chương II:Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Nam HàNội

Chương III: Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động tại NHNo & PTNTNam Hà Nội”

Trang 3

Chương 1

Lý luận chung về huy động vốn của ngân hàng thương mại1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế,Ngân hàng thương mại là loại hình Ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thôngqua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử hình pháttriển của nền sản xuất hàng hoá Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sựphát triển của ngân hàng, nghề Ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiềncủa các thợ vàng Đầu tiên, những nhà buôn tiền đã dùng vốn tự có để cho vay nhưngđiều đó không kéo dài Từ hoạt động thực tiễn, họ nhận thấy thường xuyên có ngườigửi tiền vào và có người lấy tiền ra song tất cả người gửi tiền không rút tiền cùng mộtlúc, đã tạo số dư thường xuyên trong két Do tính chất vô danh của tiền, nhà buôn tiềncó thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay Hoạt động nàylàm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền- ngân hàng.

Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi của khách hàng tạo nên lợi nhuận lớn nêncác ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi cho vay bằng cách trả lãi chongười gửi tiền Bằng cách cung cấp các tiện ích khác nhau mà Ngân hàng huy độngngày càng nhiều tiền gửi, là điều kiện để mở rộng cho vay và hạ lãi suất cho vay.

Trước đây NHTM là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thôngqua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu Đến nay NHTM đã mở rộngcho vay trung hạn, dài hạn, cho vay để đầu tư vào bất động sản, cho vay tiêu dùng,kinh doanh chứng khoán, cho thuê tài chính…Các hình thức huy động cũng ngày càngphong phú, các loại hình tiền gửi khác nhau được đưa ra nhằm đáp ứng tối đa nhu cầucủa khách hàng Bên cạnh các hình thức huy động tiền gửi, các ngân hàng cũng mởrộng các hình thức vay như vay NHNN, vay các ngân hàng khác.

Quá trình phát triển của Ngân hàng không những làm gia tăng số lượng các Ngânhàng mà còn làm tăng qui mô của mỗi Ngân hàng Tích tụ và tập trung vốn đã tạo chongân hàng đủ sức tài trợ cho những ngành công nghiệp và dịch vụ.

Trang 4

Ngân hàng thương mại có thể tồn tại ở nhiều dạng sở hữu khác nhau như: Ngânhàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mạiliên doanh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài.

1.1.2 Nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của Ngân hàng

Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngânhàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ sau:

* Nghiệp vụ tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi từ các cá

nhân, doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng nhằm bảo quản tài sản để thanh toán và hưởnglãi.

* Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Ngân hàng sử dụng nghiệp vụ này nhằm

thu hút nguồn vốn có tính thời hạn dài để đầu tư các khoản vốn dài hạn của Ngân hàngvào nền kinh tế và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh.

* Nghiệp vụ đi vay: Ngân hàng thương mại đi vay các Tổ chức tín dụng trên thị

trường tiền tệ và vay Ngân hàng Trung ương nhằm tạo sự cấn đối trong điều hành vốncủa bản thân Ngân hàng khi họ không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại chỗ.

* Vốn tự có của Ngân hàng:Đây là vốn thuộc sở hữu riêng có của Ngân hàng, nó

góp phần đáng kể vào vốn trong hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của Ngânhàng trên thương trường.

1.1.2.2 Nghiệp vụ tài sản có

Nghiệp vụ thuộc tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn vào mục đích đảm bảoan toàn và tìm kiếm lợi nhuận của Ngân hàng thương mại, nghiệp vụ tài sản có baogồm:

Nghiệp vụ Ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn Ngân hàng được

dụng với mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy định vềdự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng trung ương.

Nghiệp vụ cho vay: Đây là nghiệp vụ tạo khả năng sinh lời chính trong hoạt động

kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, nghiệp vụ này bao gồm cho vay ngăn,trung, dài hạn đối với nền kinh tế.

Nghiệp vụ bảo lãnh : Là hình thức cấp tín dụng qua đó Ngân hàng cam kết trả

thay cho khách hàng trong trường khách hàng vi phạm các khoản đã cam kết tronghợp đồng.

Trang 5

Nghiệp vụ cho thuê tài chính: Là phương thức tín dụng trung và dài hạn qua đó

Ngân hàng mua tài sản về cho thuê và đến cuối hợp đồng thuê tài chính khách hàng cóthể mua lại tài sản.

Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Nghiệp vụ này làm đa dạng hoá hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng

Nghiệp vụ khác: Bằng hoạt động khác trên thị trường như: Kinh doanh ngoại tệ,

vàng bạc đá quý; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ Ngânquỹ, dịch vụ tư vấn; nghiệp vụ uỷ thác đầu tư; các dịch vụ khác liên quan đến hoạtđộng của Ngân hàng.

1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội:

Thực hiện chức năng này Ngân hàng nhận tiền gửi của công chúng, các doanhnghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, thực hiện chi trả theo yêucầu của họ Đây là chức năng đầu tiên của Ngân hàng cổ điển, nó xuất phát từ nhu cầuđảm bảo an toàn về tài sản và nhu cầu tích luỹ giá trị bằng tiền của khách hàng

1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầucủa khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá,dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng các khoản tiền thu từ việccung cấp hàng hoá, dịch vụ của họ

1.1.3.3 Chức năng trung gian tín dụng.

Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là cầu nối giữa người thừa vốn vàngười có nhu cầu về vốn Thông qua việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nềnkinh tế ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay rồi đem quỹ đó cho vay đối với nềnkinh tế Với chức năng này ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay

1.1.3.4 Chức năng tạo tiền gửi thanh toán

Hệ thống Ngân hàng thương mại với sự tham gia của Ngân hàng Trung Ương cókhả năng mở rộng tiền gửi không kỳ hạn từ một khoản tiền gửi hay khoản dự trữ banđầu hoặc từ lượng tiền mà Ngân hàng Trung Ương cung ứng thêm thông qua hoạtđộng cho vay đối với khách hàng.

Trang 6

1.2 Vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm vốn của Ngân hàng thương mại

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huyđộng được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.

Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình thứctiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tếphát triển Kết cấu nguồn vốn của NHTM bao gồm: Vốn tự có, vốn huy động, vốnvay, vốn khác

Vốn tự có là giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được thuộc về sở hữu của Ngânhàng Vốn tự có bao gồm vốn pháp định do NHNN quy định khi thành lập Ngân hàngvà vốn bổ sung được hình thành trong quá trình hoạt động Thường vốn tự có chiếm tỉlệ nhỏ trong nguồn vốn, nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong nguồn vốn củaNgân hàng

Vốn huy động là vốn mà Ngân hàng nhận được từ các tiền gửi của dân cư, tổchức kinh tế thông qua các hoạt động tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế, haythông qua phát hành các giấy tờ có giá…Vốn huy động chiếm tỉ trọng rất lớn trongnguồn vốn của ngân hàng thương mại.

Vốn vay là nguồn mà khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm Chi phí chonguồn tiền này là cao so với các nguồn khác.

Vốn khác là nguồn mà ngân hàng có được từ các hoạt động khác như uỷ thác, tàitrợ của Nhà nước, các tổ chức kinh tế đầu tư cho một dự án, hoặc chương trình nào đó,hoặc từ các quỹ dự phòng…

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Nhận tiền gửi

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM Các cánhân, doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng để thanh toán, hưởng lãi hoặc với mụcđích bảo quản tài sản từ đó Ngân hàng thương mại có thể huy động và được sử dụngvào kinh doanh, Tiền gửi bao gồm:

* Tiền gửi tiết kiệm : Là tiền để dành của dân cư được gửi vào Ngân hàng nhằm

mục đích hưởng lãi Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vàTiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Trang 7

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi khách hàng gửi vào Ngân hàngkhông có thoả thuận về thời hạn rút tiền, khách hàng có thể gửi vào hay rút ra bất kìlúc nào, rút ra một phần hoặc toàn bộ theo yêu cầu Nhưng không giống như tài khoảncá nhân người gửi không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là các khoản tiền gửi của khách hàng nhằm mục đíchbảo quản và sinh lời Đây là loại tiền gửi vào Ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận vềthời hạn, lãi suất cách thức trả lãi… giữa Ngân hàng và người gửi tiền Như vậy, theonguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn Tuy nhiên, trên thực tế đểkhuyến khích người dân gửi tiền, các ngân hàng vẫn có thể cho phép khách hàng rúttiền trước thời hạn, khi đó khách hàng thường phải chịu mức lãi suất như tiền gửikhông kỳ hạn

* Tiền gửi tổ chức kinh tế

- Tiền gửi không kỳ hạn: Đối với loại tiền này, chủ tài khoản được toàn quyền sửdụng số tiền trên tài khoản trong phạm vi số tiền gửi, tuỳ theo yêu cầu cần chi trả, chủtài khoản có thể thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng hoặc rút tiền mặt để sửdụng Chủ tài khoản không được phép chi trả quá số dư trên tài khoản và chịu tráchnhiệm về những sai sót Khi thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, chủ tài khoản viphạm luật chi trả hoặc những sai phạm khác Ngân hàng có quyền từ chối thanh toán

Với các tài khoản này, mục đích chính của người gửi là để thanh toán chi trả Vìvậy loại tiền gửi này Ngân hàng trả lãi thấp

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời hạn rút tiền giữakhách hàng và Ngân hàng Như vậy theo nguyên tắc, khách hàng gửi tiền chỉ được rúttiền khi đến hạn đã thoả thuận.Tuy nhiên, trong thực tế do phải cạnh tranh để thu húttiền gửi, các ngân hàng thường cho phép khách hàng rút tiền ra trước với mức lãi suấtthoả thuận

1.2.2.2 Phát hành giấy tờ có giá* Phát hành kỳ phiếu có mục đích

Là một công cụ nợ ngắn hạn do Ngân hàng phát hành theo đợt nhằm mục đíchhuy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư sảnxuất, cho một số chương trình, một số dự án kinh tế, hoặc kinh doanh của Ngân hàng

* Phát hành trái phiếu

Trang 8

Trái phiếu là một công cụ nợ dài hạn của Ngân hàng, trái phiếu thường được pháthành với quy mô lớn và đồng loạt trong cả hệ thống Ngân hàng Trái phiếu thường cólãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm , Ngân hàng có thể chủ động trong việc phát hànhtrái phiếu.

1.2.2 3 Vay ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác* Vay ngân hàng nhà nước

Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM.Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu lên tái chiết khấu tại NHNN.NHNN điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện các điềukiện đảm bảo và kiểm soát nhất định NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấpvốn theo hạn mức tín dụng nhất định

* Vay các tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn vốn các Ngân hàng vay mượn lẫn nhau và các tổ chức tín dụngkhác trên thị trường liên ngân hàng Các Ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do cókết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền cho huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thểsẵn lòng cho các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời đểđảm bảo thanh khoản Như vậy nguồn vay mượn từ các Ngân hàng khác là để đáp ứngnhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thếcho nguồn vay mượn từ NHNN

Trong thực tế Việt Nam, các NHTM còn vay vốn của các tổ chức tài chính phiNgân hàng khác như công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội… Việc vay vốn thôngqua kênh này thường cần có sự chấp thuận của Chính phủ hoặc Bộ tài chính, trong cáchoàn cảnh đặc biệt.

1.2.2.4 Các hình thức huy động vốn khác

Hiện nay nguồn vốn có vai trò quan trọng, các Ngân hàng đang tập trung vào việchuy động vốn trong thanh toán Các tổ chức kinh tế hoặc dân cư có nhu cầu bảo lãnhthường phải kí quỹ ở Ngân hàng một số vốn nhất định trong một khoảng thời gian vàtrong thời gian đó, ngân hàng có thể sử dụng số vốn này cho những mục tiêu của mìnhmà chỉ phải chi trả một chi phí vốn rất nhỏ ( ví dụ khi ngân hàng chấp nhận mở L/Ccho khách hàng) Nguồn vốn này hấp dẫn ngân hàng không chỉ ở chỗ chi phí vốn thấpmà còn do Ngân hàng thông qua hình thức này mà mở rộng được khách hàng của mìnhtrên các lĩnh vực kinh doanh khác.

Trang 9

1.2.3 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng

1.2.3.1 Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành Ngân hàng thương mại

Vốn là điều kiện quyết định thành lập và là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng, không có vốn thì không thể thực hiện được các hoạt động kinhdoanh

Từ đặc trưng kinh doanh của Ngân hàng, vốn vừa là phương tiện kinh doanh, vừalà đối tượng kinh doanh Các NHTM thực hiện kinh doanh loại “hàng hoá đặc biệt” –tiền tệ trên thị trường tiền tệ Vì vậy, ngoài vốn ban đầu khi thành lập theo qui địnhcủa pháp luật, các ngân hàng phải thường xuyên tìm mọi biện pháp để tăng trưởng vốntrong quá trình hoạt động kinh doanh.

1.2.3.2 Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, uy tín của Ngân hàng thể hiện ở khả năng sẵn sàngthanh toán, chi trả cho khách hàng Khả năng thanh toán càng cao, thì vốn khả dụngcủa Ngân hàng càng lớn, quy mô về vốn lớn, trình độ nghiệp vụ và phương tiện kĩthuật hiện đại là tiền đề quan trọng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội Đồngthời, qua đó có điều kiện mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, thành phầnkinh tế, chủ động về quy mô, khối lượng tín dụng, thời hạn trả nợ, thậm chí quyết địnhmức lãi suất hợp lý đối với khách hàng Vì vậy, sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiềukhách hàng hơn và quy mô hoạt động cũng tăng lên, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thịtrường.

1.2.3.3 Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh kháccủa ngân hàng

Vốn của ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng.Thông thường, các ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoản mục đầu tư,khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn do đó, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốncủa các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu vốnvay của doanh nghiệp Họ sẽ mất khách hàng và không tận dụng được cơ hội kinhdoanh Nếu là ngân hàng lớn, nguồn vốn dồi dào chắc chắn họ sẽ đáp ứng được nhucầu về vốn, có điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thịtrường tín dụng.

Nguồn vốn lớn còn giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hìnhkhác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanh chứngkhoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo thêm vốn cho ngân

Trang 10

hàng Đồng thời, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, vốn cóvai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thươngmại

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

* Môi trường chính trị pháp luật

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sátchặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ Hoạt động của Ngânhàng thường được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định pháp luật Môi trường pháplý sẽ đem đến cho Ngân hàng một loạt những cơ hội mới và cả những thách thức mới,những thay đổi trong luật Ngân hàng của một nước cho phép thành lập các Ngân hàngnước ngoài sẽ đặt các Ngân hàng của nước đó vào tình thế bị cạnh tranh gay gắt hơn

Môi trường pháp luật tạo cơ sở pháp lí ràng buộc và tác động đến việc hìnhthành, tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứuphân tích cần tư vấn pháp lí cho chủ ngân hàng trong việc nắm chắc luật, quan trọnghơn còn phát hiện những điều luật không cấm để có thể đưa ra những quyết định chínhxác phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng

* Môi trường kinh tế trong và ngoài nước

- Tình hình tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng thì ngân hàng dễ dàng huy độngvốn hơn Bởi vì, thu nhập của người dân phần lớn tỉ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế.Khi mà nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng thì tức là thu nhập của người dâncũng tăng và ổn định Chính vì thế, khi mà nền kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái ngânhàng sẽ khó huy động vốn

- Lạm phát

Lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của Ngân hàng bị thu hẹp do sản suấtđình trệ, thua lỗ nên doanh nghiệp không vay vốn của Ngân hàng để sản xuất Do đóthu nhập của Ngân hàng bị giảm sút làm cho quá trình tạo vốn của Ngân hàng gặp khókhăn Bên cạnh đó lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân sẽ không gửi tiềnvào Ngân hàng mà họ dùng tiền để mua hàng cất giữ vì vậy lạm phát gây ảnh hưởnglớn đến hoạt động tạo vốn của Ngân hàng.

- Thất nghiệp

Trang 11

Thất nghiệp liên quan trực tiếp đến thu nhập Chính vì vậy, khi mà tỉ lệ thấtnghiệp cao thì rõ ràng Ngân hàng huy động vốn khó khăn Khi mà tỉ lệ thất nghiệpthấp thì ngân hàng huy động vốn dễ hơn vì thế thất nghiệp cũng là một trong nhữngnhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

- Chính sách tiền tệ, tài khoá quốc gia

Chính sách tiền tệ, tài khoá quốc gia mở rộng thì Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn chohuy động vốn, còn khi mà chính sách tiền tệ, tài khoá thắt chặt thì khó huy động vốn

- Tỷ giá hối đoái

Đồng nội tệ mất giá làm cho việc huy động tiền gửi bằng nội tệ trở nên khó khăn.Do không ai muốn gữi nội tệ khi nội tệ mất giá

* Môi trường văn hoá-xã hội

Môi trường văn hoá - xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồnlực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độdân trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biếtcủa dân chúng về hoạt động ngân hàng

Trình độ văn hoá, thói quen, tâm lý của người dân sẽ ảnh hưởng lớn tới hành vivà nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việc nghiên cứu các yếu tố văn hoá - xã hộikhông những để xác định rõ các tác động của chúng tới hành vi sử dụng sản phẩm dịchvụ ngân hàng và lựa chọn Ngân hàng của khách hàng, mà còn giúp các các nhà phântích chiến lược chủ động trong việc tham gia xây dựng các chính sách, quy định, thủtục trong nghiệp vụ và thiết kế mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm văn hoá củatừng vùng, khu vực thị trường cả trong nước và quốc tế

* Môi trường kỹ thuật công nghệ

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã góp phần đóng góp rất nhiềuvào sự thành công của Ngân hàng Việc áp dụng tin học trong hệ thống Ngân hàng đãgiúp ích rất nhiều trong việc lưu trữ và tìm lại thông tin giúp cho Ngân hàng có thểphục vụ khách hàng được nhanh chóng hơn, chính xác hơn và chính như vậy mà Ngânhàng đã lôi cuốn nhiều khách hàng hơn Mạng lưới tin học rộng khắp hệ thống Ngânhàng đã giúp cho việc quản lí của Ngân hàng được thống nhất, dễ dàng hơn Việc nốimạng thông tin liên lạc toàn cầu Internet đã giúp Ngân hàng có thể nắm bắt kịp thờinhững thông tin kinh tế, chính trị xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàngđể Ngân hàng có thể tận dụng thời cơ làm lợi cho mình hoặc tránh những mất mát thiệthại

Trang 12

Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào Ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc ápdụng những thành công của công nghệ thông tin, hơn thế nữa đó là sự áp dụng cácmáy móc hiện đại vào hoạt động Ngân hàng, hình thành nên những nghiệp vụ Ngânhàng hiện đại Sự mở rộng mạng lưới bán hàng điện tử, tăng máy rút tiền tự động đãlàm tăng thêm khối lượng khách hàng cho ngân hàng vì sự tiện lợi của nó đối vớinhững người gửi tiền Thẻ tín dụng ra đời cũng là một thành công trong việc ứng dụngcác công nghệ tiến bộ khoa học công nghệ vào Ngân hàng, nó làm tăng độ an toàn củakhách hàng

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan

* Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Tổ chức mạng lưới hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cư giúp ngân hàng cónhiều cơ hội để thu hút vốn hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí để thựchiện giao dịch Tuy nhiên, việc mở chi nhánh cần phù hợp với điều kiện năng lực củangân hàng Yếu tố địa điểm cũng tác động đến tâm lý của khách hàng, một ngân hàngnằm ở vị trí thuận lợi như khu vực trung tâm, khu đông dân cư, đi lại thuận tiện… giúpngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn.

* Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đếncông tác huy động vốn Một ngân hàng có hệ thống chiếm lược kinh doanh đúng đắnsẽ đạt được các mục tiêu đề ra về chi phí cũng như về lợi nhuận Đó là chiến lược vềsản phẩm dịch vụ Chiến lược giá, lãi suất, chiến lược phân phối, chiến lược phát triểnnhân sự, chiến lược khuếch trương giao tiếp… có tác động mạnh đến việc huy độngvốn Hệ thống chiến lược kinh doanh của ngân hàng là thực tiễn sinh động để đánh giánăng lực và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo được niềm tinđối với khách hàng Do đó, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.

* Chính sách lãi suất

Là một nhân tố quan trọng, có tác động mạnh đến việc huy động vốn của NHTM,đặc biệt là đối với các khoản vốn mà người gửi hoặc người dân đầu tư ngân hàng vớimục đích hưởng lãi Các Ngân hàng cạnh tranh không chỉ về lãi suất huy động với cácngân hàng khác mà cả với thị trường tiền tệ Do đó, chỉ một sự khác biệt nhỏ về lãisuất có thể đẩy dòng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư theo những chiều hướng khácnhau Đó cũng là lý do, động lực để các nhà đầu tư hoặc người gửi tiền chuyển vốn từngân hàng này sang ngân hàng khác.

Trang 13

* Chính sách sản phẩm, dịch vụ

Hình thành một cơ cấu sản phẩm đa dạng cũng là một trong những yếu tố quantrọng trong việc thu hút khách hàng của NHTM Thực tế cho thấy, không một Ngânhàng nào có thể thành công với một cơ cấu sản phẩm nghèo nàn Khách hàng muốngửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi, nhưng tiền của họ chỉ nhàn rỗi trong một khoảngthời gian nhất định vì vậy Ngân hàng có các kỳ hạn khác nhau đáp ứng mọi nhu cầugửi tiền của mọi thành phần kinh tế và dân cư

Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ dừng lại ở đa dạng hoá kỳ hạn huy động vốnmà còn thể hiện ở sự đa dạng trong hình thức huy động Các Ngân hàng hiện naykhông chỉ huy động tiền gửi tiết kiệm, mà còn khuyến khích người dân gửi tiền vàoNgân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như mở tài khoản tiền gửi, huy động quakỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, việc đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụNgân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng Với nhiều loại sản phẩm khác nhau, khách hàng cóthể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với điều kiện khả năng của mình Có như vậy,NHTM mới thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với mình

* Chính sách xúc tiến hoạt động Marketing ngân hàng

Ngày nay, việc mở rộng hoạt động của hệ thống ngân hàng qua việc khuyếchtrương hoạt động quảng cáo, tuyên truyền là một việc làm hết sức cần thiết Với khẩu

hiệu kinh doanh là “ Vì sự thành đạt của khách hàng và Ngân hàng” Ngân hàng

phải làm sao để người dân biết đến hoạt động của mình, thấy được lợi ích khi giaodịch với ngân hàng Ngân hàng cần phải đẩy mạnh, đa dạng hoá các hình thức quảngcáo, tuyên truyền như: quảng cáo qua thư, hướng dẫn cụ thể rõ ràng mọi hoạt động,dịch vụ và các mức lãi suất của ngân hàng.

Đi liền với các hình thức quảng cáo là những hoạt động khuyến mại, giúp đẩymạnh hơn hoạt động quảng cáo thu hút nguồn vốn vào ngân hàng

Một mức lãi suất ưu đãi những khách hàng tiền gửi thường xuyên có nhu cầu vay,một sự ưu tiên giải quyết nhanh chóng sẽ luôn là những cách thức khuyến mại tốt

* Uy tín và vị thế của ngân hàng

Thông thường, khách hàng lựa chọn những Ngân hàng có uy tín và vị thế trên thịtrường để giao dịch, vay mượn, thanh toán và bảo lãnh… Uy tín và vị thế của Ngânhàng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn của khách hàng, thể hiện cụ thể ở năng

Trang 14

lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, quá trình lịch sử, chất lượngMarketing… Vì vậy, các Ngân hàng thông qua hoạt động của mình, bằng chất lượngdịch vụ, công nghệ hiện đại và phong cách làm việc văn minh, lịch sự … thoả mãn tốtnhất mọi yêu cầu của khách hàng, là thiết thực nâng cao uy tín và vị thế trên thịtrường.

* Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên

Có thể nói, tất cả mọi khách hàng đều muốn giao dịch với Ngân hàng có địa điểmđẹp, cơ sở vật chất hiện đại, cán bộ nhân viên phục vụ tận tình và lịch thiệp Một Ngânhàng được trang bị công nghệ hiện đại nhất định sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gianxử lý công việc, đảm bảo được độ chính xác cao trong các giao dịch kinh tế Hơn nữa,cơ sở vật chất, trình độ công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độchuyên môn cao là điều kiện cần thiết để họ giải quyết công việc nhanh chóng, khoahọc… Từ đó, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ Ngân hàng cung ứng ra thị trường, làđiều khách hàng rất quan tâm.

Trang 15

Chương 2

Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn nam Hà Nội

2.1 Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Nam Hà Nội

Trong chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam giai đoạn 2001 - 2009, mục tiêu quan trọng nhất là huy động được nguồnvốn dồi dào phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn Để thực hiện mục tiêu nàyTrung tâm điều hành quyết định thành lập một số Chi nhánh lớn tại các thành phố lớn,nơi có mức sống cao, dân cư đông đúc nhằm thu hút vốn Các Chi nhánh này sẽ đượctổ chức theo mô hình ngân hàng hiện đại trên thế giới, được trang bị công nghệ tiêntiến để có thể cạnh tranh trong địa bàn hoạt động của mình Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) Nam Hà Nội ra đời theo chủ trương trêncủa trung tâm điều hành, và được xếp là chi nhánh cấp I loại 2 trong hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT Nam Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ- HĐQTngày 12/3/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam và chínhthức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 Ngân hàng có trụ sở là toà nhà 11tầng C3 Phương Liệt, đường Giải Phóng quận Thanh Xuân, Hà Nội Đây là một trongnhững điểm mạnh đóng góp vào sự thành công của chi nhánh trong thời gian qua, bởivì khu vực này có lượng dân cư đông đúc thu nhập cao, đồng thời toà nhà khang trangcũng tạo ra niềm tin đối với khách hàng, nhiều người đến với chi nhánh với lý do đơngiản là chi nhánh có trụ sở bề thế và hiện đại và phong cách giao dịch nhiệt tình chuđáo.

NHNo&PTNT Nam Hà Nội ngoài trụ sở chính còn có 8 Phòng giao dịch trựcthuộc, Các đơn vị trực thuộc này có trụ sở ở khắp các quận của Thành phố Hà Nội

Đội ngũ cán bộ ban đầu là 34 người và đến nay là trên 152 người, cán bộ chủ yếutừ trung tâm điều hành, công ty vàng bạc đá quý và Nhà in Ngân hàng chuyển sang, từmột số từ các tỉnh chuyển về và có rất nhiều cán bộ trẻ mới vào ngành

Như đã nói ở phần trên, tính đến thời điểm 30/06/2009 Ngân hàng có trên 152cán bộ, nhân viên Trong đó cán bộ có trình độ từ thạc sỹ trở lên 16 cán bộ chiếm

Trang 16

10.5%/Tổng số cán bộ, 98 cán bộ có trình độ đại học chiếm 64.5%, cán bộ trung cấp20 cán bộ chiếm 13.2%, còn lại 18 cán bộ có trình độ sơ cấp chiếm 11.8%.

Trong giai đoạn hiện nay sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra gay gắt khôngchỉ trong các lĩnh vực truyền thống mà còn trên lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng hiện đạithực tế đó đã tạo nhiều khó khăn, thách thức cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Trong 8 năm hoạt động NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã đạt được thành tích đáng kể,Ngân hàng nhận được nhiều bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội, Ngân hàngNhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam và được đánh giá là một trong những đơn vịdẫn đầu trong việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn của đề án phát triển kinhdoanh NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn đô thị loại I

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NamHà Nội

Ban lãnh đạo của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm có một giám đốcvà ba phó giám đốc phụ trách ba mảng công việc khác nhau Bộ máy tổ chức hànhchính của chi nhánh được bố trí thành 7 phòng ban.

* Phòng tín dụng:

Phòng kinh doanh với chức năng là: thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đốivới doanh nghiệp nhằm đem lại kết quả kinh doanh có lãi.

* Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ:

Chức năng của phòng là kiểm tra giám sát việc chấp hánh quy định nghiệp vụkinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNN, giám sát việc chấp hành cácquy định của NHNo về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụNgân Hàng.

* Phòng hành chính nhân sự:

Xây dựng trương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thườngxuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã dược Giám đốc chi nhánh phê duyệt.Làm công tác tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực,đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên.

* Phòng thanh toán quốc tế:

Khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng,thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

* Phòng kế toán Ngân quỹ:

Trang 17

Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi nhánhxây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiềnlương đối với các chi nhánh NHNo trên địa bàn, trình NHNo cấp trên phê duyệt.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốncủa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc Ngân hàng NhàNước chấp thuận.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và Tổ chức tíndụng nước ngoài.

- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng.

NHNo&PTNT Nam Hà Nội cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hìnhthức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuêtài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN cụ thể:

Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụđời sống.

Cho vay trung - dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh dịch vụ, đời sống.

Cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cần thiết.

Trang 18

2.1.3.4 Nghiệp vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dựthầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đốiứng và các hình thức bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân, trong nước theo quy địnhcủa NHNN.

Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh NH khác mà ngườinhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2.1.3.5.Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngânquỹ

Cung ứng các phương tiện thanh toán.

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.

Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ vàtham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước

2.1.4 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônNam Hà Nội

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn và cho vay:

Trang 19

Mặc dù trên địa bàn có cạnh tranh gay gắt và vị trí giao dịch chưa thuận tiện,nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng và ổn định Tổng nguồn vốnnăm 2007 đạt 4.439 tỷ đồng, năm 2008 đạt 7.953 tỷ đồng và đến 31/12/2009 đã đạt8.320 tỷ đồng.

* Tình hình cho vay:

Với lợi thế là một chi nhánh hoạt động trên địa bàn HN- một trong những thànhphố có hoạt động kinh tế sôi nổi nhất cả nước do đó nhu cầu vốn của các doanh nghiệpcũng không ngừng tăng lên., cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ kinh doanh luônchủ động tìm kiếm các khách hàng mới Trong những năm qua dư nợ tăng lên mộtcách đáng kể, cụ thể năm 2008 là 3.747 tỷ tăng 1.617 tỷ so với năm 2007, đến năm2009 công tác tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 344tỷ và vượt 21% so với đầu năm Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối với các đơn vị trựcthuộc NHNo&PTNT Việt Nam lại giảm (giảm 1.609 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ củaCông ty Chứng khoán Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn chi nhánh năm 2009 là 2.481tỷ đồng, giảm 1.266 tỷ đồng so với năm trước Dư nợ tại TW năm 2009 là 536 tỷđồng

2.1.4.2 Hoạt động khác:

* Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối:

Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối,thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhucầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắctrong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào.Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 44% so năm 2008 Kếtquả thể hiện ở bảng dưới đây:

Trang 20

Bảng 2: Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

n v tính: 1000 USDĐơn vị : Tỷ đồng ị : Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Số món Số tiền Số món Số tiền Số

món Số tiền1 TT hàng nhập 1,078 103,447 1,437 178,228 359 74,7812 TT hàng xuất 591 59,099 553 92,967 (38) 33,868

Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại vàtăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắngtrong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế,đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàngphục vụ dự án Bên cạnh đó còn phát triển 1 số sản phẩm dịch vụ mới như:

+ Duy trì, hoàn thiện dịch vụ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện.+ Ngân hàng đầu mối phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, dịch vụ nhận tiền của Tổng Công tyXi Măng, trả lương qua thẻ ATM.

Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụnên năm 2009 thu dịch vụ của Chi nhánh đạt 18.899 trđ, tỷ lệ thu dịch vụ đạt 12,2%.

2.1.4.3 Kết quả tài chính:

Nhờ đạt được các kết quả khả quan ở tất cả các hoạt động kinh doanh từ năm2002 đến nay tình hình tài chính của chi nhánh ngày càng vững mạnh hơn

Trang 21

Bảng 3: Những chỉ tiêu chính về tài chính

n v : Tri u ngĐơn vị : Tỷ đồng ị : Tỷ đồng ệu đồng đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2009)

Tổng thu năm 2009 đạt 738.093 triệu đồng, tăng 181.904 triệu đồng so năm trướcvới tốc độ tăng 33% Trong đó thu lãi cho vay là 691.702 triệu đồng, chiếm 94% tổngthu; Thu dịch vụ: 18.899 trđ, chiếm 2,6% tổng thu (bằng 12,20% thu nhập ròng).

Tổng chi năm 2008 là 646.409 triệu đồng, tăng 184.779 triệu đồng so năm trướcvới tốc độ tăng 40% Trong đó chi trả lãi huy động vốn 555.659 triệu đồng, chiếm86% tổng chi.

Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa có lương) đạt 91.684 triệu đồng, giảm 2.875triệu đồng so năm trước, và vượt 44% kế hoạch giao Trong năm Chi nhánh đã trích đủdự phòng rủi ro theo kế hoạch giao của TSC là 57.552 trđ

Hệ số tiền lương đạt được là 2.07.Về thực hiện chính sách lãi suất:

Lãi suất đầu vào: Chi nhánh đã thực hiện khá linh hoạt và kịp thời các chế độ lãisuất trên mọi nguyên tắc tôn trọng các kỳ hạn lãi suất quy định của hiệp hội ngân hàngtừng thời kỳ và vận dụng linh hoạt các mức kì hạn lãi suất huy động khác tương tự nhưlãi suất của các NHTMQD trên cùng địa bàn Cũng như việc đa dạng hoá các hình

Trang 22

thức huy động vốn đã góp phần đáng kể vào công tác hoàn thành vượt mức chỉ tiêunguồn vốn năm qua

Lãi suất đầu ra: Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc quy định lãi suất đầu ra củatrụ sở chính

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp & pháttriển nông thôn nam Hà Nội

2.2.1 Mạng lưới huy động vốn

Hội sở chính của NHNo & PTNT Nam Hà Nội tại số toà nhà C3 Phương LiệtThanh Xuân Hà Nội, năm 2009 Ngân hàng đã có 11 Phòng giao dịch trực thuộc Chinhánh.

Ngân hàng có nhiều phòng giao dịch, mạng lưới huy động tương đối rộng, điềunày giúp cho Ngân hàng có thế mạnh trong việc huy động vốn

Đi kèm với các mạng lưới huy động và cơ sở vật chất, áp dụng hiện đại hoá thìnhân tố con người và trình độ nghiệp vụ cán bộ công nhân viên của NHNo PTNTNam Hà Nội cũng đã được nâng lên Trình độ cán bộ trên đại học, thạo vi tính, ngoạingữ đã được nâng cao.

2.2.2 Tình hình nguồn vốn tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội

Xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn, chi nhánh NHNo & PTNTNam HN đã có nhiều chính sách thích đáng để huy động vốn từ mọi nguồn tiền nhànrỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư bằng VNĐ, USD Với nhiều phương thức linhhoạt và thái độ phục vụ nhiệt tình, lịch sự của đội ngũ nhân viên, chi nhánh đã đáp ứngđược nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng duy trì mối quan hệ mật thiết giữa ngânhàng và khách hàng với quan điểm: “ Mang phồn thịnh đến với khách hàng” chi nhánhđã cung cấp các dịch vụ ngày càng phong phú để thực hiện thanh toán nhanh chính xácđáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái tin tưởng.Bởi vậy chi nhánh luôn tạo được nguồn vốn lớn hơn nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cưvà các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức thu hút vốn khác nhau như huy động tiềngửi với nhiều hình thức dự thưởng lãi suất hấp dẫn Nhờ vậy công tác huy động đã thuhút được những kết quả đáng khích lệ tạo tiền đề vững chắc cho chi nhánh hoạt độngvà phát triển.

Trang 23

2.2.2.1 Nguồn vốn của NHNo& PTNT Nam Hà Nội phân theo thành phần kinh tế (baogồm cả nội và ngoại tệ)

Bảng 4: Nguồn vốn huy động của CN Nam HN theo thành phần kinh tế Đơn vị : Tỷ đồngn v : t ị : Tỷ đồng ỷ đồng đồngng

I Tổng nguồn vốn 4,439 7,9533,514 179%8,320 367

1 Tiền gửi, tiền vay các

- Tỷ trọng TG TCTD13%10%-3%77%7%-3%70%

2 Tiền gửi các TCKT

- Tỷ trọng TG TCKT56%37%-19%66%43%6%

3 Tiền gửi dân cư

- Tỷ trọng TG dân cư31%53%22%171%50%-3%95%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2009)

Tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm:

- Năm 2008 đạt 7,953 tỷ đồng tăng 3,514 tỷ đồng so với năm 2007 trong đó:+ Tiền gửi, tiền vay của các TCTD: 824 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10% tổng nguồn.So với đầu năm nguồn vốn này đã tăng lên 272 tỷ đồng.

+ Tiền gửi TCKT năm 2008 là 2,903 chiếm 37% trong tổng nguồn vốn và tăng sovới năm 2007 là 406 tỷ với tốc độ tăng 16%.

+ Tiền gửi Dân cư: 4,226 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53% tổng nguồn và bằng 304%năm 2007 So năm 2007 nguồn vốn dân cư đã có sự tăng trưởng rất mạnh Nguyênnhân đây là năm 2008 chi nhánh mở rộng mạng lưới hoạt động thu hút được nhiềunguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư

Trang 24

- Năm 2009 đạt 8,320 tỷ đồng tăng 367 tỷ đồng so với năm 2008 trong đó:

+ Tiền gửi, tiền vay của các TCTD: 572 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7% tổng nguồn.So với đầu năm nguồn vốn này đã giảm đi 252 tỷ đồng.

+ Tiền gửi TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2008 mặc dù trong năm2009 TSC có chủ trương giảm TG của TCTC, Công ty Chứng khoán và Công ty Bảohiểm Đến 31/12/2009, TG TCKT là 3.565 tỷ, tăng

662 tỷ với tốc độ tăng 23% so với năm 2008.

+ Tiền gửi Dân cư: 4.182 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn và bằng 99%năm 2008 So năm 2008 nguồn vốn Dân cư giảm 43 tỷ đồng Nguyên nhân do sự pháttriển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặpnhiều khó khăn Tuy nhiên, nguồn ngoại tệ huy động từ dân cư có xu hướng tăng sovới năm trước.

Trong những năm gần đây, NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã quan tâm nhiều tớicông tác đa dạng hoá các sản phẩm, các hình thức tiền gửi nhằm hấp dẫn khách hàng,như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng hưởng lãi suất bậc thang…

2.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn phân theo Thời gian huy động

Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đang tăng trưởng qua các năm và phântheo kỳ hạn huy động ta có bảng sau:

Trang 25

Bảng 5: Nguồn vốn huy động của CN Nam HN theo thời gian huy động Đơn vị : Tỷ đồngn v : t ị : Tỷ đồng ỷ đồng đồngng

- Tỷ trọng 58%66%8%114%66%0%100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2009)

Ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2008 đã tăng 3,514 tỷđồng so với năm 2007 và năm 2009 đã tăng 367 tỷ đồng so với năm 2008 cụ thể theo các loại kỳ hạn như sau:

* Tiền gửi không kỳ hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tiền gửi không kì hạn của Ngân hàng tăng liên tụctừ 906 tỷ đồng năm 2007 lên 1,189 tỷ đồng năm 2008, năm 2009 là 1,238 tỷ đồng Tỉtrọng tiền gửi không kì hạn so với tổng tiền gửi qua các năm là:

- Năm 2008: 1,189 tỷ đồng(15%/tổng nguồn vốn của Ngân hàng) tăng so với năm2007 là 283 tỷ đồng (31%)

- Năm 2009: 1,238 tỷ đồng(15%/tổng nguồn vốn của Ngân hàng) tăng so với năm2008 là 49 tỷ đồng (4%)

Ta thấy số lượng vốn này tăng không đều và tôc độ tăng không đáng kể trongnăm 2009, nhưng tỉ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi thì ổn định

Trang 26

Tiền gửi không kỳ hạn tính ổn định không cao nhưng đây là nguồn vốn mà ngânhàng phải bỏ ra chi phí trả lãi là thấp nhất để trả cho khách hàng gửi tiền, và nếu nhưngân hàng luôn đảm bảo được một lượng thanh khoản sẵn sàng thanh toán cho khoảntiền này, thì việc huy động được nhiều tiền gửi không kỳ hạn sẽ giúp cho ngân hàngtiết kiệm được chi phí NHNo & PTNT Nam Hà Nội cần chú ý hơn nữa việc huy độngtiền gửi không kỳ hạn

* Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Từ số liệu bảng trên ta thấy, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng của Ngân hàng tăngliên tục từ 938 tỷ đồng năm 2007 lên 1,489 tỷ đồng năm 2008, năm 2009 là 1,591 tỷđồng Tỉ trọng tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng so với tổng tiền gửi qua các năm là:

- Năm 2008: 1,489 tỷ đồng(19%/tổng nguồn vốn của Ngân hàng) tăng so với năm2007 là 551 tỷ đồng (59%)

- Năm 2009: 1,591 tỷ đồng(19%/tổng nguồn vốn của Ngân hàng) tăng so với năm2008 là 102 tỷ đồng (7%)

Ta thấy số lượng vốn này cũng tăng không đều và tôc độ tăng không đáng kểtrong năm 2009 chỉ đạt 7%.

Tiền gửi có kỳ hạn d ưới 12 tháng của NHNo & PTNT Nam Hà Nội tăng nhanhvào năm 2008 nhưng năm 2009 loại tiền gửi này tăng không đáng kể Ngân hàng cóloại tiền gửi 36 tháng hưởng lãi suất bậc thang (Loại tiền gửi này khách hàng gửitiền vào một lần nhưng được rút ra nhiều lần, khi rút tiền gốc ngân hàng tính trả tiềnlãi tương ứng với số tiền gốc khách hàng rút theo bậc lãi suất quy định), loại tiền gửinày rất có lợi cho khách hàng gửi tiền vì nếu khách hàng gửi có kỳ hạn nếu cần tiềnmà phải rút trước hạn thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn nên kháchhàng dần chuyển từ loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng sang loại tiền gửi có kỳ hạn36 tháng hưởng lãi suất bậc thang.

* Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Từ số liệu bảng trên ta thấy, tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng của Ngân hàng tăngliên tục từ 2,594 tỷ đồng năm 2007 lên 5,275 tỷ đồng năm 2008, năm 2009 là 5,491 tỷđồng Tỉ trọng tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng so với tổng tiền gửi qua các năm là:

- Năm 2008: 5,275 tỷ đồng(66%/tổng nguồn vốn của Ngân hàng) tăng so với năm2007 là 2,681 tỷ đồng (103%)

- Năm 2009: 5,491 tỷ đồng(66%/tổng nguồn vốn của Ngân hàng) tăng so với năm2008 là 216 tỷ đồng (4%)

Trang 27

Số lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng liên tục qua các năm và đặc biệttăng mạnh vào năm 2008 tăng 103% so với năm 2007, Năm 2009 tăng chậm hơn.Thực chất loại tiền gửi có kỳ hạn 36 tháng hưởng lãi suất bậc thang là loại tiền gửikhông có tính ổn định vì đây là đây là hình thức gửi tiền có thể thể rút bất cứ lúc nào.Cho nên đa số dân cư và các tổ chức kinh tế chuyển từ loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12tháng sang loại tiền gửi này.

Đây là nguồn vốn huy động lớn mà Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trungdài hạn, là nguồn vốn quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại vì Ngân hàng luôntrong tình trạng thiếu vốn đầu tư trung dài hạn Hiện nay Ngân hàng phải chuyểnkhoảng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn điều này tiềm ẩn rủi rothanh khoản Do vậy nguồn huy động trên 12 tháng là rất cần thiết và được ưu tiêntrong các chính sách huy động vốn.

2.2.2.3 Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền huy động

Bảng 6: Nguồn vốn huy động của CN Nam HN theo loại tiền huy động Đơn vị : Tỷ đồngn v : T ị : Tỷ đồng ỷ đồng đồngng

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2009)

Từ biểu số liệu trên ta thấy tỉ trọng tiền gửi bằng nội tệ chiếm phần lớn trong tổngsố vốn huy động của ngân hàng.

-Năm 2007: Tiền gửi bằng nội tệ đạt 3,600 tỷ đồng chiếm 81.1%, ngoại tệ chiếm839 tỷ đồng chiếm 18.9%.

- Năm 2008: Tiền gửi bằng nội tệ đạt 7,373 tỷ đồng chiếm 92.7%, ngoại tệ chiếm580 tỷ đồng chiếm 7.3%.

Trang 28

-Năm 2009: Tiền gửi bằng nội tệ đạt 7,748 tỷ đồng chiếm 93%, ngoại tệ chiếm572 tỷ đồng chiếm 7%.

Qua phân tích số liệu cho ta thấy NHNo & PTNT Nam Hà Nội huy động nội tệchiếm tỉ lệ cao hơn so với tiền gửi bằng ngoại tệ Do nguyên nhân sau:.

Do lãi suất huy động tiền gửi bằng ngoại tệ thấp, dân cư thích gửi tiền bằng nội tệhơn là gửi tiền bằng ngoại tệ, tỉ giá USD/VNĐ không có sự thay đổi nhiều

Dân cư thích gửi tiền bằng VNĐ hơn gửi tiền bằng ngoại tệ vì mức lãi suất củaVNĐ cao hơn so với lãi suất bằng ngoại tệ Đối với những khách hàng có số lượng tiềntương đối lớn họ mới nghĩ tới việc sử dụng tiền gửi bằng ngoại tệ để đảm bảo an toàntránh trượt giá của VNĐ, còn với khách hàng có số lượng tiền nhỏ thì họ gửi bằngVNĐ

Tỉ giá USD/VNĐ đầu năm 2008 tăng mạnh khoảng trên 1.000đ/USD giá cả mộtsố mặt hàng thiết yếu tăng mạnh cho nên từ đầu năm 2008 đến nay Ngân hàng liên tụcgiảm lãi suất nên tỷ trọng tăng trưởng của đồng ngoại tệ vẫn thấp hơn nội tệ.

2.2.3 Lãi suất huy động vốn

Lãi suất là một công cụ vô cùng quan trọng tác động trực tiếp tới đối tượng là dâncư Mà nguồn vốn huy động từ dân cư đang gần như là cơ bản nhất trong các NHTMcùng địa bàn

Lãi suất có tác động rất mạnh tới hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng, NHNo& PTNT Nam Hà Nội luôn có sự điều chỉnh hợp lý về chính sách lãi suất Để hấp dẫnkhách hàng và khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn, NHNo &PTNT Nam Hà Nội đã có chính sách lãi suất khá đa dạng và linh hoạt Ngoài hệ thốnglãi suất tiền gửi thông thường Ngân hàng đã có hệ thống lãi suất dành cho tiết kiệm dựthưởng và lãi suất bậc thang.

Khách hàng gửi tiền tiết kiệm dự thưởng thường được hưởng lãi suất cao hơn lãisuất tiết kiệm thông thường từ 0.01 đến 0.03%/tháng, kèm theo đó khách hàng gửi dựthưởng được thưởng ngày bằng tiền mặt (cứ gửi đủ 30 triệu VND hoặc 2.000USD thìđược tặng ngày 50.000đ) và cứ 10 triệu đồng hoặc 700USD thì nhận được 1 phiếu dựthưởng có cơ hội trúng những giải thưởng lớn có giá trị bằng vàng 3 chữ A của Côngty Kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý NHNo & PTNT Việt nam nhưng người gửikhông được rút tiền trước thời hạn Nếu khách hàng cần sử dụng tiền mà tiền gửi củahọ chưa đến hạn thì được Ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm dự thưởng với lãi

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh NH khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
o lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh NH khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài (Trang 18)
Bảng 2: Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối - Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Bảng 2 Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Trang 20)
Bảng 3: Những chỉ tiêu chính về tài chính - Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Bảng 3 Những chỉ tiêu chính về tài chính (Trang 21)
Bảng 4: Nguồn vốn huy động của CN Nam HN theo thành phần kinh tế                                                                               Đơn vị: tỷ đồng - Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Bảng 4 Nguồn vốn huy động của CN Nam HN theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng (Trang 23)
Bảng 6: Nguồn vốn huy động của CN Nam HN theo loại tiền huy động - Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Bảng 6 Nguồn vốn huy động của CN Nam HN theo loại tiền huy động (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w