1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ: BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

20 37 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 561,78 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỀ TÀI BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM Người thực hiện LÊ NGỌC BẢO NGÂN MSSV 1853401020158 Lớp QTL43B1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 0 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỀ TÀI:

BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN

THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Người thực hiện: LÊ NGỌC BẢO NGÂN MSSV: 1853401020158

Lớp: QTL43B1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

3

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 0

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM 2

1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả 2

1.1.1 Khái niệm về quyền tác giả 2

1.1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả 2

1.2 Khái quát chung về tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 3

1.3 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 4

1.3.1 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 5

1.3.2 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 5

1.3.3 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 7

1.3.4 Vấn đề sử dụng đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 7

1.3.5 Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 8

1.4 Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 9

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 10

2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 11

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỚI TÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12

KẾT LUẬN 14

Trang 3

A Văn bản pháp luật 0

B Tài liệu tham khảo 0

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SHTT: Sở hữu trí tuệ TPVHNTDG: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trải dài theo tiến trình của lịch sử, mỗi dân tộc đều lưu giữ cho mình những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những di sản văn hóa vô cùng thiêng liêng và quý báu Di sản văn hóa có thể được xem là “hiện thân” của bản sắc dân tộc, là “phần hồn” mà mỗi quốc gia đều góp sức gìn giữ và phát huy Loại tài sản

vô giá này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiến tạo nên “chất keo” gắn kết bền chặt những mối quan hệ trong cộng đồng dân tộc Di sản văn hóa còn là nền tảng tạo nên những giá trị văn hóa mới thông qua việc giao lưu giữa các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới

Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử vô cùng hào hùng và oanh liệt trải qua trong suốt mấy ngàn năm lịch sử Nhờ sự đa dạng về văn hóa, nét đặc trưng về dân tộc (54 dân tộc anh em) mà đất nước

ta có một số lượng lớn nguồn TPVHNTDG vô cùng phong phú và đa dạng TPVHNTDG có thể xem là một “món ăn” tinh thần, loại “gia vị” không thể thiếu trong mỗi đời sống người dân Việt Nam

TPVHNTDG tuy được nhận định là tài sản chung của cộng đồng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc TPVHNTDG là vô chủ mà bất kỳ ai cũng có thể chiếm dụng Nếu để cho bất cứ ai cũng có quyền ung dung tự tại sử dụng, khai thác thì hệ quả để lại sẽ rất khôn lường Do vậy, cần đặt ra một vấn

đề rằng TPVHNTDG tất yếu phải được bảo hộ quyền sở hữu một cách chặt chẽ, hợp pháp và bình đẳng theo chế định của pháp luật

Thực trạng hiện nay cho thấy nhận thức của người dân về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hay vấn đề về quyền tác giả đối với TPVHNTDG nói riêng vẫn còn hạn chế Việc tuân thủ và thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng còn khá nhiều bất cập, những quy định vẫn chưa thực sự được đi vào cuộc sống mỗi người dân

Từ những nhận định trên, em quyết định chọn đề tài: “Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật

dân gian theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”

Trang 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ

THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả

1.1.1 Khái niệm về quyền tác giả

Quyền tác giả được quy định lần đầu tiên tại Nghị định 142/HĐBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng

Bộ trưởng về bảo hộ quyền tác giả, và đến nay đã có hàng loạt những văn bản khác nhau được ban hành nhằm điều chỉnh quy định này bao gồm Luật, các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành và các Hiệp định, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Hiện nay, quyền tác giả được quy định tại Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm

2019, Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH và Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan Theo đó, Luật SHTT

2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 tại khoản 2 Điều 4 đã quy định rằng “quyền tác giả là quyền của tổ

chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu” Trong đó, quyền tác giả bao gồm các

quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)

1.1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

*Điều kiện về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải thỏa mãn được hai điều kiện dưới đây:

Thứ nhất, tổ chức, cá nhân đó phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu

quyền tác giả (Điều 37 đến Điều 42 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)

Thứ hai, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy

định về tác phẩm thì “tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công

bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;

tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

*Điều kiện về tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Một tác phẩm muốn được đăng ký bản quyền thì cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định sau đây:

Trang 7

Thứ nhất, tác phẩm phải là thành quả lao động trí óc từ chính cá nhân đó và phải có tính sáng tạo

Tính sáng tạo ở đây được hiểu là tự cá nhân đó trực tiếp tạo ra, sáng tác ra mà không có từ việc đi sao chép tác phẩm của người khác

Thứ hai, tác phẩm cần phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như văn bản hoặc

vật thể Hình thức thể hiện dưới dạng văn bản rất đa dạng, phụ thuộc vào loại hình tác phẩm, chẳng hạn như tác phẩm văn học có truyện, thơ, tiểu thuyết,… hay tác phẩm nghệ thuật có tranh, ảnh, thư pháp,…

*Điều kiện về loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm đó phải thuộc danh mục các tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, cụ thể như sau:

“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới

dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

1.2 Khái quát chung về tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

TPVHNTDG là những tác phẩm nghệ thuật do quần chúng nhân dân sáng tạo nên Chúng là những bức tranh tái hiện về cuộc sống lao động con người lúc bấy giờ; là những tâm tư, tình cảm, thái độ của con người trước diễn biến thực tại Chẳng hạn như chúng ta có thể tìm lại cảnh ngày xuân qua những buổi biểu diễn đặc sắc với những điệu múa đầy uyển chuyển, với những tiếng đàn du dương chạm đến trái tim, hay những bộ trang phục thêu dệt những họa tiết, hoa văn mang đậm bản sắc dân tộc Những tác

Trang 8

phẩm ấy đã được lưu truyền và phát triển qua các thời kỳ lịch sử từ xã hội nguyên thủy, xã hội có giai cấp đến xã hội hiện đại ngày nay Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật SHTT 2005, sửa đổi,

bổ sung 2009, 2019, TPVHNTDG bao gồm “a) Truyện, thơ, câu đố; b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc; c)

Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.”

Theo quy định của Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 tại khoản 1 Điều 23, thì

“TPVHNTDG là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản

ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn

và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.”

TPVHNTDG được xem là một trong những di sản văn hóa phi vật thể, bởi tại Điều 1 Luật Di sản

văn hóa năm 2009, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định, thì “Di sản

văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.”

TPVHNTDG về bản chất chính là sản phẩm tinh thần mang trong mình những đặc điểm đặc thù

của di sản nghệ thuật Thứ nhất, TPVHNTDG là sáng tác của nhân dân, tuy nhiên không phải tất cả đều

là tác giả Tính tập thể được thể hiện chủ yếu thông qua quá trình sử dụng tác phẩm Thứ hai, chúng tồn

tại và được lưu truyền dưới 03 dạng cơ bản: Dạng ký ức (tức tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian),

dạng văn tự, dạng diễn xướng Thứ ba, bởi vì do dân gian sáng tạo nên nên TPVHNTDG mang tính tập

thể Thêm nữa, do chúng ít khi được cố định nên trong quá trình gìn giữ và lưu truyền sẽ tạo nên không

ít những dị bản TPVHNTDG có thể là một phần di sản của quốc gia hoặc cũng có thể được xem như một phần di sản văn hóa phi vật thể của một cộng đồng dân tộc nào đó hay của một địa phương nào đó

Mà thông qua những TPVHNTDG, người ta có thể hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư trên khắp thế giới

1.3 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Quyền tác giả nói chung là quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học nghệ thuật

và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường được gọi là bản quyền tác giả Còn quyền tác giả đối với TPVHNTDG là quyền sở hữu của cộng đồng dân cư, công xã, bộ tộc bởi nguồn gốc của TPVHNTDG là do dân gian sáng tạo nên, được tồn tại và lưu giữ dưới nhiều phương thức qua bao thế

hệ tiếp nối

Trang 9

1.3.1 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

TPVHNTDG mang những nét đặc trưng rất riêng so với các đối tượng khác, ở tính tập thể, tính dị bản, tính tồn tại và tính truyền miệng Cụ thể như:

Thứ nhất, tính dị bản là đặc trưng của TPVHNTDG, bởi vậy những TPVHNTDG sẽ không bao

giờ đảm bảo được tính nguyên gốc Xuất phát từ nguồn gốc từ cộng đồng, chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết được ai là người đầu tiên sáng tác ra chúng Tuy hiện nay có rất nhiều tác phẩm văn học dân gian

có nội dung giống nhau, nhưng nhìn chung vẫn có những chi tiết khác nhau tạo ra những dị bản khác nhau chẳng hạn như nơi xuất xứ, địa điểm trong tác phẩm, tên nhân vật,… Và những dị bản này đều được

tự động bảo hộ theo cơ chế mà không cần thỏa mãn về tính nguyên gốc của tác phẩm

Thứ hai, việc bảo hộ TPVHNTDG không căn cứ vào việc định hình tác phẩm, tức là ở mặt hình

thức của tác phẩm Ở góc độ tổng quát, một tác phẩm muốn được bảo hộ phải thỏa mãn điều kiện về hình thức, có nghĩa là tác phẩm đó phải được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định như văn bản hoặc vật thể Nhưng ở TPVHNTDG, quy định này dường như đã được “mềm dẻo hóa” Xuất phát từ đặc trưng của TPVHNTDG là tính truyền miệng, phần lớn các TPVHNTDG được sáng tác, lưu truyền qua hình thức truyền miệng, trong trí nhớ tác giả hoặc thông qua diễn xướng, cho nên sẽ không có một hình thức nhất định nào được nào được áp dụng cho chúng Bởi vậy, TPVHNTDG được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình tác phẩm Khoản 3 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ

cũng đã quy định cụ thể về vấn đề này, theo đó “Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại

các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình”

1.3.2 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Đối tượng bảo hộ quyền tác giả đối với TPVHNTDG là những TPVHNTDG Theo đó, không phải mọi TPVHNTDG đều là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả mà chỉ có những TPVHNTDG thỏa mãn một số tiêu chí nhất định mới có thể trở thành đối tượng bảo hộ quyền tác giả TPVHNTDG được bảo hộ khi nội dung của tác phẩm không trái thuần phong mỹ tục, không vi phạm quy định pháp luật, không làm phương hại đến nền an ninh, quốc phòng quốc gia Nội dung này cũng được áp dụng chung với đa số các tác phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và các quan hệ pháp luật dân sự khác

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì TPVHNTDG bao gồm những loại sau:

“a) Truyện, thơ, câu đố;

b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

Trang 10

d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.”

Có thể hình dung những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo bốn nhóm sau:

Nhóm thứ nhất – Loại hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ: Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định

22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ thì “Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định

tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ” Có thể liệt kê

một số loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện, tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao,… và một số loại hình tương tự khác Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm được thể hiện dưới dạng hình thức này như truyền thuyết Thánh Gióng, thần thoại Con rồng cháu tiên, truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng,…

Nhóm thứ hai – Loại hình thức thể hiện bằng âm nhạc: Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định

22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ thì “Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định

tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian” Có thể kể đến đến một số tác phẩm tiêu biểu cho dạng này như

điệu hát, ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế,…

Nhóm thứ ba – Loại hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ hình thể: Căn cứ theo khoản 1 Điều 18

Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ thì “Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian” Một số TPVHNTDG được thể hiện dưới dạng hình thức

này có thể kể đến như vở chèo Quan Âm Thị Kính; vở tuồng Sơn Hậu; vở cải lương Hừng Đông; trò chơi dân gian kéo co, ô ăn quan, rồng rắn lên mây;…

Nhóm thứ tư – Loại hình thức thể hiện bằng nghệ thuật tạo hình: Ở loại hình này, chúng ta có thể

cảm nhận thông qua xúc giác bởi nó thường được thể hiện ở một hình thức nhất định, chẳng hạn như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc như cồng, chiêng, khèn, trống đồng, gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ,…

Ba loại hình thức đầu không nhất thiết phải đưa về dạng vật chất Theo đó, ngôn từ có thể truyền tải dưới những dạng khác nhau mà không nhất thiết phải viết ra, âm nhạc không nhất thiết phải biểu thị dưới những nốt nhạc, âm tự, các tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ hình thể không cần thiết phải mô tả bằng văn bản Tuy nhiên, loại hình thức thứ tư vì là tác phẩm được thể hiện bằng nghệ thuật tạo hình nên buộc phải tồn tại dưới dạng vật thể hữu hình

Ngày đăng: 31/05/2022, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w