1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp

53 922 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Nhà Chung Cư Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Công Nghiệp
Tác giả Đỗ Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn Th.S Bùi Dức Tuân
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế hoạch
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản Năm 2023
Thành phố Thành Phố
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 437,5 KB

Nội dung

Năm tháng qua đi, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh trở lên gay gắt, do đó, sự phân cực cũng diễn ra nhanh chóng, quyết liệt hơn.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Năm tháng qua đi, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranhtrở lên gay gắt, do đó, sự phân cực cũng diễn ra nhanh chóng, quyết liệt hơn Mặtkhác, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, các ưu đãi nhằm bảo hộnền sản xuất trong nước dần dần phải bãi bỏ Đây là một trong những khó khănrất lớn mà các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt Trước tình hình đó, cácdoanh nghiệp cần phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh, tạođược cho mình một khung hình hướng dẫn tư duy hành động, nhằm hướng tớinhững mục tiêu cụ thể Có như vậy, doanh nghiệp mới có khả năng thích nghivới những diễn biến phức tạp của thị trường và trụ vững trong “cuộc đọ sức” ấy

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp là một doanh nghiệpNhà nước mới được cổ phần, nên Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn

Vì vậy, Công ty cần phải nhanh chóng xác định được cho mình một chiến lượckinh doanh đúng đắn làm kim chỉ nam chỉ dẫn cho các hoạt động của Công ty

Kinh doanh nhà chung cư là một lĩnh vực Công ty mới được bổ sung và đivào hoạt động từ năm 2003 nên vẫnđang trong quá trình thử nghiệm và mở rộngthị trường Với những chính sách mới của nhà nước về quy hoạch đô thị và cácđiều kiện về dân số, thu nhập,…thì kinh doanh nhà chung cư là một lĩnh vực kháhấp dẫn trong tương lai

Qua thời gian thực tập và tìm về Công ty, em xin đề xuất đề tài: “phân tíchchiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựngcông nghiệp” Trong khuôn khổ bài viết này, em xin tập trung phân tích chiếnlược kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp trong

Trang 2

Kết cấu đề tài của em gồm 4 chương như sau:

Chương I: Khái luận về chiến lược kinh doanh và phân tích chiến lượckinh doanh

Chương II: Phân tích môi trường ngành kinh doanh nhà chung cư

Chương III: Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư vàXây dựng Công nghiệp

Chương IV: Đề xuất phương án chiến lược cạnh tranh nhà chung cư củaCông ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp và giải pháp thực hiện

Với đề tài này, em hy vọng có thể góp phần giúp Công ty thấy rõ được vịtrí của Công ty trên thị trường kinh doanh nhà chung cư và những phương ánchiến lược kinh doanh mà Công ty có thể lựa chọn nhằm phát triển lĩnh vực kinhdoanh này hơn nữa

Trang 3

CHƯƠNG 1:

KHÁI LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ PHÂN

TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH1.1 Khái luận về chiến lược kinh doanh

Từ thập kỷ 60 (thế kỷ XX) chiến lược được ứng dụng vào kinh doanh vàthuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời

Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược là việc xác định những mụctiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và thực hiện chương trình hành động cùngvới việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đã xác định.Cũng có thể hiểu, chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng đểđịnh hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì những sự phát triển

Mintzberg tiếp cận chiến lược theo cách mới Ông cho rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình hành động Theo ông, chiến lược có thể có nguồn gốc từ bất kỳ vị trí nào, nơi nào mà người ta có

Trang 4

1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh.

Lịch sử kinh doanh trên thế giới cho ta thấy không ít người thành đạt từ sốvốn ít ỏi nhờ có chiến lược kinh doanh hiệu quả

Tuy nhiên, cũng có không ít các nhà kinh doanh đã bị phá sản do sai lầmtrong khi lựa chọn chiến lược kinh doanh

Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường,các doanh nghiệp đã bắt đầu phân cực Nhiều doanh nghiệp xây dựng được chomình chiến lược kinh doanh hiệu quả thì tồn tại và phát triển

Vai trò của chiến lược kinh doanh là không nhỏ, đặc biệt trong nền kinh tếhội nhập hiện nay thì nó càng trở lên quan trọng Bởi, việc sản xuất cái gì khônghoàn toàn do doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định Mặt khác,doanh nghiệp không thể lường trước được hết những thay đổi nhanh chóng củathị trường Vì vậy, doanh nghiệp cần đặc biệt trú trọng đến việc tìm ra cho mìnhmột chiến lược kinh doanh hợp lý Có thể khái quát những lợi ích cơ bản củachiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp như sau:

- Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lai để quản trịgia xem xét và quyết định tổ chức đi theo hướng nào và khi nào đạt tới một mụctiêu cụ thể nhất định

- Giúp thấy rõ cơ hội và nguy cơ xảy ra trong kinh doanh hiện tại và tươnglai, để phân tích đánh giá dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai, tậndụng cơ hội, giảm nguy cơ đưa doanh nghiệp vượt qua cạnh tranh, giành thắnglợi

- Giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định để đối phó với từng môi trườngkinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 5

- Giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn thôngqua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống.

1.1.3 Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh

Sơ đồ 1.1 Quy trình xây dựng chiến lược

Bước 1: Xác định doanh nghiệp muốn gì?

Bước 2: Giúp doanh nghiệp làm rõ cần phải làm gì? Và doanh nghiệp có thể làmgì?

Bước 3: Chỉ ra doanh nghiệp sẽ phải làm gì?

Bước 4: Trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp làm như thế nào?

Hoạch định

chiến lược

Xác định mục tiêu

Phân tích chiến lược

Lựa chọn chiến lược

Tổ chức thực hiện chiến lược

(1)

(2)

(3)

(4)

Trang 6

1.2 Các vấn đề cơ bản về phân tích chiến lược

1.2.1 Vai trò của phân tích chiến lược

Phân tích chiến lược giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi chủ yếu sau:

- Doanh nghiệp cần phải làm gì?

- Doanh nghiệp có thể làm gì?

1.2.2 Nội dung của phân tích chiến lược

Phân tích chiến lược gồm 2 nội dung chính là: Phân tích môi trường bên ngoài và phân tích nội bộ doanh nghiệp

1.2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài:

* Mục đích của phân tích môi trường bên ngoài

- Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp,tuy nhiên có vai trò hết sức quan trọng đến doanh nghiệp

- Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, việc doanh nghiệp sản xuất cái gìphụ thuộc rất nhiều vào thị trường và các yếu tố bên ngoài Vì vậy, để có thểthành công trên thương trường, các doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành phântích môi trường bên ngoài Việc phân tích này nhằm mục đích chỉ rõ những cơhội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, từ đó có được những quyếtđịnh chiến lược đúng đắn

Trang 7

* Các yếu tố của môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp gồm hai môi trường kinh doanh chínhlà: Môi trường kinh doanh vĩ mô và môi trường kinh doanh tác nghiệp

Môi trường vĩ mô gồm nhóm các yếu tố môi trường kinh tế, nhóm các yếu

tố môi trường chính trị - xã hội, nhóm các yếu tố chính phủ, nhóm các yếu tố tựnhiên và nhóm các yếu tố công nghệ Các yếu tố của môi trường vĩ mô tác độngđến quá trình soạn thảo và thực thi chiến lược kinh doanh, vì thế, doanh nghiệpcần phải dự báo chính xác sự biến đổi của chúng để có thể xây dựng một bảnchiến lược kinh doanh hiệu quả

Môi trường tác nghiệp là các yếu tố xuất hiện trong một ngành sản xuấtkinh doanh, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh

đó Tác động đến toàn bộ quá trình soạn thảo và thực thi chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp Môi trường tác nghiệp gồm 5 yếu tố cơ bản là: Đối thủ cạnhtranh, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế

Sơ đồ 1.2:

Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh Môi trường tác nghiệp

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nguy cơ đối thủ cạnh tranh mới

Người mua

Sản phẩm

Trang 8

1.2.2.2 Phân tích nội bộ doanh nghiệp:

* Mục đích: nghiên cứu những gì thuộc về bản thân doanh nghiệp, tácđộng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tìm ranhững điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp

* Các yếu tố trong phân tích nội bộ doanh nghiệp: Thực tế, chúng takhông thể đánh giá hết được tất cả các nhân tố trong doanh nghiệp Tuy nhiên,chúng ta có thể đánh giá sơ lược tình hình nội bộ doanh nghiệp thông qua nhữngyếu tố chủ chốt như: công tác Marketing, tài chính, kế toán, quản trị, hệ thốngthông tin quản trị sản xuất – tác nghiệp

Căn cứ vào từng ngành nghề kinh doanh có thể đánh giá thông qua cácyếu tố cụ thể

1.2.3 Phương pháp phân tích chiến lược

1.2.3.1 Phương pháp ma trận SWOT

Trang 9

* Sơ đồ ma trận SWOT:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ ma trận SWOT

Phân tích nội bộ

Phân tích môi trường

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)S1:

Pa2: Hạn chế diểmyếu để tận dụng cơhội

Pa4: Rút lui

* Nội dung:

1.2.3.2 Phương pháp PEST:

1.3 Khuôn khổ phân tích chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu

tư và Xây dựng Công nghiệp

Trong bài viết này sử dụng cách tiếp cận của Ma trận SWOT (Strenght, Weakinesses, Opportunities, Threats) vì những ưu điểm sau:

Trang 10

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH KINH DOANH NHÀ

CHUNG CƯ2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.1 Yếu tố kinh tế của môi trường vĩ mô

* Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP/người:

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP/người

(Triệu USD)

GDP tính bằng USD bìnhquân người (USD)

2.1.1.1 Lạm phát:

Trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao đã làm cho giá cả thịtrường tăng ở hầu hết các mặt hàng, điều đó có ảnh hưởng lớn đến thị trườngkinh doanh nhà ở Vì giá cả các mặt hàng tăng nên đã đẩy giá nhà cũng tăngtheo, đây là một trong những khó khăn của các công ty kinh doanh nhà

Trang 11

2.1.1.2 Lãi suất cho vay:

Hiện nay, các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau quyết liệt trên thịtrường cho vay Lãi suất cho vay đồng nội tệ và ngoại tệ đều tăng và giữ ở mứccao Về lãi suất cho vay vốn bằng đồng nội tệ tăng bình quân từ 0,5% -0,6%/năm Đến tháng 12/2006, lãi suất cho vay cao nhất là 1,35% -1,40%/tháng Mức lãi suất cho vay phổ biến là 1,1%/tháng

Trong năm 2006, lãi suất chủ đạo USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED trong 6 tháng đầu năm liên tục được điều chỉnh tăng cao lên tới 5,25%, caonhất trong vòng 5 năm qua kể từ tháng 1-2001 Do đó, lãi suất cho vay bằngđồng ngoại tệ tăng, vào thời điểm tháng 12/2006, lãi suất phổ biến ở mức6,0%/năm, cao nhất đạt 7,5%/năm

-Lãi suất tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các doanhnghiệp nói chung và các công ty kinh doanh nhà ở nói riêng Vì, hầu hết cáccông ty hoạt động trong lĩnh vực này đều sử dụng một lượng vốn vay lớn, khi lãisuất cho vay cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty

Tuy nhiên, các ngân hàng hiện nay đang mở rộng các dịch vụ, đặc biệt là

mở rộng cho vay tiêu dùng, như: mua nhà, tậu xe,… với lãi suất ưu đãi Với cáckhoản cho vay mua nhà ưu đãi từ 70-80% giá trị căn hộ với thời gian từ 10 đến

15 năm Dịch vụ này đã góp phần tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên vớithu nhập không cao cũng có thể mua nhà, từ đó làm tăng cầu về nhà ở

2.1.1.3 Yếu tố tiền lương và thu nhập:

Trong những năm qua, tiền lương của cán bộ, công chức liên tục tăng, vìvậy, nhu cầu các dịch vụ không ngừng tăng, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở

Trang 12

2.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật

Nhìn chung, hệ thống pháp luật về thị trường nhà ở vẫn còn nhiều bất cập:

- Vẫn chưa có được một quan niệm rõ ràng và cụ thể về vai trò của vấn đềnhà ở trong toàn bộ hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia vàcác đô thị lớn Như Singapo, nhà được xem như một bộ phận không thể tách rờicủa các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Đó không chỉ là mộtvấn đề quan trọng về an ninh xã hội mà trước hết còn là một ngành sản xuất thuhút nhiều lao động và giải quyết nnhiều việc làm cho người lao động

- Môi trường pháp luật của chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện vàhình thành trên nhiều lĩnh vực mới, tính thường xuyên thay đổi (bổ sung, hoànthiện, sửa đổi) là không thể tránh khỏi Tuy nhiên, đó lại là một trở ngại lớn chocác hoạt động bắt đầu đàu tư sản xuất nhà ở, đặc biệt đối với khu vực tư nhân

Các luật lệ chính sách, quy định thường xuyên được ban hành nhiều khitrùng lặp, chồng chéo…, thậm chí phủ nhận lẫn nhau đã gây không ít khó khăncho các chủ thể kinh doanh nhà ở

- Về mặt thể chế, có quá nhiều các cơ quan cùng tham gia quản lý toàn bộhay từng phần của lĩnh vực nhà ở, như: các cơ quan quản lý đất đai, xây dựng,mua bán, chuyển nhượng,… Còn trên thực tế lại thiếu một “tổng chỉ huy” khiếncho việc điều hành kém hiệu quả và thiếu thống nhất trong lĩnh vực này

- Mặt khác, thiếu vắng sự cam kết mang tính thể chế giữa người dân vàchính quyền các cấp nên nhiều vấn đề xã hội nổi lên xung quanh việc chuyển cư,giải phóng mặt bằng cho cải tạo, phát triển nhà ở

Tóm lại, do tính chất của hệ thống pháp luật nước ta còn chưa ổn định vàthiếu sự đồng bộ trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở nên chưa kiểm soát được tính

Trang 13

tự phát và bất quy tắc trong xây dựng nhà tất yếu dẫn đến sự phá vỡ trật tự khônggian quy hoạch – kiến trúc và trật tự xã hội của các đô thị.

2.1.3 Yếu tố xã hội

2.1.3.1 Dân số:

Trong những năm qua, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm có giảm,tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối vẫn liên tục tăng

Bảng 2.2: Dân số trung bình qua các năm

Năm Dân số trung bình

(nghìn người)

Tốc độ tăng (%)

Cơ cấu (%) Thành thị Nông thôn

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ dân số thành thị ngày càng giatăng, năm 2000 mới chỉ là 24,22% thì đến năm 2006 đạt 27,13%, tăng gần 3%.Mặt khác, theo xu hướng tất yếu, dân số thành thị sẽ chiếm đa số, dân số nôngthôn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, do đó, nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là nhà chung cư

sẽ còn tăng cao

2.1.3.2 Hôn nhân và gia đình:

Trang 14

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có dân số trẻ, dân sốtrong độ tuổi chuẩn bị kết hôn lớn dẫn đến nhu cầu về nhà ở là không ngừngtăng

2.1.3.3 Nghề nghiệp:

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự phân hoá và đa dạng hoá nghềnghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ, điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến ngànhkinh doanh nhà ở Bởi vì, với mỗi nghề nghiệp khác nhau tạo ra cho con ngườinhững sở thích và lối sống khác nhau, chẳng hạn: với những người làm công tácnghiên cứu, họ thường thích ở những nơi yên tĩnh, không gian thoải mái,…2.1.3.4 Phong cách và lối sống:

Xã hội là một bức tranh muôn màu do các cá thể với những phông cách vàlối sống khác nhau tạo nên Mỗi phong cách và lối sống lại có những đặc trưngriêng của mình về cách mỗi cá thể suy nghĩ, hành động và thể hiện ra thế giớibên ngoài Chính những điều này lại ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu kiểudáng, chất lượng, mẫu mã,… của hàng hoá dịch vụ nói chung và của nhà ở nóiriêng Vì vậy, các công ty kinh doanh nhà ở cần phải tìm hiểu và điều chỉnh cáchoạt động của mình theo “hơi thở và nhịp sống”, theo phong cách và lối sốngcủa xã hội đương thời và xã hội tương lai

2.2 Phân tích môi trường ngành kinh doanh nhà chung cư

2.2.1 Phân tích đối thủ tiềm ẩn

Phân tích các yếu tố cơ bản:

2.2.1.1 Sức hấp dẫn của ngành:

Trang 15

Kinh doanh nhà ở là một trong những ngành có cầu tăng trưởng cao do sốlượng người trong tuổi kết hôn lớn Mặt khác, do các hộ gia đình không có khảnăng mua đất xây nhà riêng nên mua nhà chung cư là một giải pháp tốt.

Về môi trường pháp lý không có những rào cản lớn đối với các công tymuốn xâm nhập thị trường kinh doanh nhà

2.2.1.2 Các rào cản:

* Rào cản về kỹ thuật: Đây là rào cản đầu tiên khi một doanh nghiệp muốn

ra nhập thị trường kinh doanh nhà Để có thể kinh doanh nhà ở cần phải có đấtđai để xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ việc xây dựng, mà để có thể xây dựngnhà cao tầng cần nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại,… điều này là hoàn toànkhông dễ để tham gia vào thị trường kinh doanh nhà

* Về tài chính: Để có thể xây dựng nhà, mua đất đai… thì cần phải có mộtlượng vốn rất lớn Đây là một rào cản khó khăn đối với doanh nghiệp gia nhậpngành

* Thương mại:

+ Nhà ở là một hàng hoá cao cấp bởi không những do giá trị của nó cao,

mà còn do nhà là nơi ở, nơi sinh hoạt của các gia đình Vì vậy, khi mua nhà thìcác dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng là hết sức quan trọng Với một doanhnghiệp mới gia nhập ngành chưa có thương hiệu, khách hàng chưa biết nhiều vềchất lượng các dịch vụ của doanh nghiệp đó thì họ có phần e ngại khi mua nhàcủa họ Vì vậy, thương hiệu cũng là một trong những khó khăn đối với doanhnghiệp khi gia nhập ngành

+ Chi phí chuyển đổi khách hàng: Trong trường hợp doanh nghiệp kinhdoanh khó khăn và muốn thay đổi đối tượng khách hàng phục vụ có thể chuyển

Trang 16

đổi theo hướng nâng cấp chất lượng từ căn hộ bình dân thành căn hộ cao cấp,hoặc thành các văn phòng cho thuê làm trụ sở,…

2.2.2 Phân tích sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế của nhà chung cư chính là nhà biệt thự và nhà riêng.Nhà chung cư có ưu điểm là giá cả phù hợp với thu nhập của người lao động,những khu chung cư thường kèm theo là các công trình như: trường học, bệnhviện, nhà trẻ, công viên,… được xây dựng rất thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngàycủa người dân Mặt khác, an ninh trật tự ở các khu chung cư thường rất đảm bảo,

an toàn Tuy nhiên, ở nhà chung cư lại có một hạn chế rất lớn là không gian hẹp,rất khó có thể có nhà hai tầng trở lên, bởi nếu muốn sở hữu một căn hộ chung cư

mà có nhiều tầng thì khách hàng phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn, chi phí tớihàng tỷ đồng Và những hạn chế khác như: các hộ ở tầng cao thường gặp phảinhững vấn đề về nước bơm lên các tầng cao thường yếu và phụ thuộc nhiều vàocác tầng dưới; Bên cạnh đó, chất lượng các khu chung cư hiện nay còn chưa thậttốt, nhiều khu hệ thống cống vệ sinh chưa đảm bảo, nhiều công trình vì lợi íchtrước mắt, chủ đầu tư sẵn sàng sử dụng những vật liệu có chất lượng không tốt,hoặc rút bớt nguyên vật liệu khiến các công trình chỉ sau một thời gian đi vàohoạt động bị xuống cấp trầm trọng…

Với nhà riêng và biệt thự, ưu điểm là có thể xây dựng nhiều tầng, khắcphục được những hạn chế về vấn đề cấp thoát nước, vệ sinh,… và ở nhà riêng cóthể tự thiết kế kiểu dáng, lựa chọn nguyên vật liệu và giám sát thi công nên chấtlượng được đảm bảo Tuy nhiên, để mua được nhà riêng đòi hỏi khách hàng phảichi phí một khoản tiền lớn hơn nhiều so với mua nhà chung cư Mà đó là mộtvấn đề hoàn toàn không dễ đối với thu nhập trung bình của người dân hiện nay

Trang 17

Từ sự phân tích trên cho thấy, áp lực từ sản phẩm thay thế là không lớn.

2.2.3 Phân tích áp lực từ phía khách hàng

+ Quy mô tương đối của khách hàng là nhỏ, chủ yếu khách hàng là những

hộ cá thể riêng lẻ, nên áp lực không lớn

2.2.4 Phân tích áp lực từ phía nhà cung cấp

+ Một doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà thường có quy mô lớn,

có nhu cầu về nhiều loại mạt hàng khác nhau với khối lượng lớn, vì thế, tỷ trọngsản phẩm của mỗi nhà cung cấp là không lớn

+ Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp rất dễ dàng, vì hiện naytrên thị trường nguyên vật liệu và trang trí nội thất có rất nhiều nhà cung cấp vớinhững mức giá và chủng loại rất phong phú

+ Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp là không lớn, khi cần thay đổi nhàcung cấp, họ chỉ cần gửi thư điện tử hoặc đàm phán trực tiếp với nhà cung cấpkhác, mà điều đó là hoàn toàn dễ

+ Trong điều kiện hiện nay, thông tin về nhà cung cấp được đăng tải rấtphổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet,… nên doanhnghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin về các nhà cuang cấp

=> Áp lực từ nhà cung cấp là không lớn

2.2.5 Phân tích nội bộ ngành

* Nước ta đang từng bước quy hoạch và mở rộng đô thị ra các vùng lâncận, trong tương lai, các khu trung tâm chỉ dành cho buôn bán, thương mại, mởrộng các khu đô thị mới Mặt khác, với dân số trẻ như hiện nay thì nhu cầu về

Trang 18

nhà ở trong tương lai là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về nhà chung cư vì nhữngthuận tiện của nó

* Các rào cản rút lui:

+ Sự đặc thù của các thiết bị xây dựng là có giá trị lớn, tuy nhiên, khimuốn rút lui khỏi ngành, các máy móc thiết bị sẽ rất khó giải quyết, chỉ có thểbán thanh lý cho các công ty khác, hoặc bán sắt vụn

+ Một công ty xây dựng và kinh doanh nhà chung cư đòi phải có một sốlượng lớn lao động thường xuyên và lao động thời vụ Vì vậy, khi doanh nghiệprút lui cần phải giải quyết những ràng buộc với người lao động là rất khó khăn

Trang 19

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XAY DỰNG CÔNG NGHIỆP

3.1 Giới thiệu chung về Công ty

3.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp tiền thân là Công tyXây lắp, được thành lập theo văn bản số 617/CN, ngày 15/3/1968, của Phủ ThủTướng giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ, với nhiệm vụ chủ yếu là “thi công cáccông trình nhỏ, công trình di chuyển, sơ tán, các nhà máy mở rộng của Bộ và cáccông trình công nghiệp địa phương do Bộ phụ trách mà địa phương chưa có khảnăng đảm nhiệm được.”

Công ty Xây lắp có một chủ nhiệm và một số phó chủ nhiệm giúp việc Về

cơ cấu tổ chức của công ty gồm có:

Trang 20

toàn bộ hoạt động của Công ty mang tính thụ động và phụ thuộc vào các chỉ tiêu

kế hoạch của Nhà nước

Năm 1993, Bộ Công nghiệp quyết định chuyển đổi Công ty Xây lắp thànhDoanh nghiệp Nhà nước có tên giao dịch là: Công ty Xây dựng Công nghiệpNhẹ số 1 (đặt trụ sở chính tại 138 phố Hạ Đình, Thanh Xuân, quận Đống Đa,thành phố Hà Nội), với ngành nghề kinh doanh là xây dựng các công trình dândụng công nghiệp

Tổng mức vốn kinh doanh (tính đến ngày 31/12/1991) là 1.137.816 triệuđồng Trong đó:

Tổng mức vốn kinh doanh là: 12.487 Triệu đồng

3 Cho phép Công ty mở rộng phạm vi hoạt động trong cả nước và đặt chi nhánhtại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 21

Đến năm 1997, trước nhu cầu thực tế của ngành xây dựng, thêm một lần

Bộ Công nghiệp quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh, cho phép Công tyXây dựng Công nghiệp Nhẹ số 1được phép thi công xây dựng các công trình cơ

sở hạ tầng của các khu dân cư đô thị, xí nghiệp, trường học, khu chế xuất vớiquy mô nhỏ và vừa

Tháng 4 năm 2003, Bộ Công nghiệp đã quyết định đổi tên Công ty Xâydựng Công nghiệp Nhẹ số 1 thành Công ty Xây dựng Công nghiệp số 1 (viết tắt:VINAINCON 1) trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, vớitên tiếng Anh là: INDUSTRY CONTRUCTION COMPANY NO 1 (viết tắt:INCON 1); có trụ sở chính đặt tại: Số 158, phố Hạ Đình, phường Thanh XuânTrung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Có thể nói, lần đổi tên này đã khẳng định sự nỗ lực hết mình của toàn thểcác cán bộ, nhân viên, kĩ sư… không ngừng phấn đấu, nâng cao năng lực hoạtđộng của Công ty, đưa Công ty ngày càng phát triển

Tháng 12 năm 2003, trước những quy định mới của Nhà nước về chuyểnđổi Doanh nghiệp Nhà nước và những đòi hỏi của tình hình thực tế, Bộ Côngnghiệp đã ra quyết định chuyển đổi Công ty Xây dựng Công nghiệp số 1 thànhCông ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Tên quốc tế là:INDUSTRIAL CONSTRUCTION AND INVERTMENT JOINT STOCKCOMPANY (viết tắt: ICI) Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hìnhthành và phát triển của Công ty, bởi loại hình doanh nghiệp cổ phần còn khá mới

mẻ ở nước ta trong thời gian đó, nên những khó khăn trước mắt có thể nhìn thấy

là rất lớn

Tính đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp dã có 38

Trang 22

đường dài đầy gian khổ Từ một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trongthời kỳ bao cấp đã từng bước vươn lên và đứng vững trong nề kinh tế thị trường,

đó là sự thành công đáng kể của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Côngnghiệp

Để thành công được trong nền kinh tế thị trường, Công ty luôn lấy “Uytín, chất lượng, an toàn, tiến độ, hiệu quả” là phương châm hoạt động Bằngchứng của sự thành công được thể hiện ở quy mô vốn của công trình (lên tớihàng chục tỷ đồng), ở phạm vi hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng(Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh…), sốlượng các công trình và ở chất lượng của hàng chục công trình đã được chứngnhận

Bên cạnh đó, Công ty đã thật vinh dự và tự hào khi đón nhận Huânchương lao động hạng ba (năm 1998) và Huân chương lao động hạng nhì (năm2003) do Chủ tịch nước tặng nhằm ghi nhận những thành tích xuất sắc và nhữngđóng góp của Công ty vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc

3.1.2 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp

3.1.2.1 Tên, hình thức, trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện Công ty Cổ phầnĐầu tư và Xây dựng Công nghiệp:

1/ Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP

Tên giao dịch đối ngoại:

INDUSTRIAL CONSTRUCTION AND INVERTMENT JOINTSTOCKCOMPANY

Trang 23

Tên giao dịch viết tắt: ICIC

2/ Hình thức: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp được thành lập

dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theoNghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 16/9/2002 của Chính phủ và quyết định số218/2003/QĐ-BCN ngày 16/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Công tyđược tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp do nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999

3/ Trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh và địa bàn hoạt động của Công ty:

Trụ sở chính của Công ty đặt tại: số 158 phố Hạ Đình, phường ThanhXuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp:

- Có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Được sử dụng con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tạicác ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

- Hoạt động theo điều lệ của Công ty và Luật doanh nghiệp

- Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác trong phạm vi vốn điều lệ

Trang 24

- Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập và

3.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động

1/ Ngành nghề kinh doanh (Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103004178):

- Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng đến nhómA; Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đường bộ, đường dây và trạm biến thế điện;

- Đầu tư, kinh doanh nhà ở và hạ tầng khu công nghiệp;

- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện cơ khí phục vụ các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng;

- Sản xuất kinh doanh rượu và nước giải khát có cồn;

- Tư vấn đầu tư;

- Khảo sát, thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;

- Thiết kế quy hoạch tổng thể mặt bằng kiến trúc nội, ngoại thất công trìnhxây dựng dân dụng, công nghiệp;

- Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng;

- Sản xuất kết cấu thép phục vụ các công trình dân dụng và công nghiệp;

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

2/ Phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty:

Trang 25

Công ty hoạt động theo ngành nghề đăng ký kinh doanh, trên lãnh thổ ViệtNam và nước ngoài.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty:

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty:

Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gồm: các công ty, chinhánh, văn phòng đại diện, xí nghiệp, nhà máy, trung tâm, trường Bổ túc văn hoá

và dạy nghề, xưởng, đội Cho đến nay, Công ty có các đơn vị thành viên sau:

1 Xí nghiệp xây dựng số 1; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội

2 Xí nghiệp xây dựng số 2; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội

3 Xí nghiệp xây dựng số 3; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội

4 Xí nghiệp xây dựng số 4; địa chỉ: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thànhphố Hà Nội

5 Xí nhiệp xây dựng số 5; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội

6 Xí nghiệp xây dựng số 7; địa chỉ: 158 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội

7 Xí nghiệp xây lắp 24; địa chỉ: phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội

8 Xí nghiệp xây dựng số 9; địa chỉ: 46A Trần Quang Khải, quận 1, thành phố

Hồ Chí Minh

Trang 26

9 Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp tại thành phố

Hồ Chí Minh; địa chỉ: 42 Võ Văn Tần - phường 6 - quận 3 – thành phố Hồ ChíMinh

10 Trung tâm tư vấn thiết kế

11 Trường bổ túc vă hoá cấp III Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Côngnghiệp; địa chỉ: 21 ngõ 85 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Ngoài ra, Công ty còn có các đội trực thuộc, đó là: Đội số 2, đội số 4, đội

số 5, đội số 6, đội cơ giới, đội giao thông

Các đơn vị thành viên của Công ty thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc

có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng theo sựphân cấp của Công ty và phù hợp với pháp luật Đơn vị được giao sử dụng mộtphần tài sản, vốn của Công ty để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và chịutrách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Trong quá trình phát triển, phù hợp vớimục tiêu của Công ty và được pháp luật cho phép đơn vị thành viên trực thuộc

có thể chuyển thành công ty, có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức và hoạtđộng riêng, hạch toán độc lập

Các mặt hoạt động của đơn vị thành viên, mối quan hệ giữa các đơn vịthành viên với Công ty và giữa các đơn vị thành viên với nhau được thực hiệnthông qua hệ thống quy chế quản lý, điều hành nội bộ Công ty

3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý:

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Côngnghiệp gồm:

* Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơquan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông thường niên được

Ngày đăng: 27/11/2012, 14:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Quy trình xây dựng chiến lược - phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp
Sơ đồ 1.1. Quy trình xây dựng chiến lược (Trang 5)
Sơ đồ 1.2: - phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp
Sơ đồ 1.2 (Trang 7)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ ma trận SWOT - phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ ma trận SWOT (Trang 9)
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP/người - phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp
Bảng 2.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP/người (Trang 10)
Bảng 3.4:             Số lượng cán bộ chuyên môn của Công ty - phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp
Bảng 3.4 Số lượng cán bộ chuyên môn của Công ty (Trang 31)
Bảng 3.1: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2006 - phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp
Bảng 3.1 Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2006 (Trang 43)
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu đăng ký kế hoạch năm 2007 của Công ty Cổ phần  Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp - phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu đăng ký kế hoạch năm 2007 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp (Trang 47)
Bảng 3.3: Năng lực thiết bị chủ yếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và  Xây dựng Công nghiệp - phân tích chiến lược kinh doanh nhà chung cư của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp
Bảng 3.3 Năng lực thiết bị chủ yếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w