thực trạng lạm phát Việt Nam 2018 đến nay

29 77 0
thực trạng lạm phát Việt Nam 2018 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam với định hướng là một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu khá nổi bật về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất của nhân dân đã có sự cải thiện rất nhiều so với các thời kỳ trước của nền kinh tế. Đây cũng đang là giai đoạn chúng ta hội nhập quốc tế sâu rộng, với chủ trương xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh” và “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác đáng tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế”. Nhưng thực tế, nền kinh tế nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng lạm phát dễ bị mất kiểm soát, tình trạng nợ chính phủ cũng như nợ quốc gia tăng cao. Mặc dù trong những năm gần đây, Việt Nam đang kiểm soát lạm phát tốt, mức tăng CPI không quá cao, đạt những chỉ tiêu về kiểm soát lạm phát do Quốc hội đề ra, tuy nhiên với sự thay đổi tình hình chính trị thế giới giữa Nga và Ukraine thì áp lực lạm phát với nước ta là hiện hữu do nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” có thể xảy ra. Tình trạng lạm phát nếu không được kiểm soát sẽ gây ra những tác động to lớn không chỉ đến đời sống mà còn ảnh hưởng sâu rộng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể lạm phát cao làm cho suy giảm về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rõ rệt, điều này có thể dễ nhận thấy khi so sánh với nước láng giềng Trung Quốc, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhưng lại có tỷ lệ lạm phát cao hơn. Không những vậy tình trạng lạm phát cao còn đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình hình sản xuất khó khăn do giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng và sự sụt giảm doanh thu thực tế do tình hình lạm phát. Bên cạnh đó lạm phát tăng còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn trong nội bộ quốc gia. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, trước hết là giải quyết mục đích chung đó là tìm hiểu được nguyên nhân gây ra lạm phát, thực trạng của vấn đề và các giải pháp giải quyết lạm phát nói chung dựa trên các cơ sở lý thuyết kinh tế hiện tại đang được sử dụng . Thông qua đó áp dụng vào thực tế tình hình lạm phát của Việt Nam, đưa ra các giải pháp khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu NHÓM 2 NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LẠM PHÁT 4 Đối tượng nghiên cứu: Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát trong nền kinh tế. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam Khách thể nghiên cứu: Các tác động của lạm phát đối với nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu về các hình thức biểu hiện và cấp độ của lạm phát, nghiên cứu nguyên nhân gây ra lạm phát và sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế. Làm rõ tình trạng lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong một thời kỳ cụ thể. Tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra lạm phát, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. Không gian nghiên cứu: Việt Nam Thời gian nghiên cứu: từ 2018 đến nay. 4. Kết cấu đề tài Bài nghiên cứu gồm trang, bảng, hình ảnh cùng phụ lục. Ngoài phần Mục lục, Danh sách bảng biểu, Danh sách hình ảnh, Lời mở đầu, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 3 phần, nhằm làm rõ nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế và cụ thể tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay, bao gồm: Phần 1: Cơ sở lý luận Nội dung chương trình bày khái niệm về lạm phát, các hình thức biểu hiện và cấp độ của lạm phát cũng như đưa ra nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế. Phần 2: Tình hình lạm phát tại Việt Nam từ 2018 đến nay Từ cơ sở lý luận đã có liên hệ thực tế vào bối cảnh lạm phát tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay. Từ thực trạng lạm phát tại Việt Nam được nghiên cứu theo 3 giai đoạn, làm rõ nguyên nhân dẫn đến lạm phát và nhận ra các tác động (tích cực và tiêu cực) của lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam từ năm 2018 đến nay. Phần 3: Đề xuất giải pháp Từ tình hình lạm phát đã nêu, nhóm đưa ra những đề xuất bao gồm các giải pháp cấp bách và giải pháp chiến lược nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của lạm phát đối với nền kinh tế tại Việt Nam. NHÓM 2 NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LẠM PHÁT 5 NỘI DUNG CHÍNH PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về lạm phát 1.1.1 Khái niệm “Lạm phát” là một khái niệm rộng lớn và cho đến nay, các nhà kinh tế vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa nào về “lạm phát” hợp lý trong mọi trường hợp. Chính vì thế, với mỗi nhà kinh tế học trong các bài nghiên cứu kinh tế của họ thì các tác giả đều đưa ra 1 định nghĩa về “lạm phát”. Sau đây là một số định nghĩa được các nhà kinh tế đưa ra: • Theo Nhà kinh tế học Paul Samuelson cho rằng lạm phát là biểu thị cho sự tăng lên của mức giá chung. Ông nói rằng: “Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mỳ, xăng dầu, xe ô tô, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. • Theo KarlMarx viết trong Bộ Tư Bản: “Lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt”. • Theo Milton Friedman quan niệm: “Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài. Và nó luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng của tiền tệ”. Tóm lại: “lạm phát là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông quá lớn, vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho sức mua của đồng tiền sa sút không phù hợp với giá trị danh nghĩa mà nó đại diện” Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc chỉ số giảm phát GDP. 1.1.2 Công thức tính tỉ lệ lạm phát CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở Trong đó: CPIt là tỉ lệ lạm phát thời kì t 1.2 Hình thức biểu hiện của lạm phát và các cấp độ của nó 1.2.1 Hình thức biểu hiện của lạm phát Cho đến nay, lạm phát có nhiều dấu hiệu biểu hiện, dựa vào các dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến lạm phát, các nhà kinh tế học đề ra một số quan điểm thông dụng về lạm phát như sau: Lạm phát giá cả: có biểu hiện là tất cả các loại hành hóa dịch vụ được đề cập đến đều đã có mức giá tăng lên đáng kể trong một khoảng thời gian. Khi đó, giá cả của NHÓM 2 NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LẠM PHÁT 6 hàng hoá không phản ánh đúng giá trị của chúng (giá cả cao hơn giá trị thực của hàng hoá), điều đó có nghĩa sức mua của đồng tiền bị giảm sút. Lạm phát lưu thông tiền tệ: Đây là quan điểm cho rằng lạm phát là kết quả của việc gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông với một tỷ lệ cao, ngược lại lạm phát cao kéo theo một sự tăng trưởng tiền tệ cao. Lạm phát nhu cầu: xuất phát từ cầu quá mức, nó xảy ra khi các hiện tượng của nền kinh tế làm tăng tổng cầu tiền, dẫn dến tăng tổng cung tiền, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế không tương xứng đã dẫn đến lạm phát. Việc này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là tăng cầu tiền do thâm hụt ngân sách hay tăng cầu tiền bắt nguồn từ nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ. Lạm phát chi phí: do chi phí tăng trong khi khối lượng sản xuất không tăng hoặc tăng ít. Chi phí sản xuất tăng lên khiến cho mức cung tiền vượt quá nhu cầu, đã dẫn đến lạm phát. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát phí chi phí, như là: Tăng lương vượt quá mức tăng năng suất lao động xã hội; đầu tư cơ bản sử dụng vốn từ NSNN và vốn tín dụng kém hiệu quả; nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm thiết yếu tăng lên; sự lãng phí quá mức trong tiêu dùng xã hội;… 1.2.2 Các cấp độ của lạm phát ❖ Phân loại theo mức độ lạm phát (theo định lượng) Lạm phát vừa phải: Đây là lạm phát mà tỷ lệ tăng giá của hàng hoá trong khoảng dưới 10%năm, còn gọi là lạm phát 1 con số. Trong điều kiện lạm phát vừa phải xảy ra, giá cả hàng hóa tăng nhẹ nên giá trị tiền tệ tương đối ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế và toàn bộ nền kinh tế phát triển. Tác hại của lạm phát vừa phải là không đáng kể, thậm chí lạm phát loại này còn có tác dụng tích cực đối với sự phát triển cho nền kinh tế xã hội. Chính vì thế, khi xây dựng chiến lược quản lý và phát triển nền kinh tế vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách thường định hướng chỉ số lạm phát nằm trong giới hạn một con số. Lạm phát phi mã: Là lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số (tối đa là 200%). Trong điều kiện lạm phát phi mã, nền sản xuất sẽ không phát triển và hệ thống tài chính quốc gia đó sẽ bị phá hoại nghiêm trọng. Các quốc gia Mỹ La tinh đã hứng chịu mức lạm phát từ 20% đến 200% trong suốt thời kỳ từ 1980 đến 1999. Việt Nam những năm 1976 đến 1994 cũng trải qua thời kỳ lạm phát cao, hầu hết chỉ số lạm phát các năm đều là 2 con số. Siêu lạm phát: Là loại lạm phát mà giá cả hàng hoá tăng với tỷ lệ trên 200%. Siêu lạm phát phá hủy toàn bộ nền kinh tế và luôn đi kèm với hiện tượng suy thoái nền kinh tế nghiêm trọng. Điển hình ví dụ về hiện tượng lạm phát này là lạm phát ở Đức những năm 19221924; lạm phát ở Nga sau Cách mạng tháng 10; lạm phát ở Mỹ thời kỳ nội chiến hay ở Zinbabwe với tốc độ lạm phát tại thời điểm tháng 72008 là NHÓM 2 NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LẠM PHÁT 7 2.200.000%. Việt Nam cũng đã trải qua siêu lạm phát trong những năm 19861987 1988 với mức độ lạm phát đỉnh điểm vào năm 1987 là 776%. ❖ Căn cứ vào định tính Lạm phát cân bằng: tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động hoặc phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên điều này không ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của người lao động hay nền kinh tế nói chung. Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với người lao động hoặc không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại lạm phát này thường rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Lạm phát dự đoán trước: Là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại làm phát này có thể được dự đoán trước được tỷ lệ, vậy thế nền kinh tế cũng đã có sự chuẩn bị trước nên không gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế. Lạm phát bất thường: Xảy ra bất thường mà dường như trước đây chưa hề được xuất hiện, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nói riêng và với nền kinh tế nói chung do chưa có sự chuẩn bị, dẫn tới biến động nền kinh tế có thể rất nghiêm trọng. 1.3 Các nguyên nhân gây ra lạm phát Khi xem xét nguyên nhân dẫn đến lạm phát, người ta thường chia thành các nhóm nguyên nhân như sau: Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chính sách của Nhà nước: Lạm phát do nguyên nhân này thường xảy ra khi có những thay đổi về chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ như chính sách thu chi NSNN, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách tỷ giá,… làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế biến động hay làm cho giá ngoại tệ tăng lên. Nhìn chung, Chính phủ chỉ ra những quyết định thay đổi các chính sách trên nhằm mục đích điều tiết vĩ mô theo hướng có lợi cho nền kinh tế, nhưng đôi khi do không lường trước được những biến động thực tế nên đã gây ra tình trạng lạm phát. Chẳng hạn, trong một số trường hợp do sự thay đổi chính sách thu chi NSNN của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách và buộc phải phát hành tiền để bù đắp. Do phát hành vượt quá lượng tiền cần thiết nên lạm phát đã xảy ra; hoặc những thay đổi trong chính sách tiền tệ tín dụng: Ngân hàng trung ương ra quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm gia tăng khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, nếu lượng tiền gia tăng này quá lớn, vượt quá nhu cầu của nền kinh tế sẽ dẫn đến lạm phát xảy ra. Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chủ thể kinh doanh: Trong thực tế, do quản lý điều hành kinh doanh yếu kém, các cơ sở kinh doanh có thể làm tăng giá cả NHÓM 2 NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LẠM PHÁT 8 các yếu tố đầu vào. Khi giá cả của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tăng lên, đặc biệt là giá các nguyên nhiên vật liệu cơ bản của nền sản xuất (xăng, dầu, sắt, thép, ximăng,...) gia tăng sẽ đội giá thành sản phẩm và làm cho giá bán sản phẩm tăng lên. Khi giá bán của các các sản phẩm thiết yếu tăng lên, sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá dây chuyền trên diện rộng. Lúc này, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát. Trong trường hợp này, khi giá cả của hàng hóa tăng lên trên diện rộng sẽ có tác động ngược trở lại đối với giá cả các yếu tố đầu vào. Quá trình này cứ tiếp diễn sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát. Lạm phát ở mức độ cao đều ẩn chứa các nguyên nhân này. Nhóm nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên: Khi xảy ra những rủi ro như dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, động đất, núi lửa,... trên diện rộng thường để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội và để khắc phục đòi hỏi Nhà nước cần chi một lượng tiền không nhỏ vào lưu thông. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ và nhất thời cũng là một hiện tượng tất yếu của hậu thiên tai, dịch bệnh. Lúc này, nếu Chính phủ không có những kế sách khắc phục những rủi ro này một cách phù hợp thì chính những hiện tượng này đã đẩy khu vực đó và nền kinh tế rơi vào lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát bắt nguồn từ nguyên nhân này hầu như chỉ xảy ra ở những nền kinh tế yếu kém. Ngoài những nhóm nguyên nhân trên, lạm phát còn có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như là: Xảy ra chiến tranh, bất ổn chính trị, xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ,… Thông thường, một nền kinh tế xảy ra lạm phát không thể chỉ bắt nguồn bởi một hoặc một nhóm nguyên nhân, mà sẽ là kết quả của tổng hợp tác động của nhiều nguyên nhân nêu trên. 1.4 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế xã hội 1.4.1 Tác động tiêu cực Nếu lạm phát ở mức cao hoặc quá cao (lạm phát phi mã và siêu lạm phát) thì lại có ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực của nền kinh tế: Đối với lĩnh vực sản xuất: lạm phát làm cho giá cả vật tư, nguyên liệu, hàng hoá tăng nhanh, từ đó dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm sút, doanh thu của ngày hôm nay chưa chắc đã bù đắp được chi phí kinh doanh của ngày hôm sau, qui mô sản xuất ngày càng bị thu hẹp, gia tăng tình trạng phát triển không đều, mất cân đối giữa các ngành sản xuất. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển hướng vào những hàng hóa an toàn, giữ được giá trị (vàng, ngoại tệ...) nhằm bảo toàn vốn. Đối với lĩnh vực lưu thông hàng hoá: Lạm phát làm rối loạn quá trình lưu thông hàng hoá, kích thích tâm lí đầu cơ tích trữ hàng hoá, tạo nên nhu cầu giả tạo, làm cho sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh sản xuất ngày NHÓM 2 NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LẠM PHÁT 9 càng thu hẹp, nhu cầu đầu cơ tăng lên, điều này càng khiến cho giá cả hàng hóa ngày càng leo thang, tức là lạm phát ngày càng tăng mạnh. Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng: Lạm phát phá vỡ các chức năng của tiền tệ, làm cho sức mua của đồng tiền làm sút một cách nhanh chóng, dân chúng mất lòng tin vào đồng tiền mất giá, không muốn nắm giữ đồng tiền đó nữa. Chính vì thế, việc dân chúng từ chối gửi nội tệ vào ngân hàng thương mại là tất yếu. Khi xảy ra lạm phát cao, dân chúng có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm để chuyển sang những hàng hóa, tài sản an toàn giữ được giá trị như vàng, ngoại tệ... Điều này làm hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm ảnh hưởng lớn đến vai trò điều hoà lưu thông tiền tệ của ngân hàng. Đối với lĩnh vực tài chính Nhà nước: Lạm phát làm cho nguồn thu NSNN ngày càng bị thu hẹp, giảm sút cả về số lượng lẫn giá trị thực tế, trong khi chi tiêu Chính phủ ngày càng gia tăng về mặt giá trị thực tế, điều này dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách ngày càng tăng. Đối với tiêu dùng và đời sống của người lao động: Lạm phát làm cho tiêu dùng thực tế giảm, đời sống dân cư trở nên khó khăn do tiền lương danh nghĩa không đủ bù đắp cho nhu cầu tiêu dùng cần thiết, đồng thời tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng. Tóm lại, hậu quả của lạm phát cao là rất nặng nề và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước. 1.4.2 Tác động tích cực Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 25% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau: Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu. Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. PHẦN II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 2018 ĐẾN NAY NHÓM 2 NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LẠM PHÁT 10 2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn 2.1.1 Giai đoạn 20182019 (trước khi xuất hiện Covid19) ❖ Năm 2018: Theo số liệu công bố năm 2018 của Tổng cục Thống kê , CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017. CPI tháng 122018 giảm 0,25% so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 4,88% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 6122018 và 21122018 làm giá xăng, dầu giảm 10,77% (tác động CPI chung giảm 0,45%). Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,89% do giá gas trong tháng giảm 9,64%. Có 811 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 5,76% (dịch vụ y tế tăng 7,53%) do giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo Thông tư số 392018TTBYT ngày 30112018 (làm CPI chung tăng 0,29%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,43%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,22%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05% (lương thực tăng 0,17%; thực phẩm giảm 0.02%); nhóm bưu chính viễn thông và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cùng tăng 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2018 cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế chỉ số CPI. Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ vừa thực hiện công tác điều chỉnh giá cả, nhưng vẫn giữ được mục tiêu tối thượng là kiểm soát lạm

Ngày đăng: 29/05/2022, 16:50

Hình ảnh liên quan

BẢNG TÊN THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ - thực trạng lạm phát Việt Nam 2018 đến nay
BẢNG TÊN THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan