Dùng lạm phát để chống lạm phát

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát Việt Nam 2018 đến nay (Trang 27 - 29)

4. Kết cấu đề tài

3.2.3 Dùng lạm phát để chống lạm phát

Đối với quốc gia còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai tài nguyên,… như nước ta, nhà nước có thể tăng chỉ số phát hành để chi phí cho việc mở rộng đầu tư và hi vọng các công trình đầu tư mang lại hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát. Áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải có một tiềm lực mạnh về các yếu tố sản xuất, có trình độ khoa học– kĩ thuật tiên tiến, trình độ quản lí kinh tế cao thì mới có thể thành công.

NHÓM 2 - NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LẠM PHÁT 24

KẾT LUẬN

Như vậy, lạm phát là biểu hiện của vấn đề mất cân đối vĩ mô phức tạp. Mỗi lần xuất hiện ở mỗi hoàn cảnh và điều kiện khác nhau thì khác nhau nên cùng mang màu sắc muôn hình, muôn vẻ. Để nhận dạng đúng và bắt mạch đúng nguyên nhân gây ra lạm phát là rất khó khăn. Có thể nói lạm phát mỗi khi diễn ra đã hàm chứa đủ các yếu tố như lạm phát cơ cấu, lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy.

Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt gồm cả tích cực và tiêu cực. Lạm phát có thể làm tăng lãi suất danh nghĩa dẫn đến suy thoái nền kinh tế và thất nghiệp gia tăng; lạm phát gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và lạm phát sẽ khiến những khoản nợ nước ngoài trở nên trầm trọng hơn. Đây đều là những tác động tiêu cực ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế quốc gia. Nhưng lạm phát không phải lúc nào cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Để chống lạm phát không thể áp dụng đơn lẻ một giải pháp nào mà phải có một hệ thống các nhóm giải pháp mới mong thành công. Ở Việt Nam, Chính Phủ đã đưa ra các biện pháp cấp bách như: giải pháp về chính sách tài khóa, giải pháp về cải cách tiền tệ, giải pháp về điều hành ngân sách và các loại giải pháp các. Bên cạnh đó Chính Phủ còn đưa ra được những giải pháp chiến lược như xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn, dùng lạm phát để chống lạm phát.

Chúng ta chống lạm phát nhưng không quên nhiệm vụ đẩy nhanh phát triển của nền kinh tế, bảo đảm nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Chống lạm phát đến một mức nào đó có thể làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nhưng để nền kinh tế không tụt hậu so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi phải đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là nguyên tắc bất di bất dịch.

NHÓM 2 - NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LẠM PHÁT 25

PHỤ LỤC

Nguồn tham khảo: Tài liệu về lý thuyết:

[1]Giáo trình Nhập môn tài chính-tiền tệ: TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN Tài liệu thống kê số liệu:

[2] https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/10/thong-cao-bao-chi- ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018-2/

[3] https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinh-hinh- kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/

[4]Kiểm soát thành công lạm phát năm 2020, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra dưới 4% – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)

[5]Kiểm soát lạm phát thấp – thành công của năm 2021 và áp lực trong năm 2022 – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)

[6] Căng thẳng Nga - Ukraine tác động ra sao đến lạm phát tại Việt Nam? (24h.com.vn)

[7] Khủng hoảng Nga-Ukraine: Hệ lụy, cơ hội và hướng đi cho kinh tế Việt Nam (baochinhphu.vn)

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát Việt Nam 2018 đến nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)