Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế phù hợp

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát Việt Nam 2018 đến nay (Trang 26)

4. Kết cấu đề tài

3.2.1 Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế phù hợp

Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt. Trong mô thức phát triển mới, ổn định vĩ mô là nền tảng căn bản, thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng đồng bộ sẽ là những yếu tố nội sinh quyết định lợi thế cạnh tranh dài hạn của nước ta. thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Quốc hội đề ra, là điều kiện tiên quyết, tạo tiền đề vĩ mô vững chắc cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, tạo đà cho quá trình thực hiện toàn diện, lâu dài và có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Cần xử lý thỏa đáng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế trước mắt với yêu cầu phát triển bền vững. Xây dựng lộ trình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, tránh duy ý chí, làm tăng giá thành đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam. Tăng cường công tác tuyên truyền để thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Cần tạo điều kiện hơn cho 3 đột phá chiến lược, đồng thời tập trung một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu theo 3 trục cơ bản là: tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tập trung nguồn lực tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả, bền vững và bảo đảm an sinh xã hội, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc.

Do lưu thông hàng hóa là tiền đề của lưu thông tiền tệ nên nếu quỹ hàng hàng hóa được tạo ra có số lượng lón chất lượng cao, chủng loại phong phú thì đây là tiền đề vững chắc nhất để ổn định lưu thông tiền tệ, nhằn huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn, trong đó cần chú trọng điều chỉnh cơ cấu hợp lí, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu . Đổi mới chính sách quản lí công: Chính phủ phải khai thác và quản lí chặt chẽ các nguồn thu, tăng thu từ thuế chủ yếu dựa trên cơ sở mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thoát có hiệu quả. Ngân sách nhà nước phải đảm bảo cho tính hiệu quả và tiết kiệm. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực làm cơ sở cho các cân đối khác trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát Việt Nam 2018 đến nay (Trang 26)