HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống Covid mà Việt Nam đãthực hiện trong thời gian qua Đánh giá những thành công và hạn chế
HÀ NỘI – 11/2021
Trang 23 Các yếu tố của quá trình truyền thông4
5 Vai trò và sức mạnh của truyền thông 6
II.PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG COVID MÀ VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN
1 Bối cảnh đại dịch COVID-19 7
2 Các hoạt động truyền thông Việt Nam đã thực hiện trong thời gian vừa qua 8
2.1.Hoạt động truyền thông trên TV 9
2.2.Hoạt động truyền thông trên báo điện tử 12
2.3.Hoạt động truyền thông trên đài phát thanh 14 2.4.Hoạt động truyền thông trên báo in 16
2.5.Hoạt động truyền thông trên nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, ) 19
III.ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG
1.Thành công 22 2.Hạn chế 22
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO25
MỞ ĐẦU
Cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã gây nên những tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội và sinh mạng người dân; song, không thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được trong cuộc chiến chống COVID-19 Những thành tựu đó đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao Để có được kết quả đó là do rất nhiều yếu tố như: Sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, năng lực của ngành y tế, tinh thần đoàn kết, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân… Trong đó, vai trò của công tác truyền thông là vô cùng quan trọng.Theo nhận định của tạp chí hàng đầu Mỹ The Nation, chiến dịch truyền thông mạnh mẽ và sáng tạo là một trong những yếu tố giúp Việt Nam thành công trong cuộc chiến chống dịch.
Trang 4NỘI DUNG
I.KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG1.Truyền thông là gì?
(Ảnh: viettintravel)
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,…, chia
sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.
2.Phương tiện truyền thông
Phương tiện truyền thông là các hoạt động cụ thể để truyền thông của doanh
nghiệp hay tổ chức nhằm mục đích quảng bá thương hiệu Các phương tiện truyền
Trang 5thông đều hướng tới đối tượng mục tiêu, có chiến lược về nội dung Các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay đó là:
Truyền thông cá nhân: Là kênh sở hữu các tương tác, đối thoại cá nhân
Với các công cụ như điện thoại, tin nhắn nhanh, email,…để làm tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Truyền thông đại chúng: Sử dụng các phương tiện như báo chí, truyền
hình hay các ấn phẩm để truyền đạt thông tin với số lượng người tiếp cận lớn.
Truyền thông mạng xã hội: Đây là hình thức truyền thông mới, đem lại
hiệu quả cao nhất là trong thời đại 4.0 như hiện nay Việc truyền tải thông tin qua mạng xã hội sẽ có tốc độ nhanh và phủ sóng cao hơn rất nhiều so với các kênh khác.
3.Các yếu tố của quá trình truyền thông
(Ảnh: pylogon.vn)
Để tiến hành truyền thông cần có các yếu tố sau:
Nguồn (Source), hoặc người gửi, cung cấp (Sender):
Là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền thông Đó có hể là một cá nhân nói, viết, vẽ hay làm một động tác Yếu tố khởi xướng có thể là một nhóm người, một tổ chức truyền thông như cơ quan đài phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tấn…
Thông điệp (Message):
Là yếu tố thứ hai của truyền thông Thông điệp có thể bằng tín hiêu, ký hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, song trên không trung hoặc bằng bất cứ ký hiệu
Trang 6quan trọng là thông điệp phải được diễn tả bằng ngôn ngữ mà người cung cấp (nguồn) và người tiếp nhận đều hiểu được Đó có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hằng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật trong khoa học kỹ thuật hay ngôn ngữ văn học nghệ thuật Bằng bất cứ cách nào, một ý nghĩa nào đó cũng phải được diễn tả bằng ngôn ngữ hiểu được trong truyền thông.
Mạch truyền/Kênh (Channel):
Là yếu tố thứ ba trong truyền thông Mạch truyền làm cho người ta nhận biết thông điệp bằng các giác quan Mạch truyền là cách thể hiện thông điệp để con người có thể nhìn thấy được qua các phương tiện nghe, nhìn qua hình ảnh, truyền hình và những dụng cụ nghe nhìn khác như: sờ, nếm, ngửi qua mẫu, hiện vật thí nghiệm.
Người tiếp nhận, nơi tiếp nhận(Receiver):
Là yếu tố thứ tư của truyền thông Đó là những người nghe, người xem, người giải mã, người giao tiếp hoặc có thể là một người, một nhóm, một đám đông thành viên của một tổ chức hay của công chúng đông đảo.
Phản hồi/Hiệu lực, hiệu quả (Feedback):
Là yếu tố thứ tư của truyền thông Đó là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ công chúng/nhóm đối tượn tác động trở về nguồn phát Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông Trong một số trường hợp, mạch phản hồi bằng không hoặc không đáng kể Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng/nhóm đối tượng truyền thông Dòng phản hồi càng lớn về quy mô và cường độ thì năng lực, hiệu lực truyền thông càng cao và càng dễ tạo hiệu quả truyền thông cao.
Nhiễu (Noise):
Yếu tố cuối cùng gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kĩ thuật,…) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch.
4.Bản chất xã hội của truyền thông
Truyền thông là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội (giao tiếp liên cá nhân, giao tiếp gia đình, giao tiếp nhóm, giao tiếp đại chúng Đây là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin.
Truyền thông là một hoạt động giao tiếp xã hội, khai nguồn, khai phá và phát huy được nhận thức, lý tưởng, những yếu tố về mặt tinh thần của con người.
Trang 7Truyền thông còn là một hoạt động can thiệp xã hội Quyền lực của truyền thông là quyền dân chủ trực tiếp, luôn tồn tại cùng các hình thức dân chủ đại diện Tác động, giúp công chúng có thêm hiểu biết để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả Cảnh báo và dự đoán từ đó tiêu liệu những giải pháp để giải quyết vấn đề Giám sát và phản biện xã hội
5.Vai trò và sức mạnh của truyền thông
Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng
Đối với chính quyền nhà nước:
o Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật Ngoài ra chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chính các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.
o Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.
Đối với công chúng:
o Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những người xung quanh Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang…
o Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Đối với nền kinh tế:
Trang 8o Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ.
o Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
o Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực
hoạt động trong công tác truyền thông để giúp người dân nắm bắt những thông tin chính xác, tối ưu cũng như cập nhật thường xuyên tình hình dịch bệnh ở khắp các vùng từ đó phân loại các vùng như xanh, vàng, cam đỏ; đẩy mạnh tuyên truyền các khẩu hiệu chống dịch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm mỗi người trong hoàn cảnh hiện nay.
II.PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG COVID MÀ VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN QUA
1.Bối cảnh đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc, là quốc gia láng giềng ở phía Bắc Việt Nam Do khoảng cách địa lý gần gũi và mật độ đi lại, giao thương bình thường giữa hai quốc gia là khá lớn nên Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng từ sự lây lan của dịch bệnh Ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam là vào ngày 23/1/2020 (một trong những nước đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục ghi nhận ca nhiễm COVID-19) Tuy vậy, trước phản ứng kịp thời của Chính phủ Việt Nam, dịch COVID-19 đã được kiểm soát tương đối tốt Nhờ đó Việt Nam đã giảm được đáng kể các thiệt hại về kinh tế cũng như về con người, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia lân cận ở trong cùng hoàn cảnh.
Trang 9Tấm biển tuyên truyền phòng, chống COVID-19 trên đường phố Hà Nội (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
2 Các hoạt động truyền thông Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua
Trang 10(Ảnh: nghecontent.com)
2.1.Hoạt động truyền thông trên TV
Mục tiêu: Trong thời điểm dịch bệnh khó khăn , trên mạng xã hội lan truyền vô
cùng nhiều những thông tin sai sự thật , gây nhiễu loạn tinh thần và hiểu biết của người dân về COVID-19 Vì vậy , những bản tin COVID xuất hiện trên tivi đều được chọn lọc những thông tin xác thực , chính xác nhất từ địa phương để đăng tải , lan toả thông tin đến người theo dõi để khán giả có cái nhìn đúng đắn nhất về tình hình dịch bệnh hiện nay Đây cũng là cách truyền tải thông tin nhanh chóng , hiệu quả , dễ tiếp cận người xem nhất kể cả những người không sử dụng mạng xã hội vẫn có thể nắm bắt đầy đủ thông tin
Đối tượng: Tất cả mọi người, không phân biệt lứa tuổi
Trang 11- Các chính sách, quy định của ngành y tế nhằm tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn, khuyến khích người dân hình thành các hành vi, thói quen và kỹ năng mới để phòng, chống dịch COVID19
- Tuyên truyền kịp thời, nhất là nội dung về “Sự phù hợp về thời gian cách ly, chăm sóc y tế đối với người trở về từ các tỉnh, thành phố thực hiện xã hội hóa theo phương châm 16CTTTg và các trường hợp khác có liên quan”
( theo chỉ huy UBND tỉnh số 5395 / UBNDKGVX ngày 18 tháng 8 năm 2021)
- Giáo dục, cảnh báo những hành vi, thói quen, kỹ năng an toàn và không an toàn bằng nhiều cách rõ ràng, dễ hiểu, dễ phổ biến, dễ sử dụng để mọi người và gia đình thực sự hiểu đầy đủ về chúng Tự bảo vệ mình trong mùa dịch và vùng bị dịc
- Tăng cường thông tin truyền cảm, nêu gương người tốt, việc tốt, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh
- Thi đua cách làm hay, mô hình phòng, chống dịch hiệu quả
- Điều này đặc biệt phản ánh sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cơ quan chức năng và các lực lượng tuyến đầu trong việc chung tay chống dịch COVID19.
Phương tiện truyền thông: TiviVí dụ:
Chương trình truyền hình “COVID-19 phòng và chống” do Ban Khoa giáo, Đài
Truyền hình Việt Nam thực hiện trong những ngày giãn cách xã hội Ê-kíp đã phân tích những thông tin khoa học một cách dễ hiểu nhất để phòng tránh COVID-19, lựa chọn những đề tài người dân đang quan tâm nhất hiện nay như: Bệnh lý nền nào cần chú ý khi tiêm vaccine phòng COVID-19, chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19, Ai có nguy cơ diễn biến nặng khi nhiễm COVID-19?, 10 điều cần làm khi cách ly F1 tại nhà,… từ đó mong muốn mỗi khan giả xem chương trình có thể áp dụng ngay các biện pháp trên một cách hiệu quả để phòng chống dịch COVID-19.
Trang 12Chương trình “COVID-19 phòng và chống” (Ảnh: dangcongsan.vn)
Các bản tin thời sự được phát sóng hằng ngày ở những khung giờ “vàng” nhằm thu
hút người xem về tình hình đại dịch ở trong nước và quốc tế Những bản tin mang tính xác thực, minh bạch, có những hình ảnh, video giúp chúng ta nhìn thấy hiệu hậu quả nghiêm trọng, tiêu cực do COVID -19 gây ra Từ đó có phương hướng bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và xã hội hiệu quả.
Trang 13Một phóng sự có lẽ đang gây sốt mạng xã hội hiện nay là VTV Đặc biệt: Ranh
(Ảnh: vtv.vn)
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 51 Đài Truyền hình Quốc gia phát song, VTV đặc biệt mang tựa đề “Ranh giới” được phát tối 8/9 đã mang lại thành công vang dội Phóng sự đã đề cập tới vấn đề nóng bỏng, bức xúc hiện nay trong cuộc chiến sinhtử phòng chống (PC) đại dịch Covid 19 - một cuộc chiến chưa có tiền lệ, chưa có giáo trình hoặc thực địa nào nhuần nhuyễn bấy nay Không chỉ vậy, nó còn chạm vào trái tim và lấy đi nước mắt người xem đài bằng cách nói đúng sự thật, phô bày những bất cập, hệ lụy không thể tránh khỏi mà các hệ thống báo chí, truyền thông chính thống chưa đề cập đầy đủ, kịp thời Cuối cùng, xem xong “Ranh giới” giúp ta nhận thức cần trân trọng cuộc sống, biết yêu thương đồng cảm và san sẻ trong đại dịch để “không ai bị bỏ lại phía sau”.
2.2.Hoạt động truyền thông trên báo điện tử
Mục tiêu: Thông qua các trang báo đưa đến nguồn tin về covid cập nhật từng ngày
từng giờ giúp người dân nắm rõ tình hình dịch bệnh mới nhất Bên cạnh đó , bổ sung thông tin cho những người công việc bận rộn , không kịp xem thời sự để cập
Trang 14nhật tin tức kịp thời Nguồn tin đưa ra nhiều thông tin rộng rãi , trong và ngoài nước một cách khách quan.
Đối tượng: Có hạn chế về độ tuổi đối tượng truy cập
Thông điệp: Tình hình dịch bệnh, số ca nhiễm, ca tử vong và số ca khỏi bệnh mới
mỗi ngày, đề nghị người dân tuân thủ quy tắc 5K
Phương tiện truyền thông: Máy tính, latop, điện thoại, iPad,
Ví dụ: Các trang báo điện tử như Bộ Y Tế, VN Express, Báo Quân đội nhân dân,…
giúp đa dạng hơn nguồn tin tức và linh hoạt hơn khi tiếp nhận thông tin, bây giờ là thời đại công nghệ số 4.0, một chiếc điện thoại, máy tính bảng, hoặc thiết bị kết nối Internet đã có thể dễ dàng nhanh chóng và thu nhận thông tin một cách chính xác nhất Nhưng cũng không thể phủ nhận những tin bài vô căn cứ, tin bài không rõ nguồn gốc tin giả lan tràn trên các trang mạng xã hội, gây hoang mang, mất niềm tin vào công tác chống dịch của nhà nước của người dân.
Trang 152.3.Hoạt động truyền thông trên đài phát thanh
Mục tiêu: Truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất, người nghe nắm bắt được
nội dung thông tin về phòng chống Covid-19
Đối tượng: Tất cả mọi người nghe bản tin phát thanh, không giới hạn độ tuổiThông điệp: Cập nhật tất những thông tin mới về tình hình dịch bệnh Tuyên
truyền cho người dân các biện pháp phòng chống dịch Covid Đồng thời cũng
Trang 16của bản thân mỗi người đối với gia đình và cộng đồng Nâng cao ý thức cá nhân và không được chủ quan trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Phương tiện truyền thông: loa phát thanh, radio,
Ví dụ: Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thời gian qua, các cấp,
các ngành và các địa phương trên địa bàn huyện Cái Bè đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 Trong đó, chú trọng phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, chỉ đạo hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở nhằm kịp thời cung cấp thông tin, góp phần nâng cao ý thức tự giác phòng dịch cho người dân.
Cái Bè tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 qua hệ thống truyền thanh (Ảnh: tiengiang.gov)
Đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trước và sau khi tiếp âm phát thanh 03 cấp theo quy định vào khung giờ 02 buổi sáng và chiều, cán bộ Đài Truyền thanh cơ sở xây dựng chương trình, thông báo của Ủy ban nhân dân xã về việc khuyến cáo người dân không tụ tập đông người; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế như: Sử dụng khẩu trang khi ra đường, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn,
Bà Nguyễn Thị Kim Chi, cán bộ Đài Truyền thanh xã Mỹ Đức Tây cho biết :