CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT CẢM XÚC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI 1.1.Khả năng nhận biết cảm xúc - Nhận biết xúc cảm của người khác và bộc lộ xúc cảm bản thân: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ. - Biết điều chỉnh cảm xúc tùy vào tình huống. - Yêu thích cây cối, động vật; Thể hiện tình cảm với cây cối, động vật. - Vui sướng khi được ngắm nhìn, sử dụng đồ chơi, trang phục đẹp, ấn tượng. - Tỏ ra ghét, tức giận với những vai ác độc, tham lam. - Có thái độ biểu cảm khi nghe âm thanh, giai điệu gợi cảm. - Thích thú ngắm nhìn và sử dụng từ gợi cảm nói lên xúc cảm của mình về các sản phẩm tạo hình. - Thích thú với các trải nghiệm mới - Thích hợp tác chơi với các trẻ khác. - Thích chơi trò Cha Mẹ. - Biết tự mặc đồ và cởi đồ - Biết thảo luận các giải pháp để giải quyết một vấn đề - Tỏ ra độc lập hơn. - Tưởng tượng các hình ảnh lạ kỳ là những con quái vật - Tự nhìn bản thân như là một người đầy đủ với các bộ phận, trí óc và cảm xúc - Thường chưa phân biệt được đâu là thật đâu là ảo. 1.2.Đặc điểm phát triển đời sống xúc cảm – tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi Mỗi một độ tuổi sẽ có một khủng hoảng riêng, ở trẻ 3 tuổi, khủng hoảng này được gọi là khủng hoảng trẻ lên ba. Chỉ khi ta giải quyết tốt, và trải qua được khủng hoảng của từng độ tuổi, ta mới có thể phát triển bình thường và có thể đối mặt với khủng hoảng ở các giai đoạn. 1.2.1. Sự phát triển xúc cảm Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận… đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi của trẻ. Trẻ bắt đầu hình thành và thể hiện cái “tôi”. Bé thích tự làm mọi việc, thích tự chơi theo ý mình. Tuổi lên ba là tuổi đứa trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình, biết mình có riêng, mình là con gái hay con trai, phân biệt mình với thế giới xung quanh. Lúc này, bé yêu của bạn đã có khả năng tự ý thức về bản thân và từ đó nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, trẻ bắt đầu thích nghe đánh giá và nhận xét về mình, và đương nhiên rồi, bé rất thích được khen. Cái “tôi” của bé rõ ràng nhất khi bé muốn tự làm mọi việc, muốn có quyền đối với mọi vật xung quanh, muốn trở thành người lớn ngay tức khắc, không muốn can thiệp vào hoạt động của mình. Mong muốn được làm người lớn, được độc lập là động lực thúc đẩy sự phát triển cái “tôi” của trẻ lên ba. Quan tâm nhiều hơn tới thế giới xung quanh. Bé chú ý hơn tới các vật dụng gia đình, quan sát các hiện tượng ngoài cửa sổ, bắt chước động tác của các con vật, thích nghịch nước và chơi bóng…Ý thức về thời gian của bé trở nên rõ ràng hơn. Bé yêu thể hiện sự quan tâm còn bằng việc luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ năng đơn giản, đồng thời bắt đầu biết dùng các vật thể đó làm các trò chơi theo trí tưởng tượng của trẻ. Xuất hiện những “khủng hoảng tuổi lên ba”: Trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, V.Keler đã từng nhấn mạnh đợt khủng hoảng vĩ đại của một đứa trẻ với những biểu hiện có thể có như: Bé trở nên tiêu cực hơn trong quan hệ xã hội với những người xung quanh nên đôi lúc bé không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Bé cũng có thể ngoan cố hơn, có những phản ứng đối với những quyết định của chính mình, thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Bạn cũng cảm thấy con mình trở nên ngang ngạnh và không vâng lời những người thân trong gia đình mình. Bé cũng có thể đột nhiên tự tiện hơn trong hành vi, bé muốn tự mình làm điều gì đó không cần sự giúp đỡ của bố mẹ nữa, và hướng đến sự độc lập về mặt vận động của bé. Đôi lúc bạn bị sốc thực sự khi nghe con bạn mắng người lớn là “đồ ngốc”, hoặc bé trở nên nổi loạn trong những tình huống cụ thể. 1.2.2. Sự phát triển tình cảm Tình cảm trí tuệ của trẻ bắt đầu xuất hiện. Qua câu chuyện kể, trẻ thích thú lắng nghe và kể lại nội dung một cách hứng thú, xúc động thật sự đối với các nhân vật yếu ớt, tự hào, thích thú noi gương các nhân vật anh hùng. Nhiều đối tượng mới lạ đều gây sự tò mò ham hiểu biết đối với trẻ. Trẻ biết kể chuyện khi đến thăm vườn bách thú, bắt chước những hành vi của các con vật một cách say sưa. Tình cảm đạo đức ở trẻ thể hiện khá rõ, khi mẹ ốm, trẻ biết lo lắng, giúp mẹ lấy nước… biết phân biệt hành vi tốt của mình và trẻ khác. Biết bày tỏ tình cảm của mình với ông, bà, cha, mẹ, thể hiện “tinh thần đoàn kết” với các bạn cùng chơi. Bé thích được khen, biết mình mắc lỗi khi làm sai…Lúc này, bé yêu của bạn cũng đã có sự tự ý thức về cảm xúc rất rõ rệt, bé đã biết xấu hổ khi bị ai đó lên án. Thậm chí, chúng có thể nhận xét về mình (thông qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong truyện). Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tai, tương lai, bé đã biết bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu, và có những người bạn thân mến của bé. Bé có nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi hơn và không chịu thỏa hiệp nếu cha mẹ trả lời qua loa. Ví dụ bạn đang làm việc, con bạn đang ngồi chơi bên cạnh. Con quay sang gọi mẹ “Mẹ ơi con bảo này” nhưng mẹ chỉ nói “con nói đi” mà không quay sang nhìn trực diện vào bé, bé sẽ không đồng ý và nói “mẹ phải quay và nhìn con khi con nói cơ”. Hoặc có thể bé chỉ cho bạn xem cái này, do đang bận bạn chỉ trả lời đại khái, bé sẽ cằn nhằn “chưa nhìn mà trả lời thế ah”…Bé đã biết lý luận, thậm chí bắt bẻ người lớn. Vì vậy bạn đừng coi bé là trẻ con mà phải đối xử bình đẳng với bé như một người lớn, bé muốn được như vậy! Tình cảm thẩm mỹ được phát triển mạnh qua các giờ dạy vẽ, nặn, xé, dán ở các lớp mẫu giáo. Trẻ biết khen đẹp, chê xấu… Tình cảm thực tiễn: trẻ hoạt động tích cực với đồ vật, với các quan hệ người, ở hành động thực tiễn này khi thành công, thất bại trẻ đều bộc lộ thái độ xúc cảm rất rõ ràng.