1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tốt nghiệp trung cấp chính trị - Nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT

18 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 đòi hỏi giáo dục - giáo dục phổ thông nói riêng phải phát triển mạnh mẽ để góp phần kiến tạo nguồn nhân lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ; xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tê; nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân vừa là thời cơ, vừa tạo ra thách thức to lớn đối với giáo dục nước ta theo hướng phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh đó, giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng phải được đổi mới mạnh mẽ với tư duy sâu sắc, toàn diện, theo kịp, xứng tầm. Từ những kiến thức đã được học trong chương trình trung cấp lý luận chính trị cùng với nhận thức của bản thân về vai trog và tầm quan trọng của giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững của huyện Thanh Oai, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo ở trường THCS Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay” là tiểu luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Xét ở cấp độ vĩ mô với không gian và thời gian rộng hơn đã có nhiều tác giả, nhà khoa học nghiên cứu, đề cập. Nhưng xét ở cấp độ vi mô và trong khuôn khổ của một tiểu luận thì chưa có tác giả nào đề cập, nghiên cứu và đây cũng chính là cái mới của đề tài. 3. Đối tưọng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm Chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưỏng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững; vai trò của giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay. Tại trường THCS Hồng Dương - huyện Thanh Oai từ tháng 8- 2008 đến tháng 4-2011. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm bước đầu tìm hiểu về phát triển bền vững, vai trò của giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững, phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững tại trường THCS Hồng Dương- huyện Thanh Oai - Hà Nội hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ của để tài: - Tìm hiểu cơ sở lý luận, phương pháp luận của nội dung đề tài nghiên cứu - Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông ở Thanh Oai - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển bền vững ở trường THCS Hồng Dương -Thanh Oai. 5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp bộ môn văn hoá xã hội… Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này giúp bản thân tôi nắm vững cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu… Phương pháp quan sát, trao đổi, trò chuyện, phân tích, tổng hợp dữ liệu, số liệu so sánh, đánh giá nhằm phục vụ đề tài. 6. Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, nội dung chính của tiểu luận được chia làm 03 chương Trong quá trình làm tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Bồi dưỡng cán bộ Lê Hồng Phong; đặc biệt là cô giáo Tăng Thị Thanh Thu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận.. Chương I MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1-Một số khái niệm. 1.1.1-Giáo dục: Khái niệm giáo dục có hai nghĩa, khi sử dụng khái niệm giáo dục là một động từ thì Giáo dục dùng để chỉ “Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực yêu cầu đề ra”. Còn khi sử dụng là một danh từ thì giáo dục nhằm để chỉ “Hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy của một nước”. 1.1.2-Giáo dục phổ thông: Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm giáo dục phổ thông được sử dụng như một danh từ: “Ngành giáo dục dạy những kiến thức cơ sở chung cho học sinh” 1.1.3-Phát triển bền vững: “Vận động tiến triển theo chiều hướng tăng lên” 1.1.4-Bền vững: “Vững chắc và bền lâu” 1.1.5-Phát triển bền vững: Phát triển bền vững lag một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thé giới , mỗi quốc gia sẽ đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hoá… riêng để hoạch định chiến lựơc phù hợp nhất với quốc gia đó. 1.2-Một số quan điểm về phát triển bền vững và vai trò của giáo dục trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.

Ngày đăng: 01/05/2022, 21:20

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2-Tình hình và kết quả giáo dục phổ thông đã đạt từ năm 2008 đến tháng 5 năm 2011. - Tiểu luận tốt nghiệp trung cấp chính trị - Nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT
2.2.2 Tình hình và kết quả giáo dục phổ thông đã đạt từ năm 2008 đến tháng 5 năm 2011 (Trang 11)
2.2.2. Tình hình cơ sở vật chất: - Tiểu luận tốt nghiệp trung cấp chính trị - Nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT
2.2.2. Tình hình cơ sở vật chất: (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w