Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định củapháp luật về đất đai, thẩm quyền giải quyết TCĐĐ; thực trạng TCĐĐ và việc giảiquyết TCĐĐ của các cơ quan có thẩm quyền qua thự
Trang 1Tôi xin trân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, cùng quý thầy, cô TrườngChính trị tỉnh Đăk Nông đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình họctập Đặc biệt tôi xin cảm ơn giảng viên ThS Vương Đình Thái – Phó trưởng KhoaNhà nước và Pháp Luật Trường Chính trị tỉnh Đăk Nông là người đã hết lòngquan tâm trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức hạn chế nên nội dung đề tài mà tôithực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy, cô góp ýchỉ dẫn để tôi hoàn thiện đề tài và đồng thời rút kinh nghiệm để sau này áp dụngtrong thực tế tại cơ quan trong quá trình giải quyết công việc được hiệu quả hơn.Xin chân th nh c m n!ành cảm ơn! ảm ơn! ơn!
Đăk Nông, ngày 30 tháng 7 năm 2016
Học viên thực hiện
Nguyễn Cao Trí
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐỀ TÀI
Trang 2TT Nội dung Viết tắt
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
4 SỐ lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai từ năm 2013 đến tháng 6/2016 17
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
Trang 4CHẤM TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Điểm tối đa
Điểm thực tế
1.1 Tranh chấp và giải quyết tranh
1.2 Đánh giá thực trạng giải quyết
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của việc giải quyết tranh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ 5
2.1 Mục tiêu: 5
2.2 Nhiệm vụ: 5
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5
3.1 Đối tượng: 5
3.2 Phạm vi: 5
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
4.1 Phương pháp chung: 5
4.2 Phương pháp cụ thể: 5
5 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5
6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 5
1.1 TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 5
1.1.1 Khái niệm TCĐĐ 5
1.1.2 Giải quyết TCĐĐ 5
1.1.3 Trình tự, thủ tục giải quyết TCĐĐ 5
1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ 5
1.2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 5
1.2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 5
1.2.1.2 Địa hình, địa mạo 5
1.2.1.3 Khí hậu, thời tiết 5
1.2.1.4 Thực trạng môi trường 5
1.2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 5
1.2.2.1 Dân số và lao động: 5
1.2.2.2 Thực trạng phát triển đô thị: 5
1.2.2.3 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn 5
1.2.3 Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Krông Nô 5
1.2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Krông Nô 5
1.2.3.2 Tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ 5
1.2.4 Ưu điểm và hạn chế việc giải quyết tranh chất đất đai trên địa bàn huyện Krông Nô 5
1.2.4.1 Ưu điểm 5
1.2.4.2 Hạn chế 5
1.2.4.3 Nguyên nhân hạn chế: 5
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 5
2.1 PHƯƠNG HƯỚNG: 5
2.1.1 Phương hướng chung 5
2.1.2 Nhiệm vụ cụ thể: 5
2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 5
KẾT LUẬN 5
KIẾN NGHỊ 5
TÀI LIỆU SỬ DỤNG VÀ THAM KHẢO 5
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Huyện Krông Nô nằm phía Đông của tỉnh Đăk Nông, cách trung tâmtỉnh khoảng 110 km theo đường quốc lộ 14 và 90 km theo đường quốc lộ 28.Trong những năm qua cùng với xu thế phát triển chung của các địa phương trongtỉnh, huyện đã có những bước phát triển về nhiều mặt; song song với quá trìnhphát triển đó thì nhu cầu về sử dụng đất cũng ngày càng tăng cao Đất đai lànguồn nội lực quan trọng góp phần trong việc phát triển KT - XH, QP – AN Dotình trạng dân di cư tự do từ nơi khác chuyển đến quá nhiều dẫn đến nhu cầu đấtnông nghiệp phục vụ sản xuất ngày cang tăng nhanh, tình trạng phá rừng làmnương rẫy diễn ra ngày càng phức tạp hơn, diện tích rừng giảm mạnh, vấn đề khaithác nguồn lực đất đai chưa mang lại hiệu quả cao, vai trò của Nhà nước trongquản lý, sử dụng đất với chức năng là đại diện cho chủ sở hữu toàn dân về đất đaichưa thể hiện rõ, hiệu quả quản lý thấp Dẫn đến những năm gần đây trên địa bànhuyện Krông Nô tình hình tranh chấp đất đai (TCĐĐ) ngày càng gia tăng về sốlượng và phức tạp về tính chất, tập trung tại những địa phương đô thị hóa ngày càngdiễn ra mạnh mẽ như là ở thị trấn Đăk Mâm, xã Đăk Drô, Nam Đà, Nâm Nung, NâmN’Đir, Tân Thành Các dạng tranh chấp đất đai (TCĐĐ) phổ biến trong thực tế là:tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất;tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất; TCĐĐ trong các vụ án ly hôn Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đếnTCĐĐ như: Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành chậm; việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càngphổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa đượcthừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở những xã nhiềulúc giá đất tăng đột biến
Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổitương thích với từng giai đoạn phát triển của đất nước, song bên cạnh đó cònnhiều quy định không nhất quán Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ
Trang 7TCĐĐ của các cơ quan hành chính và TAND trong những năm qua vừa chậm trễ,vừa không thống nhất Có nhiều vụ phải xử đi, xử lại nhiều lần, kéo dài trongnhiều năm, phát sinh khiếu kiện kéo dài và làm giảm lòng tin của người dân đốivới đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết TCĐĐ hiện nay là loại công việckhó khăn, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấpdân sự nói chung Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định củapháp luật về đất đai, thẩm quyền giải quyết TCĐĐ; thực trạng TCĐĐ và việc giảiquyết TCĐĐ của các cơ quan có thẩm quyền (qua thực tiễn ở huyện Krông Nô) trongnhững năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sungchính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các TCĐĐ thích hợpnhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết TCĐĐ, bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện
nay Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải quyết TCĐĐ
trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, thực trạng và giải pháp” làm tiểu
luận cuối khóa
2 Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng tranhchấp và giải quyết TCĐĐ ở huyện, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn chỉnh và cơchế áp dụng pháp luật để giải quyết có hiệu quả hơn các TCĐĐ
2.2 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu này, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu những quy địnhcủa pháp luật đất đai liên quan đến việc giải quyết TCĐĐ, thực trạng giải quyếtTCĐĐ ở huyện Krông Nô Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại trong quátrình áp dụng pháp luật đất đai hiện hành để giải quyết TCĐĐ; đề xuất các giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyếtTCĐĐ trên địa bàn huyện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng:
Trang 8Giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Krông Nô liên quanđến nhiều cấp, nhiều ngành Trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu côngtác giải quyết tranh chấp về đất đai của chính quyền huyện Krông Nô.
3.2 Phạm vi:
+ Về không gian: Giải quyết TCĐĐ đai trên địa bàn huyện Krông Nô + Chủ thể giải quyết: Chính quyền huyện Krông Nô
+ Về thời gian: Từ năm 2013 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp chung:
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp như: Phân tích thống kê, chi
tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, theo nhiều cách riêng rẽ tới kếthợp với nhau Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá cácnghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách đất đai Trên cơ sở đó, cùngvới tình hình thực tế và đặc điểm của huyện Krông Nô, tác giả lựa chọn các nộidung và chỉ tiêu đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai ở đây
4.2 Phương pháp cụ thể:
Phương pháp cụ thể được dùng trong đánh giá tình hình giải quyết TCĐĐ
và thực thi chính sách đất đai ở huyện Krông Nô và chỉ ra các vấn đề tồn tại cùngvới các nguyên nhân, từ đó hình thành các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giảiquyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Krông Nô Các phương pháp thu thập tài liệu,
thông tin, được sử dụng trong nghiên cứu: Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua
các báo cáo kết quả giải quyết TCĐĐ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnKrông Nô từ năm 2013 đến tháng 6/2016
5 Thời gian nghiên cứu của đề tài: Từ 23/6 đến ngày 30/7/2016
6 Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 02
Trang 9Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1 TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1.1 Khái niệm TCĐĐ
TCĐĐ là một hiện tượng xã hội xảy ra trong bất kỳ hình thái KT - XHnào Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì TCĐĐ mang màu sắc chínhtrị, đất đai luôn là đối tượng tranh chấp giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.Việc giải quyết triệt để các TCĐĐ ở các xã hội phải được thực hiện bằng một cuộccách mạng xã hội Ở xã hội không tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giai cấp đối kháng,tranh chấp đất thường là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ của cácbên Việc giải quyết TCĐĐ do các bên tự tiến hành thông qua con đường thươnglượng, hòa giải hoặc do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dựa trênviệc áp dụng các quy định của pháp luật
Theo quy định tại khoản 24 điểm 3 Luật Đất đai năm 2013 thì: “TCĐĐ là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bêntrong quan hệ đất đai.” TCĐĐ có các đặc điểm cơ bản sau:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu Đối tượngcủa TCĐĐ là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quátrình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranhchấp;
- Các chủ thể TCĐĐ chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không cóquyền sở hữu đối với đất đai;
- TCĐĐ luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể cho nênkhông chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà cònảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước
TCĐĐ xảy ra tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các bên, gâynên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quiđịnh của pháp luật về đất đai cũng như những chính sách của nhà nước khôngđược thực hiện một cách triệt để
1.1.2 Giải quyết TCĐĐ
Trang 10Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: “Giải quyết TCĐĐ là giảiquyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phụchồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đốivới hành vi vi phạm pháp luật về đất đai”.
Giải quyết TCĐĐ, với ý nghĩa là một nội dung của chế độ quản lý nhànước đối với đất đai, được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền, nhằm tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyếtcác bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại.Đồng thời xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Ý nghĩa của giải quyết TCĐĐ
Việc xem xét giải quyết tranh chấp về đất đai là một trong những nộidung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, là biện pháp đểpháp luật về đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội Thông qua việcgiải quyết tranh chấp về đất đai, mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phùhợp với lợi ích nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất
Với ý nghĩa đó thì việc giải quyết TCĐĐ là tìm ra giải pháp đúng đắntrên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhândân Giải quyết TCĐĐ nhằm phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm hạiđồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vicủa họ gây ra Đó là công việc có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho pháp luật đượcthi hành, tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
1.1.3 Trình tự, thủ tục giải quyết TCĐĐ
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 LuậtĐất đai năm 2013 đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinhtrong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết các TCĐĐ tại điều
203 Trong đó khoản 1 của điều luật có nội dung: TCĐĐ mà đương sự có Giấychứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tạiĐiều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhândân giải quyết Các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 vẫn giữ
Trang 11nguyên nội dung các quy định tại khoản 1, 2 và khoản 5 điều 50 Luật Đất đai 2003
và có sự bổ sung thêm một số trường hợp đó là:
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993theo quy định của Chính phủ
- Giấy tờ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm
1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu,
am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 củaLuật này
Tại khoản 2 điều 203 quy định: TCĐĐ mà đương sự không có Giấychứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 củaLuật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết TCĐĐ
là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyềnhoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
- TCĐĐ mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai
Ngày 26/6/2014 Tòa án nhân dân tối cao đã có công văn hướng dẫn số117/TANDTC-KHXX để phổ biến, quán triệt và triển khai thi hành Luật Đất đaiđến các đơn vị trong toàn ngành Do vậy, từ ngày 01/7/2014 khi thụ lý để giảiquyết vụ án dân sự về TCĐĐ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Mọi TCĐĐ đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, (phường, thịtrấn) mà không thành thì đương sự có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân Đây làmột quy định bắt buộc, được coi như một thủ tục “tiền tố tụng” mà đương sự phảithực hiện trước khi khởi kiện tới Tòa án nhân dân
Trang 12- Theo quy định tại điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 điều 88 củaNghị định số 43/NĐ-CP Ngày 15/5/2014 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thìthành phần Hội đồng hòa giải cấp xã (phường, thị trấn) gồm: Chủ tịch hoặc PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổquốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởngthôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đờitại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đấtđó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn Tùy từng trường hợp cụthể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…Thủ tục hòa giải TCĐĐ tại Ủy ban nhân dâncấp xã (phường, thị trấn) được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết TCĐĐ Việc hòa giải phải được lập thànhbiên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận việc hòa giải không thành củaUBND cấp xã Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBNDcấp xã nơi có đất tranh chấp Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng
về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến PhòngTài nguyên và Môi trường đối với trường hợp TCĐĐ giữa HGĐ, cá nhân, cộngđồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợpkhác để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giớithửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất
- Đối với những TCĐĐ mà đương sự không có giấy Chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật Đất đai thì phải yêu cầuđương sự phải cam kết chỉ khởi kiện đến Tòa án nhân dân mà không đề nghị Ủyban nhân dân giải quyết TCĐĐ để tránh trường hợp cùng một vụ việc cả hai cơquan cùng tham gia giải quyết
* Giải quyết TCĐĐ theo trình tự tố tụng (dân sự): việc giải quyết
TCĐĐ tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự.Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
Trang 13diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bấtđộng sản đó).
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án
có thẩm quyền Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để cácđương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Khác với hoạt động hòagiải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ ándân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lậpbiên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiếnthì tranh chấp chính thức kết thúc Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết địnhđưa vụ án ra xét xử Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏathuận với nhau về việc giải quyết vụ án Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyềnkháng cáo theo trình tự phúc thẩm
* Giải quyết TCĐĐ theo trình tự hành chính: trình tự này sẽ được áp
dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minhquyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND Đốivới TCĐĐ giữa HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủthể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện Nếu một bên hoặc cácbên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếunại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đốitượng đó với HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyềnkhiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh Nếu một trong các bên đương sự khôngđồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết
Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dântheo quy định của pháp luật tố tụng hành chính Quy định này tạo điều kiện thuậnlợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức
Trang 14bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quátrình giải quyết TCĐĐ.
1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ.
1.2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Krông Nô nằm phía Đông của tỉnh Đăk Nông, có tổng diện tích tựnhiên 81.374,2 ha, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn;
108o05’41” độ kinh Đông; vị trí địa lý của huyện tiếp giáp với các đơn vị như sau:
- Phía Nam giáp huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông;
- Phía Bắc giáp huyện Cư Jút và huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông;
- Phía Tây giáp huyện Đăk Mil và huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông;
- Phía Đông giáp huyện Krông Ana và huyện Lắk, tỉnh ĐắkLắk
Huyện Krông Nô có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua trung tâmhuyện như tuyến quốc lộ 28 đoạn qua huyện dài 54,5 km, nối QL 14 với huyện vàthị xã Gia Nghĩa; tuyến tỉnh lộ 3 đi thị trấn Đăk Mil, đoạn qua huyện dài 20 km đãđược đầu tư nâng cấp;
1.2.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Krông Nô đa dạng và được chia thành ba dạng chính:
- Dạng địa hình núi cao: phân bố về phía Tây và phía Nam của huyện,chiếm khoảng 51% tổng diện tích tự nhiên Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trungbình cấp V, VI, độ cao trung bình từ 800-1.200 m so với mặt nước biển, các xãĐăk Nang, Đức Xuyên, Nâm Nung, Nâm N’Đir, khu bảo tồn Nam Nung mang nétđặc trưng của dạng địa hình này
- Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình: tập trung ở phía Bắc và trungtâm huyện, chiếm khoảng 39% tổng diện tích, độ cao trung bình 450-600 m so vớimặt nước biển, địa hình bị chia cắt; độ dốc trung bình cấp II đến cấp IV Tập trung
Trang 15ở các xã Đăk Sôr, Nam Đà, thị trấn Đắk Mâm Đây là dạng địa hình được hìnhthành từ đá mẹ chủ đạo là đá sét và biến chất, đá bazan và đá granit.
- Dạng địa hình thung lũng: tập trung phía Đông, dọc theo dòng sôngKrông Knô và các suối lớn, chủ yếu ở các xã Đức Xuyên, Buôn Choáh, Đăk Nang,Nâm N’Đir, chiếm khoảng 10% tổng diện tích, độ dốc trung bình cấp I, II, độ caotrung bình 400-450 m so với mặt nước biển Khu vực này chủ yếu được hìnhthành do quá trình bồi lắng phù sa, hình thành nên những cánh đồng màu mỡ vensông Krông Knô và các suối chính trên địa bàn
1.2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu huyện Krông Nô mang nét chung của khí hậu vùng nhiệt đớigió mùa Cao nguyên Thời tiết hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từtháng 5 đến hết tháng 10, chiếm trên 84% lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từtháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2
và tháng 3 hầu như không mưa
1.2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.2.1 Dân số và lao động:
Huyện Krông Nô có cộng đồng dân cư gồm 19 dân tộc anh em cùng sinhsống Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2014, toàn huyện có 70.636 nhânkhẩu, trong đó dân số đô thị là 5.886 người, chiếm 9,12%, dân số ở nông thôn58.634 người, chiếm 90,88%; đồng bào dân tộc thiểu số là 5.931 hộ, với 28.190
Trang 16nhân khẩu, chiếm 39,9% tổng dân số của huyện; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,65%;
trấn, với tổng số 101 thôn, buôn, bon, tổ dân phố Các xã có mật độ dân số cao
(134,3 người /km2)
1.2.2.2 Thực trạng phát triển đô thị:
Trong những năm qua, qui mô xây dựng đô thị trên địa bàn huyện khôngngừng được mở rộng, tốc độ phát triển KT - XH đều tăng qua các năm, vốn đầu tưxây dựng đô thị tăng khá nhanh Việc cải tạo, nâng cấp đô thị đã làm thay đổi rấttích cực bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị Tốc độ cải tạo, phát triển nhà ở đượcđẩy nhanh Chất lượng, điều kiện nơi ở của nhân dân được cải thiện Nhìn chung
cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thị trấn tương đối hoàn thiện.Thị trấn Đắk Mâm hiện nay đã và đang được đầu tư để trở thành đô thị loại IV,một trung tâm kinh tế - văn hoá- chính trị - xã hội - an ninh, quốc phòng củahuyện
1.2.2.3 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Krông Nô có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nên cũng hình thànhnhiều hình thái dân cư khác nhau, phổ biến nhất là hình thái bon, thôn Toànhuyện có 94 thôn, bon, buôn, với tổng dân số khu vực nông thôn năm 2014 là58.634 người
Đối với khu vực giáp ranh nội thị: Có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển,
hệ thống giao thông, công trình công cộng,… được đầu tư nhiều, như xã Nam Đà,Đắk Nang, Nâm N’dir, Đây là khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, quy mô cácđiểm dân cư phân bố tập trung Khu vực nhà ở của nhân dân được tầng hoá, ngóihoá Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực; dịch vụ tiểu thủcông nghiệp phát triển tương đối mạnh Tổng diện tích đất các khu dân cư nôngthôn của huyện năm 2014 có 2.542,56 ha, chiếm 3,1% tổng diện tích tự nhiên toànhuyện Trong đó có những xã có quy mô khu dân cư lớn như Nam Xuân (457,76ha), Nam Đà (447,55 ha)
1.2.3 Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Krông Nô