Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Quảng Ninh
Trang 1Lời mở đầu
Một nền kinh tế phát triển là mục tiêu trớc mắt cũng nh lâu dài của Đất nớc Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanh chóng trên mọi bình diện, nền kinh tế nớc ta còn nhiều mặt cha phát triển thì chúng ta cần thiết phải xây dựng những ngành kinh tế mang tính chiến lợc nh Thông tin, Năng lợng, Ngân hàng
Ngân hàng là một ngành đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bớc so với các ngành kinh tế khác, bởi vì Ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ, mà tiền tệ là một loại “hàng hoá” đặc biệt cho nên một sự biến động nhỏ trên thị trờng cũng tác động lớn đến nền kinh tế Ngân hàng Thơng mại (NHTM) là một trung gian Tài chính, nó góp phần tạo ra sự luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế đa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn Trong quá trình luân chuyển vốn ngân hàng phải đạt đợc ba mục tiêu cơ bản là: Lợi nhuận, an toàn, ít rủi ro và lành mạnh hoá các khoản tín dụng
Tại Việt Nam hiện nay do thị trờng chứng khoán cha phát triển, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nớc còn chậm nên kênh huy động vốn trung dài hạn để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh vẫn phụ thuộc chủ yếu từ các Ngân hàng thơng mại thông qua tín dụng trung dài hạn Trong khi đó cho vay đầu t trung dài hạn là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng Làm sao vừa kinh doanh hiệu quả đồng thời đảm bảo an toàn vốn đầu t là một bài toán hết sức phức tạp đối với các Ngân hàng Thơng mại Để đạt đợc mục tiêu này, đòi hỏi Ngân hàng Thơng mại phải làm tốt công tác thẩm định dự án đầu t trung dài hạn.
Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh, qua tìm hiểu và tiếp xúc với công tác thẩm định, đợc sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, nhân viên Chi nhánh và đặc biệt là sự hớng dẫn tận tình của Thầy giáo hớng dẫn thực tập, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Những giải pháp nhằm nâng cao chất lợng thẩm định dự án đầu t tín
Trang 2dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh ” Chuyên đề đợc cơ cấu với nội dung chính nh sau:
Phần I: Gới thiệu chung về Chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh
Phần II: Thực trạng công tác thẩm định dự án tín dụng đầu t trung và dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh.
Phần III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lợng thẩm định dự án tín dụng đầu t trung và dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh.
Hoạt động thẩm định dự án tín dụng đầu t trung dài hạn là một lĩnh vực tơng đối phức tạp, còn nhiều vấn đề cần đợc hoàn thiện hơn nữa Trong điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế, vì vậy em rất mong đợc sự góp ý từ các Thầy, Cô và những ngời quan tâm tới chuyên đề này.
2
Trang 3- Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết khu Hồng Quảng (Từ tháng 5/1957- 11/1981)
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Xây dựng Quảng Ninh (Từ tháng 12/1981- 11/1990)
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh (Từ tháng 12/1990 đến nay)
Quá trình xây dựng, phát triển và đổi mới của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh luôn gắn liền với những giai đoạn lịch sử của đất nớc, đổi mới của ngành, với vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu t phát triển đã góp phần không nhỏ vào việc khôi phục kinh tế, dựng xây đất nớc, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay Cùng với toàn hệ thống, Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã mở rộng hoạt động của mình trên nhiều lĩnh vực, thực hiện đa dạng hoá và mở rộng dần các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tạo bớc phát triển nhanh,
Trang 4thơng mại lớn trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp
Thời kỳ năm 1957- 1986: Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh
đã phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, đi sâu, đi sát cơ sở để cấp vốn kịp thời theo khối lợng thực tế, đúng với giá trị dự toán công trình Với tổng số vốn đầu t trong thời kỳ này là 6.000 triệu đồng ( tơng đơng 60 tỷ đồng theo giá năm 1995), hàng trăm công trình quan trọng thuộc các lĩnh vực, các ngành kinh tế TW và của tỉnh đã đợc chi nhánh cung ứng vốn nh: Ngành năng lợng ( Điện và than), ngành Giao thông vận tải ( đờng sắt, đờng bộ, cảng biển), Cơ khí, bu điện, Chế biến xuất khẩu, Nông, Lâm, Thuỷ lợi, Du lịch hàng loạt các mỏ than, nhà máy đã khôi phục và đi vào sản xuất nh: Nhà máy nhiệt điện Uông bí, mỏ than Mạo Khê, Vàng Danh, Đèo Nai, nhà máy Cơ khí Trung tâm Cẩm Phả ; những công trình thuỷ lợi lớn: Hồ Yên Lập, Chúc Bài Sơn, Bến Châu, Hệ thống cấp nớc Diễn Vọng và nhiều nhà trẻ, trờng học, bệnh viện đợc xây dựng đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội ở địa phơng.
Thời kỳ năm 1987 đến nay: Đây là thời kỳ thực hiện đờng lối đổi mới kinh tế
của Đảng và Nhà nớc, chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trờng, Ngành ngân hàng hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nớc và Luật Các tổ chức tín dụng, chức năng quản lý nhà nớc và chức năng kinh doanh tiền tệ đợc phân định rõ ràng, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đợc chuyển biến rõ rệt Cùng với toàn hệ thống Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã góp phần thực hiện thành công những thử nghiệm hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nớc và của Ngành Ngân hàng về chống bao cấp trong tín dụng đầu t, chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế đi vay để cho vay, gắn liền với cung ứng dịch vụ ngân hàng, từng bớc vơn lên tự lo lấy nguồn vốn để phục vụ cho đầu t phát triển Trong quá trình đổi mới và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã trởng thành nhanh chóng, đạt đợc những thành tích đáng khích lệ góp phần thúc đẩy tăng trởng kinh tế trên địa bàn với nhịp độ cao, góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo đợc niềm tin, chữ tín với khách hàng.
4
Trang 5-Trong thời kỳ này, Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã đầu t cho trên 800 dự án thuộc các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nh: Ngành than, Điện, Cơ khí, Vật liệu xây dựng, Giao thông, Du lịch với tổng số vốn trên 4.000 tỷ đồng để xây dựng mới, cải tạo, mua sắm thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất góp phần đa sản lợng than sạch của ngành than lên trên 16 triệu tấn/năm, đa công suất nhà máy điện Uông bí lên trên 300 MGW, đa sản lợng các nhà máy xi măng lò đứng Lam Thạch công suất 8,8 vạn tấn/năm Nhiều doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trởng kinh tế bình quân hàng năm trên 12% của tỉnh, tăng thu cho ngân sách, tạo thêm nhiều việc làm mới cho ngời lao động góp phần làm cho bức tranh kinh tế – xã hội của tỉnh thêm tơi đẹp.
Trớc lộ trình hội nhập quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã từng bớc ứng dụng công nghệ tin học để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, năm 2001 Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 nhằm chuẩn hoá các qui trình về quản trị điều hành nâng cao chất lợng hệ thống sản phẩm tín dụng, thanh toán và bảo lãnh Thị phần vốn, thị phần tín dụng, vị thế và uy tín của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh ngày càng đợc củng cố Đến nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã có trên 3000 bạn hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân quan hệ tiền gửi, vay vôn, giao dịch thanh toán, trên 20000 cá nhân có giao dịch tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu
Với những đóng góp và thành tích đã đạt đợc, Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã đợc Nhà nớc tặng thởng nhiều phần thởng cao quý, đặc biệt năm 2002 Chi nhánh đã đợc Nhà nớc tặng thởng Huân chơng Lao động hạng nhì
II / một số đặc điểm chủ yếu của chi nhánh ngân hàng đầu t và phát triển Quảng Ninh:
1./.Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh:
Trang 6Trải qua hơn 47 năm xây dựng và trởng thành, Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên và liên tục có sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nớc, của ngành Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh là một đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh cũng không nằm ngoài chức năng nhiệm vụ của toàn ngành Căn cứ vào địa bàn hoạt động và điều kiện môi trờng kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng Ninh Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh có những chức năng và nhiệm vụ chính trong từng giai đoạn nh sau:
* Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh từ tháng 11 năm 1981 trở về trớc:
- Căn cứ vào kế hoạch và dự toán kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh đã đợc Nhà nớc duyệt để cung cấp kịp thời vốn kiến thiết cơ bản;
- Quản lý toàn bộ số vốn do ngân sách nhà nớc cấp cho tỉnh để cấp cho công tác kiến thiết cơ bản và số vốn tự có dùng vào công tác kiến thiết cơ bản;
- Cho các xí nghiệp xây lắp trên địa bàn vay ngắn hạn theo kế hoạch cho vay đã đợc Chính Phủ phê duyệt.
- Tổ chức làm công tác nghiệp vụ kế toán kiến thiết cơ bản, kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng vốn và hoạt động tài vụ, tính giá thành công trình, tình hình hoàn thành kế hoạch bỏ vốn của các xí nghiệp nhận thầu và đơn vị kiến thiết trên địa bàn.
* Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh từ tháng 12 năm 1981 đến tháng 12/1994 ( Do từ tháng 01/1995 Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam mới thực sự chuyển sang chức năng kinh doanh đa năng của một ngân hàng thơng mại):
Do yêu cầu của phát triển kinh tế đất nớc, chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đợc bổ sung nhiệm vụ thu hút và quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu t xây dựng cơ bản của các cơ quan, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức xã hội trên địa bàn Các nhiệm vụ đợc quy định nh sau:
1 Cho vay và cấp vốn đầu t xây dựng cơ bản, vốn lu động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
2 Quản lý nguồn vốn tự có của các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức xã hội trên địa bàn dành cho xây dựng cơ bản.
6
Trang 7-3 Thực hiện chức năng trung tâm thanh toán và quản lý tiền mặt kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lơng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn.
4 Thông qua việc cho vay, cấp vốn, quản lý tiền mặt và thực hiện chức năng trung tâm thanh toán trong lĩnh vực xây dựng cơ bản để kiểm tra các cơ quan, các tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn về quản lý và sử dụng vốn đầu t xây dựng cơ bản theo đúng chính sách chế độ của Nhà nớc.
* Chức năng, nhiệm vụ hiện nay của Chi nhánh:
Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng:
1 Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ2 Huy động vốn dới mọi hình thức bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ ( tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu )
3 Cho vay ngắn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, hùn vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác, đồng tài trợ.
4 Bảo lãnh: dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình, thanh toán Bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nớc.
5 Kinh doanh ngoại hối, thanh toán nhanh qua mạng vi tính trong nớc và quốc tế, thanh toán L/C hàng xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối, các dịch vụ Ngân hàng và t vấn dịch vụ đầu t phát triển.
6 Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu t phát triển ( uỷ thác) từ các nguồn vốn của Chính Phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nớc theo quy định của pháp luật về ngân hàng
7 Thực hiện dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung bằng đồng bản tệ.
Nh vậy ngoài chức năng chính, huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nớc để cho vay đầu t các dự án đầu t phát triển Chi nhánh Ngân hàng đầu t và phát triển Quảng Ninh còn thực hiện kinh doanh, dịch vụ nh một ngân hàng thơng mại đối với các thành phần kinh tế, tầng lớp dân c Đây là một bớc ngoặt quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh, tạo điều kiện mở rộng thị trờng, phù hợp với xu hớng kinh doanh đa năng tổng hợp của Ngân hàng thơng mại trong nền kinh tế thị trờng.
Trang 82 Đặc điểm tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh:
2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý:
Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh với trụ sở chính đóng tại 737 đờng Lê Thánh Tông Thành Phố Hạ Long và có 04 chi nhánh cơ sở trực thuộc:
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Đông Triều;- Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Uông Bí;- Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Cẩm Phả;- Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Móng Cái.
Tổng số cán bộ nhân viên của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh là 162 ngời trong đó 63% có trình độ đại học và trên đại học, có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh đa năng theo luật Ngân hàng, pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Với việc xây dựng mô hình ổn định tại các chi nhánh trực thuộc để phục vụ đầu t và phát triển trên địa bàn Tuỳ theo tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn từng khu vực, các chi nhánh trực thuộc có thể bố trí các phòng ban: Ban lãnh đạo, Phòng Kế toán, Phòng Tín dụng, Phòng Tổ chức hành chính- Ngân quỹ cho phù hợp với điều kiện của Chi nhánh mình
Tại Hội sở Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh có 48 cán bộ nhân viên, đợc cơ cấu gồm Ban lãnh đạo và 6 phòng nghiệp vụ : Phòng Tín dụng, Phòng Nguồn vốn kinh doanh, Phòng Kế toán, Phòng Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Tổ chức hành chính và Ban Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh trớc Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam Với mô hình tổ chức tại Hội sở làm trung tâm điều hành mọi hoạt động của toàn chi nhánh theo xu thế tập trung toàn diện và vững mạnh.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh với 4 chi nhánh trực thuộc tại các cơ sở để bám sát địa bàn, tình hình thực tế cũng nh nhu cầu của khách hàng nhằm phục vụ một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng và qua đó thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh doanh của mình với phơng châm: “Hiệu quả kinh doanh
8
Trang 9-của bạn hàng là mục tiêu hoạt động -của Ngân hàng Đầu t và Phát triển” Chi
nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã tồn tại, có vị thế và không ngừng phát triển, đứng vững trong cơ chế thị trờng, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đầu t phát triển kinh tế địa phơng và công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc.
Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh ợc thể hiện qua sơ đồ sau:
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng tại Hội sở:
* Ban lãnh đạo chi nhánh: gồm Giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động
chung của toàn chi nhánh và chịu trách nhiệm trớc Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam và 2 phó giám đốc (1 PGĐ phụ trách công tác tài chính kế toán, 1PGĐ phụ trách công tác tín dụng, công tác hành chính tổ chức của toàn Chi nhánh).
Ban giám đốc
Phòng Tổ chức
hành chính
Phòng Kiểm tra, kiểm toán
Phòng Kế toán, tài chính
Phòng Ngân
quỹPhòng
Tín dụng
Chi nhánh Cẩm Phả
Chi nhánh
Móng Cái Chi nhánh Đông Triều Chi nhánh Uông BíPhòng
Nguồn vốn K.doanh
Phòng Tín dụng
Phòng Kế toán, tài chính
Phòng NQ-
Phòng Tín dụng
Phòng KT-NQ-HC
Phòng Tín dụng
Phòng NQ-
Phòng Tín dụng
Phòng Kế toán, tài chính
Phòng KT-NQ-HC
Trang 10* Phòng Nguồn vốn kinh doanh:
Hiện có tổng số 7 cán bộ nhân viên với chức năng nhiệm vụ chính là:
- Tham mu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành lãi suất và cân đối về vốn nhằm tăng trởng nguồn vốn và đảm bảo an toàn; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của toàn Chi nhánh; nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc trong từng thời kỳ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế
- Tham mu giúp giám đốc trong việc điều hành quản trị và đề ra các biện pháp để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của toàn chi nhánh.
- Tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ và kết luận chỉ đạo công tác của giám đốc qua các cuộc họp giao ban; tổng hợp báo cáo thông tin tín dụng của toàn Chi nhánh.
- Có trách nhiệm hớng dẫn, kiểm tra và cùng các chi nhánh trực thuộc phát huy khả năng, sức sáng tạo, sự linh hoạt để đa ra các chính sách huy động vốn phù hợp, an toàn và hiệu quả trong từng thời kỳ kinh doanh Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu hay các sản phẩm mới khác Xây dựng các chính sách khách hàng, tạo cho khách hàng sự thuận lợi và niềm tin tởng vào Ngân hàng, đồng thời tạo nên sự linh động trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng để từ đó tạo đợc nhiều kênh thu hút thêm nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân c, các tổ chức kinh tế và mở rộng việc sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng;
- Tham gia thẩm định các dự án đầu t trung, dài hạn; thẩm tra thanh quyết toán các công trình XDCB vay vốn trung, dài hạn tại Chi nhánh;
10
Trang 11Tham mu cho Giám đốc trong việc điều hành công tác kế toán tài chính của toàn Chi nhánh.
- Thực hiện việc hạch toán kế toán đầy đủ,chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và các thể lệ chế độ kế toán tài chính do Ngân hàng cấp trên quy định nhằm đảm bảo an toàn tài sản của bản thân ngân hàng và tài sản của các tổ chức kinh tế xã hội gửi tại Ngân hàng.
- Tổng hợp số liệu, lập các báo cáo kế toán theo định kỳ từng tháng, quý, năm và thực hiện quyết toán niên độ theo đúng quy định của Nhà nớc và của Ngân hàng cấp trên, nhằm đảo bảo phục vụ cho quá trình quản trị kinh doanh và quản lý kinh tế.
-Tổ chức lu trữ bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, giám sát quá trình sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng các loại tài sản góp phần tăng cờng kỷ luật tài chính, đảm bảo chế độ hạch toán kinh doanh trong toàn ngành.
-Tổ chức quá trình phục vụ khách hàng một cách văn minh lịch sự, giúp đỡ khách hàng nắm đợc những nội dung và các thủ tục giao dịch với kế toán ngân hàng, góp phần thực hiện chiến lợc khách hàng của ngân hàng.
- Quản lý thống nhất về công tác tín dụng trong toàn chi nhánh, kiểm tra sát sao việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, chấp hành chế độ thể lệ theo quy định của Nhân hàng Nhà nớc và Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Namg.
Trang 12- Theo dõi và lập các báo cáo thống kê nghiệp vụ tín dụng trong phạm vi chung toàn chi nhánh.
- Không ngừng nâng cao chất lợng, đảm bảo an toàn vốn vay và kinh doanh có lãi.
- Tiếp thị tìm kiếm dự án, mở rộng thị trờng, mở rộng khách hàng nhằm tăng trởng tín dụng, và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là luôn phải tìm ra các sản phẩm mới phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng bên cạnh các sản phẩm truyền thống.
- Chấp hành nguyên tắc ra vào kho hàng ngày, các nguyên tắc, quy trình thu - chi tiền mặt theo chế độ quản lý kho quỹ của Ngân hàng Trung ơng quy định;
- Có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, chính xác các hoạt động thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán Xây dựng hệ thống, quy trình phù hợp về vận chuyển, lu trữ bảo quản;
- Hớng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho quỹ, quy trình, nguyên tắc thu chi tiền mặt, vận chuyển bảo quản đảm bảo an toàn tài sản.
- Lập các báo cáo, thống kê tình hình sử dụng tiền mặt theo yêu cầu của ngân hàng cấp trên;
* Phòng Kiểm tra nội bộ.
12
Trang 13-phạm vi đợc phân công, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ Ngân hàng.
- Thông qua kiểm tra kiểm toán, phát hiện đề xuất, kiến nghị nhằm ngăn ngừa sự vi phạm, tăng cờng nâng cao công tác quản lý trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng
* Phòng Tổ chúc- hành chính.
Hiện có 10 cán bộ, nhân viên.
- Xây dựng các kế hoạch xây dựng cơ cấu, xác định mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để tham mu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành, tham gia phân công bố trí sắp xếp lao động hợp lý để phát huy có hiệu quả khả năng lao động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ;
- Xây dựng các quy chế tổ chức, hoạt động và chức năng nhiệm vụ của các phòng, các chi nhánh trực thuộc.
- Xây dựng kế hoạch quy hoạch ,bồi dỡng , đào tạo cán bộ trong từng thời kỳ.- Thực hiện các chính sách về lao động, tiền lơng, bảo hiểm xã hội cho ngời lao động.
- Thực hiện công tác hành chính quản trị.
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các chi nhánh trực thuộc:
Các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu t và Phát triển tỉnh Quảng Ninh hoạt động theo chức năng nhiệm vụ đợc giao cùng với sự chỉ đạo và giám sát của chi nhánh tỉnh Có trách nhiệm tổ chức hoạt động về công tác ngân hàng trong phạm vi địa bàn của mình Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ chung của toàn chi nhánh, từng phòng nghiệp vụ và của từng chi nhánh cơ sở Các phòng nghiệp vụ, các chi nhánh trực thuộc hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ đã đợc phân công, không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao, góp phần xây dựng Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh ngày càng lớn mạnh và có uy tín trên các địa bàn của tỉnh Các chi nhánh đợc mở tài khoản kế toán và sử dụng con dấu riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc, cụ thể:
Trang 14- Tổ chức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn vốn dành cho đầu t xây dựng để cho vay phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở từng địa bàn và góp phần hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh của toàn chi nhánh.
- Lập và tổ chức thực hiện các chơng trình kế hoạch công tác của chi nhánh và lấp các báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết theo quy định.
- Huy động và cung ứng tiền mặt cho các đơn vị kinh tế Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, công tác kế hoạch, thông tin kinh tế theo đúng chế độ.
- Quản lý tài liệu, tài sản, đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định của nhà nớc và của ngân hàng cấp trên.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh trong những năm qua:
Năm 1995 Chi nhánh Ngân hàng đầu t và phát triển Quảng Ninh đã thực sự chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo mô hình ngân hàng thơng mại Trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn ổn định và phát triển, giữ vững đợc thị phần, tăng trởng đợc nguồn vốn và tín dụng, kinh doanh có lãi
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2003) nh sau:
Bảng số 1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của
Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2003
Trang 15-(Nguồn số liệu: Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001, năm 2002, năm 2003 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh)
3.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2003 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh:
3.1.1 Những thuận lợi, khú khăn về mụi trường kinh doanh:
- Thuận lợi:
+ Tỡnh hỡnh kinh tế cú bước phỏt triển khỏ, một số ngành kinh tế: ngành
Than, du lịch phỏt triển; Chớnh trị ổn định, an ninh quốc phũng được giữ vững, trật tự an toàn xó hội được đảm bảo
+ Cú sự quan tõm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhõn dõn tỉnh, ngõn hàng Nhà nước, đặc biệt là sự quan tõm chỉ đạo sỏt sao, hỗ trợ tạo điều kiện cú hiệu quả của ngõn hàng cấp trờn
+ Đội ngũ cỏn bộ của chi nhỏnh cú tõm huyết , đoàn kết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
- Khú khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP khỏ, tuy nhiờn kinh tế của tỉnh tập trung chủ yếu là cụng nghiệp mỏ(ngành Than) Việc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước địa phương tiến độ thực hiện chậm Một số doanh nghiệp địa phương nhất là cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ cũn nhiều khú khăn, yếu về năng lực tài chớnh, cụng nghệ lạc hậu, sản phẩm chất lượng kộm, khả năng cạnh tranh thấp, chi phớ cao, hiệu quả kinh doanh thấp, vốn tự cú và tài sản đảm bảo nhỏ bộ khú đỏp ứng cỏc điều kiện vay vốn của Ngõn hàng đũi hỏi cao hơn trong xu thế hội nhập quốc tế
+ Bờn cạnh đú sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động kinh doanh của cỏc ngõn hàng thương mại, của cỏc tổ chức huy động vốn trờn địa bàn; Thị trường mua bỏn bất động sản rất sụi động, giỏ vàng tăng cao đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chi nhỏnh.
3.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện một số mặt hoạt động chính của Chi nhánh trong năm 2003:
* Cụng tỏc nguồn vốn- huy động vốn:
Trang 16Chi nhánh đã đẩy mạnh các hình thức huy động tiền gửi, tiết kiệm hiện có, tổ chức phát hành 1 đợt chứng chỉ tiền gửi dài hạn, 5 đợt phát hành kỳ phiếu với số vốn huy động được là 525 tỷ đồng; mở rộng mạng lưới (mở thêm bàn tiết kiệm tại Cửa Ông - Cẩm phả) để huy động vốn trong dân cư Thực hiện điều chỉnh lãi suất tiền gửi, tiết kiệm linh hoạt, hợp lý (5 lần điều chỉnh lãi suất USD, 6 lần điều chỉnh lãi suất VND) để duy trì và tăng trưởng nguồn vốn Nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh trưởng khá (tăng trưởng bình quân là 34%, tăng so kế hoạch 5%), đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng, vốn thanh toán của khách hàng Cụ thể:
- Nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 1.029 tỷđ, tăng 195 tỷđ (23%) so với đầu năm Trong đó:
+ Tiền gửi TCKT là 197 tỷđ tăng 39 tỷ đồng (25%) so với đầu năm + Tiền gửi dân cư là 832 tỷđ, tăng 156 tỷ đồng (23%) so với với đầu năm - Nguồn vốn huy động bình quân đạt 980 tỷ tăng trưởng 34%, đạt 104% kế hoạch Trong đó Nguồn vốn huy động VND bình quân đạt 888 tỷ, tăng trưởng 37% đạt 108% kế hoạch
- Cơ cấu nguồn vốn huy động :
+ Tỷ trọng nguồn vốn dân cư/ nguồn vốn huy động là 81% bằng năm 2002 + Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn / nguồn vốn huy động là 58 % tăng 15% so với năm 2002
+ Tỷ trọng nguồn vốn VND/ nguồn vốn huy động là 92% tăng 1,5% so với năm 2002.
* Công tác tín dụng:
Chi nhánh đã tích cực, chủ động tìm kiếm các khách hàng tốt, các dự án có hiệu quả để đầu tư Trong năm chi nhánh đã thẩm định và ký hợp đồng tín dụng trung, dài hạn 75 dự án với tổng số vốn là 301 tỷ đồng Đã giải ngân được 187 tỷ đồng, bằng 62% số vốn đã ký hợp đồng.
- Doanh số cho vay: 1.535 tỷ đồng, tăng 42% so năm trước.- Doanh số thu nợ: 1.222 tỷ đồng, tăng 44% so năm trước.
- Dư nợ đến 31/12/2003 là 905 tỷđ tăng 30% so năm trước Trong đó:
16
Trang 17-Tớn dụng thương mại 868 tỷ đồng tăng trưởng 37% so đầu năm (Dư nợ ngắn hạn là 290 tỷđ, tăng 14%; Dư nợ tớn dụng trung, dài hạn: là 578 tỷđ tăng 54% )
* Hoạt động dịch vụ:
Chi nhỏnh đó tiếp tục đẩy mạnh và nõng cao chất lượng hoạt động của cỏc dịch vụ hiện cú: Ngõn quỹ, thanh toỏn, chuyển tiền trong nước, dịch vụ bảo lónh, chuyển tiền Kiều hối, Thanh toỏn quốc tế, thanh toỏn biờn mậu, làm đại lý khai thỏc bảo hiểm cho cụng ty Liờn doanh Bảo hiểm Việt -ỳc, đại lý cho thuờ tài chớnh với cụng ty Thuờ mua Thành lập 5 bàn đổi ngoại tệ tại cỏc chi nhỏnh trực thuộc và Hội sở, triển khai nối mạng thanh toỏn với cụng ty than Hũn Gai Thực hiện tốt cụng tỏc tuyờn truyền, tiếp thị nờn đó mở rộng được hoạt động dịch vụ, cụ thể:
- Doanh số TT trong nước đạt 24,3 ngàn tỷ tăng 11,8 % so với năm 2002.- Doanh số TT quốc tế đạt 24,8 triệu USD tăng 4 lần so với năm 2002.- Doanh số TT Biờn mậu đạt 455 tỷ đồng ( 2.886 ngàn CNY quy đổi) tăng 8,6 lần so với năm 2002.
- Doanh số KD ngoại tệ đạt 191 Tỷđ ( ngoại tệ quy đổi) tăng 48% so 2002.- Doanh số bảo lónh đạt 665 tỷ tăng 5,4 lần so với năm 2002.
- Thu dịch vụ rũng thực hiện năm 2003 là 1.893 trđ chiếm 14% trờn lợi nhuận trước thuế, đạt 122% kế hoạch ngõn hàng TW giao
-Thu dịch vụ thanh toỏn quốc tế là 333 trđ, đạt 416% kế hoạch NHTW giao.
* Kết quả, hiệu quả kinh doanh:
Chi nhỏnh đó nỗ lực nõng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Chờnh lệnh thu chi đến 31/12/2003 là:13.340 Trđ đạt 103% KH TW giao và tăng 6,13% so với năm 2002.
3.1.3- Đánh giá những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đã đạt đợc, hoạt động kinh doanh của chi nhánh còn có những tồn tại sau:
* Tồn tại:
- Nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi dõn cư lói suất huy động cao, cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn giảm thấp
Trang 18- Việc chuyển dịch cơ cấu khỏch hàng, cơ cấu tớn dụng đó cú chuyển biến tớch cực, tuy nhiờn tỷ trọng tớn dụng ngắn hạn, tớn dụng ngoài quốc doanh cũn thấp.
- Thu dịch vụ trờn tổng doanh thu chiếm tỷ trọng cũn thấp, cỏc tiện ớch ứng dụng cụng nghệ thụng tin cũn bất cập, nhiều dịch vụ chưa theo kịp cỏc ngõn hàng bạn.
- Hoạt động dịch vụ ( kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế ) tuy đã đợc mở rộng với nhiều hình thức mới, nhng kết quả đạt đợc còn hạn chế.
- Nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp, cha thu hút đợc khách hàng có tiềm năng thế mạnh về vốn.
4.1 Nhận định về mụi trường kinh doanh năm 2004:
4.1.1 Tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế xó hội địa phương:
Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2003 của tỉnh đó đạt được những thành tựu quan trọng, năng lực, trỡnh độ sản xuất, quản lý của nhiều cơ sở kinh tế, xó hội đó được nõng lờn đỏng kể theo hướng hiện đại Tổng đầu tư phỏt triển toàn xó hội
18
Trang 19-bình quân tăng, một số dự án đầu tư đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng nhanh
Năm 2004 tỉnh tập trung phát triển kinh tế, hướng mạnh phát huy hơn nữa các lợi thế của tỉnh, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành than, điện, vật liệu xây dựng, cơ khí đóng tầu, cơ khí mỏ, công nghiệp thực phẩm hàng xuất khẩu, kinh tế cảng biển Giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội Chuyển mạnh nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá xuất khẩu Coi trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
* Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh( năm 2004):
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 12,5-13%.- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17-18%.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 7,5%.- Các Ngành dịch vụ tăng 16-17%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%.
- Giải quyết việc làm hàng năm: 2,1-2,2 vạn lao động.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3.632 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bước vào thực hiện kế hoạch năm 2004 tỉnh Quảng Ninh có những khó khăn: Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, lĩnh vực chuyển biến chậm, quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ bé, phân tán, chất lượng hàng hoá thấp, chi phí sản xuất còn cao, tính cạnh tranh trong từng ngành, từng sản phẩm và trong toàn bộ nền kinh tế còn kém Quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế còn chậm, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển Tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao, nhưng còn tiềm ẩn yếu tố không bền vững: Hiệu quả sản xuất chưa cao, chi phí trung gian còn lớn, đời sống của một số bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều lao động không có việc làm.
4.1.2 Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn:
Trang 20Năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng Thương mại ngày càng tăng và gay gắt hơn trong khi sức cạnh tranh của chi nhánh còn nhiều hạn chế:
- Sản phẩm huy động vốn dân cư chưa phong phú, hấp dẫn; Cơ chế tiếp thị còn hạn chế, dẫn đến khả năng cạnh tranh thu hút mở rộng khách hàng của chi nhánh rất khó khăn
- Các điều kiện tín dụng của các ngân hàng bạn trên địa bàn cởi mở hơn nhiều so ngân hàng đầu tư nên việc thu hút khách hàng, tăng trưởng thị phần, thị trường thuận lợi hơn.
- Sản phẩm dịch vụ mới dừng ở các sản phẩm dịch vụ hiện có Các dịch vụ hiện đại như: Thanh toán thẻ, ATM chưa được triển khai.
4.2 Mục tiêu, chỉ tiêu kinh doanh :
4.2.1 Mục tiêu chung “ Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hoạt động gắn liền với
phát triển toàn diện Phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch kinh doanh cả năm; Thực hiện tốt nhất dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kỷ cương, kỷ luật trong quản trị điều hành để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tăng doanh lợi góp phần cùng toàn hệ thống từng bước xây dựng và phát triển tập đoàn tài chính- tín dụng đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế phục vụ đắc lực cho việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển kinh tế xã hội theo đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
4.2.2 Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu: * Chỉ tiêu tăng trưởng:
- Tăng trưởng huy động vốn bình quân: 21%- Tăng trưởng thu dịch vụ ròng: 20%.
* Chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả kinh doanh: - ROA: 0,82%
-Tỷ lệ Nợ quá hạn(không tính nợ khoanh): ≤ 3%
- Nợ quá hạn thương mại ròng/Dư nợ thương mại: ≤ 2% - Chênh lệch thu - chi chưa trích dự phòng rủi ro: 15 tỷ đồng.
5 Nhận xét:
20
Trang 21-Mặc dù đứng trớc những khó khăn thách thức của nền kinh tế nói chung và của địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nhng những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh doanh đợc Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam giao Với những thành tích đã đạt đợc năm 2002 Chi nhánh đã vinh dự đợc Nhà Nớc tặng thởng Huân chơng lao động hạng Nhì
Phát huy những kết quả đã đạt đợc và khắc phục những tồn tại mà Chi nhánh đã rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh quyết tâm phấn đấu vơn lên, phát huy nội lực và truyền thống, thực hiện tốt lộ trình Đề án cơ cấu lại ngân hàng: Thực hiện cơ cấu lại nợ, xử lý nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng phục vụ, nâng cao chất l-ợng dản phẩm, tạo một bớc chuyển biến mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành, tăng năng lực cạnh tranh; Thực hiện sắp xếp lại cán bộ, bộ máy quản lý cho phù hợp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ nghiệp vụ, quản trị điều hành để có đủ năng lực, tri thức thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo thông lệ quốc tế và hội nhập, nhằm khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn huy động, phục vụ cao nhất, hiệu quả nhất cho đầu t phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển, tơng xứng với vị thế của tỉnh Quảng Ninh là vùng động lực kinh tế phía Bắc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hớng của hệ thống Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam đã đề ra, xứng đáng là thành viên đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới
phần II.
Thực trạng công tác thẩm định dự án tín dụng đầu t trung và dài hạn tại ngân hàng đầu t và phát triển quảng ninh
Trang 22I./ Thực trạng công tác thẩm định dự án tín dụng đầu ttrung và dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh.
1 Tổng quan về công tác thẩm định dự án tín dụng đầu t trung và dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh.
Trong những năm gần đây, các dự án tín dụng đầu t trung dài hạn mà Chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh thẩm định và cho vay chủ yếu là ngành than, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, giao thông, du lịch Những dự án do Chi nhánh thẩm định và cho vay đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng vạn lao động
Hiện nay công việc thẩm định dự án của Chi nhánh do phòng Thẩm định và quản lý tín dụng thực hiện Phơng pháp thẩm định tuân thủ theo quy trình thẩm định tín dụng trung và dài hạn do ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam ban hành Trình tự thực hiện thẩm định, mối quan hệ giữa phòng Thẩm định và phòng Tín dụng (Bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng) và trong công việc này đợc thể hiện theo lu đồ trong quy trình thẩm định dự án đầu t nh sau:
Lu đồ quy trình thẩm định dự án
Phòng Tín dụngCán bộ thẩm địnhTrởng phòng thẩm định
22 Đa yêu cầu, giao
-nhận hồ sơ vay vốnNhận lại hồ sơ và kết quả thẩm địnhBổ sung, giải
trình Nhận hồ sơ để thẩm định
Tiếp nhận hồ sơLập báo cáo
thẩm định
Lu hồ sơ/ tài liệu Kiểm tra sơ bộ hồ sơThẩm định kiểm soátKiểm tra,
Trang 23Cha đủ điều kiện thẩm định
Cha rõ
Đạt
Trong khâu tổ chức thẩm định do có sự sắp xếp cán bộ hợp lý, phù hợp khả năng, năng lực từng cán bộ nên những dự án đầu t xin vay, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định đã đi sâu kiểm tra xem xét mọi phơng diện của dự án, từ đó phân tích, đánh giá kỹ lỡng để đa ra quan điểm rõ ràng về việc nên cho vay hay không cho vay đối với từng dự án và trình Hội đồng tín dụng xem xét, quyết định Xuất phát từ đây mà cán bộ thẩm định ra kỳ hạn nợ rất sát với chu kỳ sản xuất đồng thời bám sát và kiểm tra đôn đốc thu nợ đạt kết quả tốt Cán bộ thẩm định đã dần dần thâm nhập vào
Trang 24thị trờng, bám sát đơn vị kinh tế cơ sở, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.
Giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay cũng đợc thực hiện chặt chẽ với nhiều lần trực tiếp xuống cơ sở của cán bộ thẩm định, các món vay đều đợc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, khi thấy doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, ngân hàng kiên quyết xử lý ngay: truy thu, bắt hoàn trả từ nguồn thu khác, thanh lý tài sản, phạt không quan hệ tín dụng
Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh có quan hệ giao dịch với nhiều doanh nghiệp cơ quan trong và ngoài ngành nên nguồn thông tin tín dụng tơng đối dồi dào, do vậy chất lợng công tác thẩm định tín dụng đợc nâng lên rất nhiều Ngoài ra Ngân hàng chú trọng đến nguồn thông tin trực tiếp từ khách hàng: phỏng vấn ng-ời vay, điều tra trực tiếp từ cơ sở.
Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định luôn chú trọng đến việc phân tích đánh giá mức độ tổng hợp vốn đầu t, thời điểm rút vốn, tiến độ rút vốn để nguồn đầu t đợc sử dụng hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất Công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đợc thực hiện đầy đủ theo định kỳ đã giúp ngân hàng nắm đợc thông tin mang tính cập nhật về kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đa ra những quyết định phù hợp Về khả năng quản lý và khả năng sản xuất kinh doanh cũng đã đợc ngân hàng chú ý nhiều, các khoản tín dụng lớn thờng đợc phê duyệt đối với khách hàng có đủ năng lực và uy tín.
Để hạn chế rủi ro, ngân hàng luôn luôn chú trọng nguyên tắc vay vốn có đảm bảo theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ
Thực trạng trên đây của ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh trong quá trình thẩm định dự án đầu t đã nêu bật những mặt mạnh mà ngân hàng đã làm đợc trong những năm qua Tuy nhiên trong công tác thẩm định này còn nhiều điều bất cập, đòi hỏi ngân hàng phải tiếp tục đổi mới để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng
2 Phơng pháp thẩm định:
Hiện nay việc thẩm định các dự án đầu t trung dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Quảng Ninh đợc thực hiện theo Quy trình thẩm định do
24
Trang 25-Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam ban hành Nội dung, các bớc thức hiện thẩm định dự án cụ thể nh sau sau:
Cuối cùng cán bộ thẩm định sẽ xem xét hiện trờng và hiện trạng của doanh nghiệp để từ đó đối chiếu và kiểm tra số liệu tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh ghi trong hồ sơ dự án để có những điều chỉnh kịp thời (nếu cần).
*.Đối với doanh nghiệp:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của:
+ Quyết định thành lập đối với doanh nghiệp Nhà nớc, các doanh nghiệp đợc thành lập theo luật công ty (theo luật doanh nghiệp không phải thành lập lại).
+ Giấy phép đầu t đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu t nớc ngoài.+ Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp
+ Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nớc.
- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh.
Trang 26- Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc), Kế toán trởng hoặc ngời quản lý về tài chính của doanh nghiệp.
- Trong tổ chức của doanh nghiệp, ai là ngời đại diện pháp nhân (Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc).
- Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp
- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.- Trình độ quản lý, tay nghề của ngời lao động trong doanh nghiệp.- Thu nhập của ngời lao động.
*.Quản trị điều hành của lãnh đạo:
- Năng lực chuyên môn.- Năng lực quản trị điều hành.
- Phẩm chất t cách, uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp.- Khả năng nắm bắt thị trờng, thích ứng hội nhập thị trờng.
- Đoàn kết trong lãnh đạo và trong doanh nghiệp.
*.Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng:
- Quan hệ tín dụng:
+ Đối với chi nhánh cho vay và các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng ĐT & PT:
.D nợ ngắn hạn, trung và dài hạn.- 26 -
Trang 27.Mục đích vay vốn của các khoản vay Doanh số cho vay, thu nợ.
.Mức độ tín nhiệm.
+ Đối với các tổ chức tín dụng khác.
.D nợ ngắn, trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất Mục đích vay vốn của các khoản vay.
.Mức độ tín nhiệm.- Quan hệ tiền gửi:
+ Tại ngân hàng Đầu t và Phát triển:.Số d tiền gửi bình quân.
.Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.+ Tại các tổ chức tín dụng khác.
C) Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng:
- Tình hình sản xuất kinh doanh:+ Tổng doanh thu.
+ Lợi nhuận.
+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trởng
.Phân tích chỉ tiêu tăng trởng.
.Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động.
+ Các sản phẩm chủ yếu của khách hàng, thị phần trên thị trờng.
+ Dự đoán xu hớng tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tơng lai.+ Mạng lới phân phối sản phẩm.
+ Khả năng cạch tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trờng.+ Chiến lợc kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
+ Chính sách khách hàng của doanh nghiệp.- Phân tích tình hình tài chính:
+ Tổng tài sản.
+ Cơ cấu giữa nguồn vốn và tài sản.
+ Giữa các khoản phải thu và phải trả, vốn chủ sở hữu và vốn vay.+ Tình trạng tài sản:
Trang 28.Cơ cấu giữa tài sản cố định và tài sản lu động Thực trạng tài sản cố định
.Cơ cấu tài sản lu động: Nợ vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng Tình trạng các khoản phải thu, phải thu khó đòi.
.Tình trạng hàng tồn kho.+ Tình trạng nguồn vốn.
.Nợ ngắn hạn và cơ cấu cợ ngắn hạn Nợ dài hạn, thời hạn của các khoản nợ.
+ Phân tích đánh giá các nhóm chỉ tiêu phản ánh: Khả năng tự chủ về tài chính, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, tốc độ luận chuyến vốn.
- Nhóm chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng:
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
1-Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lu độngNguồn vốn lu động
Chỉ số này đợc tạo ra để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng và là tỷ suất giữa tài sản lu động có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng 1 năm và nguồn vốn lu động, tỷ lệ này > 1 là tốt Tuy nhiên, khi đánh giá chỉ tiêu này cần loại trừ các khoản nợ khó đòi trong tài sản lu động.
2-Khả năng thanh toán nhanh = Tiền + Đầu t ngắn hạnNợ ngắn hạn
Hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, đánh giá khả năng hoán đổi thành tiền nhanh để đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ này > 0,5 là tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động:
3-Vòng quay của vốn lu động = Doanh thu thuần Tài sản lu động bình quân
28
Trang 29-Chỉ số này đợc tính để biết đợc số lần tất cả số vốn đầu t đợc chuyển thành thanh toán thơng mại Chỉ số này thấp thì vốn đầu t không đợc sử dụng một cách có hiệu quả, và có khả năng khách hàng dự trữ hàng hoá quá nhiều hay tài sản không đợc sử dụng hoặc đang vay mợn quá mức.
4-Vòng quay của các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ số này đợc tính để biết đợc tốc độ thu hồi các khoản nợ Hệ số vòng quay càng nhanh càng tốt.
5-Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân
Chỉ số này đợc tính để biết đợc chu kỳ luân chuyển vật t hàng hoá bình quân, tỷ lệ này càng nhanh càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
6-Khả năng sinh lời của tổng tài sản = Lợi nhuận trớc thuếTổng tài sản
Chỉ số này đợc tính để biết đợc khả năng sinh lời của tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao càng tốt.
7-Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu
Chỉ số này đợc tính để biết đợc lợi nhuận thực tế đạt đợc trên vốn chủ sở hữu của khách hàng, đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp Chỉ số này càng cao càng tốt, ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ (cần lu ý trong tr-ờng hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì chỉ số này có thể cao nhng tiềm ẩn rủi ro lớn).
8-Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu = Lợi nhuận sau thuế
Trang 30(tỷ suất lợi nhuận ròng) Doanh thu bán hàng
Chỉ số này đợc tính để biết đợc năng lực kinh doanh, cạnh tranh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận, tỷ suất càng cao càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn:
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ số này đợc tính để biết đợc số nợ của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn, tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.
10-Cơ cấu nguồn vốn = Tài sản lu động Tổng tài sản
Chỉ số này đợc tính để biết đợc cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không, phụ thuộc vào từng ngành nghề.
Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trởng của khách hàng:
11-Tốc độ tăng trởng doanh thu = Doanh thu kỳ hiện tạiDoanh thu kỳ trớc
- Khả năng tài chính;
- Khả năng quản lý, điều hành kinh doanh;- Sự tín nhiệm;
30
Trang 31Năng lực sản xuất kinh doanh.
2.2.2: Thẩm định dự án vay vốn:
Thẩm định dự án vay vốn theo trình tự và các nội dung nh sau:2.2.2.1.Xem xét đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án: - Mục tiêu đầu t của dự án.
- Sự cần thiết đầu t dự án.
- Quy mô đầu t: tổng vốn đầu t, cơ cấu vốn đầu t theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí, vốn cố định và vốn lu động), phân khai phơng án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn đợc cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
2.2.2.2 Phân tích về thị trờng và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
Thị trờng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định thành bại của dự án Vì vậy cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phơng diện này khi thẩm định dự án Các nội dung chính cần xem xét đánh giá gồm:
*.Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án.
- Phân tích quan hệ cung - cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.- Định dạng sản phẩm của dự án.
- Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tơng lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ớc tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị tr-ờng nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung - cầu, tín nhiệm của thị trờng đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đa ra nhận xét về thị trờng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu t trên các phơng diện nh:
Trang 32+ Sự cần thiết phải đầu t trong giai đoạn hiện nay.+ Sự hợp lý của quy mô đầu t, cơ cấu sản phẩm.
+ Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu t (phân kỳ đầu t, mức huy động công suất thiết kế).
*.Đánh giá về cung sản phẩm:
- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nớc hiện tại của sản phẩm dự án nh thế nào, các nhà sản xuất trong nớc đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nớc cha đáp ứng đợc hay sản phẩm nhập khẩu có u thế cạnh tranh hơn.
- Dự đoán biến động thị trờng trong tơng lai khi có các dự án khác, đối tợng khác cùng tham gia vào thị trờng sản phẩm và dịch vụ đầu ra dự án.
- Sản lợng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.
- Dự đoán ảnh hởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nớc khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thơng mại Việt – Mỹ ) đến thị trờng sản phẩm của dự án.
- Đa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ.
*.Thị tr ờng mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trờng mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trờng nội
địa của các nhà sản xuất khác Việc định hớng thị trờng này có hợp lý hay không.Để đánh giá khả năng đạt đợc các mục tiêu thị trờng cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
+ Thị trờng nội địa:
- Hình thức mẫu mã, chất lợng sản phẩm của dự án so với sản phẩm cùng loại trên thị trờng thế nào, có u điểm gì không.
- Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của ngời tiêu thụ, xu hớng tiêu thụ hay không.
32
Trang 33Giá cả so với sản phẩm cùng loại trên thị trờng thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hớng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không.
- Thị trờng dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.
- Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập đợc vào thị trờng xuất khẩu dự kiến cha, kết quả nh thế nào.
*.Ph ơng thức tiêu thụ và mạng l ới phân phối.- Xem xét đánh giá trên các mặt:
+ Sản phẩm của dự án dự kiến đợc tiêu thụ theo phơng thức nào, có cần hệ thống phân phối không.
+ Mạng lới phân phối của sản phẩm dự án đã đợc xác lập hay cha, mạng lới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trờng hay không Cần lu ý trong trờng hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần đợc xem xét, đánh giá kỹ, cán bộ thẩm định cũng phải ớc tính chi phí thiết lập mạng lới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.
+ Phơng thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.
+ Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xẩy ra việc bị ép giá hay không Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.
* Đánh giá dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá thị trờng tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh về sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đa ra đợc các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
- Sản lợng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
Trang 34- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.
Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau.
2.2.2.3 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lợng, trữ lợng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu ) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
- Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
- Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trớc hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.
- Chính sách nhập khẩu đối với nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có).
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong ờng hợp phải nhập khẩu.
tr-Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận đợc hai vấn đề chính:+ Dự án có chủ động đợc nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?
+ Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào.
2.2.2.4 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phơng diện kỹ thuật.*.Địa điểm xây dựng:
- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nớc và thị trờng tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu t thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu t so với các dự án tơng tự ở địa điểm khác.
Địa điểm đầu t có ảnh hởng lớn đến vốn đầu t của dự án cũng nh ảnh hởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trờng nguyên vật liệu, tiêu thụ.
*.Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trờng tiêu thụ .hay không.
34
Trang 35Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trờng.- Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm nh thế nào.
- Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không.*.Công nghệ, thiết bị:
- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựu chọn công nghệ này.
- Phơng thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có bảo đảm cho chủ đầu t nắm bắt và vận hành đợc công nghệ hay không.
- Xem xét, đánh giá về số lợng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng đợc hay không.
- Giá cả thiết bị và phơng thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không.
- Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.
Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trờng hợp cần thiết có thể để xuất với Lãnh đạo thuê t vấn chuyên ngành để việc thẩm định đợc chính xác và cụ thể.
*.Quy mô, giải pháp xây dựng:
- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng đợc các cơ sở vật chất hiện có hay không.
- Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu t mà cha đợc dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc cha cần thiết phải đầu t hay không.
- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
- Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nớc