1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation

67 1,3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 751,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation

Trang 1

Mở đầu

Trải qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng vàNhà nước, nền kinh tế ta đang chuyển mạnh mẽ từ cơ chế tập trung quan liêubao cấp sang cơ chế thị trường theo địch hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạtđược những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng côngngiệp hóa và hiện đại hóa với những yêu cầu mới, vấn đề hỗ trợ nguời nghèovà xoá đói giảm nghèo không chỉ là mối quan tâm của các nhà hoạch địnhchính sách mà còn là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo ngân hàng…

Một thực tế cho thấy trong điều kiện hiện nay có rất nhiều dịch vụ tàichính vi mô đã hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua Tuy vây, nhưngnhững điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ người nghèo có thể tiếp cận được nhữngnguồn vốn ấy vẫn chưa thực sự như mong đợi Nhiều người vẫn tìm đếnnhững khu vực tài chính phi chính thức để vay vốn, gây ra nhiều bất cập trongthời điểm hiện nay

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, hoàn thiện dịch vụ tài chính vi mô củaquỹ CitiFoundation là một yêu cầu, một đòi hỏi của các nhà quản lý kinh tế,chính phủ và các nhà lãnh đạo ngân hàng Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài

“Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation”

Trang 2

1 Tính cấp thiết của khóa luận:

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm nghèo đóitrong thập kỷ qua, nhưng vẫn còn khoảng 4,6 triệu hộ gia đình (hơn 20% dânsố) sống trong nghèo đói và Việt Nam vẫn còn là một trong những quốc gianghèo nhất trên thế giới Ước tính khoảng từ 70% đến 80% số người nghèo cóthể tiếp cận được một trong số các loại hình dịch vụ tài chính, hầu hết dướidạng các khoản tiết kiệm hay tín dụng ngắn hạn (và số 20%-30% còn lại có lẽrơi vào loại được hưởng trợ cấp xã hội chính phủ).

Tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có rất nhiều các tổ chức, côngty nước ngoài chú ý đến lĩnh vực tài chính vi mô tại Việt Nam trong đó có thểkể đến: quỹ Ford, quỹ CitiFoundation tại Việt Nam của tập đoàn Citigroup…Bằng nhiều hình thức khác nhau, các tổ chức tài chính này đã hoạt động rấttích cực trong việc trợ giúp người nghèo trong công cuộc xóa đói giảm nghèotại Việt Nam

Tiếp theo thành công đó, quỹ CitiFoundation tại Việt Nam trong nhữngnăm gần đây đã có một sự quan tâm rất lớn đến vấn đề xóa đói giảm nghèo tạiViệt Nam CitiFoundation đã cùng với các tổ chức phi chính phủ tại ViệtNam như: trung tâm tài chính vi mô và phát triển tại Việt Nam, quỹ TYM,quỹ CEP… liên tiếp tổ chức các chương trình về tài chính vi mô nhằm hỗ trợngười nghèo dưới dạng các cuộc thi cán bộ tín dụng và tổ chức hoạt động vimô giỏi, các khóa đào tạo về quản lý tài chính cá nhân cho người nghèo

Tuy vậy dịch vụ TCVM của quỹ chưa phát triển: quy mô dịch vụ còn nhỏ,phạm vi cung cấp dịch vụ còn hạn hẹp Loại hình dịch vụ còn đơn điệu; hiệuquả dịch vụ còn chưa cao.

Trong trung và dài hạn, một trong những chiến lược quan trọng củaCitibank Việt Nam nói chung và quỹ CitiFoundation Việt Nam nói riêng làlàm sao phát triển được các dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam được hoàn

Trang 3

thiện nhất Khóa luận thực tập này sẽ đứng trên giác độ của Citibank ViệtNam xem xét các điều kiện để phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam trongthời gian từ 5 đến 10 năm tới, những nhân tố quyết định đến sự phát triển tàichính vi mô tại Việt Nam, và những khuyến nghị cũng như giải pháp choCitibank Việt Nam để phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam trongtương lai

2 Cấu trúc khóa luận.

 Phần mở đầu của đề tài sẽ nói rõ sự cần thiết của đề tài, mục đíchnghiên cứu, đề tài có ảnh hưởng đến những đối tượng nào, giới hạn –phương pháp nghiên cứu.

 Trong chương I sẽ giới thiệu về cơ sở nền tảng lý luận về cácdịch vụ tài chính vi mô của các NHTM Người đọc sẽ được tiếp cận vớinhững kiến thức căn bản như: khái quát về NHTM, khái niệm dịch vụtài chính vi mô của NHTM và các chỉ số phân tích hiệu quả…

 Chương thứ II sẽ bàn về thực trạng của dịch vụ tài chính vi môtại quỹ CitiFoundation, các hạn chế và nguyên nhân.

 Chương thứ III dựa vào những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương I& chương II sẽ áp dựng để đưa ra những giả pháp và kiến nghị cho hoạtđộng của quỹ CitiFoudation trong thời gian sắp tới.

Trang 4

Chương I: Các vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ tài chính vi mô củaNgân hàng thương mại

1.1 Dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng thương mại1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhấtcủa nền kinh tế Trước hết ngân hàng là tổ chức thu hút tiền tiết kiệm lớn nhấttrong nền kinh tế Đồng thời, ngân hàng cũng là tổ chức cho vay chủ yếu vớicác doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước.

Xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp: “Ngân hàng làloại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đadạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thựchiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế” (Theo cuốn Quản trị ngân hàng thương mại của PeterRose)

Theo ICB1, ngân hàng là phân ngành cấp 3 thuộc phân ngành Ngân hàng

trong Ngành Tài chính Phân ngành ngân hàng được định nghĩa « Ngân hànglà tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như các dịch vụ ngânhàng bán lẻ, cho vay, chuyển tiền, … »

Ở Việt Nam, khái niệm ngân hàng được định nghĩa trong luật các tổ chứctín dụng năm 1997 và luật sử đổi bổ sung các tổ chức tín dụng năm 2004 nhưsau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tínhchất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm, NHTM, ngân hàngphát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và cácloại hình ngân hàng khác”

1ICB (Industries Classification Benchmark): Tiêu chí phân ngành được áp dụng phổ biến trên thế giới

Trang 5

Sơ đồ 1.1 Mô hình hoạt động của NHTM

(Nguồn : Commercial Bank Managerment, Peter S.Rose, NXB Tài chính

 Các NHTM quốc doanh lần lượt ra đời : Ngân hàng NgoạiThương thành lập năm 1962, Ngân hàng đầu tư và xây dựng ViệtNam năm 1981, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàngđầu tư và phát triển Việt Nam năm 1990.

 Bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành ngân hàng là việc chuyển từmô hình 1 cấp sang mô hình 2 cấp vào tháng 05/1990, tách riêng

Ngân hàng hiện đạiChức năng

Chức năng thanh toánChức năng lập kế hoach đầu tư

Chức năng tiết kiệmChức năng

ngân hàng đầu tư và bảo lãnh

Chức năng môi giớiChức năng

bảo hiểm

Chức năng quản lý tiền mặt

Trang 6

chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh trong lĩnh vực ngânhàng

 Năm 1993, bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chínhtiền tệ quốc tế (IMF,WB,ADB), thành lập hiệp hội ngân hàng,thành lập thị trường liên ngân hàng.

 Năm 1997, quốc hội khóa X thông qua Luật ngân hàng nhà nướcViệt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (02/12/1997), Thành lậpNgân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết địnhsố 769/TTg, ngày 18/9/1997), Ngày 31/01/1998 thành lập Hộiđồng tài chính - tiền tệ Nhà nước (QĐ 23/1998/QĐ-TTg).

 Năm 1999, Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày9/11/1999) Bảo hiểm tiền gửi có nhiệm vụ giám sát và kiểm traviệc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi và an toàn tronghoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi; Thực hiện nghiệp vụ hỗtrợ tổ chức nhận tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả; bảo vệquyền lợi người gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi khi tổ chứcnhận tiền gửi bị giải thể, phá sản, Cho phép các tổ chức tín dụngthành lập Công ty chứng khoán và tham gia niêm yết chứngkhoán.

 Năm 2001, Sửa đổi, bổ sung NĐ 63/1998 theo hướng nới lỏngcác giao dịch vãng lai, Ban hành Nghị định về tổ chức và hoạtđộng của Quỹ tín dụng nhân dân.

Năm 2002, tự do hóa lãi suất cho vay VND – bước cuối cùng tự

do hóa hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầura.

Ngày 01/04/2007, mở cửa lĩnh vực ngân hàng với việc cho

phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Trang 7

1.1.2.2 Hệ thống tổ chức của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Với chủ trương đa dạng hóa hình thức sở hữu trong lĩnh vực ngânhàng, số lượng các ngân hàng ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng Tính

đến cuối tháng 11/2007, cả nước có 6 NHTM quốc doanh, 35 NHTM cổphần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh.

Sơ đồ 1.2 Số lượng các Ngân hàng ở Việt Nam(Nguồn : Tổng hợp từ NHNN và báo cáo thường niên)

Sơ đồ 1.3 Tổng tài sản một số Ngân hàng 2007-2008

1 044 418

4 424

5 426

5 428

5 531

5 53134

6 53335

Số lượng Ngân hàng ở Việt Nam

Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng thương mại cổ phầnChi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng Thương mại Quốc Doanh

17.541 15.15924.776

VN Devpt.

20072008

Trang 8

(Nguồn : Tổng hợp từ NHNN và báo cáo thường niên)

NHTM quốc doanh chiếm vị trí chủ đạo trong toàn ngành Với mạng

lưới rộng khắp gồm hơn 2.600 chi nhánh trên cả nước, khối các NHTM quốc

doanh chiếm 60% về giá trị tổng tài sản, 68,67% thị trường huy động vốnđầu vào và trên 63,49% thị trường tín dụng (tính đến cuối năm 2007).

NHTM cổ phần ngày càng mở rộng thị phần trong lĩnh vực ngân

hàng Số lượng các NHTM cổ phần bùng nổ trong giai đoạn 1992-1997, đónggóp rất lớn vào sự phát triển của ngành ngân hàng Top các NHTM cổ phầnhoạt động hiệu quả phải kể đến ACB, Sacombank, Techcombank.

Lĩnh vực ngân hàng Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Số

lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh gia tăngnhanh chóng sau năm 1992, đến nay đã có sự góp mặt của 33 chi nhánh ngânhàng nước ngoài và 05 ngân hàng liên doanh Hai loại hình ngân hàng nàyđang dần gia tăng sự ảnh hưởng tới toàn ngành, năm 2007 tổng hoạt động chovay chiếm 9,3% toàn ngành.

1.1.3 Các hoạt động chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Một hoạt động khác biệt của các NHTM so với các loại hình doanhnghiệp khác trong nền kinh tế là các NHTM tiến hành hoạt động nghiệp vụcủa mình không những chỉ bằng vốn riêng của mình mà chủ yếu bằng vốnhuy động NHTM huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ tiền gửi tiếtkiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của dân cư và các tổ chức kinh tế, tiềngửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng trong đó tiền gửi tiếtkiệm là nguồn huy động vốn chủ lực của NHTM Ngoài ra, các NHTM cònphát hành các công cụ nợ khác để huy động vốn như chứng chỉ tiền gửi, kỳphiếu…

Trang 9

Sơ đồ 1.4 Tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng nguồn vốn huy động của các

NHTM và tổ chức tín dụng trong cả nước tính đến hết 31/12/2008 ước tínhtăng tới 50% so với năm 2007, gấp hơn 5,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.Đây là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ gần 20 năm đổi mới hoạt động ngânhàng cho đến nay.

Giai đoạn năm 2004 có một sự nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng huy độngvốn và đạt mức cao nhất vào năm 2005 Trong năm 2006, các ngân hàng đangtìm kiếm kênh huy động khác ngoài kênh huy động từ tiền Các ngân hàngngày càng tăng cường các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá sản phẩm vàtạo tiện ích thu hút khách hàng Tốc độ huy động ngoại tệ năm 2005 có bướcnhảy vọt, chủ yếu do lãi suất ngoại tệ có xu hướng tăng và nguồn thu ngoại tệhoạt động kinh tế đối ngoại của các tổ chức kinh tế được cải thiện đáng kểtrong năm này.

Tăng huy độngBằng VNDBằng ngoai tệ

Huy động vốn từ nền kinh tế

Nghìn tỷ đồng

Bằng ngoại tệBằng VNDTiền huy động

Trang 10

 Cho vay thương mại: là hình thức cho vay trực tiếp đối với ngườibán, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuấtkinh doanh.

 Cho vay tiêu dùng dưới hình thức trả góp, thấu chi: Đây là hìnhthức tín dụng đang rất phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu của ngườidân như cho vay trả góp mua nhà, mua xe hoặc sửa chữa nhàcửa…

 Cho vay tài trợ dự án: bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống,các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ chocác dự án.

 Cho thuê tài chính: rất nhiều ngân hàng đứng ra kinh doanh quyềnlựa chọn thuê các thiết bị và máy móc cần thiết thông qua hợpđồng thuê mua trong đó ngân hàng mua các thiết bị và cho kháchàng thuê.Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu kháchhàng phả tre tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê.

Tổng dư nợ tín dụng toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao, trung bình31,78%/năm Năm 2004 ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục, tăng 41,65% sovới năm 2003 Từ năm 2005, dư nợ cho vay của toàn ngành có xu hướng tăngtrưởng chậm lại, năm 2005 tăng 31,10% và năm 2006 tăng 25,44% Nguyênnhân do các ngân hàng tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro,tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng khối lượng cho vay.Mặt khác, các kênh huy động vốn khác ngày càng mở rộng như thị trườngchứng khoán, Quỹ Hỗ trợ Phát triển, vốn từ nước ngoài (FDI, ODA…) vàoViệt Nam tác động đến khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống các tổ chứctín dụng.

Trang 11

Sơ đồ 1.5.Tín dụng cho nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng

(Nguồn : NHNN và Quỹ tiền tệ quốc tế ; (*) số liệu cập nhật đến hết tháng3/2007)

Trong đó, tăng trưởng tín dụng cung cấp cho khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh (35%/năm) cao hơn khu vực kinh tế nhà nước (25%/năm), phản ánh sựphát triển năng động, hiệu quả của khu vực kinh tế này trong những năm gầnđây.

Theo ước tính, tổng dư nợ tín dụng cung cấp cho nền kinh tế trong năm2007 vào khoảng 40% so với cuối năm 2006 và tăng gấp khoảng 2 lần so vớimức dự kiến từ đầu năm là 17-21% Những lĩnh vực thu hút khối lượng lớnvốn tín dụng NH trong những năm gần đây bao gồm đầu tư các dự án cơ sởhạ tầng, đầu tư bất động sản mà đặc biệt là các dự án khu nhà ở mới, khu đôthị mới, đầu tư vốn trong lĩnh vực xuất khẩu và dịch vụ, nuôi trồng thủy sản…Bên cạnh đó, đối tượng đầu tư chứng khoán, vàng, tiêu dùng …cũng thuhút một phần khối lượng rất lớn vốn tín dụng.

1.1.3.3 Các hoạt động khác

Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước liên tụctăng trưởng với tốc độ cao tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế quahệ thống ngân hàng Trong những năm 2005-2006, hoạt động thanh toán quốc

Khu vực quốc doanh Khu vực ngoài quốc doanh

Tăng trưởng tín dụng

Khu vực quốc doanhKhu vực ngoài quốc doanh

Tăng trưởng tín dụng

Trang 12

tế đạt được mức tăng cao và đều đặn, trên 22% với thanh toán xuất khẩu vàtrên 15% với thanh toán nhập khẩu.

Sơ đồ 1.6 Tăng trưởng xuất nhập khẩu(Nguồn : Quỹ tiền tệ quốc tế)

Theo NHNN, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đạttốc độ tăng trưởng 150-300%/năm Tính đến hết năm 2007, các ngân hàngphát hành gần 8,3 triệu thẻ, tính bình quân trong gần 10 người dân có 1 ngườidùng thẻ2 Thống kê cho thấy thị trường thẻ Việt Nam năm 2007 tăng 2,5 lầnso với năm 2006, từ 3,5 triệu thẻ năm 2006 lên 8,3 triệu thẻ năm 2007 Trongđó số lượng thẻ ghi nợ nội địa (ATM) chiếm chủ yếu với 93,87%, tiếp theo làthẻ ghi nợ (Debit card) quốc tế với 3,6%, thẻ tín dụng (Credit card) quốc tếchiếm 2,22% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 0,31%.

Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở vậtchất trong lĩnh vực ngân hàng phát triển, tiện ích đáp ứng nhu cầu thanh toánkhông dùng tiền mặt của dân cư Tính đến hết năm 2007, cả nước đã có 4.300máy ATM, hơn 23.000 điểm chấp nhận thanh thoán thẻ bằng POS, so vớinăm 2006, con số trên là 2.500 ATM và 14.000 POS.

2 Thống kê của NHNN

Tăng trưởng xuất nhập khẩu 2002-2006

Xuất khẩuNhập khẩu

Tăng trưởng xuất khẩu 2002-2006

20022003200420052006Xuất khẩuNhập khẩu

Trang 13

1.2 Dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng thương mại

Dịch vụ tài chính vi mô của các NHTM và các tổ chức tài chính vi mô(TCTCVM) đã ra đời từ khi có hoạt động tài chính Các tổ chức này trongthời kỳ đầu tiên thường thuộc khu vực phi chính thức như phường, hụi, họ,người cho vay nặng lãi Đầu những năm 50, các chiến lược phát triển của cácnước thuộc thế giới thứ ba tập trung cho phát triển nông nghiệp, giúp đỡngười nghèo, và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của dân chúng sống ở nôngthôn Các chương trình phát triển thực hiện cung cấp tín dụng lãi suất thấp vớimục tiêu phá vỡ vòng luẩn quẩn nghèo đói ở khu vực nông thôn Các chươngtrình này của chính phủ, hoặc của các nhà tài trợ, hoặc một số quốc gia thànhlập ngân hàng chuyên biệt tập trung phục vụ lĩnh vực nông nghiệp trong khuvực nông thôn Tới những năm 70, các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước chiếmưu thế trong việc cung cấp tín dụng sản xuất đến những khách hàng chưa baogiờ tiếp cận được tới tín dụng chính thức Trong khi đó, các chương trình tàichính vi mô do các nhà tài trợ hỗ trợ thường bao gồm cả tín dụng và đào tạo.Điểm chung đối với cả hai loại chương trình tài chính vi mô cho người nghèonày là đều được bao cấp.

Tuy vậy, mô hình tín dụng bao cấp có mục tiêu được hỗ trợ “sau lưng” làtrọng tâm của những chỉ trích trong một thời gian dài Phần lớn các chươngtrình này thất thoát vốn lớn và luôn cần phải tái cấp vốn thường xuyên để tiếptục hoạt động Vì vậy, các giải pháp theo cơ chế thị trường cho tài chính nôngthôn là điều hết sức cần thiết để phát triển các tổ chức này và tăng cường vaitrò của chúng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Điều này dẫn đếnmột cách tiếp cận mới, coi tài chính vi mô như một bộ phận không thể táchrời của toàn bộ hệ thống tài chính Cuộc tranh luận về việc xây dựng các tổchức tài chính bền vững nhằm phục vụ người nghèo hay tiếp tục giải ngân cáckhoản vay bao cấp tới các khách hàng lên tới đỉnh điểm vào cuối thập kỷ 70

Trang 14

Tới những năm 80, các tổ chức phi chính phủ địa phương bắt đầu tìm kiếmmột phương pháp mang tính lâu dài hơn các phương pháp tạo thu nhập khôngbền vững cho mục đích phát triển cộng đồng

Kể từ những năm 80 đến nay, nhiều dịch vụ tài chinh vi mô của một sốNHTM đã phát triển một cách bền vững hơn Các nhà tài trợ tích cực ủng hộvà khuyến khích các hoạt động tài chính vi mô quy mô nhỏ, tập trung nguồnlực tài chính cũng như các hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức tài chính vi mô đãđạt được sự tiếp cận và mức tài chính bền vững

Đến những năm 90, các hoạt động của các NHTM và bên cạnh các tổ chứctài chính vi mô được mở rộng, không chỉ bao gồm hoạt động cung cấp tíndụng Tiết kiệm, bảo hiểm và chuyển tiền đã được nhiều tổ chức tài chínhcung cấp cho dân chúng và các doanh nghiệp nông thôn Tuy vậy, hoạt độngchiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh số và tần suất sử dụng vẫn là hoạt động tíndụng

Thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính vimô Liên hiệp quốc đã chọn năm 2005 là “Năm quốc tế về tài chính vi mô”, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của tài chính vi mô nói riêng, tài chính nôngthôn nói chung từ những thử nghiệm trong thập kỷ 70 tới một trào lưu mangtính toàn cầu Hoạt động của các TCTCVM không chỉ lôi cuốn sự chú ý củacác nhà tài chính, các nhà phát triển mà còn tạo sự quan tâm lớn đối với cácnhà báo, chuyên gia nghiên cứu, các nhà làm luật và công chúng nói chungtrên toàn thế giới

1.2.1 Khái niệm dịch vụ tài chính vi mô của các Ngân hàng thương mại

Tài chính vi mô là tài chính qui mô nhỏ quy mô nhỏ (tài chính vi mô),nhưng do đặc thù khu vực nông thôn với tỷ lệ hộ nghèo cao, mức sống nhìnchung thấp hơn nhiều so với thành thị, tài chính vi mô thường được gắn liềnvới tài chính nông thôn Về hoạt động, tài chính nông thôn trước kia thường

Trang 15

được hiểu là sự cung cấp tín dụng ưu đãi Hiện nay theo xu thế phát triểnchung, khái niệm tài chính vi mô gắn liền với các chính sách tài chính bềnvững cho khu vực nông thôn nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triểnkhu vực nông thôn Các tổ chức tài chính vi mô là một phần cấu thành tàichính nông thôn.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô được hiểu là các tổ chức tàichính chính thức (bao gồm các Ngân hàng cộng đồng, ngân hàng tư nhân ởnông thôn, các hợp tác xã tín dụng tiết kiệm, ngân hàng phát triển nôngnghiệp, các ngân hàng theo mô hình Grameen Bank, các tổ chức phi chínhphủ có chương trình tín dụng) thực hiện cung cấp tín dụng và các dịch vụkhác đối với khu vực nông thôn theo các quy định cụ thể của ngân hàng trungương.

Từ các định nghĩa về dịch vụ tài chính vi mô Ta có thể rút ra nhận xét:

Dịch vụ tài chính vi mô là các dịch vụ tài chính (và các dịch vụ phi tài chính,tùy cách tiếp cận) cho các cá nhân và đơn vị trên địa bàn nông thôn, đáp ứngnhu cầu và đặc điểm của khách hàng nông thôn.

Dịch vụ tài chính vi mô bao gồm cả ở khu vực đô thị và nông thôn (mặcdù chủ yếu vẫn là ở khu vực nông thôn), thường cung cấp dịch vụ tín dụngcho đối tượng khách hàng chủ yếu là người nghèo Các dịch vụ khác thườngkhông được cấp hoặc chỉ giới hạn như dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cho cácthành viên tham gia, dịch vụ hỗ trợ đào tạo, khuyến nông Các tổ chứctàichính vi mô còn cung cấp một số dịch vụ trung gian xã hội như hình thànhtổ nhóm, phát triển tính tự tin, và đào tạo các kiến thức về tài chính cũng nhưkhả năng quản lý giữa các thành viên trong nhóm.

1.2.2 Đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô

Việc cung cấp dịch vụ tài chính trong nông thôn là một thách thức rất lớnđối với các TCTCVM do đặc điểm riêng có của khu vực này Sự khác biệt

Trang 16

trong hoạt động tài chính tại khu vực nông thôn và thành thị tạo ra những đặctrưng cho các TCTCVM như sau

Thứ nhất, chi phí giao dịch trong khu vực nông thôn cao hơn đối vớiTCTCVM và khách hàng Khu vực nông thôn thường có mật độ dân số phântán, cơ sở hạ tầng cứng (đường sá, dịch vụ viễn thông) và cơ sở hạ tầng mềm(giáo dục, y tế) có chất lượng thấp Doanh nghiệp và dân chúng nông thôn cókhả năng tiếp cận tới thông tin, dịch vụ giáo dục và đào tạo kinh doanh kémhơn khu vực thành thị Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng pháttriển hoạt động của các TCTCVM Để phát triển hoạt động, các TCTCVMphải giải quyết được vấn đề giảm chi phí giao dịch đối với khách hàng

Thứ hai, TCTCVM muốn hoạt động thành công phải vận dụng linh hoạtcả cơ sở pháp lý chính thức và phi chính thức Việc áp dụng theo luật lệ chínhthức trong khu vực nông thôn thường mất nhiều chi phí và thời gian hơn khuvực đô thị Các hình thức bảo đảm truyền thống như nhà cửa, đất đai cũngkém hiệu lực hơn Tại nhiều khu vực nông thôn, dân chúng hầu như không cótài sản gì có thể thế chấp được trừ đất đai đã được cấp sổ hoặc các doanhnghiệp đã đăng ký kinh doanh Thực tế, các hương ước, lề lối phi chính thứccó hiệu lực hơn nhiều tại khu vực nông thôn, mặc dù các “luật lệ” phi chínhthức này rất đa dạng và thậm chí khác nhau ngay trong một vùng

Thứ ba, các TCTCVM phải đối mặt với rủi ro cao Thị trường tài chính vàhàng hóa trong khu vực nông thôn thường bị chia cắt, vì vậy giá cả thường bịbiến động mạnh nếu có sự thay đổi nhỏ về cung và cầu Thu nhập của dân cưnông thôn chủ yếu từ nông nghiệp, các nguồn thu nhập phi nông nghiệp nhưdịch vụ, công nghiệp, làm công ăn lương thường chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.Rủi ro xẩy ra cho ngành nông nghiệp sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực nôngthôn thông qua các liên kết ngược và xuôi Hơn nữa, rất nhiều hoạt động nông

Trang 17

nghiệp và sản xuất kinh doanh khác trong khu vực nông thôn mang tính chấttự cung tự cấp, tính tiền tệ hóa thấp.

Thứ tư, khách hàng của TCTCVM thường có khả năng chịu đựng rủi rothấp và tính dễ bị tổn thương cao Có ba nhóm khách hàng chính của cácTCTCVM Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nôngsản, các doanh nghiệp phi nông nghiệp và các chủ trang trại lớn – có thu nhậpcao, nắm giữ tài sản lớn ở khu vực nông thôn Nhóm thứ hai là các hộ giađình có đất đai, không nghèo đói Hai nhóm này thường không gặp khó khănkhi tiếp cận với dịch vụ tài chính nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vựcnông thôn, và họ cũng có khả năng tiếp cận khá tốt đối với các TCTC đô thị.Nhóm thứ ba là các hộ gia đình sống dưới mức nghèo khổ hoặc gần mứcnghèo nhưng rất dễ bị tổn thương Họ thường không có tài sản thế chấptruyền thống, thu nhập phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp.

Thứ năm, các TCTCNT phải đối mặt với vần đề cầu về các dịch vụ tàichính nông thôn có tính thời vụ cao Do nông nghiệp thường đóng góp lớnnhất cho GDP khu vực nông thôn, tính chất thời vụ và phụ thuộc vào điềukiện tự nhiên của hoạt động nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hành vi sửdụng dịch vụ tài chính nông thôn.

1.2.3 Các hình thức tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Người nghèo có thể huy động các nguồn tài trợ thông qua 3 khu vực: (i)khu vực chính thức, (ii) khu vực bán chính thức và (iii) khu vực không chínhthức.

(i) Khu vực chính thức:

Khu vực chính thức bao gồm 4 tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tàichính vi mô bao gồm: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn(AGRIBANK), Ngân hàng cho người nghèo, Các quỹ tín dụng nhân dân, vàcác ngân hàng thương mại.

Trang 18

 Ngân hàng AGRIBANK

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các TCTD Việt Nam,AGRIBANK hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo vàchủ lực trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam Hiện nay, AGRIBANKlà ngân hàng lớn nhất Việt Nam tính theo cả tài sản, mạng lưới hoạt động, vàsố lượng khách hàng Đến tháng 12/2007, tổng tài sản AGRIBANK đạt hơn295.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 16.000 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt trên242.000 tỷ đồng, với hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộnghắp trên toàn quốc và hơn 30.000 cán bộ nhân viên AGRIBANK luôn chútrọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực chocông tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiêntiến

AGRIBANK cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếpnhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án lớn của WB,ADB, AFD Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng12/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn quaAGRIBANK là 2,7 tỷ USD.

 Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)

NHCSXH được thành lập lại trên cơ sở ngân hàng người nghèo theo quyếtđịnh số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ Ngoàiviệc tập trung giải quyết nhu cầu vốn cho người nghèo, góp phần vào côngcuộc xoá đói giảm nghèo, NHCSXH còn giúp tái cơ cấu các ngân hàngthương mại nhà nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của kênh cho vay chínhsách đối với các ngân hàng này NHCSXH tiếp tục đảm trách các chức năngcủa Ngân hàng phục vụ người nghèo và mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dântrung ương/địa phương, trở thành kênh cung cấp tín dụng nhỏ do Chính phủ

Trang 19

trợ cấp vốn trước đây được thực hiện qua các Bộ theo các chương trình và dựán chính sách xã hội và giảm nghèo

NHCSXH ngay từ những ngày đầu hoạt động đã định hướng tập trungtăng cường sự hợp tác có hiệu quả với các Bộ, ban, ngành, các tổ chức hộiđoàn thể như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh , tạo cơ sở tiếpcận được với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên phạm vi cảnước Hiện tại, NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trongphạm vi cả nước, là một pháp nhân có vốn điều lệ và hệ thống giao dịch từtrung ương đến địa phương, với 64 chi nhánh cấp tỉnh, một sở giao dịch, 575phó giám đốc NHCSXH cấp huyện và 5600 tổng số cán bộ, trung bìnhkhoảng 70-80 người ở cấp tỉnh và 4-7 người làm việc ở cấp huyện Đây làmột sự đổi mới rất lớn nếu so với NH phục vụ người nghèo trước kia với bộmáy nhân sự hoàn toàn phụ thuộc vào AGRIBANK NHCSXH dự kiến pháttriển một mạng lưới gồm 500-700 chi nhánh trên khắp 64 tỉnh thành trong vàinăm tới.

 Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

Sau sự sụp đổ của các hợp tác xã tín dụng nông nghiệp đầu những năm90, các ngân hàng thương mại không thể lấp chỗ trống trong khu vực tàichính nông thôn và cần có một hệ thống TCNT để bù vào chỗ trống này Mộttrong những mục tiêu quan trọng nhất là nhu cầu phục hồi lòng tin của dânchúng với hệ thống tài chính nông thôn chính thức.Vì vậy, từ ‘‘hợp tác xã’’đã được đưa ra khỏi tên của tổ chức tài chính mới thiết lập này và gọi là QuỹTín dụng nhân dân Đây thực chất là các hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm cộngđồng theo mô hình Caisse Populaire ở Quebec, Canada.

Quá trình phát triển QTDND chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 triểnkhai thí điểm thành lập từ 8/1993-8/2000, thời gian đầu có 14 tỉnh thành thamgia với 179 QTDNDN và 46045 thành viên (trung bình 257 thành viên/quỹ),

Trang 20

sau đó dựa trên kinh nghiệm phát triển của các QTDNDN hiện có đã pháttriển ra 53 tỉnh thành với tổng số 959 QTDND cơ sở (2 QTDND đô thị và 957QTDND nông thôn)

Từ 2000 đến nay, hệ thống QTDND đang thực hiện chấn chỉnh tổ chức vàhoạt động, tiếp tục phát triển các QTDND mới ở những nơi có đủ điều kiệnmột cách an toàn, thận trọng Hiện tại, hệ thống QTDND có 955 QTDND cơsở và một QTDND trung ương QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp táchoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động,thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huysức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quảcác hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống Hoạt độngcủa QTDND phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.QTDND được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng và độ tiện íchcủa dịch vụ, nhưng bị giới hạn ở phạm vi hoạt động trong cấp xã.

(ii) Khu vực bán chính thức:

Hầu hết các TCTCVM bán chính thức đều do các NGOs trong nước vàquốc tế tài trợ, chỉ có một vài trường hợp là do một số tổ chức quần chúngthực thi học tập theo các mô hình do NGOs tài trợ từ trước Vì vậy, trongchuyên đề này, các TCTCVM bán chính thức sẽ được gọi là các TCTCVMNGOs để tiện theo dõi Các hoạt động tài chính nông thôn do các tổ chứcquốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình hỗ trợ phát triển chínhthức song phương và đa phương được du nhập vào Việt Nam những năm cuốithập kỷ 80, khi tiến trình đổi mới bắt đầu có hiệu quả Mặc dù các chươngtrình này thường tập trung vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bình đẳng thunhập, phương pháp thực hiện rất khác nhau Một số dự án chỉ có mục đíchduy nhất là cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, trong khi ở các dự án khác, tàichính chỉ là một hợp phần của một chương trình rộng hơn Cũng có những

Trang 21

chương trình chỉ coi tài chính là một công cụ xã hội nhằm hỗ trợ cho mộtnhóm đối tượng đặc thù trong một giai đoạn nhất định

Cùng tham gia với các ngân hàng chính thức trong cuộc chiến chống đóinghèo, kể từ năm 1990, 57 tổ chức phi chính phủ (NGO) và Hội Phụ nữ ViệtNam đã thực hiện chương trình tài chính vi mô trên 2900 (29%) các xãphường ở Việt Nam trong 36 tỉnh (57% số tỉnh trên toàn quốc) Hiện tại cóhai TCTCVM NGO lớn là quỹ tình thương TYM do Hội LHPN Việt Nam vàquỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm CEP do Liên đoàn lao độngThành phố HCM thành lập năm 1992 đang dẫn đầu về quy mô và thành tíchhoạt động Mặc dù mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ các hộ gia đình được tiếp cận vớinguồn vốn tín dụng này (351.298 khách hàng, tức chưa tới 6% hộ gia đình),nhưng các chương trình đã thành công trong việc tiếp cận với khu vực ngườinghèo nhất có hoàn cảnh thiệt thòi nhất, những người không thể tiếp cận vớicác dịch vụ của NHCSXH và các chương trình dành cho người nghèo khácđược nhà nước hỗ trợ

Các đối tượng chính của các TCTCVM NGOs là hộ nghèo, hộ dân tộcthiểu số, sinh sống ở vùng sâu vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận với cácTCTCVM chính thức Các TCTCVM NGOs này cũng rất chú ý đến việc tiếpcận với phụ nữ trong nhóm các đối tượng này Các TCTCVM cùng hoạt độngtrên thị trường TCVM, song có sự khác biệt nhất định về thị trường tập trung.hoạt động của các TCTCVM đó

(iii) Khu vực không chính thức:

Tại Việt Nam, các nguồn tài trợ không chính thức bao gồm từ gia đình,bạn bè, từ các nguồn cho vay không chính thức và các quỹ tín dung nông thôntruyền thống Đặc điểm của hình thức tín dụng này là lãi suất thường rất caohơn nhiều so với khu vực chính thức và bán chính thức, và lãi suất thường là

Trang 22

do 2 bên thỏa thuận Rủi ro cho cả người cho vay và người đi vay cũng cao.Không được pháp luật bảo vệ.

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô củaNgân hàng thương mại

Có nhiều nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động của cácTCTCVM như PEARLS, CAMELS, nhóm chỉ tiêu về mức độ tiếp cận và tínhbền vững Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng như quy mô vàchất lượng dư nợ, quản lý tài sản và vốn đi vay, hiệu suất hoạt động và hiệuquả hoạt động Tùy thuộc yêu cầu đánh giá, mức độ chi tiết của số liệu và nhucầu quản lý, từng nhóm chỉ tiêu này được sử dụng CAMELS được ứng dụngnhiều hơn cho các ngân hàng thương mại, trong khi PEARLS được sử dụngđể đánh giá các TCTC vi mô nhiều hơn Các nhóm chỉ tiêu này thường đượcứng dụng trong trường hợp các TCTC có sự tương đồng trên nhiều khía cạnhvề quy mô tài sản, tính chất hoạt động.

Sự phát triển hoạt động của các NHTM cung cấp dịch vụ tài chính vi môthường được đánh giá qua hai nhóm chỉ tiêu chính: mức độ tiếp cận và tínhbền vững của tổ chức

1.2.4.1 Mức độ tiếp cận

Mức độ tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có

chất lượng của dịch vụ tài chính vi mô, đặc biệt là đối với khách hàng nghèovà dễ bị tổn thương Chỉ tiêu mức độ tiếp cận được đo lường thông qua haigiác độ: độ rộng và độ sâu của tiếp cận

a Độ rộng tiếp cận

Độ rộng trong tiếp cận của dịch vụ tài chính vi mô là mức độ tiếp cận đốivới khách hàng trên diện rộng, được đánh giá thông qua sự đa dạng hóa trongsản phẩm dịch vụ cung ứng; số lượng và mức độ tăng trưởng của khách hàng,của dư nợ tín dụng và tiết kiệm Số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng càng

Trang 23

lớn, mức độ tăng trưởng qua các năm hoặc một thời kỳ càng tăng chứng tỏdịch vụ của NHTM đa dạng Tương tự, nếu số lượng khách hàng tăng cả vềcon số tuyệt đối và tương đối (mức độ tăng trưởng), NHTM đó đã đạt đượcmức tiếp cận rộng hơn đối với khách hàng Các giá trị tăng trưởng tuyệt đốivà tương đối của dư nợ tín dụng và tiết kiệm cũng cho kết luận tương tự về độrộng trong tiếp cận của NHTM

b Độ sâu của tiếp cận

Đây là khái niệm dùng để đo lường khả năng các khách hàng khác nhau cóthể tiếp cận dịch vụ của NHTM tới mức nào; cũng như giá trị ròng mà kháchhàng nhận được Tuy vậy, các chỉ tiêu đo lường độ sâu của tiếp cận trực tiếpthông qua sự thay đổi ròng của giá trị thu nhập và tài sản khách hàng sau khitiếp cận được với dịch vụ tín dụng rất khó xác định Do khách hàng củaNHTM có những đặc trưng cơ bản, mức độ tiếp cận đến các nhóm kháchhàng thu nhập thấp rất quan trọng Vì vậy, các chỉ tiêu gián tiếp đơn giản hơnđược sử dụng để đo lường độ sâu của tiếp cận tới các nhóm khách hàng mụctiêu của các NHTM bao gồm:

- Mức vay trung bình: mức vay trung bình thấp nghĩa là nhiều khách hàng có

thu nhập thấp đã được vay tại NHTM, vì đối với các khách hàng này nhu cầuvay vốn thường có giá trị thấp Quy mô món vay trung bình/GDP bình quânđầu người được coi như một chỉ tiêu dùng để so sánh độ sâu của tiếp cận đếncác khách hàng của một NHTM trên tầm quốc tế.

Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ mức độ tiếp cận của NHTM càng sâu Đây làchỉ số được ưa thích vì tính toán đơn giản và có thể sử dụng để so sánh xuyênquốc gia Theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ này dưới 20%, TCTCNT đã phục vụ tầnglớp khách hàng nghèo (tầng đáy) Nếu trong khoảng từ 20-150%, NHTM đãphục vụ các khách hàng trung bình và có mức tiếp cận rộng, và NHTM chỉtập trung vào các khách hàng giầu có nếu tỷ lệ này lớn hơn 150%.

Trang 24

- Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và nợ xấu/tổng dư nợ

Hai nhóm tỷ lệ này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng đối vớiNHTM Các tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng càngcao, độ sâu tiếp cận tốt Trong điều kiện NHTM mở rộng hoạt động tới nhiềunhóm khách hàng khác nhau với quy mô tăng trưởng, nếu tỷ lệ nợ uá hạn caochứng tỏ NHTM đó không đạt yêu cầu về mở rộng hoạt động Theo thông lệquốc tế, tỷ lệ này ở mức 5% là hợp lý Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tốt hơn chấtlượng tín dụng, vì đã xét tới khả năng thu hồi nợ của NHTM Tỷ lệ này càngnhỏ càng tốt, và thông lệ quốc tế ở mức 3% là chấp nhận được

1.2.4.2 Tính bền vững

Tính bền vững của một dịch vụ tài chính vi mô của một NHTM là khảnăng tổ chức đó cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tài chính có lợi nhuậnvà phát triển lâu dài Tính bền vững được đo bằng các tỷ lệ tự bền vững vàcác hệ số sinh lời Có ba mức độ bền vững là: tự bền vững về hoạt động OSS(operational self-sustainablity), tự bền vững về tài chính FSS (financial self-sustainablity) và tự bền vững về thể chế ISS (institutional self-sustainablity).Tuy vậy, mức độ tự bền vững về thể chế không được định lượng hóa nên OSSvà FSS được tập trung nghiên cứu trong khóa luận.

a Tự bền vững về hoạt động (OSS)

Tỷ số tự bền vững về hoạt động OSS thể hiện mối quan hệ giữa thu nhậphoạt động và tổng chi phí hoạt động (bao gồm cả khấu hao và dự phòng rủiro) Các nhà tài trợ và nhà quản lý tài chính vi mô của NHTM sử dụng chuẩntiêu biểu này để đánh giá xem NHTM đã tự trang trải được các chi phí hoạtđộng của nó bằng thu nhập từ hoạt động hay chưa.

OSS = Thu nhập hoạt động / Tổng chi phí hoạt động

NHTM được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếu OSS>100%, tuy nhiên thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt độ bền vững hoạt động lâu dài thì

Trang 25

OSS nên lớn hơn 120%.

b Tự bền vững về tài chính (FSS)

Tỷ số tự bền vững về tài chính (FSS) cũng đo lường xem mức độ thu nhậptrang trải các chi phí hoạt động của một NHTM có điều chỉnh theo lạm phátvà loại bỏ tác động của trợ cấp Các điều chỉnh này nhằm làm rõ tình hình tàichính của một NHTM sẽ như thế nào nếu không có các khoản trợ cấp, khi vốnđược huy động trên thị trường thương mại, thay vì từ nguồn viện trợ hoặc tàitrợ ưu đãi của các nhà tài trợ, và khi tính tới chi phí từ lạm phát FSS đượctính bằng công thức sau:

FSS = Thu nhập hoạt động được điều chỉnh / Tổng chi phí hoạt độngđược điều chỉnh

Tương tự như OSS, dịch vụ tài chính vi mô được coi là tự bền vững về tàichính nếu FSS>100%.

c Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hay lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu (ROE)

Hai nhóm chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản hoặc vốnchủ sở hữu Các tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lời của NHTMtrên một đồng giá trị tài sản hay vốn chủ sở hữu càng lớn Tuy vậy, nếu tỷ lệnày lớn quá, NHTM có thể đang gặp rủi ro khi đầu tư vào các danh mục mạohiểm có rủi ro cao ROE và ROA thường được sử dụng chung để đánh giákhả năng sinh lời chung của tổ chức tài chính.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn bỏ ra đầu tưvào công ty

ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân (%).

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROE)

Trang 26

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đểđầu tư vào công ty.

ROE = Lơi nhuận ròng / Vốn cổ phần bình quân (%)

Các tổ chức tài chính vi mô với mục tiêu hàng đầu là hỗ trợ người nghèo.Chính vì vậy chỏ tiêu ROA, ROE không được các nhà quản lý quan tâmnhiều bằng những chỉ số như: quy mô, doanh số nợ, dư nợ, dư nợ bình quânvà số người được vay vốn.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ tài chính vimô của Ngân hàng thương mại

Trang 27

Nhận thức về phát triển hoạt động:

Hoạt động của NHTM phát triển đến mức nào và theo lộ trình nào phụthuộc hoàn toàn vào nhận thức của ban giám đốc và toàn bộ nhân viên trongNHTM đó Hoạt động là vấn đề cốt lõi của NHTM, quan hệ chặt chẽ và tácđộng trực tiếp đến khách hàng Phát triển các hoạt động là công cụ để cácNHTM đạt được mục tiêu và sứ mệnh đặt ra, là điều kiện sống còn để NHTMtồn tại và phát triển Các NHTM thường có một hoặc hai mục tiêu hoạt độngvề kinh tế và xã hội Từ mục tiêu cụ thể đó, NHTM chọn cách tiếp cận đơnnăng hay tổng hợp, lựa chọn thực hiện những hoạt động cơ bản nào là chủchốt Phát triển hoạt động còn tạo cơ hội để NHTM tăng cường hiệu quả vềcác khía cạnh khác của tổ chức như nhân sự, cơ cấu tố chức, quy mô tài sảnvà tiếp cận, tiềm lực tài chính.

Danh mục các dịch vụ cung ứng đa dạng tạo điều kiện cho các hoạt động củaNHTM phát triển, đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau của từng loạikhách hàng NHTM có thể chọn một hoặc một số phân đoạn thị trường nhấtđịnh theo loại khách hàng hay theo khu vực, và cung cấp danh mục các loạidịch vụ khác nhau tùy thuộc nhu cầu trong từng phân đoạn Tất

nhiên, việc cung ứng những loại dịch vụ nào trong giai đoạn nào còn phụthuộc vào nhiều yếu tố như độ lớn của nhu cầu, khả năng thanh toán củakhách hàng, mức độ cạnh tranh của các đối thủ khác trên địa bàn Bên cạnhđó, cùng nhóm dịch vụ như cho vay, nhưng phương thức cung ứng khác nhau(cho cá nhân, theo nhóm, có bảo đảm bằng tài sản, không cần bảo đảm bằngtài sản… ) cũng trợ giúp đắc lực cho việc phát triển hoạt động của NHTM.Phương thức cung ứng dịch vụ có cơ hội được đa dạng hóa hơn trên nền tảngứng dụng công nghệ của NHTM Tuy vậy, mức độ đầu tư vào công nghệ củaNHTM nên tính tới quy mô cầu của thị trường, vì chi phí cho công nghệ tài

Trang 28

chính thường rất đắt đỏ Nếu NHTM có thị trường quy mô nhỏ, danh mụcdịch vụ đơn điệu, với ít sự lựa chọn về phương thức cung ứng dịch vụ, tổchức đó sẽ không thể đa dạng danh mục và phương thức cung ứng dịch vụ,cũng như phát triển hoạt động của mình

Tiềm lực tài chính của NHTM được thể hiện thông qua các yếu tố như:mức độ an toàn vốn (quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn), khả nănghuy động vốn, chất lượng tài sản, mức sinh lợi, khả năng thanh toán Tiềmlực tài chính quyết định đến quy mô và tính đa dạng trong việc cung cấp cácdịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tín dụng và tiết kiệm

Tiềm lực tài chính tốt giúp cho NHTM nâng cao uy tín, mở rộng quy môkhách hàng, tăng khách hàng tiềm năng, tăng khả năng phát triển các dịch vụngoài tín dụng và tiết kiệm NHTM còn có cơ hội mở rộng liên kết hợp tácvới các tổ chức tài chính khác, với các nhà tài trợ, với các đơn vị khác, tạo đàphát triển nhanh chóng các hoạt động của tổ chức, đa dạng hóa sản phẩm vàquy mô tiếp cận.

Chiến lược phát triển của NHTM là phương châm và kế hoạch có tính chấttoàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng trongmột giai đoạn nhất định của NHTM nhằm mục tiêu phát triển Đây là yếu tốtác động trực tiếp đến khả năng phát triển hoạt động của NHTM Chiếnlược phát triển đúng đắn giúp NHTM đưa ra các kế hoạch và giải pháp cụ thểcho việc phát triển hoạt động, dựa trên nguồn nhân lực và vật lực sẵn có, cũngnhư tiềm năng huy động nguồn lực của tổ chức đó Sự phát triển của bất kỳhoạt động nào cũng đỏi hỏi phải được soạn thảo và vận hành dựa trên chiếnlược phát triển chung của tổ chức.

Trang 29

Các NHTM luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau do đặc điểm khuvực nông thôn và do tính chất hoạt động của các trung gian tài chính Nhữngrủi ro cơ bản mà các NHTM phải đối mặt bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi rothanh khoản, rủi ro thị trường (gồm lãi suất, tỷ giá), rủi ro vận hành

Nếu rủi ro xảy ra không được xử lý kịp thời, hậu quả sẽ rất khó lường với niềm tin của khách hàng và đối với sự sống còn của chính NHTM Vì vậynăng lực quản trị rủi ro của NHTM là cơ sở quan trọng để tổ chức đó tự tin vàcó đủ kinh nghiệm phát triển hoạt động hiện có, thử nghiệm hoạt động mới,đảm bảo tính bền vững về tài chính và nâng cao uy tín của tổ chức đối vớikhách hàng Năng lực quản trị rủi ro được đánh giá trên hai giác độ: phòngngừa trước khi rủi ro xảy ra, và xử lý sau khi rủi ro đã xảy ra

Tuy vậy, NHTM phải chấp nhận thực tế là: rủi ro luôn đồng hành cùnghoạt động của họ Điều quan trọng là đơn vị xác định các mức độ rủi ro có thểchấp nhận được là bao nhiêu, và lợi ích dự kiến đạt được với từng mức rủi rođó Quy luật về mối quan hệ tương tác giữa rủi ro và lợi ích được ứng dụngtrong từng trường hợp cụ thể, và hai yếu tố là chất lượng nguồn nhân lực vàcơ cấu tổ chức có ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng quản trị rủi ro của NHTM.

1.2.5.2 Các nhân tố khách quan

Do đặc trưng và vai trò quan trọng của các trung gian tài chính nói chung,của các NHTM nói riêng, hầu hết tất cả các NHTM đều chịu sự quản lý vàgiám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước nói chung, của một số đơn vịchức năng nói riêng như Ngân hàng Trung ương, Bảo hiểm tiền gửi…

Các hoạt động cơ bản của NHTM thường phải tuân thủ theo các quy địnhpháp luật cụ thể như: quy chế về huy động tiền gửi tiết kiệm, quy chế tiền gửithanh toán, quy chế phát hành giấy tờ có giá; quy chế cho vay, quy định vềbảo đảm Mức độ huy động vốn và cho vay đối với mỗi khách hàng thường

Trang 30

cũng có các giới hạn cụ thể Ngoài ra, một số quốc gia còn ban hành cácchính sách như giới hạn lãi suất, bảo vệ người gửi tiền, tăng cường tài chính.Môi trường luật pháp nói chung cũng tạo ra khung pháp lý cho các NHTMthực hiện các hoạt động của mình trong phạm vi nhất định Môi trường luậtpháp thuận lợi, khung pháp lý rõ ràng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triểnhoạt động của các NHTM hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của các tổ chứcnày đối với vấn đề phát triển nông thôn

Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế tác động tới sự phát triểnhoạt động của các NHTM là: Môi trường cạnh tranh giữa các NHTM và sự phát triển của các TCTC đô thị, sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn, vàmôi trường kinh tế vĩ mô Môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữacác NHTM là động lực rất lớn để các tổ chức này phát triển hoạt động và bềnvững Những tổ chức yếu kém sẽ bị loại khỏi sân chơi, tạo điều kiện chonhững tổ chức tốt phát huy được vai trò và hiệu quả hoạt động của mình Khicác TCTC đô thị phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động sang vùng nôngthôn, các NHTM có thể bị cạnh tranh khốc liệt hơn Tuy vậy, điều này khuyếnkhích các NHTM hoạt động hiệu quả hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh,hoặc liên kết với các TCTC đô thị để tăng cường năng lực tài chính, năng lựcquản trị và điều hành Sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của khu vựcnông thôn có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển hoạt động củacác NHTM

Các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay và huy động vốn mở rộnghay thu hẹp là do nhu cầu của khu vực kinh tế nông thôn Thông thường khinền kinh tế nông thôn phát triển và tăng trưởng cao nhu cầu vốn để mở rộngsản xuất tăng cao, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn, sẽ khuyến khích các

Trang 31

nhà đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, trả lương cao chongười lao động Mức thu nhập cao tạo điều kiện

cho các NHTM huy động vốn tốt hơn

Nhưng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng hay chậm pháttriển làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng hoá làm ra không tiêu thụđược thì việc mở rộng sản xuất là không cần thiết Các doanh nghiệp có xuhướng thu hẹp quy mô sản xuất để duy trì Do đó khi nền kinh tế khủng hoảngnhu cầu vốn cũng giảm và khả năng cho vay của NHTM giảm rõ rệt Bêncạnh đó, thu nhập dân cư nông thôn giảm dẫn đến tiết kiệm giảm, nhu cầu sửdụng các dịch vụ khác cũng giảm theo Hơn nữa, môi trường kinh tế vĩ mô ổnđịnh là điều kiện tốt cho sự phát triển của các NHTM thông qua các liên kếtngược và liên kết xuôi với các thành phần kinh tế khác trong khu vực nôngthôn Sự phát triển liên kết của quốc gia với thế giới cũng là một yếu tố quantrọng ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động của các NHTM Hợp tác và cạnhtranh quốc tế mở rộng khả năng các NHTM phát triển các hoạt động của mìnhnhư chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C, quản lý hộ dự án…

Đây là môi trường tác động trực tiếp và ảnh hưởng không nhỏ tới sựpháttriển hoạt động của các NHTM Chủ trương, chính sách chính trị hướngvào mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện mức sống của dân cư nông thôn nhưgiảm thất nghiệp, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường… sẽtạo thuận lợi cho các NHTM phát triển hoạt động Bên cạnh đó những quyđịnh luật pháp về hoạt động này càng rõ ràng và chặt chẽ sẽ càng giúp cho cánhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ở nông thôn không e ngại, NHTMthực hiện không vướng mắc, góp phần hạn chế sự tranh chấp và rủi ro Quanniệm sống, các yếu tố của đời sống tinh thần, trình độ học vấn, trật tự an ninhvà an toàn xã hội là những biến số quyết định đến thói quen, sở thích kháchhàng, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính nông thôn.Ví dụ như ở Bangladesh và một số quốc gia châu Phi, các NHTM thành công

Trang 32

đã dựa vào sức mạnh xã hội để mở rộng cho vay theo nhóm, dựa vào niềm tinkhông nợ nần trước khi qua đời để đòi nợ

Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độngcủa các NHTM có thể tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển Các NHTM cóthể mở rộng cửa đón lấy các cơ hội nguồn tài chính đổi mới, kết nối với thịtrường, truy cập thông tin trực tiếp, chia sẻ kinh nghiệm phát triển hoạt độngcủa mình cũng như học tập các kinh nghiệm phát triển của các NHTM kháctrên thế giới Công nghệ thông tin còn giúp các NHTM hoạt động hiệu quảhơn thông qua việc sử dụng các phần mềm quản lý, phần mềm giám sát vàquản lý thông tin….Công nghệ thông tin còn giúpkhách hàng của các NHTMxóa bỏ các mặc cảm, rào cản trong việc tham gia vào hoạt động tài chínhnông thôn, nhất là đối với những người nghèo.

Chương II: Thực trạng dịch vụ tài chính vi mô của quĩ CitiFoundation

Trang 33

2.1 Khái quát về dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam

Tại Việt Nam, dịch vụ tài chính dành cho người nghèo đã được sự quantâm của chính phủ trong vòng 10 năm trở lại đây Thay đổi định hướng năm1986 đã thay đổi diện mạo nền kinh tế Việt Nam theo hướng kinh tế thịtrường và gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế Tuy nhiên,nền nông nghiệp Việt Nam vẫn trong tình trạng trì trệ bởi vì đa số dân số ViệtNam vẫn là nông nghiệp, kết quả thể hiện trong khoảng cách giữa thu nhập vàchất lượng cuộc sống giữa dân chúng thành thị và nông thôn Trong hoàncảnh này, các chiến lược phát triển kinh tế đã chú trọng vào tầm quan trọngcủa việc phát triển nông nghiệp Một trong số những chiến lược phát triểnhàng đầu là phải đảm bảo cho những người nông dân có thể tiếp cận được vớidịch vụ tài chính một cách tốt nhất.

Theo định hướng đó, chính phủ Việt Nam đã cố gắng giảm tỷ lệ bằng cáchcung cấp những dịch vụ tài chính cho người nghèo Những khoản tín dụng rẻtừ chính phủ và những nhà tài trợ được cung cấp thông qua mạng lưới ngânhàng nhà nước Trong tình huống đó, những khoản tín dụng nhỏ đã tỏ ra rấtcó hiệu quả Nhưng vấn đề được nhìn thấy đó là những khoản tín dụng đókhông thực sư được bền vững Nguyên nhân là do những biện pháp giảmnghèo đói đó không thực sự tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính tiếp cậnđược với người nghèo Các lý do khác bao gồm (i) sự thiếu hụt những trợgiúp từ phía chính phủ và các nhà tài trợ để tăng cường hệ thống tài chính vàcác cơ sở thông tin, (ii) sự thiếu hụt trong các biện pháp mang tính đổi mớitrong thị trường tài chính nhằm trợ giúp các tổ chức tài chính trong việc giúpđỡ các định chế tài chính này tiếp cận được với người nghèo một cách hiệuquả nhất.

2.2 Sơ lược quá trình phát triển của quỹ CitiFoundation

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động của NHTM - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động của NHTM (Trang 5)
Với chủ trương đa dạng hóa hình thức sở hữu trong lĩnh vực ngân hàng , số lượng các ngân hàng ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
i chủ trương đa dạng hóa hình thức sở hữu trong lĩnh vực ngân hàng , số lượng các ngân hàng ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng (Trang 7)
Sơ đồ 1.2. Số lượng các Ngân hàng ở Việt Nam (Nguồn : Tổng hợp từ NHNN và báo cáo thường niên) - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 1.2. Số lượng các Ngân hàng ở Việt Nam (Nguồn : Tổng hợp từ NHNN và báo cáo thường niên) (Trang 7)
Sơ đồ 1.4. Tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 1.4. Tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) (Trang 9)
Sơ đồ 1.5.Tín dụng cho nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 1.5. Tín dụng cho nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng (Trang 11)
Sơ đồ 1.6. Tăng trưởng xuất nhập khẩu (Nguồn : Quỹ tiền tệ quốc tế) - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 1.6. Tăng trưởng xuất nhập khẩu (Nguồn : Quỹ tiền tệ quốc tế) (Trang 12)
Sơ đồ 2.2: Tổ chức của CitiFoundation - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 2.2 Tổ chức của CitiFoundation (Trang 38)
Sơ đồ 2.3: Phân loại hộ nghèo - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 2.3 Phân loại hộ nghèo (Trang 40)
Sơ đồ 2.5: Năng suất và hiệu quả - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 2.5 Năng suất và hiệu quả (Trang 43)
Sơ đồ 2.6: Khả năng bền vững và hiệu quả - Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation
Sơ đồ 2.6 Khả năng bền vững và hiệu quả (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w