Đánh giá thực trạng hoạt động của CitiFoundation

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 45 - 46)

• Thứ nhất, CitiFoundation đã đạt được độ rộng tiếp cận tốt, số lượng khách hàng đã tăng vượt bậc trong giai đoạn 2001-2008, qui mô tín dụng và tiết kiệm cũng tăng cao. Các chiến lược được đưa ra đúng đắn, tập trung cho khách hàng hộ nông dân, mở rộng qui mô, thực hiện việc đa dạng hóa cung cấp dịch vụ, tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng nông thôn.

• Thứ hai, độ sâu rộng của các chương trình tài chính vi mô tại Việt Nam rất ấn tượng. Dân chúng nông thôn và người nghèo thành thị với một số dịch vụ tài chính cũng như hưởng lợi từ việc tự do hóa lãi suất. Trong tổng số khoảng 4,6 triệu hộ nghèo ở Việt Nam, ước tính có khoảng 70-80% trong số họ đã có thể tiếp cận được một hoặc một số loại hình dịch vụ tài chính, đa phần dưới dạng tín dụng và tiền gửi ngắn hạn. Số còn lại từ 20-30% có lẽ không tiếp cận được đến tín dụng và cũng khó có khả năng tham gia vào việc tiết kiệm trong thời gian ngắn, vì vậy các đối tượng này đang hoặc sẽ được hưởng trợ cấp an sinh xã hội của Chính phủ. Các khoản vay nhỏ khá sẵn có và dễ dàng đối với các nhà kinh doanh nhỏ và nông dân, phản ánh chính sách của Chính phủ sử dụng các công cụ tín dụng trợ cấp để thuận lợi hóa việc chuyển giao xã hội trong cuộc chiến chống đói nghèo. Trên thực tế, như tài liệu của

phần lớn các báo cáo về khu vực tài chính vi mô Việt Nam, hầu hết người nghèo và các hộ thu nhập thấp trong nông thôn đều đã tiếp cận với một số dịch vụ tín dụng của một hoặc nhiều tổ chức tài chính vi mô chính thức. Rất ít người dân nông thôn bị loại khỏi hoàn toàn một loại hình dịch vụ tài chính nào đó. Khác với nhận thức chung, nhu cầu về tài chính trong khu vực nông thôn chưa được đáp ứng rất nhỏ. Tuy nhiên, điều tối quan trọng là các TCTCNT hiểu biết thấu đáo nhu cầu và mong muốn của các khách hàng của mình để mở rộng và cải thiện việc tiếp cận đến các dịch vụ tài chính một cách sâu rộng hơn nữa.

• Thứ ba, khu vực tài chính bán chính thức có những đóng góp lớn cho sự phát triển thị trường tài chính nông thôn. Mặc dù quy mô và phạm vi hoạt động không lớn, nhưng các tổ chức tài chính vi mô phi chính phủ đã tạo ra một môi trường hoạt động bình đẳng hơn, lành mạnh hơn cho tài chính nông thôn thông qua các mô hình và chính sách ưu việt của mình. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô phi chính phủ luôn được đánh giá cao hơn các tổ chức tài chính vi mô trong khu vực chính thức.

• Thứ tư, tính bền vững của các tổ chức tài chính nông thôn đang dần được cải thiện. Tất cả các tổ chức tài chính nông thôn hiện nay đều nhận được nhiều sự trợ giúp khác nhau, từ trực tiếp như vốn tài trợ không hoàn lại hoặc không có lãi suất như của ngân hàng chính sách xã hội hay các tổ chức phi chính phủ, đến các khoản trợ giúp gián tiếp như các khoản vốn lãi suất thấp và các khoản hỗ trợ kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 45 - 46)