Khái quát về dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 33)

Tại Việt Nam, dịch vụ tài chính dành cho người nghèo đã được sự quan tâm của chính phủ trong vòng 10 năm trở lại đây. Thay đổi định hướng năm 1986 đã thay đổi diện mạo nền kinh tế Việt Nam theo hướng kinh tế thị trường và gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn trong tình trạng trì trệ bởi vì đa số dân số Việt Nam vẫn là nông nghiệp, kết quả thể hiện trong khoảng cách giữa thu nhập và chất lượng cuộc sống giữa dân chúng thành thị và nông thôn. Trong hoàn cảnh này, các chiến lược phát triển kinh tế đã chú trọng vào tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp. Một trong số những chiến lược phát triển hàng đầu là phải đảm bảo cho những người nông dân có thể tiếp cận được với dịch vụ tài chính một cách tốt nhất.

Theo định hướng đó, chính phủ Việt Nam đã cố gắng giảm tỷ lệ bằng cách cung cấp những dịch vụ tài chính cho người nghèo. Những khoản tín dụng rẻ từ chính phủ và những nhà tài trợ được cung cấp thông qua mạng lưới ngân hàng nhà nước. Trong tình huống đó, những khoản tín dụng nhỏ đã tỏ ra rất có hiệu quả. Nhưng vấn đề được nhìn thấy đó là những khoản tín dụng đó không thực sư được bền vững. Nguyên nhân là do những biện pháp giảm nghèo đói đó không thực sự tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính tiếp cận được với người nghèo. Các lý do khác bao gồm (i) sự thiếu hụt những trợ giúp từ phía chính phủ và các nhà tài trợ để tăng cường hệ thống tài chính và các cơ sở thông tin, (ii) sự thiếu hụt trong các biện pháp mang tính đổi mới trong thị trường tài chính nhằm trợ giúp các tổ chức tài chính trong việc giúp đỡ các định chế tài chính này tiếp cận được với người nghèo một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w