Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 58 - 60)

Để ngành tài chính vi mô có thể phát triển một cách lành mạnh và bền vững, những người làm chính sách và các nhà thực tế cần cùng nhau xây dựng một chiến lược quốc gia toàn diện. NHNN cần thành lập một ban soạn thảo gồm những bên liên quan để chuẩn bị cho chiến lược này. NHNN là đơn vị chịu trách nhiệm chính, nhưng sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư, các cơ quan có liên quan cũng như chính các TCTCVM.

Những vấn đề cần được đề cập đến trong chiến lược phát triển hoạt động của các TCTCVM là:

- Xem xét và phân tích toàn bộ hệ thống tài chính nông thôn như là một phần quan trọng của cải cách tổng thể hệ thống tài chính quốc gia.

- Phát triển một khuôn khổ pháp lý phù hợp và các tổ chức hoạt động bền vững theo những thông lệ tốt và dựa vào đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. - Khuyến khích một thị trường cạnh tranh và minh bạch cho tài chính nông thôn. Sự cạnh tranh trong khu vực tài chính nông thôn sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo tiền đề phát triển khu vực này. Xóa bỏ hoặc giảm bớt những yếu tố làm bóp méo thị trường như chính sách trợ giá, bao cấp. Đây là

điều thiết yếu cho việc phát triển đúng đắn của ngành tài chính nói chung, tài chính nông

thôn nói riêng và tài chính vi mô nói chung. Cho phép các TCTCVM kết hợp cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ xã hội gián tiếp, tùy vào khả năng của tổ chức và nhu cầu khách hàng.

- Xem xét lại chính sách tín dụng giá rẻ. Các khoản tín dụng nhỏ là phương tiện nâng cao được nỗ lực phát triển xã hội nhằm xóa nghèo, nhưng tập trung vào tín dụng giá rẻ để phát triển xã hội có thể dẫn đến sự hiểu lầm nghiêm trọng về vai trò của hệ thống tài chính nông thôn. Sự kết hợp các yếu tố thị trường và phi thị trường khiến cho kỳ vọng về dịch vụ tài chính không tương thích với các thông lệ quốc tế tốt được chấp nhận trong tài chính vi mô, đặc biệt là tầm quan trọng của sự bền vững, và dẫn đến việc các nguyên tắc quản lý tài chính đúng đắn thường bị vi phạm.

- Khuyến khích sự tham gia của các TCTC khác vào thị trường tài chính vi mô, tạo thêm cung để đáp ứng khoảng trống cung cho cầu dịch vụ tài chính– các hộ không nghèo nhưng gần ngưỡng nghèo, và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong nông thôn và thành thị.

- Phát triển các tổ chức tài chính vi mô đa dạng về sở hữu, về loại hình tổ chức. Khuyến khích các NHTM cũng tham gia vào thị trường nông thôn. Mặc dù thời gian qua, các NHTM cổ phần nông thôn đã chuyển thành mô hình NHTM đô thị do nhiều nguyên nhân, nên tiếp tục khuyến khích việc cơ cấu lại các tổ chức tài chính hiện có, hoặc thành lập các ngân hàng nông thôn, ngân hàng tiết kiệm… tạo điều kiện phát triển khu vực tài chính nông thôn. Cơ chế giám sát đối với công cuộc cơ cấu lại hoặc thành lập mới các tổ chức tài chính nông thôn chặt chẽ nhưng phải bảo đảm tăng tính cạnh tranh cho khu vực này.

phép các QTDND được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ ủy thác cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tạo việc làm, chương trình hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ…..Xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương đương nhau giữa các TCTCNT và có cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh với các tổ chức này nếu có vi phạm.

- Tăng cường khả năng xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất và cập nhật về tất cả các TCTCNT hiện đang hoạt động trên thị trường, bao gồm việc đánh giá chất lượng, phạm vi tiếp cận, các nguồn vốn, phân đoạn thị trường nhằm quản lý rủi ro tốt hơn.

- Khuyến khích các TCTCNT tối đa hóa việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính, quản lý khách hàng, sử dụng một/một số chương trình thống nhất và có tính chia sẻ thông tin mạnh với mã nguồn mở.

- Kết nối giữa khu vực chính thức và bán chính thức, tiếp xúc và tạo điều kiện cho các đơn vị này phối hợp với nhau trên thị trường tài chính nông thôn, từ đó tối đa hóa sức mạnh của từng bên.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w