Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 26 - 29)

Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển hoạt động của các NHTM. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện

thông qua trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc. Một NHTM với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện

thắng lợi các mục tiêu đề ra. Các hoạt động của NHTM sẽ được phát triển nhanh chóng nhằm tận dụng hết các nguồn lực của NHTM. Nhưng khi trình độ cán bộ hạn chế, các NHTM rất khó khăn trong việc đặt và thực hiện các mục tiêu của mình. Hầu hết các NHTM trên thế giới đều đối mặt với vấn đề trình độ nguồn nhân lực thấp, do sự cạnh tranh khốc liệt về nhân lực giữa các ngân hàng thương mại với các NHTM khác. Ngay cả những NHTM lớn như trên thế giới như Grameen Bank của Bangladesh, ngân hàng BRI của Indonesia cũng đối mặt với vấn đề này. Tuy vậy, bên cạnh trình độ lao động, kỹ năng làm việc và sự tận tâm trong công việc đối với cán bộ làm việc tại các NHTM cũng là những yếu tố hết sức quan trọng. Các nhân viên phải thấm nhuần tư tưởng về triết lý kinh doanh trong khu vực nông thôn, cũng như tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức

Nhận thức về phát triển hoạt động:

Hoạt động của NHTM phát triển đến mức nào và theo lộ trình nào phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của ban giám đốc và toàn bộ nhân viên trong NHTM đó. Hoạt động là vấn đề cốt lõi của NHTM, quan hệ chặt chẽ và tác động trực tiếp đến khách hàng. Phát triển các hoạt động là công cụ để các NHTM đạt được mục tiêu và sứ mệnh đặt ra, là điều kiện sống còn để NHTM tồn tại và phát triển. Các NHTM thường có một hoặc hai mục tiêu hoạt động về kinh tế và xã hội. Từ mục tiêu cụ thể đó, NHTM chọn cách tiếp cận đơn năng hay tổng hợp, lựa chọn thực hiện những hoạt động cơ bản nào là chủ chốt. Phát triển hoạt động còn tạo cơ hội để NHTM tăng cường hiệu quả về các khía cạnh khác của tổ chức như nhân sự, cơ cấu tố chức, quy mô tài sản và tiếp cận, tiềm lực tài chính.

Sự đa dạng của danh mục các dịch vụ và phương thức cung ứng:

Danh mục các dịch vụ cung ứng đa dạng tạo điều kiện cho các hoạt động của NHTM phát triển, đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau của từng loại khách hàng. NHTM có thể chọn một hoặc một số phân đoạn thị trường nhất định theo loại khách hàng hay theo khu vực, và cung cấp danh mục các loại dịch vụ khác nhau tùy thuộc nhu cầu trong từng phân đoạn. Tất

nhiên, việc cung ứng những loại dịch vụ nào trong giai đoạn nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ lớn của nhu cầu, khả năng thanh toán của khách hàng, mức độ cạnh tranh của các đối thủ khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, cùng nhóm dịch vụ như cho vay, nhưng phương thức cung ứng khác nhau (cho cá nhân, theo nhóm, có bảo đảm bằng tài sản, không cần bảo đảm bằng tài sản…..) cũng trợ giúp đắc lực cho việc phát triển hoạt động của NHTM. Phương thức cung ứng dịch vụ có cơ hội được đa dạng hóa hơn trên nền tảng ứng dụng công nghệ của NHTM. Tuy vậy, mức độ đầu tư vào công nghệ của NHTM nên tính tới quy mô cầu của thị trường, vì chi phí cho công nghệ tài

chính thường rất đắt đỏ. Nếu NHTM có thị trường quy mô nhỏ, danh mục dịch vụ đơn điệu, với ít sự lựa chọn về phương thức cung ứng dịch vụ, tổ chức đó sẽ không thể đa dạng danh mục và phương thức cung ứng dịch vụ, cũng như phát triển hoạt động của mình.

Tiềm lực tài chính:

Tiềm lực tài chính của NHTM được thể hiện thông qua các yếu tố như: mức độ an toàn vốn (quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn), khả năng huy động vốn, chất lượng tài sản, mức sinh lợi, khả năng thanh toán. Tiềm lực tài chính quyết định đến quy mô và tính đa dạng trong việc cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tín dụng và tiết kiệm.

Tiềm lực tài chính tốt giúp cho NHTM nâng cao uy tín, mở rộng quy mô khách hàng, tăng khách hàng tiềm năng, tăng khả năng phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng và tiết kiệm. NHTM còn có cơ hội mở rộng liên kết hợp tác với các tổ chức tài chính khác, với các nhà tài trợ, với các đơn vị khác, tạo đà phát triển nhanh chóng các hoạt động của tổ chức, đa dạng hóa sản phẩm và quy mô tiếp cận.

Chiến lược phát triển:

Chiến lược phát triển của NHTM là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng trong một giai đoạn nhất định của NHTM nhằm mục tiêu phát triển. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng phát triển hoạt động của NHTM. Chiến lược phát triển đúng đắn giúp NHTM đưa ra các kế hoạch và giải pháp cụ thể cho việc phát triển hoạt động, dựa trên nguồn nhân lực và vật lực sẵn có, cũng như tiềm năng huy động nguồn lực của tổ chức đó. Sự phát triển của bất kỳ hoạt động nào cũng đỏi hỏi phải được soạn thảo và vận hành dựa trên chiến lược phát triển chung của tổ chức.

Các NHTM luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau do đặc điểm khu vực nông thôn và do tính chất hoạt động của các trung gian tài chính. Những rủi ro cơ bản mà các NHTM phải đối mặt bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường (gồm lãi suất, tỷ giá), rủi ro vận hành.

Nếu rủi ro xảy ra không được xử lý kịp thời, hậu quả sẽ rất khó lường với niềm tin của khách hàng và đối với sự sống còn của chính NHTM. Vì vậy năng lực quản trị rủi ro của NHTM là cơ sở quan trọng để tổ chức đó tự tin và có đủ kinh nghiệm phát triển hoạt động hiện có, thử nghiệm hoạt động mới, đảm bảo tính bền vững về tài chính và nâng cao uy tín của tổ chức đối với khách hàng. Năng lực quản trị rủi ro được đánh giá trên hai giác độ: phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra, và xử lý sau khi rủi ro đã xảy ra.

Tuy vậy, NHTM phải chấp nhận thực tế là: rủi ro luôn đồng hành cùng hoạt động của họ. Điều quan trọng là đơn vị xác định các mức độ rủi ro có thể chấp nhận được là bao nhiêu, và lợi ích dự kiến đạt được với từng mức rủi ro đó. Quy luật về mối quan hệ tương tác giữa rủi ro và lợi ích được ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể, và hai yếu tố là chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng quản trị rủi ro của NHTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 26 - 29)