Tăng cường tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 55 - 57)

Tiềm lực tài chính mạnh là cơ sở căn bản để dịch vụ tài chính vi mô của CitiFoundation tăng cường uy tín, mở rộng và nâng cao chất lượng cho các hoạt động của mình. CitiFoundation cần chú ý lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính một cách nhanh chóng và căn bản trong thời gian sớm.

* Tăng quy mô vốn điều lệ

Có nhiều biện pháp khác nhau để tăng vốn điều lệ như: cấp bổ sung vốn, phát hành các công cụ nợ, đánh giá lại giá trị tài sản cố định, kêu gọi các cổ đông hiện tại góp thêm vốn, yêu cầu các nhà tài trợ bổ sung thêm vốn, tăng phần lợi nhuận để lại, liên doanh, liên kết với các đối tác...

* Nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản

Giảm tỷ trọng tài sản rủi ro trong tổng tài sản, tính toán mức độ tài trợ cho các nhóm tài sản phù hợp để đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tuy vậy, dịch vụ tài chính vi mô của CitiFoundation vẫn phải cân bằng giữa 2 mục tiêu: an toàn và sinh lời, tính toán các tỷ lệ an toàn và lợi nhuận ở mức phù hợp để tránh gặp phải rủi ro thanh khoản hay rủi ro hoạt động. Xem xét đánh giá cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên các mặt: kỳ hạn, lãi suất, tính ổn định. CitiFoundation có thể chủ động sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (nếu có) nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra như: các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai... Ngăn chặn nợ xấu phát sinh, chấm dứt việc cho vay mới đối với các khách hàng có nợ chồng chất, dây dưa.

* Xử lý dứt điểm nợ tồn động và làm sạch bảng cân đối

CitiFoundation cần đánh giá trung thực về các khoản nợ, bản chất và khả năng thu hồi trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ của kinh tế thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Đối với nợ thuộc nhóm 1 (có tài sản đảm bảo): Cần kiên quyết xử lý, kết hợp với các ban ngành liên quan để hoàn thiện khung pháp lý nhằm giải phóng các tài sản đảm bảo đang còn tồn đọng; yêu cầu tòa án và các ban ngành hỗ trợ trong việc thi hành thanh lý tài sản.

Đối với nợ thuộc nhóm 2 (nợ không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để thu nợ): Cần chấp nhận thiệt thòi, xóa nợ và dùng các nguồn khác để bù đắp. Nguồn vốn xử lý nợ tồn động có thể được lấy từ nguồn dự phòng rủi ro đã được trích lập hàng năm, nguồn từ lợi nhuận giữ lại...

Đối với nợ thuộc nhóm 3 (không có tài sản đảm bảo, khách hàng vẫn còn và đang gặp khó khăn), tùy thuộc vào mức độ khó khăn và tiềm năng trong tương lai của khách hàng, quỹ có thể lựa chọn các biện pháp thích hợp. Trong

1 số trường hợp, quỹ thậm chí còn cần cho vay thêm để trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn tạm thời, phát triển và đủ sức trả nợ. Đối với khách hàng không có tiềm năng, tổ chức cần tận thu bằng nhiều cách khác nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ CitiFoundation (Trang 55 - 57)