1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn

90 731 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 730 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPTên đề tài:

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ MƠ

Giảng viên hướng dẫn : THS NGUYỄN ĐỨC HIỂN

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài:

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ MƠ

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : THS NGUYỄN ĐỨC HIỂN

HÀ NỘI - 2009

Trang 3

1.1.1 Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt 4

1.1.2 Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt 5

1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 7

1.1.4 Nguyên tắc trong thanh toán 11

1.2 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 12

1.2.1 Thanh toán bằng Séc 12

1.2.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (Lệnh chi) 17

1.2.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (Lệnh thu) 18

1.2.4 Thanh toán bằng Thư tín dụng 19

1.2.5 Thanh toán bằng Thẻ 21

1.2.6 Thanh toán điện tử 24

1.3 NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THANHTOÁN KHỒNG DÙNG TIỀN MẶT 27

1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNGTIỀN MẶT 31

1.4.1 Nhân tố kinh tế xã hội 31

1.4.2 Nhân tố pháp lý 32

1.4.3 Nhân tố khoa học công nghệ 33

1.4.4 Nhân tố con người 34

1.4.5 Các nhân tố khác: 35

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNGTIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN 36

Trang 4

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VPBANKTRẦN XUÂN SOẠN 36

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 362.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của PGD VPBank Trần XuânSoạn 382.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 2007- 2008 41

2.2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN 47

2.2.1 Những quy định về thanh toán không dùng tiền mặt tại ViệtNam 472.2.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam 482.2.3 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở PGD VPBankTrần Xuân Soạn 502.2.4 Đánh giá chung về dịch vụ thanh toán KDTM tại PGDVPBank Trần Xuân Soạn 58

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NH VPBANK TRẦNXUÂN SOẠN 64

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT 64

3.1.1 Tiềm năng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 643.1.2 Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ViệtNam 653.1.3 Định hướng phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt tạiVPBank Trần Xuân Soạn 67

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁNKHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN 67

3.2.1 Nâng cấp và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại 67

Trang 5

3.2.2 Phát triển và hoàn thiện các phương thức thanh toán 67

Trang 6

3.2.3 Tăng cường công tác Marketing, quảng cáo các sản phẩm, dịch

vụ thanh toán hiện đại qua Ngân hàng 69

3.2.4 Tăng cường liên doanh liên kết, phối hợp với các cơ quan, tổchức 70

3.2.5 Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực, sự hiểu biết của nhânviên 71

3.2.6 Chính sách khách hàng hiệu quả: 72

3.2.7 Phát triển hệ thống các kênh phân phối 73

3.2.8 Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong các phương thứcthanh toán KDTM 74

3.3 KIẾN NGHỊ 75

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan, Bộ ngành 75

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 76

3.3.3 Kiến nghị với VPBank 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT KDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt.

VPBank: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanhViệt Nam.

NH: Ngân hàngKH: Khách hàngPGD: Phòng giao dịch

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn 41

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Trần Xuân Soạn 43

Bảng 2.3: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua các năm 48

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán năm 2007-2008 50

Bảng 2.5: Tình hình sử dụng các hình thức TT KDTM tại PGD: 52

Bảng 2.6 : Khối lượng các món thanh toán KDTM: 53

Bảng 2.7 Tình hình sử dụng các loại Séc của PGD Trần Xuân Soạn: 55

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng 42

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của PGD 44

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ sử dụng tiền mặt ở Việt Nam 48

Biểu đồ 2.4 : Hoạt động thanh toán tại PGD 2007- 2008 51

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các phương thức TT KDTM 53

Biểu đồ 2.6: Diến biến tăng trưởng của các phương thức thanh toán 53

qua 2 năm: 53

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu các món thanh toán : 54

Biểu đồ 2.8 : Diễn biến doanh số của các loại Séc 55

Sơ đồ 1: Lưu thông Séc qua một Ngân hàng 15

Sơ đồ 2: Lưu thông Séc qua 2 Ngân hàng 15

Sơ đồ 3: Quy trình thanh toán UNC: 17

Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán UNT: 19

Sơ đồ 5 : Quy trình luân chuyển chứng từ: 20

Sơ đồ 6: Quy trình sử dụng dịch vụ tại nhà: 25

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của PGD VPBank Trần Xuân Soạn 38

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Thanh toán đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất, lưu thông hànghóa và dịch vụ Thanh toán trong nền kinh tế bao gồm thanh toán bằng tiềnmặt và thanh toán không dùng tiền mặt (TT KDTM) Khi kinh tế phát triểnđến một trình độ nhất định, nhu cầu thanh toán càng nhiều, các giao dịchthanh toán ngày càng có khối lượng lớn và phức tạp Thanh toán bằng tiềnmặt không còn đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nềnkinh tế, thay vào đó, TT KDTM với nhiều tiện tích, nhanh chóng, an toàn vàhiệu quả sẽ trở thành một giải pháp tối ưu thay thế cho thanh toán bằng tiềnmặt

TTKDTM ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế,nhất là khi nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, đãbước sang một giai đoạn mới khi 12/2006 chính thức trở thành thành viên thứ150 của WTO Đây là một cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam Áplực cạnh tranh trên trường quốc tế, buộc chúng ta muốn tồn tại phải thay đổi,và hòa nhập chung với thế giới Nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ vận động theonền kinh tế thế giới, vì vậy, nếu như TTKDTM không còn xa lạ với các nướcphát triển thì chắc hẳn TTKDTM cũng sẽ là một xu hướng ở Việt Nam trongtương lai không xa TT KDTM đã đang nhen nhóm và sắp sửa bùng phát đểtrở thành một hình thức thanh toán hiện đại phổ biến rộng rãi giống như cácnước phát triển đã thực hiện thành công.

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn rất lớntrong dân cư, khiến cho TT KDTM chưa thực sự phát triền một cách rộng rãi.Người dân còn e dè khi tiếp cận với các dịch vụ thanh toán hiện đại của ngânhàng Việc xóa bỏ một thói quen truyền thống, để thiết lập một thói quen mớiphải có thời gian, không thể thực hiện được trong một sớm một chiều Bêncạnh đó, dịch vụ thanh toán của ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn, tiện ích để

Trang 10

thu hút khách hàng đến với các phương tiện thanh toán hiện đại trong ngânhàng Không chỉ có sự nỗ lực của chính phủ, các ngân hàng cần phải tập trung

nghiên cứu đưa ra các dịch vụ thanh toán đa dạng, hiệu quả, hiện đại TT

KDTM đã trở thành một đề tài mang tính cấp thiết đối với chính phủ, với cácngân hàng và toàn xã hội, làm sao để TT KDTM trở thành phương tiện thanhtoán phổ biến trong nền kinh tế.

Vì vậy em đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền

mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGDTrần Xuân Soạn” làm chuyên đề tốt nghiệp Với mục đích nghiên cứu, phân

tích các vấn đề liên quan đến TT KDTM từ đó đưa ra một số giải pháp nhằmphát triển và hoàn thiện hơn nữa dịch vụ TT KDTM tại NHTMCP Các Doanhnghiệp Ngoài quốc doanh (VPBANK) Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn.

2 Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu lý luận và thực trạng TT KDTM trong nền kinh tế.Các vấn đề liên quan đến TT KDTM tại VPBank Trần Xuân Soạn

Nghiên cứu các giải pháp phát triển dịch vụ TT KDTM tại VPBank TrầnXuân Soạn.

3 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, dựa trên những lý luận và thực trạngliên quan đến TT KDTM, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác nhưphương pháp duy vật biện chứng, thống kê, so sánh, logic , vận dụng nhữngphương pháp nghiên cứu này để có thể lám sáng tỏ về mặt lý luận chung, vàđánh giá thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp phát triền dịch vụ TT KDTM.

4 Phạm vi nghiên cứu

TT KDTM là một đề tài có nội dung khá rộng, bao gồm nhiều phươngthức thanh toán đa dạng phong phú Vấn đề thanh toán cũng liên quan đếnnhiều lĩnh vực hoạt động khác trong nền kinh tế, thể hiện sự phức tạp Đề tàiem nghiên cứu chỉ giới hạn ở nội dung các hình thức TT KDTM đang được

Trang 11

sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và được vận dụng vào NH VPBank Trần XuânSoạn- Chi nhánh Hà Nội.

5 Kết cấu của đề tài :

Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm 3 chương :

Chương I : Lý thuyết chung về thanh toán không dùng tiền mặt.Chương II : Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH VPBank Trần Xuân Soạn

Chương III : Giải pháp và kiến nghị phát triển dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt tại VPBank Trần Xuân Soạn.

Do hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên chuyên đề tốtnghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận đượcsự hướng dẫn chỉ bảo góp ý của thầy Nguyễn Đức Hiển để hoàn thiện chuyênđề tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

1.1.1 Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt.

Quá trình tái sản xuất mở rộng được tiến hành trong điều kiện còn tồntại nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ cho thấy sự hình thành và phát triển củatiền tệ là một tất yếu khách quan Điều đó cũng có nghĩa là trong điều kiện đólà sự tồn tại của tiền tệ và lưu thông tiền tệ không những là một tất yếu kháchquan mà còn là một sự cần thiết để phục vụ cho sự chu chuyển của sản phẩmxã hội, nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách bìnhthường.

Chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa được thực hiện dưới haihình thức là chu chuyển tiền mặt và chu chuyển không dùng tiền mặt Khi nềnkinh tế phát triển với tốc độ cao, thì nhu cầu chu chuyển các sản phẩm xã hộităng lên, dẫn đến khối lượng giao dịch kinh tế phát sinh nhiều hơn, thì nhucầu thanh toán trong nền kinh tế sẽ ngày càng phức tạp với khối lượng lớn.Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ không thể đáp ứng được mức độ phứctạp, nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế Thay vào đó, một hình thứcthanh toán hiện đại, với nhiều tiện ích, nhanh chóng và là một giải pháp hưuhiệu để khắc phục những nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt, đó là hìnhthức TT KDTM Vậy, TT KDTM là gì?

TT KDTM là hình thức thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ mà không có

sự xuất hiện của tiền mặt, hay còn gọi là thanh toán “Phi tiền mặt” Tuykhông có sự xuất hiện trực tiếp của tiền mặt nhưng lại có thêm sự tham giacủa một tổ chức tài chính trung gian đó là ngân hàng.

TT KDTM là tổng hợp tất cả các khoản thanh toán tiền tệ giữa các đơn vị, cá

Trang 13

nhân, được thực hiện bằng cách tính chuyển tiền trên tài khoản, hoặc bù trừlẫn nhau thông qua ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trongkhoản thanh toán đó.

Mối quan hệ giữa TT KDTM và thanh toán bằng tiền mặt :

Giữa TT KDTM và thanh toán tiền mặt, tức là hai hình thức chuchuyển tiền tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau, giữa chúng có mối quan hệvới nhau chặt chẽ và thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau Mối quan hệ này bắtnguồn từ chỗ: sự chu chuyển của sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải sử dụng tiềntệ trong các chức năng của nó để thực hiện mối quan hệ kinh tế phát sinhhàng ngày, mặt khác đòi hỏi con người và xã hội phải sử dụng tiền trong cáctrường hợp thanh toán như thế nào là hợp lý và tiện lợi Tức là việc sử dụngtiền mặt hay không dùng tiền mặt để thực hiện các khoản thanh toán khôngphải do ý muốn chủ quan của nhà nước hay bất kỳ một cơ quan quản lý nhànước nào mà do yêu cầu khách quan trong thanh toán đòi hỏi Chứng tỏ doyêu cầu khách quan của các khoản thanh toán trong nền kinh tế mà nên lựachọn hợp lý một phương thức thanh toán Trong mỗi trường hợp, không phảibất cứ lúc nào việc thanh toán bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt đềuđược sử dụng một cách triệt để Vấn đề ở chỗ cần phải vận dụng một cáchlinh hoạt mềm dẻo trên cơ sở phấn đấu để giảm đến mức tối thiểu các khoảnthanh toán trực tiếp bằng tiền mặt Khi nền kinh tế, lưu thông hàng hóa traođổi được mở rộng, khối lượng thanh toán cũng tăng lên, tức cả thanh toánbằng tiền mặt và TT KDTM đều tăng lên Trong đó, thanh toán bằng tiền mặtthì tăng về số tuyệt đối, nhưng sẽ giảm về số tương đối, còn TT KDTM sẽtăng cả về số tuyệt đối, và số tương đối (tỷ trọng) Điều đó cho thấy TTKDTM sẽ ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn, thay thế vị thế của thanhtoán bằng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế.

1.1.2 Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt.

TT KDTM ở Việt Nam là quan hệ thanh toán được thực hiện và được

Trang 14

tiến hành bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị này sang đơn vịkhác hoặc bù trừ lẫn nhau giữa các đơn vị thông qua ngân hàng TT KDTMcó 3 đặc điểm chủ yếu là: sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động củahàng hóa cả về không gian và thời gian; tiền không xuất hiện trực tiếp màxuất hiện dưới hình thức tiền ghi sổ; đặc điểm thứ 3 là ngoài bên mua và bênbán, có sự tham gia của ngân hàng.

 Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ cảvề thời gian lẫn không gian:

Thông thường, sự vận động của tiền trong thanh toán và sự vận độngcủa hàng hóa dịch vụ không có sự ăn khớp với nhau Đây là đặc điểm lớnnhất, nổi bật nhất trong TT KDTM Khác với thanh toán bằng tiền mặt, TTKDTM không phải được tiến hành một cách trực tiếp theo kiểu “giao hàng,nhận tiền”, mà việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong một thời điểmnày, nhưng việc thanh toán có thể được thực hiện ở một địa điểm khác, trongmột thời gian khác Sự tách rời như vậy giữa tiền và hàng hóa, dịch vụ xảy ramột cách bình thường và là điều không thể tránh khỏi

 Trong TT KDTM, tiền mặt không xuất hiện như trong thanh toán bằng tiềnmặt mà nó chỉ xuất hiện dưới hình thức ghi sổ, được ghi chép lại trên cácchứng từ, sổ sách kế toán

Đây là đặc điểm nổi bật, đặc điểm riêng của TT KDTM Với đặc điểmnày, các bên tham gia thanh toán nhất định phải mở tài khoản tại ngân hàng,hơn thế nữa phải có tiền trên tài khoản đó (nhất là người mua) Bởi vì, nếukhông như vậy, việc thanh toán sẽ không thể tiến hành được Ngoài ra, dophải mở tài khoản tại ngân hàng nên vấn đề kiểm soát của ngân hàng trongviệc tổ chức thanh toán là hình thức cần thiết kiểm soát tính chất đúng đắncủa nội dung thanh toán, kiểm soát tính thích hợp của chứng từ.

 Trong TT KDTM, vai trò của ngân hàng là rất to lớn.

Ngân hàng đóng vai trò như người tổ chức và thực hiện các khoản

Trang 15

thanh toán Ngân hàng đồng thời cũng là người thứ ba không thể thiếu đượctrong thanh toán chuyển khoản giữa các khách hàng có nhu cầu thanh toánvới nhau Bởi vì chỉ có ngân hàng, là người quản lý tài khoản tiền gửi của cáckhách hàng mới được phép trích chuyển tài khoản của các khách hàng Có thểnói, toàn bộ quá trình thanh toán được thực hiện một cách thuận lợi, trôi chảyhay không được quyết định không bởi người thực hiện- là các khách hàng cónhu cầu thanh toán, mà ngân hàng mới đóng vai trò kết thúc quá trình thanhtoán TT KDTM nếu được tổ chức tốt, thực hiện tốt sẽ phát huy tác dụng tíchcực và những tiện ích của nó.

1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt.

Sự cần thiết của TT KDTM:

Sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong thanh toán sẽ đẩynhanh việc tập trung phân phối các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội, cungứng vốn cho kinh tế phát triển Ngược lại, sự chậm trễ, ách tắc, không an toàntrong thanh toán sẽ là biểu hiện của sự trì trệ, kém phát triển của nền kinh tế.Trong nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa phát triển, việc trao đổithanh toán hàng hóa diễn ra với số lượng ít, phạm vi nhỏ hẹp, tốc độ chuchuyển nguồn vốn không nhanh, thanh toán bằng tiền mặt có thể đáp ứngđược Nền kinh tế với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu thanh toán bằng tiềnmặt như vậy gọi là nền kinh tế tiền mặt Khi kinh tế ngày càng phát triển, sảnxuất và lưu thông hàng hóa dịch vụ với quy mô lớn hơn, quá trình chu chuyểnvốn trong nền kinh tế với tốc độ nhanh hơn, vòng quay của vốn cần phảinhanh hơn nữa Các giao dịch kinh tế phát sinh càng nhiều, khối lượng thanhtoán càng lớn và phức tạp, đòi hỏi sự chính xác, an toàn cao, và quan trọng làtốc độ chu chuyển nguồn vốn trong thanh toán phải thật sự nhanh Việc thanhtoán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được các yêu cầu phức tạp như vậy, nóđã bộc lộ những hạn chế nhất định Khi khối lượng hàng hóa dịch vụ đượcgiao dịch lớn, lượng tiền cần thanh toán cũng lớn, thì việc thanh toán trực tiếp

Trang 16

bằng tiền mặt sẽ không an toàn cho cả người nhận tiền và người trả tiền.Trường hợp khi quan hệ thanh toán mở rộng ra phạm vi quốc tế thì chi phí chitrả sẽ rất lớn do quan hệ thanh toán quốc tế có những đồng tiền khác nhautham gia Thanh toán bằng tiền mặt gây ra khó khăn trong việc thực hiệnchính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát Khối lượng tiền tệ trong lưu thông phảiphù hợp với khối lượng hàng hóa, dịch vụ Nếu không có sự cân đối thì sẽ gâyra các hậu quả đối với nền kinh tế Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải tínhtoán những đồng tiền đưa ra ngoài lưu thông để cân đối với lượng hàng hóadịch vụ trong nền kinh tế nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ, để kiểm soátlạm phát Việc thực hiện được các chính sách tiền tệ, đẩy lùi lạm phát sẽ khókhăn hơn, nếu như chúng ta không kiểm soát được lượng tiền mặt trong lưuthông, không nắm bắt được nhu cầu thực tế của lượng tiền Vì vậy, có quánhiều các giao dịch bằng tiền mặt sẽ gây khó khăn cho chính phủ kiểm soátlạm phát điều tiết các chính sách tiền tệ, mà các chính sách đó ảnh hưởng lớnđến kinh tế Thanh toán bằng tiền mặt nhiều, nhu cầu sử dụng nhiều tiền mặtbuộc ngân hàng Nhà Nước phải in tiền để đáp ứng, cân đối giữa tiền và hànghóa, dịch vụ Điều này sẽ dẫn tới chi phí lớn để in ấn, vận chuyển, bảo quản,lưu trữ trong kho Đặc biệt trong thanh toán tiền mặt, vòng quay vốn sẽ có tốcđộ chậm trễ, ách tắc, vì vậy sẽ kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển kinhtế Từ thực tế khách quan trên đòi hỏi có sự ra đời của một phương thức thanhtoán hiện đại, mang nhiều tiện ích, nhanh chóng, an toàn thuận tiện, đáp ứngkịp thời nhu cầu thanh toán mạnh mẽ của nền kinh tế Đó là phương thức TTKDTM Nó đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, quan trọng đốivới tất cả các chủ thế trong nền kinh tế.

Vai trò của TT KDTM:

Đối với nền kinh tế: TT KDTM có vai trò quan trọng đối với sự tăng

trưởng, phát triển của kinh tế TT KDTM trực tiếp thúc đẩy quá trình vậnđộng của hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, thông qua đó mà các mối quan

Trang 17

hệ kinh tế lớn sẽ được giải quyết, nhờ vậy mà quá trình sản xuất và lưu thônghàng hóa, dịch vụ được tiến hành một cách bình thường TT KDTM mangđến những tiện ích như khả năng thanh toán với khối lượng lớn, nhanh chóngchính xác, an toàn, tiện lợi Nó giúp cho quá trình vận động, tuần hoàn và chuchuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, giảm được thời gian thanhtoán Nhờ thời gian thanh toán nhanh, nguồn vốn sẽ được quay vòng nhanh.Nguồn vốn được vận động nhiều hơn, sẽ giúp cho quá trình tái sản xuất, mởrộng sản phẩm xã hội được thúc đẩy phát triển, mang lại hiệu quả cho sự tăngtrưởng kinh tế Tổ chức tốt công tác TT KDTM sẽ tiết kiệm được các chi phíin ấn, kiểm đếm, vận chuyển bảo quản, lưu trữ kho TT KDTM giúp việcquản lý nền kinh tế tốt hơn hiệu quả hơn thông qua hoạt động thanh toán Nếunhư mọi hoạt động thanh toán đều thông qua ngân hàng, thì Chính phủ sẽkiểm soát được lượng tiền trong nền kinh tế, khi kiểm soát được thì việc đưara các chính sách tiền tệ sẽ sát thực tế hơn, các nghiệp vụ thị trường mở, táichiết khấu, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được điều chỉnh phù hợp, đúng đắnhơn, như vậy sẽ thực hiện tốt vai trò lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát.Việc nắm bắt được các giao dịch thanh toán của khách hàng, biết được mứcthu nhập của họ sẽ chống được tệ nạn tham nhũng, trốn thuế thu nhập, chốngđược nạn rửa tiền chống thất thu thuế

Trang 18

Đối với Ngân hàng: Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ truyền thống

như huy động vốn và cho vay Các nghiệp vụ này đóng góp quan trọng vàothu nhập của ngân hàng Tuy nhiên, ngày càng có nhiều sự tham gia của cácngân hàng nên sự cạnh tranh thị phần tín dụng ngày một khốc liệt Các ngânhàng, đặc biệt là các NHTM CP cần có hướng đi mới, phát triển theo hướngtăng tỷ trọng trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ TT KDTM sẽ là dịch vụthanh toán qua ngân hàng, một hướng đi mới để ngân hàng tăng doanh thuthông qua các khoản phí dịch vụ thanh toán Nó sẽ đóng góp không nhỏ vàothu nhập của ngân hàng, làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

Việc cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, không những phụcvụ nhu cầu của khách hàng mà còn tăng cường quá trình khai thác và sử dụngvốn Nhờ số tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của khách hàng có được đểphục vụ cho nhu cầu thanh toán, chi trả, ngân hàng sẽ sử dụng nó như lànguồn vốn của mình, chiếm dụng từ khách hàng với chi phí thấp nhất.

TT KDTM sẽ giúp cho ngân hàng kiểm soát được thu nhập của kháchhàng, quản lý được số dư tài khoản thanh toán Do đó ngân hàng sẽ có đượcnhững thông tin quan trọng trong công tác thẩm định của hoạt động tín dụng.Thẩm định có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng Nếu thẩm định tốtdo có đầy đủ thông tin, sẽ làm cho công tác tín dụng hiệu quả hơn, giảm thiểunhững rủi ro cho ngân hàng, mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Đối với khách hàng: khách hàng có lẽ được hưởng lợi ích nhiều hơn vì

những dịch vụ tiện ích TT KDTM mang lại Cụ thể là sự an toàn, chính xác,nhanh chóng, không hạn chế về không gian, thời gian Các chủ thể giao dịchkhông phải gặp gỡ trực tiếp để thanh toán, hai người ở khác xa nhau về khônggian vẫn có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thông qua lệnh thanh toánngân hàng… Như vậy tiết kiệm được thời gian, các chi phí đi lại, xăng xe,mức độ an toàn, tránh gặp phải tiền giả, nhận thiếu số tiền, các rủi ro khácnhư bị trộm, cướp…Sở hữu một tài khoản thanh toán, khách hàng còn được

Trang 19

sử dụng nhiều sản phẩm tiện ích khác của ngân hàng như thanh toán tiền điện,nước, điện thoại, mua hàng ở các siêu thị mà không phải mang theo tiền mặt.

1.1.4 Nguyên tắc trong thanh toán.

Thanh toán bằng tiền mặt có sự trao đổi trực tiếp giữa tiền và hàng hóadịch vụ, giao dịch có phần chắc chắn hơn khi có mặt trực tiếp của bên mua vàbên bán, và tiền mặt xuất hiện sẽ làm cho bên bán thấy hài lòng hơn vì đãnhận được số tiền, giống như kiểu “tiền trao cháo múc” Còn thanh toán quangân hàng vì không có sự xuất hiện của tiền mặt nên dễ làm cho người báncảm thấy không an tâm hơn Để đảm bảo chắc chắn rằng thanh toán đượcthực hiện cũng như đảm bảo quyền lợi cho các bên, TT KDTM sẽ có nhữngnguyên tắc buộc các bên tham gia phải tuân thủ.TT KDTM phản ánh mốiquan hệ kinh tế pháp lý trong giao nhận thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.Trong quá trình thực hiện thanh toán, các bên tham gia phải tuần thủ nhữngnguyên tắc sau:

Điều kiện cần là : Các bên tham gia thanh toán qua ngân hàng (bên mua và

bên bán) đều phải có tài khoản tại một ngân hàng Mỗi bên tham gia cóquyền chọn ngân hàng để mở tài khoản, phục vụ nhu cầu thanh toán quangân hàng.

Điều kiện đủ là : Đối với bên mua: các sản phẩm hàng hóa dịch vụ: Người

mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thanh toán (số dư trên tài khoản hoặchạn mức thấu chi) phải đủ khả năng để thanh toán cho số lượng hàng hóa dịchvụ mà mình đã mua Tức là muốn mua hàng thì phải có đủ tiền trong tàikhoản thì ngân hàng mới thực hiện thanh toán Nghĩa vụ chi trả đủ là tráchnhiệm của người mua, đồng thời người mua cũng có quyền từ chối thanh toán

nếu xét thấy bên bán vi phạm hợp đồng Đối với bên bán: được quyền thụ

hưởng số tiền mà người mua chi trả chuyển vào tài khoản Đồng thời có tráchnhiệm giao đúng, đủ hàng và kịp thời như trong hợp đồng giữa hai bên Khigiao hàng cho bên mua, phải có trách nhiệm lập, giữ an toàn bộ hóa đơn,

Trang 20

chứng từ có liên quan đề tạo điều kiện cho bên mua thực hiện việc thanh toán.

Đối với ngân hàng: ngân hàng với vai trò trung gian thanh toán, sẽ có trách

nhiệm thực hiện việc thanh toán cho bên bán một cách nhanh chóng chính xácnhất Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản củangười thụ hưởng khi có yêu cầu thanh toán Đồng thời, tổ chức hạch toán,luân chuyển chứng từ, xử lý các nghiệp vụ một cách nhanh chóng, chính xácan toàn để làm sao tốc độ thanh toán là nhanh nhất.

1.2 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của các chủ thể trong nềnkinh tế, các ngân hàng đã cung cấp nhiều loại dịch vụ thanh toán phục vụkhách hàng trên cơ sở các phương tiện thanh toán khác nhau Các hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt khá phổ biến hiện nay gồm thanh toán quaséc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, thanh toán qua thẻ, các dịch vụthanh toán khác như Internet Banking, Home Banking, Phone Banking,Mobile Banking…Khách hàng chỉ cần mở tài khoản tại ngân hàng là có thểsử dụng được các dịch vụ thanh toán tiện ích này.

1.2.1 Thanh toán bằng Séc.

Khái niệm : Séc là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện, của người chủ tài khoản

( Khách hàng của Ngân hàng) ký phát ra lệnh cho Ngân hàng trích một sốtiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ thị có tênghi trên séc hoặc người cầm séc.

Thành phần tham gia thanh toán séc: Từ định nghĩa trên của séc, có thể

thấy các thành viên liên quan đến giao dịch thanh toán séc gồm:

+ Người ký séc để trả nợ, là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng,

gọi là người phát hành séc.

+ Người thụ hưởng là người được hưởng số tiền trên tờ séc.

+ Người thụ lệnh là Ngân hàng thực hiện việc trích tài khoản của người ký

phát trả cho người thụ hưởng.

Trang 21

Điều kiện sử dụng séc: Với khái niệm séc như trên có thể thấy để sử dụng

được phương tiện này cần đảm bảo được các điều kiện sau:

+ Người sử dụng séc phải là khách hàng của Ngân hàng có tiền trên tàikhoản mở tại Ngân hàng.

+ Số tiền ghi trên tờ séc chỉ được phép trong phạm vi số dư tài khoản.

+ Séc là ấn phẩm của Ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng, vì vậy đểthuận lợi cho quá trình ký phát và thanh toán, séc được in theo mẫu, ngườiký phát phải ghi đầy đủ chính xác các nội dung trên séc.

+ Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán Séc có giá trị thaythế cho tiền mặt trong lưu thông, nên séc cũng có khả năng chuyển nhượngtrong phạm vi thời hạn xuất trình của séc.

Thời hạn xuất trình và hiệu lực của séc:

 Thời hạn xuất trình: là thời gian mà người thụ hưởng phải chuyển giao tờséc cho Ngân hàng thụ lệnh để nhận tiền Trong thời gian này, người kýséc phải duy trì số dư tài khoản tiền của mình tại Ngân hàng thụ lệnh đểđảm bảo chi trả số tiền đã ký phát séc cho người hưởng lợi Ở Việt Namtheo Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH Thời hạn xuất trìnhyêu cầu thanh toán séc là ba mươi ngày, kể từ ngày ký phát.

 Thời hạn hiệu lực của séc đối với Ngân hàng là hạn thời gian mà trong đóNgân hàng thụ lệnh thực hiện việc chi trả cho người hưởng lợi Theo quyđịnh tại Việt Nam Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanhtoán nhưng chưa quá sáu tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫncó thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đìnhchỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản đểthanh toán Như vậy việc thanh toán séc theo quy định sẽ chấm dứt sau sáutháng, kể từ ngày ký phát ghi trên séc Sau khi hết thời hạn hiệu lực của tờséc, Ngân hàng thụ lệnh không có nghĩa vụ thực hiện chi trả Tuy nhiên,người ký phát vẫn còn nguyên nghĩa vụ thanh toán trên tờ séc cho người

Trang 22

hưởng lợi, vì tờ séc vẫn còn hiệu lực pháp lý của một hợp đồng dân sự. Nội dung của séc: Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện Nội dung

của séc phải đảm bảo đầy đủ các quy định Mặt trước séc có các nội dungsau đây:

a) Từ "Séc" được in phía trên séc;b) Số tiền xác định;

c) Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bịký phát;

d) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng đượcngười ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụhưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;

đ) Địa điểm thanh toán;e) Ngày ký phát;

g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người kýphát.

Nếu séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên sécphải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc.Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.

Sơ đồ lưu thông séc

 Lưu thông qua một Ngân hàng.

Trang 23

Sơ đồ 1: Lưu thông Séc qua một Ngân hàng.

(4) (5) (3)

(1)

(2)

1- Người bán giao hàng cho người mua.

2- Người mua hàng ký phát hành séc thanh toán3- Mang séc đến Ngân hàng lĩnh tiền

4- Ngân hàng báo có cho người hưởng séc

5- Quyết toán séc giữa Ngân hàng với người mua Lưu thông séc giữa 2 Ngân hàng:

Sơ đồ 2: Lưu thông Séc qua 2 Ngân hàng.

(4) (6)

(3) (7) (5) (1)

(2)

1- Người bán giao hàng hóa dịch vụ cho người mua2- Người mua ký phát hành séc thanh toán

3- Xuất trình séc nhờ ngân hàng thu hộ tiền phí trên séc4- Chuyển sang ngân hàng bên mua

Ngân hàng

Người mua hàngNgười bán hàng

Trang 24

5- Ngân hàng bên mua hạch toán với người phát hành séc, ghi nợcho người phát hành séc

6- Ngân hàng bên mua chuyển lệnh Có cho ngân hàng bên bán7- Ngân hàng bên bán ghi Có cho người bán (người thụ hưởng) Phân loại Séc :

 Séc chuyển khoản :

Khái niệm: Séc chuyển khoản là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho

Ngân hàng trích tiền số tiền nhất định trên tài khoản của mình chuyển trảsang một tài khoản của một người khác trong cùng ngân hàng hoặc khácngân hàng Đây là loại séc thanh toán theo lối chuyển khoản bằng cách ghiCó vào tài khoản liên quan.

Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán Séc chuyển khoản:

Ưu điểm : Séc chuyển khoản là hình thức thanh toán đơn giản, dễ phát

hành, thủ tục thanh toán đơn giản, người phát hành séc không phải đếnngân hàng làm thủ tục, hình thức này không đòi hỏi phải mở riêng tàikhoản tiền gửi đảm bảo thanh toán, và không phải ký quỹ một khoản tiền.

Nhược điểm: Séc chuyển khoản không thể rút tiền mặt và cũng không thể

chuyển nhượng Phạm vi thanh toán không rộng, chịu ảnh hưởng của mốiquan hệ kinh tế giữa hai đơn vị mua bán có tín nhiệm lẫn nhau hay không.Người thụ hưởng khi nộp Séc chuyển khoản vào Ngân hàng phục vụ mìnhkhông được ghi Có ngay vào tài khoản mà phụ thuộc vào số dư tài khoảntiền gửi của người phát hành khi thanh toán Séc.

 Séc bảo chi: Là tờ Séc được Ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằngcách trích tài khoản của người phát hành Séc một khoản tiền gửi theoyêu cầu để lưu ký vào một tài khoản riêng Vì vậy Séc bảo chi luôn đảmbảo khả năng thanh toán Séc bảo chi thường được dùng cho hai đơn vịmua bán thiếu tín nhiệm lẫn nhau trong thanh toán Trường hợp này đơnvị bán đòi hỏi đơn vị mua phải có đầy đủ khả năng thanh toán Khi ngân

Trang 25

hàng nhận làm thủ tục cấp Séc bảo chi tiến hành trích tài khoản để lưuký vào tài khoản riêng tại Ngân hàng, Ngân hàng không phải trả lãi chokhách hàng vì đây là loại tiền gửi mang tính chất bắt buộc, để đảm bảokhả năng chi trả.

Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán Séc bảo chi:

Ưu điểm: Séc bảo chi có độ rủi ro thấp hơn Séc chuyển khoản, Séc bảo chi

thanh toán cùng hệ thống do có ký hiệu mật nên được ghi Có ngay cho đơnvị thụ hưởng Séc bảo chi được sự đảm bảo về khả năng chi trả nếu bênmua không trả thì sẽ được Ngân hàng đứng ra chi trả do đó quyền lợi ngườibán được đảm bảo.

Nhược điểm: Bên mua phải lưu ký quỹ một khoản tiền, do đó vốn của bên

mua bị ứ đọng Nếu tờ séc bảo chi sai ký hiệu mật sẽ gây chậm trễ trongthanh toán cho khách hàng.

1.2.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (Lệnh chi).

Ủy nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêucầu ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản, trích một số tiền nhấtđịnh từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hóa dịchvụ hoặc chuyển vào một tài khoản khác của chính mình.

(1)

(2) (4) (3)

Sơ đồ 3: Quy trình thanh toán UNC:

(1) Bên bán xuất giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua

(2) Bên mua lập ủy nhiệm chi theo mẫu thống nhất để gửi đến ngân hàngphục vụ mình (ngân hàng bên mua) để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ

Bên mua(Bên trả tiền)

Bên bán

(bên thụ hưởng )

Ngân hàngbên mua

Ngân hàng bên bán

Trang 26

cho bên bán.

(3) Ngân hàng bên mua kiểm tra ủy nhiệm chi do bên mua chuyển đến Nếutất cả đều hợp lệ thì tiến hành thanh toán bằng cách trích tiền trên tàikhoản của bên mua để trả cho bên bán trong ngày.

(4) Bên bán ghi Có vào tài khoản của bên bán và gửi giấy báo Có cho bênbán ngay sau khi nhận được tiền hoặc giấy báo từ ngân hàng bên mua.

Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi:

Ưu điểm: Thủ tục thanh toán đơn giản, không gây phiền hà cho người trả

tiền, chỉ sau một thời gian ngắn, bên bán đã nhận được tiền mà không phảiđến Ngân hàng làm thủ tục Ưu thế nổi bật của ủy nhiệm chi là an toàn hiệuquả, đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triển trongcông nghệ thông tin

Nhược điểm: Trong thanh toán ủy nhiệm chi, việc trả tiền cho người thụ

hưởng là do thiện chí của người mua Nếu người mua không sòng phẳngtrong thanh toán sẽ khiến cho người bán gặp nhiều rủi ro Vì vậy hình thứcnày chỉ áp dụng khi hai bên đã tín nhiệm nhau, để người bán có thể an tâmhơn khi khách hàng sẽ trả tiền cho mình.

1.2.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (Lệnh thu).

Ủy nhiệm thu (UNT): là một thể thức thanh toán được tiến hành trên cơsở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập và chuyểnđến ngân hàng, yêu cầu ngân hàng thu hộ tiền từ người mua về hàng hóa đãgiao, dịch vụ cung ứng phù hợp với những điều kiện thanh toán đã ghi tronghợp đồng kinh tế.

Ngân hàng bên mua khi nhận được UNT phải trích tài khoản của bênmua để thanh toán Nếu số dư trên tài khoản tiền gửi của người trả tiền khôngđủ để thanh toán, ngân hàng phải lưu giữ chứng từ lại để theo dõi khi nào đủtiền sẽ thanh toán và tính phạt đơn vị trả tiền.

Tiền phạt chậm trả = Số tiền của UNT * Số ngày chậm trả* Tỷ lệ phạt chậm trả.

Trang 27

Số ngày chậm trả tính từ ngày ngân hàng bên mua nhận được UNT từ ngânhàng bên bán chuyển đến ngày tài khoản bên mua có đủ tiền đề thanh toán.Tỷ lệ phạt chậm trả bằng 100% lãi suất cho vay cao nhất.

Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán UNT:

(1) Giao hàng hóa Hợp đồng kinh tế

(2) Nộp (4) báo có (3) báo nợ ủy nhiệm thu

Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán UNT:

Ưu điểm: UNT có phạm vi thanh toán rộng, giúp các đơn vị cung cấp công

cộng để thanh toán các dịch vụ như điện, nước, điện thoại đỡ mất công sứcđến từng nơi thu tiền.

Nhược điểm: Rủi ro đối với người bán: Ngân hàng chỉ đứng ở vị trí trung gian

thu tiền hộ cho người bán chứ không có trách nhiệm đến việc trả tiền củangười mua, không thể khống chế việc trả tiền của người mua Nên người bánsẽ bị thiệt hại khi người mua không trả tiền.

1.2.4 Thanh toán bằng Thư tín dụng.

Thư tín dụng là một tờ lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua (theo đềnghị của người mua) đối với ngân hàng phục vụ bên bán để tiến hành trả tiềncho người bán theo các chứng từ của người bán xuất trình về hàng hóa đãgiao, dịch vụ đã được cung ứng cho bên mua, phù hợp với các khoản đã ghitrong thư tín dụng.

Một số quy định về Thư tín dụng:

Người bán Người mua

Ngân hàng thanh toán

Trang 28

 Thư tín dụng được dùng để thanh toán giữa các bên mua và bán trong hệthống ngân hàng, trong trường hợp bên bán đòi hỏi bên mua phải đảm bảovốn để chi trả ngay sau khi giao hàng hóa, dịch vụ.

 Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh toán với một người bán duy nhất(tức là một người thụ hưởng).

 Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bênmua nhận mở thư tín dụng.

 Mức tối thiểu của một thư tín dụng là 10.000.000 đồng.

Sơ đồ 5 : Quy trình luân chuyển chứng từ:

(5) giao hàng hóa dịch vụ

(1)Xin

mở thư (2) Báo Nợ (4 ) (6) (8) tín dụng

(3)

(4) Ngân hàng bên bán thông báo TTD đã mở cho người bán

(5) Người bán giao hàng hóa dịch vụ cho người mua theoTTD đã mở.(6) Sau khi giao hàng, người bán lập bảng kê thanh toán TTD đã mở

(7) Ngân hàng bên bán chuyển lệnh Nợ về thanh toán TTD gửi tới NH phụ vụmình đề nghị thanh toán

(8) Ngân hàng gửi báo Có cho người bán.

Trang 29

Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán bằng Thư tín dụng.

Ưu điểm: Khả năng thanh toán được đảm bảo một cách chắc chắn theo những

điều khoản mà hai bên thỏa thuận.

Nhược điểm: Thủ tục mở Thư tín dụng phức tạp, người mua hàng sẽ bị đọng

vốn do phải ký gửi một khoản tiền lớn trên tài khoản tiền gửi đảm bảo thanhtoán Thư tín dụng mà không được hưởng lãi Vì vậy hình thức thanh toán nàyít được áp dụng trong quan hệ thanh toán trong nước, mà thường áp dụngtrong thanh toán quốc tế.

1.2.5 Thanh toán bằng Thẻ.

Thẻ là hình thức tiền điện tử, là phương tiện thanh toán hiện đại và tiêntiến nhất hiện nay Thẻ ra đời và gắn liền với sự phát triển của ngành Ngânhàng cũng như việc ứng dụng công nghệ tin học trong Ngân hàng.

Thẻ là phương tiện TT KDTM do Ngân hàng phát hành, phục vụ chokhách hàng chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán phi mậu dịch Thẻ cấp chokhách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, hoặc rút tiền mặt tạicác máy rút tiền tự động, hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tàikhoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng và chủthẻ Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sởchấp nhận thẻ Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ là đơn vị cung ứng dịch vụ…sẽ nhận lại tiền của chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành và Ngân hàngthanh toán thẻ.

Đặc tính của thẻ: Hiện nay có nhiều loại thẻ được cung ứng theo nhu

cầu cho mọi đối tượng khách hàng Mỗi loại thẻ có đặc trưng riêng, songchúng đều có đặc tính :

 Tính tiện lợi: Là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt trong lưu thông,cung cấp cho khách hàng sử dụng tiện lợi Đặc biệt đối với người đi côngtác xa, hoặc du lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán bất cứ lúc nào, bất cứ

Trang 30

nơi đâu mà không cần mang theo tiền mặt hay séc theo.

 Tính linh hoạt: Với nhiều loại thẻ đa dạng, phong phú, thẻ thích hợp vớimọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp đếnnhững khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có nhu cầu rút tiền mặtcho tới nhu cầu giải trí, mua sắm hàng hóa…thẻ cung cấp cho khách hàngđộ thỏa mãn tối đa nhu cầu cần sử dụng cho mọi đối tượng khách hàng Tính an toàn và nhanh chóng: Với quy trình và nghiệp vụ thanh toán thẻ

mà Ngân hàng cung ứng cho khách hàng, người sử dụng thẻ hoàn toàn yêntâm trước nguy cơ bị mất thẻ Ngân hàng vẫn bảo vệ được tiền của chủ thẻbằng số Pin, ảnh, chữ ký trên thẻ, mã tài khoản thẻ…Điều này nói lên tínhan toàn so với các phương tiện thanh toán khác Các giao dịch thẻ đềuđược thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến cơ sở chấp nhận thẻ hay điểmrút tiền tới ngân hàng thanh toán

Phân loại thẻ:

Căn cứ vào tính chất thanh toán:

+ Thẻ tín dụng (Credit card): Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất Chủ thẻ

được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa, dịch vụtại các cơ sở chấp nhận thẻ Thẻ tín dụng do Ngân hàng phát hành, được quyđịnh một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thếchấp của chủ thẻ Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong hạn mức đã địnhtrước và phải chi trả tiền lãi tín dụng cho ngân hàng Tính chất tín dụng củathẻ thể hiện ở chỗ chủ thẻ có thể được chi tiêu quá số tiền trong tài khoản tớimột hạn mức tiêu dùng gọi là hạn mức thấu chi.

+ Thẻ ghi nợ (Debit card) Chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ dựa

trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại Ngân hàng phát hànhthẻ Loại thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dưhiện hữu của chủ thẻ Số tiền chủ thẻ chi tiêu được khấu trừ ngay vào tàikhoản của chủ thẻ thông qua thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ.

Trang 31

+ Thẻ rút tiền mặt (Cash card) Dùng để rút tiền mặt tử tài khoản của chủ thẻ

tại các máy rút tiền tự động ATM hoặc các Ngân hàng và sử dụng dịch vụkhác do máy ATM cung cấp, ví dụ như thực hiện giao dịch thanh toán các chiphí điện, nước, điện thoại…

Thẻ thanh toán phải có đầy đủ các yếu tố :

Tên chủ thẻ

Tên ngân hàng phát hành.Số thẻ

Nhãn hiệu thương mại.Thời hạn sử dụng thẻ.

Các chủ thể tham gia vào thanh toán thẻ gồm có:

+ Ngân hàng phát hành thẻ: Là ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng, chịutrách nhiệm thanh toán số tiền cho người thụ hưởng.

+ Người sử dụng thẻ: Là người trực tiếp mua thẻ tại Ngân Hàn hoặc ngườichuyển nhượng thẻ và dùng thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ.

+ Ngân hàng đại lý thanh toán: Là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàngphát hành thẻ quy định, Ngân hàng đại lý có trách nhiệm thanh toán chongười tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán

Thẻ thanh toán là hình thức thanh toán mang nhiều tiện ích, với các đặctính tiện dụng an toàn linh hoạt, nhanh chóng, là loại phương tiện dễ dàng khisử dụng, dễ dàng cất giữ mang theo…Nó sẽ trở thành một hình thức TTKDTM phổ biến trong thời gian tới.

Ưu nhược điểm của thanh toán qua thẻ NH:

Ưu điểm: Là phương tiện thanh toán tiên tiến, an toàn, chính xác,

nhanh chóng thuận tiện, dễ dàng khi mang theo đi công tác xa, đi mua hàng trong siêu thị mà không phải mang một khối lượng lớn tiền mặt Thủ tục cấp thẻ dễ dàng, đơn giản, dễ sử dụng, có rất nhiều loại thẻ với các tính năng chuyên biệt để KH lựa chọn.

Trang 32

Nhược điểm: Cần có những điểm giao dịch, các POS, hay ATM mới có

thể thực hiện được việc thanh toán qua thẻ Nếu như không có hệ thống phânphối mạnh, sẽ gây bất tiện khó khăn cho KH vì khi muốn giao dịch lại không cóđiểm để giao dịch Mặt khác, đôi khi có sự cố về kỹ thuật khiến cho KH khôngthể giao dịch được qua các POS hay ATM, có trường hợp KH không rút đượctiền nhưng máy ATM vẫn trừ tiền trên tài khoản gây ra thiệt hại cho KH.

1.2.6 Thanh toán điện tử.

Thanh toán điện từ là quá trình mua và bán một sán phẩm hữu hình hoặcdịch vụ vô hình, thông qua một mạng điện tử, phương tiện trung gian phổ biếnnhất của thanh toán điện tử là thông qua Internet Qua môi trường mạng, ngườita có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất cứ sản phẩm hàng hóa,dịch vụ nào Dịch vụ ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức là hình thứcngân hàng trực tuyến, cung cấp 100% thông qua môi trường mạng, và mô hìnhkết hợp giữa thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hóa các dịchvụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên kênh phânphối mới Ở Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này.

Các dịch vụ ngân hàng điện tử :

Hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng tai Việt Nam cung cấpqua các kênh chính sau: Ngân hàng tại nhà (home-banking, internet-banking),ngân hàng tự động qua điện thoại (phone-banking, mobile – banking)…

 Dịch vụ ngân hàng tại nhà (home- banking):

Homebanking là kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử cho phépkhách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơikhách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng mà không cần đến ngân hàng.

Home- banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng antoàn thuận tiện “Dịch vụ ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần”chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình ngân hàng truyền thống không thể nàosánh được

Trang 33

Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên 2 nền tảng: Hệ thống cácphần mềm ứng dụng và nền tảng công nghệ web, thông qua hệ thống máychủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thông tin tài chính sẽđược thiết lập, mã hóa, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng.

Sơ đồ 6: Quy trình sử dụng dịch vụ tại nhà:

Bước 1: Thiết lập kết nối

Kết nối máy tính của khách hàng với máy tính ngân hàng, sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng, khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật và đăng nhập vào mạng máy tính ngân hàng

Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ

Dịch vụ ngân hàng điện tử rất phông phú và đa dạng, có thể truy vấn thông tin tài khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử…và các nghiệp vụ trực tuyến khác.

Bước 3

Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng (thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử…)

Trang 34

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quy trình thanh toán qua banking được thực hiện tương đối phức tạp hơn với quy trình bảo mật, xácnhận an toàn hơn Mỗi doanh nghiệp sẽ được cung cấp hai loại user có mã sốtruy cập, mật khẩu khác nhau được phân quyền Lệnh thanh toán của kháchhàng được chuyển đến Ngân hàng thông qua hệ thống Home-banking được ký2 chữ ký điện tử theo đúng quy định chứng từ của Ngân hàng Nhà nước vàhầu hết được thực hiện ngay trong ngày làm việc.

Home- Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone- banking):

Phone- banking là hệ thống trả lời hoạt động 24/24 , khách hàng nhấnvào các phím trên điện thoại theo mã do ngân hàng quy định trước, để yêu cầuhệ thống trả lời thông tin cần thiết.

Dịch vụ này được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềmquản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài dịch vụ.Thông qua các phím chức năng, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tựđộng hoặc thông qua nhân viên tổng đài.

Quy trình sử dụng dịch vụ như sau:

- Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tincần thiết và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone banking Sau đó,khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng vàmã khóa truy cập hệ thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tàikhoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch vững như đảm bảo an toàn vàbảo mật.

- Xử lý một giao dịch: Khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mãkhách hàng và khóa truy cập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, chọn phímchức năng Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giaodịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được in ra và gửi tới khách hàngkhi giao dịch được xử lý xong.

Qua Phone- banking, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ của

Trang 35

ngân hàng như: cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báonợ, báo có, cung cấp thông tin ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyểntiền, thanh toán hóa đơn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng…thực hiện mọi lúc mọinơi kể cả ngoài giờ hành chính.

 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile-banking)

Mobile-banking là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàngqua hệ thống mạng điện thoại di động Về nguyên tắc, đây chính là quy trìnhthông tin được mã hóa, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngânhàng và thiết bị di động của khách hàng.

Chỉ cần có điện thoại di động, khách hàng nhắn tin vào tổng đài để sửdụng dịch vụ Có các sản phẩm như dịch vụ cung cấp thông tin về tỷ giá, giáchứng khoán…, dịch vụ cung cấp thông tin tài khoản cá nhân, số dư, dịch vụthanh toán hóa đơn dịch vụ, mua sắm hàng hóa, thanh toán hóa đơn điện,nước, điện thoại, dịch vụ đặt lệnh mua bán chứng khoán

1.3 NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁNKHỒNG DÙNG TIỀN MẶT.

Rủi ro khi thanh toán bằng Séc.

Rủi ro khi thanh toán bằng Séc bảo chi: Séc bảo chi có độ rủi ro thấp,vì loại séc này có sự đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng, vì vậy thườngdùng cho hai bên ít có mức độ tín nhiệm Séc bảo chi thanh toán cùng hệthống sẽ được ghi có ngay cho đơn vị thụ hưởng, vì vậy quyền lợi của ngườithụ hưởng được đảm bảo Tuy nhiên séc bảo chi nếu sai ký hiệu mật gâychậm trễ cho khách hàng, điều này gây ra rủi ro cho khách hàng khi khôngđược thanh toán số tiền trên mà phải chờ một thời gian xử lý thì mới có thểnhận được tiền Rủi ro trong trường hợp nhận phải séc giả, bên thụ hưởng sẽlà người thiệt hại.

Rủi ro khi thanh toán bằng Séc chuyển khoản: Độ rủi ro cao hơn sécbảo chi vì không có sự đảm bảo thanh toán của ngân hàng Người thụ hưởng

Trang 36

séc bảo chi mà phải đợi kiểm tra của ngân hàng xem trong tài khoản củangười phát hành có đủ số dư hay không thì mới ghi có cho người thụ hưởng.Vì vậy rủi ro khi bên phát hành phát hành quá số dư dẫn đến việc người thụhưởng sẽ không được thanh toán Ngoài ra còn gặp phải trường hợp séc giảdo bên mua có ý định lừa đảo

Rủi ro khi thanh toán bằng UNC.

Rủi ro đối với người mua trong trường hợp người mua áp dụng thanhtoán trả tiền trước cho người bán, mà không nhận được hàng như hợp đồng đãký, khiến cho người mua chịu rủi ro không có hàng.

Rủi ro đối với người bán khi người mua nhận hàng rồi cố tình chây ỳkhông chịu thanh toán hoặc từ chối thanh toán khi không muốn nhận hàng donhiều lý do khác nhau như biến động giá bất lợi cho người mua, hàng lỗimốt

Phương thức thanh toán UNC là phương thức mà Ngân hàng chỉ đóngvai trò trung gian, do đó việc có nhận được tiền hay không của người bánhoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua nên rủi ro xảy rabất cứ lúc nào gây ra thiệt hại cho người bán, vì vậy mà hai bên phải thật sựtin tưởng lẫn nhau mới nên sử dụng thanh toán bằng hình thức này.

Rủi ro khi thanh toán bằng UNT.

Rủi ro cho người bán khi người mua không trả tiền Ngân hàng chỉđóng vai trò trung gian thu tiền hộ người bán chứ không có trách nhiệm đếnviệc trả tiền của người mua, không thể khống chế được hành vi có trả tiền haykhông của họ.

Trong thanh toán bằng UNT, rủi ro vẫn còn là vấn đề đáng quan tâmđối với bên thụ hưởng Do vậy khi thực hiện thanh toán theo phương thứcnày, cần xem xét kỹ về uy tín, mức độ tin cậy lẫn nhau, sự thiện chí và khảnăng tài chính của người mua Thanh toán theo UNT ít tốn kém hơn so vớitheo thư tín dụng, tuy nhiên rủi ro lại lớn hơn.

Trang 37

Rủi ro khi thanh toán bằng Thư tín dụng.

Đối với bên mua: Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ nên bênmua buộc phải thanh toán bất kể hàng hóa tốt hay xấu Vì vậy rủi ro khi ngườibán cố ý lập các chứng từ hàng hóa giả tạo, hàng hóa không đúng như tronghợp đồng, người mua sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lừa đảo từ phíangười bán.

Đối với bên bán: Khi bên bán xuất trình bộ chứng từ không phù hợpvới L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và bên bánsẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khivấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước Bên bán phải trảcác khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hànghoá… trong khi không biết bên mua có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhậnhàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhậnmất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũngkhông được thanh toán Ngoài ra bên bán sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tínnhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chínhsách của nhà nước thay đổi.

Đối với ngân hàng: Các ngân hàng tham gia không chỉ là những trunggian thanh toán mà chính là những thành viên thực sự của quá trình thanhtoán, là “người” cam kết trả tiền cho người bán thay cho người mua vì vậy đôikhi cũng phải chịu những rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ mở thưtín dụng.

Rủi ro đối với NH phát hành: Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệmkiểm tra bộ chứng từ được gửi đến nếu thấy phù hợp thì thanh toán Nếu ngânhàng làm sai sót thì chịu hoàn toàn trách nhiệm, gây ra rủi ro đối với ngânhàng Rủi ro ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụhưởng theo quy định của L/C trong trường hợp bên mua chủ tâm không thanhtoán hay không có khả năng thanh toán Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành

Trang 38

L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tíndụng cho khách hàng

Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được nănglực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy rahậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NHmở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. Rủi ro khi thanh toán bằng Thẻ:

Sử dụng thẻ có mức độ an toàn cao, tuy nhiên vẫn có mức độ rủi ro

của nó gây ra bất lợi cho KH Các rủi ro liên quan đến sự cố kỹ thuật, rủi rotrong vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, mã số PIN, rủi ro do thẻ giả,

Rủi ro khi KH có nhu cầu muốn giao dịch, thì lại gặp tình trạng máyATM tạm thời ngừng giao dịch, KH không thể giao dịch được sẽ gây thiệt hạicho KH Rủi ro cho khách hàng khi có hiện tượng bị máy ATM “nuốt thẻ”.Khi có sự cố về kỹ thuật có thể dẫn tới tình trạng khách hàng không rút đượctiền nhưng máy ATM vẫn cứ trừ tiền trên tài khoản, việc giải quyết sự cố đòihỏi chứng từ rất phức tạp, kéo dài thời gian, gây rủi ro phiền phức cho kháchhàng

Rủi ro trong trường hợp, chủ thẻ không giao dịch nhưng vẫn bị NH trừtiền trên tài khoản, sự việc này xảy ra do đâu, lỗi tại hệ thống máy ATM củaNH hay là do khách hàng không cất thẻ cẩn thận và để lộ mã số PIN, nhữngvụ việc này cơ sở giải quyết tranh chấp rất khó khăn, và phần lớn, thiệt hạithuộc về KH vì họ không thể chứng minh được là lỗi không phải tại KH. Rủi ro khi thanh toán điện tử.

Rủi ro về bảo mật thông tin của khách hàng Thanh toán điện tử có thểkhiến cho các vụ gian lận, đánh cắp tài khoản của khách hàng tăng lên nếunhư khả năng bảo mật, công nghệ kỹ thuật hiện đại còn hạn chế Thanh toánđiện tử cũng là một lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi sự hiểu biết và nhận thứcmới có thể sử dụng được hình thức thanh toán hiện đại này Vì vậy người sử

Trang 39

dụng nếu như không hiểu biết thấu đáo sẽ gặp rủi ro cao như để lộ mật khẩutài khoản điện tử, mất tài khoản hoặc bị đánh cắp do sơ suất Rủi ro về phíangân hàng khi gặp trường hợp kẻ xấu sử dụng tài khoản giả để giao dịch vớingân hàng khiến cho ngân hàng thiệt hại, vấn nạn hacker đối với phần mềmngân hàng khiến ngân hàng đôi khi lúng túng khi xử lý.

1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT1.4.1 Nhân tố kinh tế xã hội.

TT KDTM có phát triển hay không phụ thuộc vào sự phát triển củakinh tế xã hội Ở những nước phát triển cao, TT KDTM đã hoàn toàn trởthành hình thức thanh toán hiện đại phổ biến, còn đối với những nước đangphát triển như Việt Nam, các nước trong khối Asean, nền kinh tế tiền mặt vẫnở mức cao Kinh tế có phát triển, thu nhập của người dân sẽ tăng lên Ngoàinhững những nhu cầu sử dụng các sản phẩm mang tính thông thường thiếtyếu, lúc này, người dân có thu nhập cao hơn sẽ phát sinh nhu cầu về nhữngdịch vụ chất lượng và có nhiều tiện ích Họ sẽ tiêu dùng những sản phẩm caocấp, đắt tiền, sử dụng các dịch vụ tại các trung tâm mua sắm, siêu thị, các khuvui chơi giải trí…việc mang theo nhiều tiền mặt lúc này trở nên bất tiện,không đảm bảo an toàn bằng TT KDTM Ở Việt Nam, nền kinh tế đang pháttriển, thu nhập của đại bộ phận dân cư còn chưa cao, bên cạnh đó lại chưahình thành các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị chưa phân phối rộngkhắp, còn thiếu các điểm chấp nhận thanh toán chuyển khoản, do đó chưa thểđáp ứng nhu cầu mua bán không dùng tiền mặt, người dân vẫn phải mang tiềntheo để thanh toán, mặc dù họ có tài khoản thanh toán qua ngân hàng Vì vậy,thúc đẩy sự phát triển kinh tế chính là nhân tố sẽ thúc đẩy TT KDTM pháttriển theo.

Nhân tố văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc TT KDTMcó phát triển được hay không Văn hóa người Việt Nam với thói quen sử dụngtiền mặt đã làm hạn chế sự phát triển các phương thức TT KDTM tiên tiến

Trang 40

như thẻ, thanh toán qua Internet, thanh toán bằng tài khoản Thói quen thì khóbỏ, họ lại ngại tiếp cận với những phương thức thanh toán mới Trình độ dântrí của người dân chưa cao nên khó khăn khi sử dụng các dịch vụ công nghệhiện đại, mà họ cho là phức tạp phiền phức Trong tương lai, khi trình độ dântrí tăng cao, hiểu biết của người dân về những tiện ích của TT KDTM caohơn, thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sẽ trở nên phổbiến hơn Hiện nay, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng mới chỉ dừng lại ở cácthành phố lớn, khu trung tâm kinh tế mà chưa thật sự ở những khu vực nôngthôn cũng là do sự phát triển kinh tế, trình độ dân trí và khả năng thích nghivới cái mới, thay đổi thói quen của hai vùng là khác nhau.

1.4.2 Nhân tố pháp lý.

TT KDTM cũng có những rủi ro của nó Vì trong thanh toán không cósự xuất hiện của tiền mặt nên người cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ cảm thấykhông yêu tâm Để tạo tâm lý an tâm cho khách hàng, đảm bảo tính an toànbảo mật thông tin cho khách hàng, tính công bằng hợp lý, tránh những rủi rocho cả khách hàng và ngân hàng thì cần có một hệ thống pháp lý đầy đủ, chặtchẽ, sát thực hợp lý để bảo vệ khách hàng như vậy mới thúc đẩy được TTKDTM phát triển Các văn bản pháp lý điều chỉnh các thể thức TT KDTMnhư các Nghị quyết, Nghị định, Quy định, thông tư hướng dẫn…do cơ quanNhà Nước ban hành sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh,bảo vệ lợi ích cho khách hàng Những quy định về thủ thục thanh toán đượcđơn giản hóa, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độthanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia Hệ thống các văn bảnpháp lý liên quan đến TT KDTM quy định về quyền hạn, trách nhiệm các bêntham gia vào quá trình thanh toán, giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trongthanh toán, các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũngnhư các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng đang tham gia vào quá trìnhthanh toán sẽ yên tâm và tiếp tục gắn bó với ngân hàng, tiếp tục sử dụng các

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán Séc bảo chi: - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
u nhược điểm của hình thức thanh toán Séc bảo chi: (Trang 29)
Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán UNT: - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
u nhược điểm của hình thức thanh toán UNT: (Trang 31)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Những ngày đầu năm 2007, PGD chỉ mới - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
b ảng số liệu trên ta thấy: Những ngày đầu năm 2007, PGD chỉ mới (Trang 54)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn (Trang 54)
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Trần Xuân Soạn - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Trần Xuân Soạn (Trang 56)
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán năm 2007-2008. - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
Bảng 2.4 Tình hình hoạt động thanh toán năm 2007-2008 (Trang 63)
• Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại PGD Trần Xuân Soạn: - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
nh hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại PGD Trần Xuân Soạn: (Trang 63)
• Thực trạng các hình thức TTKDTM đang được sử dụng ở PGD Trần Xuân Soạn: - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
h ực trạng các hình thức TTKDTM đang được sử dụng ở PGD Trần Xuân Soạn: (Trang 64)
Bảng 2.6: Khối lượng các món thanh toán KDTM: - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
Bảng 2.6 Khối lượng các món thanh toán KDTM: (Trang 65)
Nhìn vào bảng 2.6 về tình hình áp dụng các phương thức thanh toán ta thấy các phương thức thanh toán tại PGD có những biến động khác nhau - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn
h ìn vào bảng 2.6 về tình hình áp dụng các phương thức thanh toán ta thấy các phương thức thanh toán tại PGD có những biến động khác nhau (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w