1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: " Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 ".Bộ môn: Tiếng Việt

26 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 685,5 KB

Nội dung

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỨ KỲ BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến " Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 " Bộ môn Tiếng Việt Năm học 2020 2021 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1[.]

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỨ KỲ

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: " Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 ".

Bộ môn: Tiếng Việt

Năm học 2020 - 2021

Trang 2

7 3 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6

11 Giải pháp 1: Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra 712 Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp luyện theo mẫu 813 Giải pháp 3: Sử dụng phương pháp luyện tập, thực hành 914 Giải pháp 4: Sử dụng phương pháp vấn đáp, gợi mở 10

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: " Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 ".

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt.

3 Tác giả:

Trang 3

Ngày tháng/ năm sinh: 03/04/1998

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Cộng LạcĐiện thoại: 0332.317.766

4 Đồng tác giả (nếu có): Không

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Học sinh khối lớp 2 trườngTiểu học Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Cơ sở vật chất - tranhảnh trang thiết bị đồ dùng dạy học

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2020- 2021

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÍ TÊN)

Trần Thị Kiều Trang

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNGSÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

(đối với trường mầm non, tiểu học, THCS)

TÓM TẮT SÁNG KIẾN1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng Nó đặt nềntảng, cơ sở giúp học sinh học tập tất cả các môn khác

Qua kinh nghiệm đề cập đến những khó khăn, hạn chế trong việc dạychương trình phân môn Tập đọc lớp 2 Từ đó đã đưa ra những phương phápnhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2, tháo gỡ những

Trang 4

khó khăn, vướng mắc của giáo viên, giúp học sinh hứng thú học tập Trênthực tế, kinh nghiệm được đưa vào thực hiện và đã có hiệu quả rõ rệt, họcsinh không còn "ngại" học Tập đọc, chất lượng học sinh được nâng cao.

Kinh nghiệm đã đề cập đến những phương pháp có thể áp dụng: - Phương pháp quan sát, điều tra;

- Phương pháp luyện theo mẫu;- Phương pháp luyện tập thực hành; - Phương pháp vấn đáp gợi mở.

Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên vào thực tếdạy học tôi nhận thấy học sinh mạnh dạn hơn trong việc đọc bài Góp phầnnâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tập đọc trong nhà trường.

Để nâng cao chất lượng dạy - học ở Tiểu học nói chung môn Tập đọcnói riêng, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nỗ lực tự học, tự bồi dưỡngnâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ Tích cực đổi mới phương pháp,mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Việc Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh góp phần phát triển

nhu cầu và tiềm năng đọc tốt của học sinh ngay từ nhỏ Thích ứng với đờisống xã hội ngày càng phát triển, hòa nhập với cộng đồng Góp phần cùng vớicác môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục.

2 Điều kiện và thời gian, đối tượng áp dụng:

Điều kiện áp dụng sáng kiến: Giáo viên dạy Tập đọc tiểu học đạt chuẩntrình độ đào tạo, có tinh thần trách nhiệm và say về chuyên môn; đội ngũ giáoviên thường xuyên quan tâm đến việc phát triển toàn diện học sinh.

Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2020 - 2021 Đối tượng áp dụng: Học sinh Tiểu học lớp 2.

3 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Trang 5

Các giải pháp mà sáng kiến đưa ra dễ thực hiện, dễ vận dụng, khôngtốn kém về thời gian hay kinh phí nên có thể áp dụng ở tất cả các trườngTiểu học Các nhà quản lí có thể áp dụng giải pháp trong việc thực hiệnnhiệm vụ xã hội hóa giáo dục Các giáo viên trực tiếp dạy môn Tiếng VIệtở các trường Tiểu học một cách có hiệu quả.

4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến

Các em yêu thích học phân môn Tập đọc Tự tin, mạnh dạn hơntrong học tập và giao tiếp Tỉ lệ học sinh đọc từ chính xác và có tiến bộrất nhiều Học sinh say mê môn học, tiếp thu bài một cách chủ động, sángtạo, vận dụng vào thực hành, kĩ năng tương tác tốt hơn Chất lượng đạitrà và chất lượng học sinh theo đối tượng của lớp được nâng lên rõ rệt.5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

Để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, mỗi giáo viên không đượcxem nhẹ một phân môn nào trong môn Tiếng Việt, cũng như một mảngkiến thức nào, lập kế hoạch bài học chú ý phương pháp, kĩ thuật dạy họctích cực để thu hút học sinh chủ động nắm kiến thức Phải luôn nghiêmtúc thực hiện giảng dạy theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, quantâm bồi dưỡng tất cả các đối tượng học sinh Bên cạnh đó, không ngừnghọc tập nâng cao trình độ kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi đồngnghiệp, tích cực tìm tòi cái mới áp dụng vào dạy học nhằm đạt kết quảcao nhất

Trang 6

MÔ TẢ SÁNG KIẾN1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Như chúng ta đã biết việc đọc giúp cho con người hiểu biết, tiếp thunền văn minh của loài người, làm giàu tâm hồn, tình cảm, giúp cho học sinhcó công cụ học tập, giao tiếp và phát triển tư duy, hình thành trong học sinhcác tính chất tốt đẹp – lòng yêu cái thiện, cái đẹp Đọc trở thành một đòi hỏicơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh Nó tạo ra hứng thú, động cơ học tập cácmôn học khác Vì vậy, việc dạy đọc có hiệu quả là một trong các yêu cầu cần thiết.

Đặc biệt trong thời đại ứng dụng công nghệ thông tin, nếu muốn giaolưu không chỉ qua sách vở, báo chí trong nước mà còn giao lưu trên mạng vớitoàn thế giới thì biết đọc, hiểu càng quan trọng vì nó sẽ giúp con người nắmbắt, sử dụng được các nguồn thông tin vô cùng phong phú Đọc chính là học,là tiếp thu, nhận thức, đọc để tự hiểu, biết tính toán.Vì vậy, dạy tập đọc có ýnghĩa rất quan trọng.

Biết đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt câu vừa đảm bảo đượcđúng ngữ pháp, ý nghĩa thông tin của tác giả muốn truyền đạt cho người nghehiểu, nhận thức được đúng cũng là góp phần làm trong sáng ngôn ngữ Tiếng Việt.

Đọc giúp các em học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng tronggiao tiếp và học tập Đọc cũng là công cụ để học tập các môn học khác Đồngthời tạo ra hứng thú và động cơ học tập Đọc tạo điều kiện để học sinh có khảnăng tự học, đó là một khả năng không thể thiếu được của con người trongthời đại hiện nay Đọc một cách có ý thức cũng sẽ có tác động tích cực tớitrình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc.

Qua việc giảng dạy ở lớp 2 và sự giao lưu, học hỏi các bạn đồngnghiệp, tôi nhận thấy muốn cho học sinh nói và viết đúng chính tả, trước hết,phải biết cách đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy văn bản Đối với học sinh tiểuhọc, nhất là đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thì yêu cầu đọc đến đâu hiểu - cảmnhận được đến đó và đọc đọc lưu loát, trôi chảy ngay khi đọc thì quả là mộtđiều quá khó, mà giáo viên phải là người tìm ra giải pháp tốt nhất để truyềnđạt, hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu cho học sinh, tuỳ vào từng bài, từng thể loại

Trang 7

giáo viên tìm cách khai thác, hướng dẫn cho học sinh hiểu từng đoạn văn vàcả bài để có thể giúp học sinh đọc cho đúng Ở đây, vấn đề chính là làm thếnào để học sinh thấy được tầm quan trọng của tập đọc để các em thích, cóhứng thú trong giờ học và đọc lưu loát, trôi chảy được các bài thơ, bài văn Từnhững suy nghĩ đó, trong năm học 2020 – 2021 này, tôi đã chọn sáng kiến

kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2”.

1.1 Mục đích nghiên cứu:

Là một giáo viên tiểu học, bản thân tôi luôn trăn trở phải làm thế nào đểdạy 100% học sinh đọc đúng, đọc hiểu các văn bản được quy định trongchương trình Tiếng Việt lớp 2 và đạt được yêu cầu kiến thức, kỹ năng đã đềra Trên cơ sở dạy học sinh đọc đúng và hiểu các bài ứng dụng phù hợp vớilứa tuổi, giáo viên còn giúp các em bước đầu mở rộng tầm nhìn ra thế giớixung quanh, rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn vui, yêu ghét của conngười Đồng thời hình thành ở mức đơn giản trong các em những nhận thức,tình cảm và thái độ đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại, biết phân biệtđẹp/xấu: thiện/ác; đúng/sai; biết yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương,đất nước; có lòng nhân ái, có ý thức về bổn phận với ông bà cha mẹ và ngườithân; biết bảo vệ môi trường, sống hồn nhiên, trung thực,

Ngay từ khi bước vào lớp 1 học sinh đã được học Tiếng Việt và yêu cầuđối với học sinh ngày càng cao Ở lớp 1 chủ yếu đọc hiểu được bài văn, bài thơngắn có nội dung đơn giản còn việc đọc trôi chảy, lưu loát, chưa đòi hỏi cao.Nhưng lên lớp 2 thì yêu cầu ngoài đọc đủ, đọc đúng còn phải đọc lưu loát, trôichảy Vì thế việc luyện kĩ năng đọc cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng tôi áp dụng nghiên cứu là học sinh lớp 2B

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp quan sát, điều tra; Phương pháp luyện theo mẫu;Phương pháp luyện tập thực hành; Phương pháp vấn đáp gợi mở.

Trang 8

2 Cơ sở lý luận:

Trong trường tiểu học, tập đọc là một phân môn thực hành Nhiệm vụquan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọcđược tạo nên từ các kĩ năng, cũng là các yêu cầu về chất lượng của “đọc” đó là: - Đọc đúng.

- Đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy).

- Đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc).

Các kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc là: đọc thànhtiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ cùng nhau Sự

hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩnăng khác.

Ví dụ: Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh, cũng như cho phép thông

hiểu nội dung văn bản Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thìkhông thể đọc lưu loát, trôi chảy Nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kĩ năngnào làm cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờhiểu đúng mà đọc được đúng Vì vậy, trong dạy Tập đọc, không thể xem nhẹyếu tố nào.

Nhiệm vụ nữa của dạy Tập đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hìnhthành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách chohọc sinh Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đólà một trong những điều kiện để trường học thật sự trở thành trung tâm vănhoá Nói cách khác, thông qua việc dạy Tập đọc, phải làm cho học sinh thíchđọc và thấy được rằng khả năng đọc là lợi ích cho các em trong cả cuộc đời,phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạocho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.

Nhiệm vụ khác: vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dungđược đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách,phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:

a) Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức vừa học chohọc sinh.

Trang 9

b) Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.

c) Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.

(Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 - NXBGD)

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục đích của phân môn Tập đọc, sáng kiến

kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2” giúp cho

học sinh lớp 2 có kĩ năng đọc.

Qua thời gian áp dụng, cùng với việc vận dụng một cách linh hoạtnhững đổi mới trong việc dạy môn Tập đọc, vận dụng những phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học tôi thấy học sinh rất hứng thú học tiết Tập đọc vànhiều học sinh đã có kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy ở bất cứ mộtbài thơ, một bài văn nào đó.

3 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:3.1 Thực trạng.

+ Thuận lợi: Đa số học sinh lớp 2 nói chung và học sinh lớp 2B nóiriêng, hầu hết đồ dùng học tập của các em đều được bố mẹ trang bị đầy đủngay từ đầu năm học, các em đều ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo.

+ Khó khăn: Học sinh đầu cấp nên kỹ năng đọc chậm, còn ê a ngắcngứ, phát âm chưa chuẩn, bộ máy phát âm còn khiếm khuyết, ngữ điệu củatừng nhân vật trong bài tập đọc chưa phù hợp Các em cũng ảnh hưởng từ giađình, xã hội trong cách cư xử, giao tiếp: nói tiếng địa phương

3.2 Kết quả thực trạng

Lớp 2B của tôi phụ trách trong năm học này có 33 học sinh Ngay từđầu năm học và qua 2 tuần đầu tôi đã tìm hiểu về kiến thức môn Tiếng Việtnói chung và trong phân môn Tập đọc nói riêng, cụ thể như sau:

Trang 10

Chất lượng đọc đầu năm:

Sĩ sốHS

4 Các giải pháp mới mang lại hiệu quả:

Trong phân môn Tập đọc tôi đã sử dụng linh hoạt 1 số phương pháp:

Giải pháp 1: Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra:

- Mục đích: Phương pháp này để đánh giá mức độ học tập của học sinh

thông qua giọng đọc và lời phát biểu của học sinh

- Cách thực hiện:

Giáo viên ghi chép kết quả điều tra kĩ năng đọc của từng học sinh trongnăm học trước và quan sát nhận xét học sinh trong giờ học Để từ đó có cáinhìn khái quát về việc sử dụng vốn ngôn ngữ của học sinh Từ đó giáo viên dễdàng phân loại khả năng đọc của từng học sinh trong lớp, qua đó giáo viên lậpkế hoạch bồi dưỡng, giúp các em phát huy khả năng của mình trong tiết họctập đọc chẳng hạn:

Khi phân loại khả năng đọc của học sinh, giáo viên tổ chức cho họcsinh luyện đọc cho phù hợp

+ Đối với học sinh đọc đúng, lưu loát, hiểu nội dung bài thì giáo viêncho các em đọc mẫu trước ở các phần: Luyện đọc từ khó, luyện đọc đoạn, đọccả bài …

+ Đối với học sinh đọc ê a, đọc phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ hơi chưahợp lý thì giáo viên nhắc nhở và cho các em luyện đọc nhiều lần Khi đọc ởlớp, giáo viên cho các em luyện đọc theo, sau khi cô giáo hay học sinh đã đọc

Trang 11

mẫu và kèm theo lời nhận xét, tuyên dương kịp thời nhằm động viên, khuyếnkhích các em, giúp các em có lòng tin và tự tin hơn trong khi đọc Để tạo sựham thích và hứng thú khi luyện đọc, giáo viên chọn học sinh cùng đối tượngthi đọc với nhau Giáo viên cần quan tâm đến các em nhiều hơn và kèm theolời nhận xét, tuyên dương kịp thời khi các em có tiến bộ.

+ Khi phân loại khả năng đọc của từng đối tượng học sinh, giáo viênphải sắp xếp chỗ ngồi học của các em hợp lý, khoa học hơn: Những học sinhđọc tốt ngồi rải đều trong lớp để khi luyện đọc trong nhóm thì nhóm nào cũngcó một hoặc hai học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát và những em nàysẽ là nhóm trưởng để hỗ trợ, giúp đỡ các bạn trong nhóm mình đọc tốt hơn

Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp luyện theo mẫu:

- Mục đích: Sau bài Tập đọc, các em có khả năng “đọc” thành thạo.- Cách thực hiện:

Giáo viên cần nghiên cứu bài đọc để xác định giọng đọc, cách ngắtnghỉ cụm từ, câu đến việc hiểu được ý nghĩa, tình cảm bài tập đọc để hướngdẫn cho học sinh đọc đúng và nhận ra lỗi phát âm, giọng điệu sai lệch để chữacho các em đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy.

Đọc mẫu chính là đọc giới thiệu: Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cáiđích, mẫu hình thức rèn kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được Do đó, yêucầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: Đọcđúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải - để diễn đạt được đúngnội dung và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài Tập đọc.

Ví dụ:

+ Khi dạy bài “Người thầy cũ” giáo viên giúp học sinh đọc với giọng

vui vẻ, trìu mến và ngắt hơi , nhấn giọng ở những từ ngữ có nghĩa, thể hiện

tình cảm của thầy giáo:“À / Khánh // Thầy nhớ ra rồi // Nhưng …// hình nhưhôm ấy / thầy có phạt em đâu //!”

+Hay ở trong bài: Bàn tay dịu dàng - Đọc với giọng buồn, ngắt hơi,nhấn giọng phù hợp ở các từ ngữ trong câu: “Thưa thầy /, hôm nay / em chưalàm bài tập //.” Thể hiện nỗi buồn của An vì bà mất

Trang 12

+ Hay ở bài “ Bé Hoa”, khi đọc đoạn ba ( Bức thư Hoa viết cho bố ),

giáo viên cần giúp học sinh đọc với giọng tâm tình như Hoa đang trò chuyện

vơí bố: “Em Nụ ở nhà ngoan lắm Em ngủ cũng ngoan nữa Con hết cả bàihát ru em rồi Bao giờ bố về Bố dạy thêm bài khác cho con Dạy bài dài dàiấy , bố nhé!”( Đọc với tốc độ vừa phải, hạ giọng ở cuối câu).

Giải pháp 3: Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành:

- Mục đích: Giúp các em đọc không chỉ đúng mà còn giúp các em đọc

trôi chảy, mạch lạc, lời văn thể hiện rõ ràng, từ đó giáo viên đánh giá mộtcách chính xác khả năng đọc của học sinh.

- Cách thực hiện:

+ Giáo viên cần chú ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn cáctiếng, từ khó cần rèn đọc đúng Lập danh sách học sinh phát âm chưa chuẩnđể giúp các em phát âm đúng, chính xác

+ Giáo viên chú ý luyện học sinh phát âm tiếng khó, đặc biệt là phươngngữ địa phương thường phát âm sai trong từng bài tập đọc để học sinh luyệnphát âm thật đúng, chính xác và trước hết giáo viên phải là người phát âm chuẩn

Đa số học sinh lớp 2Bdo tôi chủ nhiệm thường phát âm sai: âm đầu: l/nd/gi, s/x, phát âm sai dấu sắc/ngã,… Tùy theo từng bài tập đọc, giáo viên lưuý học sinh phân biệt cách phát âm đúng và phát âm mẫu để hướng dẫn họcsinh đọc đúng chính tả, đúng nghĩa của từ ngữ trong bài thơ, bài văn

Ví dụ: Tuỳ theo từng bài Tập đọc, giáo viên chữa phát âm sai các từ ngữ

Giải pháp 4: Sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở:

- Mục đích: Sau khi đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát bài Tập đọc, học

sinh còn hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài Tập đọc

Trang 13

- Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, từ ngữ để

dẫn dắt học sinh hiểu bài.

Điều quan trọng để tiết Tập đọc đạt hiệu quả thì giáo viên phải có sựchuẩn bị tốt:

Trước khi lên lớp, giáo viên phải đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểuthấu đáo nội dung bài đọc Giáo viên xác định được mục đích, yêu cầu, nộidung và phương pháp dạy bài Tập đọc cả kiến thức lẫn kỹ năng.

Giáo viên phải chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp theo từngbước sau:

Bước soạn bài: Giáo viên phải tìm hiểu kỹ bài tập đọc trên cơ sở phân

tích, tổng hợp và hệ thống hoá để đánh giá nội dung, nghệ thuật của bài Cầnthiết giáo viên có thể điều chỉnh, bớt hoặc thêm câu hỏi phù hợp với nội dung

của bài Tập đọc sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình, để gợi mở,

gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.

Khi soạn giáo án giáo viên cần xem xét hệ thống câu hỏi của sách họcsinh kết hợp với sách giáo viên để có sự điều chỉnh phù hợp về bài Tập đọcphù hợp với đối tượng học sinh Lựa chọn, bổ sung lại hệ thống câu hỏi, đểlàm rõ cách đọc, nội dung và nghệ thuật của bài

Sau ây l h th ng câu h i (SGK Ti ng Vi t l p 2 t p 1) vđây là hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàà hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) và ệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàếng Việt lớp 2 tập 1) vàệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) và ớp 2 tập 1) vàập 1) vàà hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàh th ng câu h i m tôi ã i u ch nh trong b i Cây xo i c a ôngệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàà hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) vàđây là hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) và đây là hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) và ều chỉnh trong bài “ Cây xoài của ôngỉnh trong bài “ Cây xoài của ôngà hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) và “ Cây xoài của ôngà hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) và ủa ôngem :”:

Câu hỏi trong sách Tiếng Việt 2Tập 1

1.Tìm những hình ảnh đẹp của câyxoài cát?

2.Quả xoài cát chín có mùi, vị, màusắc như thế nào?

3.Tại sao mẹ lại chọn những

quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờông?

Câu hỏi soạn để giảng bài* Đoạn 1:

+ Cây xoài cát được ông trồng khinào?

+ “ Lẫm chẫm” có nghĩa là gì? Ghi từ: lẫm chẫm

+ Tìm từ ngữ chỉ những nét đẹp củacây xoài cát

Ghi bảng: sai lúc lỉu, quả to

Ngày đăng: 21/04/2022, 12:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

“Ngôi trường mới’ cũng gây cho học sinh hứng thú trong tiết học qua hình - BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN  Tên sáng kiến: " Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 ".Bộ môn: Tiếng Việt
g ôi trường mới’ cũng gây cho học sinh hứng thú trong tiết học qua hình (Trang 16)
Tôi sử dụng bảng phụ viết câu cần luyện đọc cho học sinh, câu nói của cô giáo: “Các em hãy  lắng nghe  và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé//!”.. - BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN  Tên sáng kiến: " Nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 ".Bộ môn: Tiếng Việt
i sử dụng bảng phụ viết câu cần luyện đọc cho học sinh, câu nói của cô giáo: “Các em hãy lắng nghe và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé//!” (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w