Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
568 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Thươnghiệu đã trở thành một vấn
đề bức xúc đối với các doanh nghiệp, do nhận thức chưa đầy đủ mà các doanh
nghiệp ViệtNam liên tục bị mất thị trường, mất chính tên tuổi mà mình xâydựng lên
từ chính đối tác nước ngoài như trường hợp của cà phê Trung Nguyên, thuốc là
Vinataba…
Sự kém về nhận thức không chỉ từ phía các doanh nghiệp Nhà nước trong
thời kỳ bao cấp mà ngay cả các doanh nghiệp mới ra đời cũng đưa ra thị trường
những sản phẩm mới, những thươnghiệu mới, song đáng tiếc họ vẫn chưa thực sự
quan tâm đến phát triển vàbảohộthươnghiệu của mình.
Trong số hơn 106.000 nhãn hiệuhàng hóa đang được bảohộ độc quyền tại
Việt Nam thì chỉ có khoảng 26.000 nhãn hiệu là của các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài rất quan tâm đến bảohộ nhãn hiệu
hàng hóa của mình, trong khi đó chính các doanh nghiệp ViệtNam lại chưa có sự quan
tâm đúng mức.
Vì tầm quan trọng của thương hiệu, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
253/2003/QĐ-TTg về việcxâydựngvà phát triển Thươnghiệu Quốc gia đến năm
2010. Để nhìn nhận một cách cụ thể hơn về quá trình phát triển thươnghiệu của các
doanh nghiệp ViệtNamtrong thời gian qua, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở lý
luận và thực tiễn để nâng cao nhận thức phát triển thươnghiệuhàng hóa ViệtNam
trong thời gian tới, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một sốgiảiphápnhằmtăng
cường hiệuquảđầutưtrongviệcxâydựngvàbảohộthươnghiệuhàngxuất
khẩu Việt Nam”.
Do tính chất mới mẻ của đề tài và hạn chế về kiến thức thực tế của người
thực hiện, nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong
nhận được sự quan tâm và đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn sinh viên đề
bổ sung và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS.Phạm Văn Hùng,
người đã khuyến khích, động viên, và hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành đề tài này.!
1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
THƯƠNG HIỆUVÀĐẦUTƯXÂYDỰNGTHƯƠNGHIỆU
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
1.Một số vấn đề lý luận chung về thương hiệu.
Hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu luôn được đề cập tới trên cả hai
phương diện.Mặt tích cực phải kể đến là việc xóa bỏ những vách ngăn về công nghệ
và tri thức, thúc đẩy tự do hóa thương mại, thu hút và mở rộng thị trường tiềm
năng.Nhưng cũng không thể phủ nhận một thực trạng rằng nền kinh tế toàn cầu hóa
dù “tự do hóa” được nhấn mạnh đến mức nào thì luật lệ nhiều khi vẫn được áp đặt
bởi những nước giầu.
Trước tốc độ phát triển chóng mặt của quá trình toàn cầu hóa,Việt Nam đã và
đang thực sự hòa nhập vào sân chơi quốc tế.Không chỉ còn dừng lại ở giai đoạn
chuận bị nữa, giờ đây việc cắt giảm thuế quan trong khu vực tự do hóa thương mại
ASEAN đang từng bước được thực thi, các cuộc đàm phán đơn phương và đa
phương của ViệtNamtrongviệc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đang
được khẩn trương hơn bao giờ hết.
Doanh nghiệp ViệtNam không còn được lợi thế như trước trên sân nhà nữa,
mà đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh vô cùng gay gắt từ thị trường khu vực
và trên thế giới.Hơn bao giờ hết, hàng hóa và dịch vụ nội địa phải thực sự tìm được
chỗ đứng trên thị trường cả về cơ cấu, loại hình, chất lượng và giá cả.Chỉ những tổ
chức doanh nghiệp biết thực sự đón đầu, tận dụng tốt cơ hội, tối ưu hóa các nguồn
lực, đảm bảo sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao và đặc biệt là việcbảohộvàxây
dựng thươnghiệu của chính mình thì mới có thể đảm bảo tồn tại vàđứng vững trên
thương trường.
1.1 Khái niệm về thương hiệu.
Từ thươnghiệu (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr, theo tiếng Aixơlen cổ có
nghĩa là đóng dấu. Xuất phát từ thời xa xưa khi những chủ trại chăn nuôi muốn phân
biệt đàn gia súc của mình với đàn gia súc của người khác đã dùng sắt nung đỏ đóng
dấu lên lưng gia súc nhằm xác định quyền sở hữu của mình.Về sau, những người
thợ thủ công cũng tạo ra những chữ ký hoặc nhãn hiệu trên các sản phẩm nghệ
thuật hoặc các sản phẩm phục vụ cuộc sống.Như vậy thươnghiệuxuất hiện từ nhu
cầu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu, song định nghĩa được
nhiều người sử dụng nhất là định nghĩa do Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đưa ra: “
Thương hiệu là một cái tên, mộttừ ngữ, mộtdấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ
hay tổng hợp các yếu tổ kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của
2
một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ
cạnh tranh.”
Cấu tạo của thươnghiệu gồm hai thành phần:
- Phần phát âm được: coi là những dấuhiệu có thể nói thành lời, tác động vào
thính giác người nghe như tên gọi, từ ngữ, chứ cái, câu khẩu hiệu(slogan),
đoạn nhạc đặc trưng
- Phần không phát âm được là những dấuhiệu tạo sự nhận biết thông qua thị
giác người xem như hình vẽ, biểu tượng, nét chữ, màu sắc…
Ngày nay, thành phần của thươnghiệu đã mở rộng khá nhiều, khi người ta cho
rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan của người
khác cũng có thể coi là một phần của thương hiệu.Thương hiệu (trade mark) là
những dấuhiệu được nhà sản xuất hoặc nhà phân phối hàng hóa hoặc nhà cung
ứng dịch vụ sử dụngtrongthương mại nhằm ám chỉ sự liên quan giữa hàng hóa hay
dịch vụ với người có quyền sử dụngdấuhiệu đó với tư cách là chủ sở hữu hoặc
người đăng ký thương hiệu.
Có lẽ chưa bao giờ thuật ngữ thươnghiệu được nhắc đến thường xuyên trên các
phương tiện truyền thông và được nhiều người quan tâm như hiện nay tại Việt
Nam.Thương hiệu đã trở thành vấn đề quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp,
khách hàng mà còn có cả các cơ quan quản lý Nhà Nước.Cho đến nay, trong các
văn bản pháp luật của ViệtNam chưa có thuật ngữ thương hiệu, nhưng thực tế thuật
ngữ này có thể được hiểu là nhãn hiệuhàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và
tên gọi xuất xứ của hàng hóa…
Theo điều 785 Bộ luật dân sự quy định: “ Nhãn hiệuhàng hóa là những dấu
hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh khác nhau.Nhãn hiệuhàng hóa có thể là từ, hình ảnh hoặc là sự kết hợp các
yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc”.
Tên thương mại: Điều 14 - Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định như sau: Tên
thương mại được bảohộ là tên gọi của các tổ chức, cá nhân dùngtrong hoạt động
kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo các chữ số, phát âm được;
- Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Tên gọi xuất xứ của hàng hóa: Điều 783 Bộ luật dân sự quy định như sau:Tên
gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của
mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc
đáo và ưu việtbao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
Chỉ dẫn địa lý: Điều 14 Nghị Định 54/2000/NĐ-CP quy định: chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ là thông tin nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau:
3
- Thể hiện dưới dạng từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ
một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;
- Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới
việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc
gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng
hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý
tạo nên,
Thương hiệu chính là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng để thể hiện
cái bên trong (cho sản phẩm hoặc cho doanh nghiệp), Thươnghiệu chính là tài sản
vô hình của doanh nghiệp qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu của
doanh nghiệp.Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng tới sản
phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.Giá trị của mộtthươnghiệu là triển
vọng lợi nhuận mà thươnghiệu đó có thể đem lại cho nhà đầutưtrong tương lai.
Bên cạnh đó chúng ta cần phải phân biệt giữa thươnghiệu doanh nghiệp,
thương hiệu sản phẩm với thươnghiệu quốc gia (hay còn gọi là Nhãn sản phẩm
quốc gia) là loại nhãn hiệudùng cho sản phẩm của một nước, thường do tổ chức
xúc tiến thương mại của nước đó chủ trì phát hành, nhằm quảng bá hình ảnh của
quốc gia thông qua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.Theo quyết định số 253/2003/QĐ-
TTg ngày 25/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xâydựngvà
phát triển thươnghiệu quốc gia đến năm 2010, biểu trưng của Thươnghiệu Quốc
gia có tựa đề tiếng Anh “VIETNAM VALUE INSIDE” (Giá trị Việt Nam) sẽ được ngắn
vào sản phẩm đã có nhãn hiệu riêng đạt các tiêu chí nhất định để hỗ trợ cũng nhu
đảm bảo cho công tác đầu tư, xâydựngvàbảohộthươnghiệu của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
1.2. Giá trị của thương hiệu.
Giám đốc điều hành của Công ty Quaker, một Công ty thành công của Mỹ đã
phát biểu một câu khá nổi tiếng về giá trị thương hiệu: “Nếu công ty này bị chia cắt,
tôi sẽ giao cho bạn tài sản, nhà máy thiết bị và tôi chỉ giữ lại thươnghiệuvà nhãn
hiệu, tôi sẽ kinh doanh tốt hơn bạn”.Chính vì vậy, giá trị của thươnghiệu cần được
các doanh nghiệp, doanh nhân chúng ta nhận thức một cách sâu sắc và nghiêm túc,
nếu muốn thành công đặc biệt là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn biến ở
mức độ chóng mặt như hiện nay.
1.2.1. Khái niệm.
Theo David Aaker, giáo sư trường đại học California, một chuyên gia nổi tiếng
về thươnghiệu đã định nghĩa giá trị thươnghiệu như sau:” Giá trị thươnghiệu là tập
hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với tên và biểu tượng của mộtthương
hiệu, nó góp phần làm tăng thêm( hoặc giảm ) giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ
đối với công ty và cả khách hàng của công ty”.
Các thành phần chính của tài sản này gồm:
4
- Sự nhận biết về tên thương hiệu;
- Lòng trung thành đối với thương hiệu;
- Chất lượng được cảm nhận;
- Các liên hệ thương hiệu.
Có rất nhiều khái niệm khác về giá trị của thương hiệu, tuy nhiên chúng có các
nét đặc trưng cơ bản sau:
Giá trị tính bằng tiền bạc: Tổng thu nhập thêm từ sản phẩm có thươnghiệu cao
hơn rất nhiều từmột sản phẩm tương đương nhưng không có tên tuổi. Ví dụ, gạo
5% tấm của ViệtNam giá 185 USD/tấn, trong khi đó gạo của Thái Lan cùng loại là
187 USD/tấn. Gạo ViệtNam loại 15% tấm giá 165 USD/tấn, trong khi đó gạo Thái
Lan cùng loại là 173 USD/tấn. Về may mặc, cùng chiếc áo sơ mi, cùng mẫu mã,
cùng mầu sắc, cùng nơi sản xuấtvà chất liệu khác biệt không đáng kể nhưng nếu
may với nhãn hiệu An Phước thì có giá là 218000đ/chiếc còn nếu may nhãn hiệu
Pierre Cardin thì có giá là 526000đ/chiếc. Nước mắm Phú Quốc ViệtNam có giá
0,99 USD/chai 650ml còn của Phú Quốc Thái Lan là 2,99 USD/chai bán tại siêu thị
SanFranciso của Mĩ. Giá bán khác nhau chính là giá trị tính bằng tiền của thương
hiệu.
Giá trị vô hình:Giá trị vô hình đi với sản phẩm, nó không thể tính bằng tiền hoặc
tính bằng con số cụ thể nào.Ví dụ hãng giày thể thao Nike tạo ra nhiều giá trị vô hình
cho sản phẩm thể thao của họ bằng cách gắn sản phẩm của mình với các ngôi sao
thể thao tên tuổi như ngôi sao bóng đá Ronaldo, ngôi sao bóng rổ Micheal Jordan. Ở
đây không có một con số vật lý nào định hướng cho nhu cầu của sản phẩm, nhưng
qua đó Nike đã tạo nên một hình ảnh tiếp thị cho riêng sản phẩm của mình, và người
tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm đó.
Sự nhận thức về chất lượng: Sự nhận thức tổng quát về chất lượng và hình ảnh
đối với sản phẩm.Ví dụ như mọi người tiêu dùng đều nhận thức rằng Mercedes và
BMW đều thành lập các nhãn hiệu riêng đồng nghĩa với các loại ôtô chất lượng cao
và đắt tiền. Qua nhiều năm tiếp thị, xâydựng hình ảnh, chăm sóc nhãn hiệuvà sản
xuất theo chất lượng. Những sản phẩm của hãng đã dẫn người tiêu dùng đến nhận
nhức rằng những loại ô tô của hãng sản xuất có chất lượng cao hơn hẳn so với các
nhãn hiệu ôtô khác, cho dù sự nhận thức này không có gì đảm bảo.
Sự mô tả giá trị thương hiệu: gồm khả năng cung cấp thêm giá trị gia tăng cho
sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.Giá trị gia tăng này có thể được dùng để
doanh nghiệp thay đổi giá cả (tạo ra giá bán cao hơn), làm giảm chi phí tiếp thị và
tạo ra nhiều cơ hội lớn để bán được hàng.Một nhãn hiệu tồi có thể có giá trị âm,
nghĩa là người tiêu dùng tiềm năng có sự nhận thức kém về nhãn hiệuvàhọ cho
rằng sản phẩm và nhãn hiệu đó có giá trị thấp.
Các giá trị đó của thươnghiệu thực chất được hình thành từ 5 nguồn chính sau:
5
Kinh nghiệm sử dụng sản phẩm: Nếu thươnghiệu mang lại chất lượng sản phẩm
tốt cho khách hàngqua thời gian dài, nó sẽ tạo ra giá trị gia tăng do sự quen thuộc
và tin tưởng của khách hàngvà ngược lại, thươnghiệu đó sẽ dễ dàng rơi vào sự
lãng quên.
Sự phù hợp với người tiêu dùng: Thươnghiệu mạnh thường đạt được sự tin
tưởng và hình ảnh tốt đẹp đối với khách hàng.
Lòng tin vàhiệu quả: Đối với những sản phẩm, dịch vụ có kỹ thuật cao hay phục
vụ cho sức khỏe thì lòng tin và tên tuổi của thươnghiệu sẽ tạo ra sự thỏa mãn trong
khi sử dụng.
Hình ảnh thân thiện, quen thuộc của thương hiệu: hình thức thiết kế, biểu trưng
của thươnghiệu có ảnh hưởng rõ rệt tới người tiêu dùng như là dầuhiệu của chất
lượng.
Tên và hình ảnh của thương hiệu: Những thươnghiệu có tên tuổi trên thị trường
khi phát triển những dòng sản phẩm mới sẽ có lợi thế về lòng tin của người tiêu dùng.
1.2.2 Các yếu tố đo lượng giá trị của thương hiệu.
Việc lựa chọn các sản phẩm cạnh tranh dựa trên cơ sở kỹ thuật hoặc suy luận
là quá khó, tốn thời gian và chi phí đối với phần lớn người mua. Số lượng các quyết
định phải làm hàng ngày quá nhiều, lại đối mặt với sự thay đổi về kỹ thuật, các sản
phẩm thay thế và vô số các thông điệp quảng cáo bán hàng khác nhau đã dẫn người
mua đến chỗ phải tìm cơ sở làm quyết định nhanh hơn và an toàn hơn.Thương hiệu
có hình ảnh tốt, cung cấp lòng tin, sự bảo đảm về chất lượng, cho phép người tiêu
dùng giảm rủi ro và sự phức tạp khi lựa chọn.
Theo báo cáo nghiên cứu của Interbrand phối hợp với J.P Morgan năm 2002,
đã kết luận rằng: tính trung bình thươnghiệu chiếm ít nhất một phần ba giá trị cổ
phiếu, có những trường hợp rất cao như McDonald’s giá trị của nó chiếm 71% giá trị
cổ phiếu, Disney chiếm 68%. Coca-Cola và Nokia cùng chiếm 51%.
Xưa nay, tài sản hữu hình được xem là phần chính trong giá trị doanh nghiệp.
Việc thẩm định khả năng sinh lời vàhiệuquả của các doanh nghiệp vẫn dựa vào
những chỉ số như suất sinh lời của vốn đầu tư, của tài sản và của vốn chủ sở hữu,
tất cả đều không xét đến các tài sản vô hình.Tuy nhiên, sự chênh lệch ngày càng lớn
giữa giá trị sổ sách và giá trị trên thị trường chứng khoán của các công ty đã khiến
người ta ngày càng công nhận giá trị của tài sản vô hình.Và từ đó xuất hiện nhu cầu
định giá cho thương hiệu.
Nhìn chung, các mô hình định giá thươnghiệu có thể xếp thành hai loại chính
như sau:
1.2.2.1 Phương pháp dựa vào nghiên cứu.
Phương pháp này không áp dụng giá trị tài chính lên thương hiệu, mà đo
lường những hành vi và thái độ của người tiêu dùng có tác động đến hiệuquả kinh
6
tế của thương hiệu. Mô hình này sử dụng nhiều số đo khác nhau về cảm nhận của
người tiêu dùng như mức độ nhận biết/ hiểu rõ/ quen thuộc về sản phẩm, những đặc
điểm hình ảnh cụ thể, những yếu tố cân nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa
mãn và giới thiệu với người khác…
Bằng cách phân tích thống kê, mô hình này đánh gía tác động tổng hợp đối
với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ước tính giá trị tài chính của thương
hiệu. Thươnghiệu có thể đạt giá trị rất cao với những chỉ số trên nhưng phương
pháp này không phân biệt tác động của những yếu tố quan trọng như nghiên cứu,
phát triển và thiết kế đối với thươnghiệu vì thế chúng không thể hiện được mối liên
hệ giữa những chỉ số marketing cụ thể với hiệuquả tài chính của thương hiệu.
1.2.2.2 Những phương pháp thuần túy tài chính.
Dựa vào chi phí: phương pháp này định nghĩa giá trị thươnghiệu là tổng hợp
của tất cả những chi phí đã gánh chịu trongquá khứ hay chi phí thay thế cần có để
đưa thươnghiệu đến trạng thái hiện tại, nó bao gồm chi phí phát triển, tiếp thị, quảng
cáo, truyền thông…Song phương pháp này sẽ thất bại vì tiền của đổ ra đầutư cho
thương hiệu song chưa chắc đã tạo ra giá trị gia tăngtừthương hiệu.
So sánh: Phương pháp này dựa vào những yếu tố có thể so sánh được để
định giá cho thương hiệu.Nhưng phương pháp này không thực tế làm vì theo định
nghĩa, mỗi thươnghiệu phải có sự khác biệt với các thươnghiệu khác, nên khó mà
so sánh được.
Dùng giá chênh lệch: Theo phương pháp này, giá trị thươnghiệu được tính là
giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm
có thươnghiệuvàmột sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu. Tuy
nhiên mục đích chính của thươnghiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao
hơn mà là phải đảm bảo thu hút mức cầu cao trong tương lai.
Dựa vào lợi ích kinh tế: Hầu hết những phương pháp nêu trên thiếu thành tố
tài chính hoặc tiếp thị để có thể đánh giá trọn vẹn và xác đáng giá trị kinh tế của
thương hiệu.Phương pháp dựa vào lợi ích kinh tế( được đưa ra năm 1988) kết hợp
các số đo tài sản thươnghiệu hoặc những chỉ số tài chính và đã trở thành phương
pháp định giá thươnghiệu được công nhận rộng rãi nhất và đã được dùngtrong hơn
3500 trường hợp định giá thươnghiệu trên thế giới.
Phương pháp này dựa vào những nguyên tắc cơ bản của tiếp thị (hiệu quả
của thươnghiệuvàhiệuquả của doanh nghiệp có tương quan với nhau) và tài chính
(tính giá trị ròng hiện tại của những lợi ích tương lai của thương hiệu) trong đó
Interbrand đưa ra mô hình đo lường nhãn hiệu để giúp các doanh nghiệp có thể
nhận biết được thế mạnh trong nhãn hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp mình để
từ đó có chiến lược xâydựngvà phát triển thươnghiệu của mình.
Các yếu tố đo lường được Interbrand đưa ra bao gồm:
7
Thị trường: chiếm 10% sức mạnh của nhãn hiệu. Nhãn hiệu kinh doanh trong
một thị trường mà thị hiếu tiêu dùng sử dụng sản phẩm đó ổn định thì nhãn hiệu đó
được đánh giá cao hơn.Ví dụ như nhãn hiệu thực phẩm hoặc bột giặt sẽ được đánh
giá cao hơn nhãn hiệu quần áo hay nước hoa vì thị hiếu tiêu dùng có thể thay đổi rất
nhanh chóng khiến các nhãn hiệu thời trang hay nước hoa dễ bị lỗi thời.
Sự ổn định: chiếm 15% sức mạnh của nhãn hiệu.Nhãn hiệu được hình thành
trước thường được đánh giá cao hơn ở bất cứ thị trường nào vì họ đã có nhiều
khách hàng trung thành.Ví dụ như nhãn Honda sẽ được đánh giá cao hơn Yamaha
trên thị trường xe máy ở Việt Nam, vì nó đã vào thị trường ViệtNamtừ rất lâu đến
nỗi người tiêu dùng sử dụngtừ Honda khi muốn nói đến một chiếc xe máy.
Dẫn đầu: chiếm 25% sức mạnh nhãn hiệu.Một nhãn hiệu dẫn đầu thị trường
có giá trị rất cao vì nó đã chiếm được ưu thế về thị phần.Ví dụ như nhãn hiệu Toyota
sẽ trở nên ngày càng mạnh vì đã dẫn đầutrong ngành ôtô Việt Nam.
Xu hướng lợi nhuận: là 10% sức mạnh nhãn hiệu.Interbrand cho rằng nhãn
hiệu có một xu hướng thu được lợi nhuận trong dài hạn sẽ có sức mạnh hơn các
nhãn hiệu khác do duy trì được sự ổn định và gần gũi với người tiêu dùng.
Sự hỗ trợ: chiếm 10% sức mạnh của nhãn hiệu.Nhãn hiệu nào được hỗ trợ,
chú trọngđầutư sẽ mạnh hơn các nhãn hiệu khác.Tuy nhiên, việchỗ trợ này không
những về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng.
Giới hạn địa lý: là 25% sức mạng nhãn hiệu.Những nhãn hiệu đã hiện diện và
được chấp nhận trên thế giới sẽ mạng hơn các nhãn hiệu vùng hoặc quốc gia vì
chúng ít bị tổn thương do cạnh tranh.Những nhãn hiệu này có tài sản nhãn hiệu rất lớn.
Sự bảo vệ:là 5% sức mạng của nhãn hiệu.Nhãn hiệu được bảo vệ bằng luật
pháp và bản quyền quốc tế, đây là yếu tố cuối cùng của mô hình đo lường độ mạnh
nhãn hiệu của Interbrand.
Việc đo lường và xác định giá trị thươnghiệu của các công ty trên thế giới do
Interbrand đưa ra trong những nămqua hoàn toàn dựa trên phương pháp này.
2. Đầutưxâydựngthươnghiệuvà sự cần thiết phải đầutưxâydựngthương
hiệu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Gia nhập vào sân chơi quốc tế trong thời điểm này, doanh nghiệp ViệtNam
khó có thể trông chờ vào các phương thức quảng cáo và bán hàng theo lối mòn.Tối
ưu hóa lợi thế đi sau, ViệtNam có thể học hỏi từ những mô hình kiến tạo và phát
triển của biết baothươnghiệu đi trước. Như việc sử dụng internet, bán hàngqua
mạng mà bưởi Năm Roi đã thành công trên thị trường khu vực.Hay như tên tuổi của
cafe Trung Nguyên cũng được biết đến khá phổ biến không chỉ ở thị trường trong
nước.
8
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ViệtNam vẫn có thể phát huy lợi thế sân nhà.
Hiểu được văn hóa, sở thích và nhu cầu của thị trường trong nước hơn hẳn những
công ty nước ngoài, các thương chủ ViệtNam có được một thị trường đầy cạnh
tranh nhưng cũng nhiều cơ hội.Nhận thức được tầm quan trọng của việcxâydựng
và quảng bá thươnghiệu có thể coi là điều kiện tiên quyết của các doanh nghiệp
Việt Namtrong tiến trình hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp nên coi việcxâydựng
và phát triển thươnghiệu là mộtquá trình đầutư cho tương lai chứ không chỉ đơn
thuần là một loại chi phí của doanh nghiệp.
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầutư các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.Nguồn
lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết
quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính(tiền vốn), tài sản vật chất(nhà
máy, đường sá, các của cải vật chất khác…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để
làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.(1)
Đầu tư cho thươnghiệu là loại đầutưtrong đó nhà đầu tư(các doanh nghiệp)
bỏ các nguồn lực về tài chính, về nhân lực… để tạo ra cho doanh nghiệp mình một
“hình ảnh rõ ràng và khác biệt”, qua đó giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường
cũ và dễ dàng xâm nhập vào thị trường mới.
Xây dựngthươnghiệu không đơn thuần là tạo ra những dấuhiệu nhận biết và
phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, mà nó còn cao
hơn rất nhiều, đó là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp và
thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Theo giáo sư David A.Aaker, tác giả cuốn Xâydựng những thươnghiệu
mạnh (Building Strong Brand-The Free Press 1996) thì:” Các công ty nên xem
thương hiệu của mình không chỉ đơn thuần là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là cả
một tổ chức, con người cụ thể hoặc một biểu tượng.Thương hiệu phải chú trọng đến
những mối liên kết của những cá nhân trong công ty, tính văn hóa, các chương trình
hoạt động…Người ta có thể dễ dàng sao chép một sản phẩm, nhưng rất khó bắt
chước mô hình của một tổ chức”.
2.1. Nội dungđầutưxâydựngthươnghiệu ở doanh nghiệp.
Để phân tích và nghiên cứu các đặc tính của thươnghiệumột cách sâu sắc,
có hệ thống, công ty cần xem xét và cân nhắc thươnghiệu của mình dưới các khía
cạnh sau:
Thương hiệu như một sản phẩm: Các thuộc tính của sản phẩm như chất
lượng, giá trị của sản phẩm luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng nên đặc tính
của mộtthương hiệu. Yếu tố cốt lõi đối với đặc tính của mộtthươnghiệu chính là
chủng loại sản phẩm-tức là trả lời cho câu hỏi: Nó là ai hoặc là cái gì? Như đối với
9
Toyota đó là ôtô, với Visa là thẻ tín dụng…Đây cũng là những yếu tố cơ bản liên
quan trực tiếp đến quyết định và đánh giá chất lượng sản phẩm của khách hàng.
Thương hiệu như một tổ chức: Khía cạnh này là một tổ chức tập trung vào
đặc tính của tổ chức hơn là vào sản phẩm hay dịch vụ của họ.Các đặc tính của một
tổ chức có thể là: sự đổi mới, dẫn đầu về chất lượng, hoặc là bảo vệ môi
trường.Những đặc tính này có thể được làm nổi bật thông qua các nhân viên.Văn
hóa kinh doanh và các chương trình truyền thống của các công ty.
Thương hiệu như một con người: Cũng giống như một con người, thương
hiệu cũng có thể được cảm nhận với các cá tính như tính vượt trội, tính cạnh tranh,
độc đáo-ấn tượng, tin cậy, hài hước, hóm hỉnh, năng động, cầu kỳ hay trẻ trung, trí
tuệ Cũng như cá tính của con người có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ
trong xã hội, cón cá tính của thươnghiệu là cơ sở cho mối quan hệ giữa thương
hiệu và khách hàng.Hơn nữa, đặc tính của thươnghiệu còn giúp biểu hiện những
đặc tính của sản phẩm và vì vậy thươnghiệu đóng góp vào những lợi ích chức năng
của sản phẩm
Thương hiệu như một biểu tượng: một biểu tượng và sâu sắc có thể làm cho
nó dễ dàng được gợi nhớ và chấp nhận.Sự thiếu vắng một biểu tượng trongmột
thương hiệu sẽ là một bất lợi rất cơ bản và ngược lại,sự hiện diện của nó nhiều khi
đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển thương hiệu.Việc xem xét một biểu tượng
như một phần của đặc tính thươnghiệu đã phần nào phản ánh năng lực tiềm tàng
của nó.
Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường vốn rất nghiệt ngã, thiết
nghĩ các doanh nghiệp nên bắt đầutừviệcđầutưxâydựngthươnghiệu cho chính
mình.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải đầutưxâydựng được cho mình một đội ngũ
cán bộ công nhân viên có trình độ năng lực, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm
cao.Đa dạng hóa các hình thức đào tạo cho cán bộ quản lý nhãn hiệu, có thể mời
chuyên gia trong nước và nước ngoài thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp, tham gia
các khóa huấn luyện trong nước, đặc biệt đầutư chí phí cho việc cử cán bộ ra nước
ngoài đào tạo.Ví như trong trường hợp của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên,
công ty đã coi nguồn nhân lực mạnh là sự phát triển và trường tồn của công ty, vì
thế Trung Nguyên liên tục đầutư vào việc đào tạo một đội ngũ tinh nhuệ để giúp
thương hiệu của mình phát triển và bền vững.Công ty phát triển, xâydựng đội ngũ
nhân lực mạnh cho mình bằng những lợi ích thỏa đáng về vật chất lẫn tinh thần,
10
[...]... hoạch, liên tục và nhất quán với mức đầutư nghiêm túc vàtư ng xứng hơn Qua đó họ đã xâydựng được cho mình một sự nhận biết rộng rãi và sự ưa chuộng mà các thươnghiệuViệtNam khác phải tốn đến hàng chục năm để xâydựng Những thươnghiệu mới này đã rút ngắn được thời gian để đem đến cho mình một tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường Mộtsố công ty đã đầutư cho xâydựngvà quảng bá thươnghiệu của mình... lực xây dựng- quảng bá thươnghiệu Đối với các DN HVNCLC thì có đến 20% doanh nghiệp được hỏi không hề có chi phí đầutư cho việcxâydựngthương hiệu. Trên 70% doanh nghiệp các doanh nghiệp đầutư dưới 5% doanh số cho việcxâydựngvà phát triển thươnghiệu Các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn không đầutư cho thươnghiệu có tỷ lệ giảm từ 23% năm 2001 xuống còn 18% năm 2002 Số doanh nghiệp đã đầutư từ... người ViệtNam ngày nay 24 CHƯƠNG II: ThỰC TRẠNG ĐẦUTƯVÀXÂYDỰNGTHƯƠNGHIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆTNAMTRONG THỜI GIAN VỪA QUA I Thực trạng về đầutưxâydựngthươnghiệu của ViệtNamtrong thời gian qua Trên thị trường quốc tế, mặt hàngxuấtkhẩu chính của ViệtNam là hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản với chất lượng các mặt hàng ngày cảng đảm bảo, ... chiếm tỷ trong 91% .Tư ng tự như vậy, Nestle khi mua lại công ty Rowntree đã chấp nhận tới 83% chi phí dành cho thương hiệu. Như vậy, rõ ràng thươnghiệu là một tài sản có giá trị trongtư ng lai và ngân sách dành cho việcxâydựngvà quảng bá thươnghiệu là một dạng đầutư có lợi nhất 12 Bảng 1: Danh sách 20 thươnghiệu mạnh nhất thế giới năm 2002 Xếp hạngthươnghiệu Tên thươnghiệu Giá trị thương hiệu. .. Đầutư tài chính Trongnăm 2000, tất cả các doanh nghiệp tại ViệtNambao gồm các doanh nghiệp trong nước, liên doanh và 100% vốn nước ngoài đã đầutư 152 triệu USD trongviệc quảng bá xâydựngthươnghiệu của mình trên các kênh truyền thống (4) Dù vậy, khái niệm đầutư cho thươnghiệu mới chỉ bộc phát trong vài năm gần đây, do đó các nhà doanh nghiệp trong nước còn rất dè dặt trongviệcđầutư vào... triển bởi một nhà quản lý duy nhất và sự ổn định trong đội ngũ quản lý của công ty, đảm bảo tạo dựngmột tầm nhìn dài hạn nhằmbảo vệ đặc trưng của thươnghiệu Mục tiêu của mộtthươnghiệu lớn là đưa một sản phẩm đến nhiều thị trường và đưa vào một thị trường nhiều sản phẩm có chung mộtthươnghiệu Song các đơn vị kinh doanh cùng mộtthươnghiệu đều muốn lợi dụng những tiến bộ mới nhất từkhâu sản xuất. .. tiếp thị và quảng bá sản phẩm để xâydựngthươnghiệu của mình, mà phần lớn các doanh nghiệp đều coi đây là một khoản chi phí hơn là một khoản đầu tư. Trong khi đó, theo công ty quảng cáo Mỹ McCann Erickson, trongnăm 2000 các công ty Mỹ đã đầutư cho việcxâydựngthươnghiệu của họ là 243 tỉ USD, chiếm 52% số tiền quảng cáo trên thế giới và có lẽ điều này lý giải tại sao Mỹ lại có nhiều thươnghiệu mạnh... nhãn hiệu – thươnghiệu - Marketing giữ vai trò chủ chốt trongviệc xúc tiến và phát triển thươnghiệu - Xâydựng hệ thống khách hàng trung thành và sử dụng sản phẩm mang thươnghiệu của công ty - Tổ chức bộ phận quản lý và xúc tiến xây dựng- phát triển thươnghiệu Chất lượng và sự đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ tạo dụngthương hiệu. Thươnghiệu gấm Thái Tuấn đã trở nên quen thuộc trong. .. đầu ở ViệtNam Bên cạnh đó mộtsố nguyên nhân của sự đầutư chưa đúng mức này là việc các doanh nghiệp chưa biết bắt đầuxâydựngtừ đâu, chưa coi việcxâydựngthươnghiệu là một ưu tiên hoặc chưa tìm thấy người tin tư ng để giao cho việc này, hay ngay cả tung ra một chương trình khuyến mại, quảng cáo cũng đã được coi như là một hoạt động để xâydựngthươnghiệu Ở góc độ tích cực trên thị trường trong. .. bám sâu vào trong lòng đất Cái được coi là mạnh ở đây chỉ là khái niệm tư ng đối và mang tính trừu tư ng, do đó trong giới hạn về khả năng, nên đề tài này chỉ nghiên cứu trên giác độ đầutư về tổ chức, nhân lực và tài chính của các doanh nghiệp trong nước hiện nay trong chiến lược đầu tư, xâydựngvà phát triển thươnghiệu của họ 2.2 Sự cần thiết phải đầutưxâydựngthươnghiệutrong bối cảnh hội nhập . giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất
khẩu Việt Nam .
Do tính chất mới mẻ của đề tài và hạn chế về.
đảm bảo cho công tác đầu tư, xây dựng và bảo hộ thương hiệu của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
1.2. Giá trị của thương hiệu.
Giám