Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu việt nam (Trang 47)

1.Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước.

1.1 Nhóm giải pháp về xúc tiến xuất khẩu và nâng cao hình ảnh thương hiệu Việt.

Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam định hướng mục tiêu xuất khẩu là 28,4tỷ USD trong năm 2005 và 54,6 tỷ USD băn 2010.Để đạt được điều này, chương trình xúc tiến thương mại có vai trò rất lớn.Song, việc xúc tiến thương mại có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có vấn đề thương hiệu sản phẩm.

Chính phủ, mà cụ thể là Bộ thương mại phối hợp với các ban ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các nhà tư vấn chuyên nghiệp…để ra một Chương trình quốc gia tổng thể về nâng cao khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trọng điểm. Chương trình phải đạt được mục đích:

- Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với sản phẩm mang thương hiệu Việt, để họ có một thái độ nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn vào các sản phẩm và nhà sản xuất Việt Nam.Mục đích cuối cùng là tạo ý thích và thói quen mua hàng mang thương hiệu Việt.

- Góp phần tạo thêm giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu Việt trong quá trình hội nhập.Giúp các doanh nghiệp tạo dựng chỗ đứng vững vàng trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.

- Xây dựng một tiềm thức trong cộng động doanh nghiệp luôn hướng về chất lượng sản phẩm( cả hàng hóa và dịch vụ ) và độ tin cậy cao trong kinh doanh.

- Quảng bá cho các tiêu chuẩn quốc tê và sự cần thiết của việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam.

- Xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia với doanh nghiệp, hướng tới hoạt động xúc tiến thương mại mang tính cộng đồng.

- Nâng cao hình ảnh Việt Nam, tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và đầu tư nước ngoài

- Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao.

- Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trong xuất khẩu nguyên liệu thô.

Chương trình Thương hiệu quốc gia cho phép các doanh nghiệp được dán biểu trưng với tựa đề tiếng Anh là “Viêtnam Valua Inside” trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí do

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w